K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm.

Đáp án :

Để tưởng nhớ hình ảnh Lượm, cho thấy Lượm vẫn còn sống mãi trong tim chúng ta.

# Hok tốt !

Tác giả hình dung ra tình huống Lượm hi sinh thật rõ ràng, cụ thể. Cũng như bao lần làm nhiệm vụ khác, Lượm hăng hái, không sợ gian khó, hiểm nguy. Giữa cuộc chiến đấu ác liệt, Lượm dũng cảm băng mình qua lửa đạn mang thư thượng khẩn ra mặt trận.

9 tháng 6 2021

Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:

"Vụt qua mặt trận

Sợ chi hiểm nghèo?"

Hi sinh: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:

"Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng"

=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

"Ra thế

Lượm ơi !..."

=> Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

"Thôi rồi, Lượm ơi !"

=> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.

"Lượm ơi, còn không ?"

=> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật . Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.

Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối cho ta thấy Lượm vẫn tiếp tục làm liên lạc, Lượm vẫn như ngày nào. Giặc không thể giết được chú Lượm trong lòng người. Bài thơ vui hẳn lên, ta thấy Lượm đẹp hơn bởi chú bé vẫn đi trên đường vắng.

Đáp án :

Chú Lượm có tính cách là : nhanh nhẹn, vui vẻ, tỏ ra là 1 đồng chí yêu nước mãnh liệt.

# Hok tốt !

Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.

Chào cái loz

9 tháng 6 2021

??????????????????????

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Đã nhìn bao giờ đâu mà biết :)))))

9 tháng 6 2021

Bài làm :

Cuối học kì một, chúng em được nhà trường tổ chức đến tham quan tại Hà Nội - thủ đô của đất nước Việt Nam. Lần đầu tiên em được đến thăm một thành phố lớn như vậy, nên cảm thấy vô cùng thích thú. Hà Nội rất rộng lớn, có nhiều con đường. Con đường nào cũng có xe cộ đi lại tấp nập. Đặc biệt là ở đây có rất nhiều xe ô tô. Hai bên đường là các cửa hiệu trưng bày những món hàng vô cùng đẹp mắt. Chúng em được đi ăn phở - món ăn đặc sản của Hà Nội mà cô giáo đã từng kể. Sau đó, tớ còn được đến thăm một số nơi nơi như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác Hồ, Hoàng Thành Thăng Long… đây đều là địa danh nổi tiếng của thủ đô. Nơi nào cũng đẹp cả. Thủ đô của nước mình thật đẹp biết bao nhiêu.

~HT~

Nhs

9 tháng 6 2021

em hãy vít về 1 đoạn văn tả cảnh

Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: "Trăm thứ canh không hành không ngon". Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.

9 tháng 6 2021

Tuổi học trò là tuổi của áo trắng, của tiếng trống trường và cả tuổi đỏ rực của hoa phương. Từ lâu, cây phượng đã là một trong những biểu tượng của tuổi trẻ – của các cô câu học sinh. Ở sân trường em cũng có một cây phượng vĩ rất lớn. Cô giáo chủ nhiệm của chúng em kể cây đã được 50 tuổi, cây được trồng từ ngày thành lập trường .Thân cây to, xù xì. Cây phượng có tán rộng như một chiếc ô khủng lồ che mát một vùng sân trường. Lá phượng nhỏ, xanh khi nào có gió, những là già rụng xuống cứ như một trận mưa tuyết vậy nhìn rất đẹp. Hoa phượng thì đỏ tươi, em rất thích nhặt những bông hoa phượng rụng để kẹp vào nhật kí. Khéo léo một chút, có thể biến bông hoa phượng thành một chú bươm bướm dễ thương rồi. Phượng còn có cả quả nữa, quả phượng nhìn giống quả đỗ nhưng to hơn nhiều, vỏ quả quả cứng, màu đen, dài khoảng 30cm. Hàng ngày, em thường cùng các bạn ngồi dưới gốc phượng đọc truyện vào mỗi giờ ra chơi. Chúng em còn nhảy dây, đá cầu mà không lo bị nắng. Cây phượng đã chứng bao nhiêu kỉ niệm khó quên của tuổi thơ em, em sẽ luôn nhớ đến cái gốc phượng yêu dấu ấy.

Trưởng em có cây phượng vĩ rất to,ở giữa sân trưởng làm bóng mát.Hàng cây phượng vĩ không biết trồng từ bao giờ?Những gốc cây khá to,hai cách tay người mới ôm hết được than cây.Tán lá xum xuê,những chiếc lá xanh thăm thẳm.Những chiếu lá dang rộng lòng đón những tia nắng của mặt trời.Đứng trên tầng phòng học nhìn xuống,nhìn thấy câyphượng vĩ vỡi nhiều tán lá xum xuê tỏa ra khắp sân trường.Cành phượng vĩ uyển chuyển,vỡi những nhánh hoa đỏ thăm trong nắng mùa hè.Làn gió nhẹ thổi qua,hoa phượng lắc lư với đàn bướm như nói chuyện với nhau.Thỉnh thoảng những lá hoa đỏ thắm cúi xuống kh khẽ như muốn nói chuyện với cây.Cây phượng ở trường em nó như một tin báo sắp đến mùa hè,năm nào cũng vậy cho tới khi em em đã xa trường.

9 tháng 6 2021

hay viết một đoạn văn nói về cuộc sống hằng ngày của em

                                                                                                    Bài làm

Vào mỗi lứa tuổi tôi có một thói quen khác nhau, và hiện nay tôi có thói quen nghe nhạc tiếng Anh hằng ngày. Việc này bắt đầu kể từ khi tôi học tiếng Anh vào năm tôi 12 tuổi, giáo viên của tôi đã khuyến khích chúng tôi nghe những bài nhạc tiếng Anh phù hợp để nâng cao khả năng nghe và vốn từ vựng. Lúc đầu tôi chỉ nghe chúng như một bài tập về nhà, nhưng dần dần tôi cảm thấy yêu mến các giai điệu và ca từ của bài hát. Tôi nghe nhạc trong mọi khoảng thời gian rảnh rỗi, và mọi người dễ dàng bắt gặp tôi đeo tai nghe ở khắp mọi nơi. Tôi nghe nhiều thể loại nhạc khác nhau, và danh sách nghe nhạc của tôi hiện nay đã lên đến vài trăm bài. Vào buổi sáng tôi thích nghe nhạc Pop và Dance trong lúc chuẩn bị đến trường vì chúng giúp tôi tỉnh táo và mang đến cho tôi nguồn năng lượng cho ngày mới. Vào giờ nghỉ trưa tôi nghe những bài nhạc đồng quê nhẹ nhàng để thư giãn, và nhạc cổ điển chính là lựa chọn vào trước lúc đi ngủ để tôi dễ cảm thấy buồn ngủ hơn. Một số ca sĩ yêu thích của tôi là Adele, Selena Gomez, Justin Bieber.v..v., và họ cũng giúp tôi đọc nhiều tiếng Anh hơn về tin tức âm nhạc quốc tế. Em gái tôi cũng đang học một thứ tiếng khác, và tôi cũng khuyến khích em tôi hình thành thói quen nghe nhạc để có thể cải thiện kỹ năng nghe và từ vựng. Âm nhạc là một thứ công cụ hữu ích cho việc giải trí, và tôi sẽ duy trì thói quen hằng ngày này của mình như một cách học tập thư giãn.

 
9 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nhé

Cuộc sống này là hành trình không ngừng nghỉ nhằm kiếm tìm hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì và có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Hạnh phúc chính là trạng thái vui vẻ, thoải mái khi chúng ta được thỏa mãn một điều gì đó. Trừu tượng như vậy nhưng ta có thể tìm được hạnh phúc trong những điều gần gũi và giản đơn vô cùng: một lời khen của cô giáo, một bức tranh nguệch ngoạc mà đứa trẻ lên ba dành tặng mẹ hay một bàn thắng vào khung thành đối phương… Hoặc lớn lao hơn, đó là niềm hân hoan rạo rực khi ta làm nên những điều kì diệu, thỏa ước mơ cháy bỏng bấy lâu: đạt được tấm huy chương vàng ở đấu trường quốc tế, đỗ vào ngôi trường mơ ước hay mua được căn nhà đẹp đẽ… Nhưng dẫu là gì chăng nữa, hạnh phúc vẫn mang ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Nó mang tới cho tâm hồn sự thoải mái, thanh thản, là nền tảng vững chắc để ta chinh phục những hoài bão lớn hơn. Tương tự, ở một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao, con người sẽ gắn bó với nhau hơn, tỉ lệ tội phạm cũng nhờ vậy mà giảm bớt. Do vậy, thế hệ trẻ cần nhận thức rõ về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc và phấn đấu hết sức để đạt được hạnh phúc, trước là cho bản thân và sau là cho cả cộng đồng. Muốn làm được điều này, mỗi người phải không ngừng bồi dưỡng trí tuệ, tạo lập nhân cách để có thể vững vàng trên “con đường kiếm tìm và chia sẻ hạnh phúc”. “Mỗi người đều là kiến trúc sư hạnh phúc cho riêng mình”. Vậy nên hãy sống hết mình với những điều mình muốn và bạn sẽ tìm được ý nghĩa của cuộc đời mình.

9 tháng 6 2021

đề thiếu nha bạn

9 tháng 6 2021
Chưa ghi hết câu hỏi ( ý kiến riêng )
9 tháng 6 2021

Nghị luận xã hội về câu nói: Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc

I-li-a Ê-ren-bua là một nhà văn – nhà báo nổi tiếng của Liên Xô trước đây. Cuộc đời cầm bút của ông đã gắn bó với một giai đoạn thử thách đầy ác liệt và cam go của đất nước Xô Viết: cuộc đụng đầu quyết liệt giữa nhà nước Xô Viết chân chính với bọn phát xít Hít-le trong cuộc chiến tranh vệ quốc vỉ dại (1941- 1945). Lửa thử vàng, chính trong lúc cam go nhất của lịch sử, lòng yêu nước của công dân Xô Viết được thử thách. Là một nhà báo, I-li-a Ê-ren-bua đã ghi lại được những thời khắc lịch sử vô cùng quý báu và thiêng liêng của dân tộc. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông đã ra đời trong thời kì này mà Thử lửa là một sáng tác đặc sắc.

Thử lửa là một bài báo rất độc đáo. Chính chất văn và chất báo trong con người I-li-a Ê-ren-bua đã kết tinh nên thiên tuỳ bút – chính luận này.

Bài văn Lòng yêu nước (Ngữ văn 6, tập II) là một phần của thiên tuỳ bút chính luận Thử lửa. Chỉ mấy chục dòng nhưng bài văn cũng đủ đem đến cho người đọc những cảm xúc, ấn tượng khó quên. Bài văn đã hội tụ được trong nó chất chính luận sắc sảo với chất trữ tình đằm thắm, vì thế, việc khẳng đinh chân lí. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… Lòng yêu nhà, yèu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc trở nên có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Bài văn được bố cục thành hai phần với hai ý lớn. Ở phần đầu của bài viết, tác giả đề cập tới ngọn nguồn của lòng yêu nước. Để thể hiện nội dụng này, tác giả sử dụng một trình tự lập luận khá chặt chẽ.

Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên một nhận định được đúc kêt từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, cụ thể là yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phô nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lè mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.

Tiếp đó, tác giả mở rộng chứng minh nhận định, đề cập đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể: Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.

Cuối cùng, tác giả khái quát thành một chân lí. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn- ga, con sông Vôn- ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yếu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.

Tuy nhiên, sức thuyết phục của bài văn chủ yếu không phải bằng lí lẽ, mà bằng tình cảm thiết tha, sâu đậm và sự hiểu biết sâu sắc về Tổ quốc Liên bang Xô viết của nhà văn. Chính tình cảm và sự hiểu biết ấy đã khiến tác giả cảm nhận được những “nét thanh tú”, những vẻ đẹp riêng biệt độc đáo của mỗi miền đất nước.

Ngòi bút của tinh tế I—li—a Ê-rẽ -ri-bua đưa người đọc đến những vùng miền khác nhau của đất nước Liên Xô rộng lớn, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp thiên nhiên, thưởng thức những đặc sản, cảm nhận những tình cảm bình dị, ngọt ngào. Đây miền Bắc của Liên Xô với những cánh rừng bên dòng sông, có nhừng thản cây mọc là là mặt nước, những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng gọi đùa người yêu. Đây xứ U-crai-na êm đềm với bóng thuỳ dương tư lự bèn đường, trưa hè vàng ánh. Đây sứ Gru-di-a với những triền núi cao có khí trời trong lành, những tảng đá sáng rực, dòng suối óng ảnh bạc, có vị mát của nước đóng băng, rượu vang cay, những lời thân ái giản dị Thật thú vị biết bao! Và đây, thành Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng, với những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, những phố phường mà mỗi căn phòng là một trang lịch sử. Và đây nữa thành Mát-Xcơ-va cổ kính với những phố cũ ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, với diện Krem-li, nhừng tháp cổ có ánh sao đỏ

Ngòi bút miêu tả cùa I-li-a Ê-ren-bua mang đậm sác thái trữ tình, thể hiện tình cảm yêu mến và tự hào sâu sắc của ông về quê hương đất nước của mình.

Có thể nói, chưa bao giờ khái niệm về lòng yêu nước lại được diễn tả chính xác và gợi cảm đến thế.

Ngay chân lí về lòng yêu nước cũng được thể hiện bằng một hình ảnh so sánh rất ấn tượng. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Sau khi nêu ra ngọn nguồn của lòng yêu nước, I-li-a Ê – ren- bua chuyển sang khắng định: Lòng yêu nước chỉ có thể được bộc lộ đầy đủ nhất, cao đẹp nhất khi được thử thách trong lửa đạn chiến tranh: Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yèu /mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Chính trong cuộc chiến tranh vệ quốc một mất một còn này, mỗi người dân Xô Viết hiểu cuộc sống và số phận của họ và gắn liền với vận mệnh Tổ quốc. Và vì thế, họ sẵn sàng rời xa quê hương tươi đẹp, thơ mộng xiết bao trìu mến để lên đường chiến đấu vì Tổ quốc.

Bài văn kết thúc bằng một câu nói đã trở thành phương châm sống của công dân Xô Viết lúc bấy giờ: Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.

Phương châm ấy đã trở thành lí tưởng sống của mọi dân tộc.