K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2018

Quê hương đẹp lắm

Ngày Tết tưng bừng

Như thay áo mới

Tết trên quê hương

Nô nức cảnh chợ

Gian hàng ngày Tết

Bánh,kẹo,mứt ngọt

Xuân đầy ấm áp

Nhà nhà đón tết

Năm mới bình an

An khang thịnh vượng

Vui vẻ đón xuân

Kính chúc sức khỏe

Xuân trọn ước mơ ...

8 tháng 2 2018

I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người

Câu 1 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2

Câu 2 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác

    + Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ

- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo

    + Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng

    + Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.

- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ

    + Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn

    + Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay

b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc

    + Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:

    + Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật

    + Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ

    + Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật

II. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Tả một em bé chừng 4-5 tuổi:

    + Gương mặt bầu bĩnh

    + Mắt tròn đen ngây thơ

    + Miệng chúm chím cười

    + Làn da trắng, mềm mại

    + Chân tay bé xíu,

- Tả một cụ già cao tuổi:

    + Tóc, râu trắng bạc phơ

    + Da nhăn nheo, gương mặt

    + Giọng nói trầm ấm

    + Dáng vẻ lom khom

- Tả cô giáo say sưa giảng bài trên bảng:

    + Gương mặt tươi sáng, thanh thoát

    + Dáng đi uyển chuyển

    + Giọng nói truyền cảm

Bài 2 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi

Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)

    + Tên, tuổi, giới tính của em bé.

Thân bài:

- Miêu tả khái quát:

    + Chiều cao, thân hình

- Tả chi tiết:

    + Miêu tả gương mặt

    + Đầu tròn, mái tóc thưa

    + Đôi mắt tròn, sáng

    + Miệng hay cười

- Tả hoạt động của em bé

    + Em bé thường hay hát, múa

    + Em bé thích được khen

    + Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà

    + Hay nhõng nhẹo

Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.

Bài 3 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Nếu được viết, em sẽ thêm vào chỗ trống các từ:

    - Tôm luộc, than nóng

    - Ông tượng, ông tướng

→ Miêu tả ông cản ngữ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật

8 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đọc 3 văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2.

Câu 2 (trang 46 ngữ văn 6 tập 2):

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp

Mùa đông là mùa của những cái rét thấu xương thấu thịt và quê hương chính là nơi để em có thể sống và là khoảng không gian em cảm thấy ấm áp hơn nhiều so với những vùng đất khác, hình ảnh của quê hương em trong mùa đông giá lạnh cũng có những ấn tượng rất mạnh mẽ trong mỗi con người.

Mùa đông khiến cho con người có cảm giác lạnh lẽo và cô đơn, chính vì vậy mỗi người luôn luôn mong muốn trở về với gia đình để bơt đi cái lạnh lẽo đó, gia đình chính là nơi sởi ấm tâm hồn của họ một cách có ý nghĩa và giá trị nhất, mỗi người chúng ta đều cảm nhận được điều đó qua những cái nhìn mới mẻ và niềm tin của mỗi người dành cho đều rất chân thành và da diết. Trên quê hương em mùa đông được lộ ra rất sinh động, đó là những hình ảnh mang đậm giá trị của dân tộc, mùa đông hình ảnh những cây cối đã rụng hết lá tất cả đều trở nên tàn tạ sau mùa thu rụng lá, cảnh vật xung quanh dường như đang bị thay đổi, khác với mùa xuân là mùa của cây trái đâm chồi nảy lộc, mùa đông lại là mùa của những hình ảnh cây cối bị rụng lạ và rất xác xơ, điều đó không làm cho quê hương em nó bớt đi phần sinh động và gần gũi, tuy cảnh vật có những sự tàn phai nhưng con người nơi đây vẫn rất tran chứa tình yêu thương, những tình cảm yêu thương gắn bó đến vô bờ bến của mỗi người, những hình ảnh thể hiện những tình cảm sinh động và mang lại những hình ảnh giá trị và ý nghĩa nhất.

Mùa đông lạnh buốt làm cho mỗi người đều có cảm giác cô đơn nhưng đối với vùng quê nơi em sinh sống lại có những hình ảnh rất gần gũi và bình dị, những đứa trẻ chăn trâu trên những cánh đồng rộng lớn, những cuộc chạy nhạy vui đùa của lũ bạn đã để lại cho em những cảm nhận sâu sắc và mang nhiều ý nghĩa nhất, hình ảnh về một quê hương đậm đà giá trị và hình ảnh mạnh mẽ của những cảm xúc riêng và vô cùng khó diễn tả, cảm xúc đó thể hiện mạnh mẽ, hình ảnh rất đậm đà cảm xúc và giá trị của tất cả các con người, niềm yêu thương đó mang lại những hình ảnh cảm xúc và có niềm tin to lớn đối với con người, những hình ảnh mang đậm giá trị quê hương. Em rất có cảm xúc tốt đối với quê hương với những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống của mình, những hình ảnh đó đã thể hiện được những tình cảm chân thành và gần gũi nhất, tình cảm của con người dành cho nhau nó là những tình cảm chân thành và có giá trị rất lớn, những hình ảnh để lại giá trị cho cuộc sống của em đó là nhìn những đám bạn vui đùa bên nhau, trong cảnh mùa đông lạnh giá.

8 tháng 2 2018

Mùa đông lạnh giá đã về, con người cũng như cảnh vật giường như co mình lại để chống lại cái lạnh giá của mùa đông. Mùa đông đến làm thay đổi mọi cảnh sắc và con người trên quê hương em. Hôm nay đã vào giữa mùa đông, trời rất lạnh, không khí trong làng cũng khác hẳn ngày thường.

Mùa đông, bầu trời thường u ám, hiếm có ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời. Buổi sáng hôm nay, sương muối phủ khắp cành cây, bãi cỏ. Gió lùa hơi nước vào tận nhà, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước song một màu lam thẩm. 

Trong xóm làng, mọi người đang í ới gọi nhau. Đâu đó, văng vẳng tiếng chim non dáo dác gọi bầy, vài chiếc lá vàng lìa cành phất phơ trong gió. Những cây cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn cảnh héo tàn của mùa đông rét buốt. Có những cây bị gãy sau những cơn gió lớn, dòng nhựa trong cây dạt dào tuôn chảy. Hơi thở của đất trời dường như nặng nề, hơi nước từ sông bốc lên một mùi nồng ngai ngái của phù sa, đất mới. Trên các mái rơm mái xịt, nước mưa đọng lại đang thổn thức, tí tách rơi… 

Nếu thời tiết không lạnh giá, cả xóm làng sẽ âm vang tiếng cười đùa của lũ trẻ, của những người nông dân đang làm việc. Trời lạnh giá con đường làng chỉ lác đác người qua lại. Ngoài ngõ xóm, mọi người nói chuyện rầm rì, họ bàn bạc cho vụ đông xuân sắp đến. Trên các bờ ao, vài bác nông dân đang tháo nước, be bờ, có người xách thùng đi bắt cá rô rạch nước, đi móc con da dưới vệ sông… Họ bất chấp thời tiết khắc nghiệt của buổi sáng mùa đông đang bao phủ. 

Buổi trưa thời tiết ấm hơn, cũng đến giờ mọi người đi làm về. Người và cuốc xẻng, trâu, bò lục tục dồn lên mấy con đường về làng. Cánh đồng một màu trắng xóa của nước đã được cải tạo, cày, bừa. Dười làn nước lạnh giá như vậy, mọi người vẫn hăng say làm việc. Họ quả là những người nông dân cần cù chịu khó, nhờ tinh thần hăng say lao động của những người nông dân mà chúng ta có lúa gạo để ăn. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng hạt lúa hạt gạo, vì nó là sương máu của những người lao động.

Khi chiều xuống, nhà nhà lại ngồi quanh đống lửa, nấu cơm, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Dưới sông, từ sau khúc quanh co vắng lặng, tiếng cá quẫy tũng toẵng trên những mạn thuyền, tiếng lanh canh của những chiếc xuồng nan đang kéo lưới. Màu tối lan dần từ dưới mặt sông, ngã dài trên bãi cát rồi đổ vào thôn xóm. Bóng tối như bức màn nhung, mờ đen, phủ dần lên mọi vật. Mảng sáng của ánh ngày đã dần dần nhường chỗ cho màn đêm. Đường làng thật vắng, một vài tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, vẻ thăm dò, chờ đợi… 

Những chú dế con bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm thức ăn, nó rón rén từng bước rồi tung tăng trên thảm cỏ, chúng thưởng thức lá non và uống sương đêm. Có đôi ánh đom đóm chấp chới trong màn đêm tĩnh mịch. Nhà nhà đều đóng cửa sớm. Gió vẫn lùa và mưa vẫn rả rích ngoài hiên. 

Mùa đông thật lạnh lẽo, nhưng người dân quê tôi vẫn gồng mình lên trước cái lạnh giá để làm việc, họ vẫn dầm mưa dãi nắng để làm ra của cải, xây dựng quê hương. Những cánh đồng màu vẫn mơn mởn tươi tốt, hứa hẹn một mùa bội thu. Thật đáng tự hào về quê hương tươi đẹp, đáng tự hào về những người con của quê hương.

Đề bài: Miêu tả phiên chợ Tết quê em

a) Mở bài Giới thiệu vài dòng về phiên chợ quê em.

Đối với tôi kỉ niệm tuổi thơ là những buổi sáng tinh mơ mẹ đi chợ Tết và mang về những món quà đầy ý nghĩa, kỉ niệm là không khí rộn ràng của những ngày giáp tết ở phiên chợ quê.

b) Thân bài

* Tả bao quát

Nhà tôi ở cách chợ không xa. Chợ hoạt động từ tờ mờ sáng đến tận sáu giờ đêm. Buổi sáng ngày 30 Tết đã bắt đầu khi chú gà trống cất tiếng gáy vang, mẹ và tôi bắt đầu đi chợ sắm sửa quần áo, đồ dùng cho ngày Tết sắp đến.

Ông mặt trời vẫn còn chìm trong giấc ngủ say, cây cối khẽ trở mình thức dậy, sương đêm vẫn còn long lanh. Phiên chợ nhộn nhịp trên miền quê thanh bình đã thực sự bắt đầu.

* Tả chi tiết

– Người người kéo nhau đi mua sắm cho những ngày Xuân. Ai nấy đều mặc những bộ quần áo gọn gàng, đủ sắc màu.

– Tiếng người nói, tiếng bàn tán ở các gian hàng làm cho phiên chợ thêm phần đông vui. Mới bước vào chợ trước mặt tôi đã hiện ra một gian hàng bán những bộ quần áo Tết.

– Sang hàng hoa, những bông hoa tươi thắm đang khoe sắc rực rỡ, tưng bừng như chào đón một mùa Xuân mới tốt lành. Các loại hoa đều có những nét đẹp riêng của chúng:

+ Nàng hoa mai như một nàng công chúa.

+ Chị đào tươi thắm đang đọ sắc.

+ Bông huệ trắng lung linh hòa vào nắng sớm.

+ Mấy cô vạn thọ đỏ rực trong nắng sớm.

Đến với gian hàng bán bánh kẹo, những viên kẹo với đủ hình thù và màu sắc lộng lẫy như cuốn lấy tâm trí tôi.Những chiếc bánh ngọt như mở lời chào đón với những vị khách kính mến, vị ngọt quyến rũ.

c) Kết bài

Nêu lên cảm nghĩ bản thân về phiên chợ Tết hôm đó.

Cũng như mọi năm ngày Tết thực sự đã về rồi, trong phiên chợ Tết ai nấy đều háo hức và chào đón một mùa xuân mới của đất trời đang lan tỏa khắp mọi nơi. Tôi lại thêm một tuổi mới và nhiều kỉ niệm với phiên chợ Tết quê hương.

7 tháng 2 2018

HOME

VĂN HỌC

Dàn Ý Tả Quang Cảnh Phiên Chợ Tết Theo Tưởng Tượng Của Em (Lớp 6)

VĂN HỌC

Dàn ý tả quang cảnh phiên chợ Tết theo tưởng tượng của em (Lớp 6)

Tháng Chín 7, 2017

Đề bài: Miêu tả phiên chợ Tết quê em

a) Mở bài Giới thiệu vài dòng về phiên chợ quê em.

Đối với tôi kỉ niệm tuổi thơ là những buổi sáng tinh mơ mẹ đi chợ Tết và mang về những món quà đầy ý nghĩa, kỉ niệm là không khí rộn ràng của những ngày giáp tết ở phiên chợ quê.

b) Thân bài

* Tả bao quát

Nhà tôi ở cách chợ không xa. Chợ hoạt động từ tờ mờ sáng đến tận sáu giờ đêm. Buổi sáng ngày 30 Tết đã bắt đầu khi chú gà trống cất tiếng gáy vang, mẹ và tôi bắt đầu đi chợ sắm sửa quần áo, đồ dùng cho ngày Tết sắp đến.

Ông mặt trời vẫn còn chìm trong giấc ngủ say, cây cối khẽ trở mình thức dậy, sương đêm vẫn còn long lanh. Phiên chợ nhộn nhịp trên miền quê thanh bình đã thực sự bắt đầu.

* Tả chi tiết

– Người người kéo nhau đi mua sắm cho những ngày Xuân. Ai nấy đều mặc những bộ quần áo gọn gàng, đủ sắc màu.

– Tiếng người nói, tiếng bàn tán ở các gian hàng làm cho phiên chợ thêm phần đông vui. Mới bước vào chợ trước mặt tôi đã hiện ra một gian hàng bán những bộ quần áo Tết.

– Sang hàng hoa, những bông hoa tươi thắm đang khoe sắc rực rỡ, tưng bừng như chào đón một mùa Xuân mới tốt lành. Các loại hoa đều có những nét đẹp riêng của chúng:

+ Nàng hoa mai như một nàng công chúa.

+ Chị đào tươi thắm đang đọ sắc.

+ Bông huệ trắng lung linh hòa vào nắng sớm.

+ Mấy cô vạn thọ đỏ rực trong nắng sớm.

Đến với gian hàng bán bánh kẹo, những viên kẹo với đủ hình thù và màu sắc lộng lẫy như cuốn lấy tâm trí tôi.Những chiếc bánh ngọt như mở lời chào đón với những vị khách kính mến, vị ngọt quyến rũ.

c) Kết bài

Nêu lên cảm nghĩ bản thân về phiên chợ Tết hôm đó.

Cũng như mọi năm ngày Tết thực sự đã về rồi, trong phiên chợ Tết ai nấy đều háo hức và chào đón một mùa xuân mới của đất trời đang lan tỏa khắp mọi nơi. Tôi lại thêm một tuổi mới và nhiều kỉ niệm với phiên chợ Tết quê hương

7 tháng 2 2018

Tôi hối hận và đau xót không sao kể xiết. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi nhận ra sự tai hại ở cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thìa hơn. Hôm nay, tôi thoát nạn nhưng anh Choắt đã phải trả giá bằng mạng sống quí giá thay cho tôi. Còn tôi, nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên anh Choắt trong giờ phút hấp hối và lời trăng trối của anh. Anh Choắt ơi, cho tôi tạ tội với anh. Đứng trước mộ anh, Mèn tôi xin hứa sẽ trở thành người có ích.

7 tháng 2 2018

Tôi hối hận và đau xót không sao kể xiết. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi nhận ra sự tai hại ở cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thìa hơn. Hôm nay, tôi thoát nạn nhưng anh Choắt đã phải trả giá bằng mạng sống quí giá thay cho tôi. Còn tôi, nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên anh Choắt trong giờ phút hấp hối và lời trăng trối của anh. Anh Choắt ơi, cho tôi tạ tội với anh. Đứng trước mộ anh, Mèn tôi xin hứa sẽ trở thành người có ích.

6 tháng 2 2018

1.b

2.vì nhà hán sợ chúng ta cất giấu lương thực để lm đồ ăn khi khơi nghĩa (vd:kfc,gà chiên,bình hp,mp)còn sắt là vì sợ chúng ta trế tạo vũ khí để khởi nghĩa

3.chịu

mjk lp 9 lên mjk phải tra mạng

6 tháng 2 2018

C.quảng châu và giao châu

6 tháng 2 2018

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách

Câu 1; Đưa các phep so sánh trong câu ví dụ sau vào mô hình cấu tạo của phép so sánh         a, Áo chàng đỏ tựa ráng pha .        Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.        b, Thân em như ớt trên cây .      Càng tươi ngoài vỏ , càng cay trong lòng        c,Đường vô sứ Nghệ quanh quanh .     Non xanh nước biếc như tranh họa đồ .    d, Đây ta như cây giửa rừng .   Ai lay chẳng chuyển , ai rung chẳng giời...
Đọc tiếp

Câu 1; Đưa các phep so sánh trong câu ví dụ sau vào mô hình cấu tạo của phép so sánh 

        a, Áo chàng đỏ tựa ráng pha .

        Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

        b, Thân em như ớt trên cây .

      Càng tươi ngoài vỏ , càng cay trong lòng 

       c,Đường vô sứ Nghệ quanh quanh .

     Non xanh nước biếc như tranh họa đồ .

    d, Đây ta như cây giửa rừng .

   Ai lay chẳng chuyển , ai rung chẳng giời .

Cau 2; Chỉ phân tích tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau ;

a, Quê hương là chùm khế ngọt 

   Cho con chèo hái mổi ngày .

   Quê hương là đường đi học 

   Con về rợp bướm vàng bay.

b, Nhửng ngôi sao thức ngoài kia  

Chẳng bằng mẹ đả thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ rất tròn 

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời .

c, Việt Nam đất nước ta ơi 

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. 

Câu 3 Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn từ 15-20 câu trong đó có sử dụng các kiểu so sánh .

AI NHANH MINH TICH NHE , NHANH LEN MINH CAN GAP ĐÓ.

        

0

- Trăng đêm nay sáng vằng vặc. Ánh trăng hiện lên tỏa sáng cả một vùng trời. Gió lay nhe trên những vòm cây, làm lá cây rơi xuống phát ra những âm thanh xào xạc.Trên trời cao, những ngôi sao như bị một màn mây mờ che phủ, nhấp nháy phái cuối chân trời. Chốc chốc, trăng bị che đi, mọi thứ như mờ ảo, rồi sự vật lại bừng sáng lên trong ánh trăng tuyệt đẹp.

- Mặt hồ luôn luôn thay đổi theo thời gian trong ngày. Buổi sớm khi mặt trời vừa bừng tỉnh giấc, gió lướt nhẹ, mặt hồ lấp lánh ánh bạc; chiều tối, khi hoàng hôn buông trùm tấm áo đen lên cảnh vật, hồ như cảm thấy buồn, thẫm lại; để rồi khi thành phố lên đèn, hồ lấp lánh với muôn ngàn ánh sáng lung linh.

T.I.C.k mk nha

5 tháng 2 2018

lên goole mà tìm

5 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Câu chuyện kể về lớp học vùng An-dát của nước Pháp vì thua trận phải cắt cho quân Phổ. Từ đây, quân Phổ ra lệnh không cho phép dạy tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ nữa, thay vào đó là tiếng Đức. Buổi học cuối cùng ở đây có nghĩa là buổi dạy và học cuối được học tiếng mẹ đẻ của những người thầy yêu nước và những học sinh.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng, ngôi thứ nhất.

   - Truyện có những nhân vật : phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, dân làng, thầy Ha-men, các học sinh.

   - Ấn tượng nhất là thầy Ha-men : tình yêu to lớn với nghề giáo - truyền bá tiếng nói dân tộc tới các thế hệ.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Sáng ngày diễn ra buổi học, trên đường đến trường : nhiều người đứng trước bảng nhãn cáo thị, lời nói kỳ lạ của bác phó rèn. Quang cảnh ở trường : bình lặng. Trong lớp : thầy mặc lễ phục trang trọng, không mắng giận ai cả, có những người dân ngồi cuối lớp.

   - Báo hiệu một điều đáng buồn sẽ đến : sẽ không còn được học tiếng Pháp nữa.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Trước khi biết đó là buổi học cuối : cậu bé Phrăng ham chơi, lười học.

   - Nghe thầy thông báo : thấy tiếc nuối, ân hận vì mình đã lười học.

   - Thầy gọi lên đọc : xấu hổ, ân hận, ước mình có thể đọc to rõ, không bị lỗi.

   - Kết thúc buổi học : buồn bã, xúc động trước thầy giáo. Thêm tình yêu tiếng Pháp.

Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật thầy Ha-men :

   - Trang phục : nghiêm chỉnh, trang trọng với chiếc áo rơ - đanh – gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, mũ tròn bằng lụa đen.

   - Thái độ với học sinh : nhẹ nhàng, không quát mắng, kiên nhẫn.

   - Lời nói về việc học tiếng Pháp : ca ngợi, coi tiếng Pháp là chìa khóa chốn lao tù để vượt ngục nô lệ.

   - Lúc buổi học kết thúc : thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.

Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu văn so sánh :

   - tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.

   - dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.

   - ... chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

   - Những tờ mẫu ... như những lá cờ nhỏ ...

   - ... một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.

   * Tác dụng : tạo hình tượng, sự sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm để thể hiện tình cảm của tác giả.

Câu 7* (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   “... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ...”. Khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, yêu quý, học tập tiếng nói dân tộc là góp phần mở cửa tù lao thoát khỏi ách áp bức.

TK MIK NHA<##

5 tháng 2 2018

Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Trả lời:

Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:

-   Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

-  Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Trả lời:

*   Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

-  Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

-  Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.

-  Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.

*    Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trả lời:

*  Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

-  Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

-  Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

*   Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

-  Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

-  Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

-  Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...

-   Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”

Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng  bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy

Trả lời:

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

-  Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

-  Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

-  ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...

-   “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Trả lời:

Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.