K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 7 2021

có ai biết làm cái này ko

8 tháng 7 2021

beez...beez...beez...

Dịch ra:Ê hôm qua tớ đi hút nhị hoa mải mê quá

mà không biết là buổi tối

xong rồi tìm mãi chặng đường dài mới về nhà được

về cái tớ đăng cái này lên olm

mong bạn ấy k

8 tháng 7 2021

Thưa cô em có từ đồng âm.

có từ đồng âm đó

k đi huhu

8 tháng 7 2021

- miền BẮC hôm nay mưa to quá 

-mọi người muốn BẮC một cây cầu qua sông

“Thực sự mẹ ko lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn ko ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng : «  Hằng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và...
Đọc tiếp
Thực sự mẹ ko lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn ko ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng : «  Hằng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp ».

( Ngữ văn 8- Tập 1)

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

2. Nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

3. Tìm từ ghép có trong đoạn trích ?

4. Tìm một biện pháp được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng ?

5. Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: «  Hằng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp ».

6. Cổng trường mở ra » cho em hiểu điều gì ? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không ?

7. Cảm nhận của em về người mẹ trong đoạn trích trên bằng một đoạn văn khoảng 7- 10 câu theo kiểu diễn dịch,  có sử dụng một từ láy và một từ ghép chỉ rõ (gạch chân) ?

1

 1 đoạn văn trên trích trong văn bản cổng trường mở ra . của Lý Lan

 2 PTBD chính là tự sự 

 - Nội dung : Tác giả muốn nói về tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con . Từ đó làm nổi bật tình cảm mẹ con dành cho nhau

 3 Từ ghép : chu đáo

 4 "Điệp từ : lo lắng, tin " 

=> Niềm tin người mẹ dành cho con, đtặ hết niềm tin của mình vào người con. 

5 Vì ngày mai là ngày đầu tiên con đi học . Một ngày con bước vào thế giới mới.

6 chịu

7 Người mẹ trong văn bản này là một người luôn quan tâm , lo lắng cho đứa con của mình. Quan tâm con của mình đến nỗi không ngủ đươc. Chỉ mong sao cho cuộc sống của con mai sau được êm đềm tốt đẹp. Chu đáo chuẩn bị cho người con của mình đầy đủ đồ dùng học tập, quần áo ,..Từ đó cho ta thấy người mẹ trên đời cũng vậy, họ hi sinh cả bản thân mình vì chúng ta, không một chút ngừng lo cho chúng ta. Điều đó thật đáng trân trọng. 

Mình chỉ biết vậy thôi 

CHÚC BẠN HỌC TỐT

8 tháng 7 2021

Tôi đưa Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm nhất và đắp thành nấm mộ to, trên đặt một vòng hoa trắng.

Lúc này, trời đã ngả về chiều, ánh trăng mờ nhạt chiếu trên từng bông cỏ khiến chúng có vẻ ảm đạm. Những bông hoa trắng trên mộ Choắt dường như ánh lên một màu tang tóc, đau thương. Trên bầu trời, mây như ngừng trôi, muôn vật đều yên ắng, chỉ còn lại tiếng gió như tiếng dương cầm và nước như đang hát một bản thánh ca tiễn Choắt về cõi hư vô…

Trong khung cảnh buồn đến não ruột ấy, vẫn có người đứng lặng lẽ bên mộ Dế Choắt. Đó là tôi. Tôi nhớ lại những chuyện cũ mà ân hận và xót xa. Giá như mình không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt phải bỏ cả tính mạng của mình. Giờ đây, khi đứng trước mộ Dế Choắt, tôi mới nhận ra sai lầm của mình, mới biết phải sửa ngay sai lầm đó. Tôi nghĩ:

Có biết đâu mà lường: hung hăng, hống hách thì chỉ có đem thân mà trả nợ cử chỉ ngu dại. Tất cả lỗi lầm ra do tôi. Tôi mà không trêu chị Cốc thì bây giờ Dế Choắt vẫn còn sống. Tôi nghĩ đến lời dặn dò của Dế Choắt, một lời khuyên chân thành đã kéo tôi ra khỏi vẻ hung hăng thường ngày: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn thì cũng mang vạ vào mình”. Tôi đứng lặng hồi lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên, nghĩ về tất cả mọi người và những cử chỉ của mình mà thấy lòng ân hận: “Không anh Choắt ạ, anh ở nơi chín suối hãy yên tâm, tôi sẽ sửa sai khi còn chưa muộn. Tôi sẽ không phụ lời anh dặn dò đâu! Anh cứ yên tâm!”.

Mặt trời đã gần lặn, chỉ còn một chút ánh sáng yếu ớt soi khắp không gian. Tôi cúi xuống bốc một nắm đất đắp lên mộ cho Choắt. Tôi nhìn mộ Choắt lần cuối cùng rồi quay gót, quả quyết bước đi…

Gió vẫn thổi, cỏ cây, hoa lá lao xao rồi cúi rạp về phía mộ Choắt chào vĩnh biệt. Sương đã xuống, sương rơi từng giọt trên cỏ, từng giọt trên mộ Dế Choắt. Mặt trời đã lặn hẳn, cỏ cây vẫn như rì rào, lao xao, gió thổi mạnh sương vẫn xuống. Màn sương trắng in hình một chú Dế cúi đầu lầm lũi đi xa dần.

Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu trước đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...

Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện… còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Tôi khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, tôi lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học: “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Tôi chỉ nói sao cho sướng miệng, chứ không suy nghĩ quá nhiều về điều đó. Trước những lời mắng mỏ đó, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế tôi càng cho mình ghê gớm lắm. Ngay cả khi Dế Choắt dè dặt nhờ vả tôi đào giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng chẳng cần suy nghĩ tôi lập tức từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Tôi ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...

Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.

Chị Cốc không thấy tôi nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị ta đổ cho Choắt trêu mình dù cậu có gắng thanh minh. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình. Tôi nằm trong hang, im thin thít huống. Đến tôi còn thấy sợ huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Đến khi chị Cốc đi rồi tôi mới dám bò sang tìm Choắt. Tôi không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Tôi hối hận lắm. Tôi nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với tôi những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”. Thế rồi Dế Choắt ra đi. Dế Choắt ra đi để lại cho tôi bài học đường đời đầu tiên đau xót.

8 tháng 7 2021

theo mk là ý c nha bn

Mình cx nghĩ là C

ông bà,cha mẹ

8 tháng 7 2021
ông bà anh chị bố mẹ
8 tháng 7 2021

như này đúng ko :

 ông bà, ông cha, cha ông, cha chú, chú bác, cha anh, chú dì, dì dượng, cô chú, chú cô, cậu mợ, bác cháu, chú cháu, dì cháu, cô cháu, cha mẹ, mẹ cha.

hok tốt

8 tháng 7 2021

ko có j nha!!!!!!!

Bài 2

Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội. Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thì lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội. Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội. Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Chúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?

8 tháng 7 2021

Tham khảo nha !!

Bài 1 :

Gia đình tôi sống hoà thuận, đầm ấm nên đã được khu phố trao bằng “ Gia đình văn hoá mới ”. Anh tôi theo nghề của mẹ, dạy học ở trường Trung học Sư phạm thành phố. Hàng ngày anh lo kiểm tra bài vở, giúp đỡ, chỉ bảo cho em tôi đang học lớp Bốn. Chị dâu lại là học trò của bố, làm bác sĩ ở bệnh viện, nhưng về nhà lại lo công việc nội trợ. Bố mẹ tôi rất hài lòng khi thấy chúng tôi biết nhường nhịn, san sẻ cho nhau miếng ăn ngon, cũng như cưu mang, đỡ đần nhau những công việc trong gia đình.

Bài 2 :

Nói về thói vô trách nhiệm, có ý kiến cho rằng: “Như một thứa-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.
Bằng cách so sánh, ý kiến trên đây đã chỉ rõ tác hại xấu ghê gớm của thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội, nghĩa là nó có thể làm băng hoại mọi quan hệ tốt đẹp vốn có giữa con người với con người, làm sa đọa đạo đức và tâm hồn con người trong xã hội.
Trước hết, ta cần hiểu thê nào là tinh thần trách nhiệm, thói vô trách nhiệm. Trách nhiệm là phần việc được giao cho, phải làm tròn, nếu kết quả không tốt hoặc chưa hoàn thành thì phải gánh chịu phần hậu quả. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất đẹp thể hiện ý thức và sự nỗ lực làm tốt công việc của mình được giao nhận. Tinh thần trách nhiệm cao bao nhiêu thì ý thức phấn đấu, sự nỗ lực bản thân, sức phấn đấu của bản thân lại cao bấy nhiêu! 
Trái với ý thức trách nhiệm, tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói vô trách nhiệm cực kì xấu xa, nó làm cho con người sống ghẻ lạnh, dửng dưng trước mọi sự việc xảy ra xung quanh, sống chỉ biết mình, không quan tâm tới công việc chung, vô cảm và vô tình với đồng loại. Thói vô trách nhiệm làm phát triển tính ích kỉ, xô đẩy bản thân vào ngõ cụt, không hề quan tâm tới người thân trong gia đình, quan tâm tới mọi người trong xã hội. Thậm chí đối với bản thân; thói vô trách nhiệm đã hủy hoại nhân tính, làm méo mó nhàn cách. Đạo lí dân tộc coi trọng tình thương, trọng tình làng nghĩa xóm. Nhưng khi thói vồ trách nhiệm đã ăn sâu vào xương tủy, vào tim óc thì "nạn nhân” sống vô tình vô cảm: "Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, hoặc “Cướp đến thì cướp cả làng/ Đâu cướp nhà chàng mà thiếp phải lo!” (Tục ngữ). Hắn né tránh trước mọi công việc chung của gia đình và xã hội; chỉ biết xả rác bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường. Hắn coi chuyện giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp là của thiên hạ!

Từ nhỏ,tôi luôn ao ước được rong ruổi cả ngày ở thế giới bên ngoài.Hôm nay,tôi đã có thể thực hiện ước mơ ấy.

Vào một buổi sáng đẹp trời,tôi cùng bầy đàn bay ra ngoài tổ.Qua một cánh đồng lúa,chúng tôi tới một vùng đất hoa màu.Nơi ấy có nhiều loài hoa rực rỡ sắc màu.Hoa hướng dương to lớn  với những cánh hoa chi chít vàng óng.Sau đó,chúng tôi bay tới khu rừng rậm rạp.Bay qua những bụi chuối,rừng hoa ban với những bông hoa trắng muốt và xinh đẹp.Qua cánh rừng ấy,bầy ong chúng tôi bay ra biển.Mùi muối mặn lẫn trong khong khí thật đặc biệt.Hàng cây dừa cao vút với những tàu dừa lớn và xanh tươi.Chúng tôi bay xa hơn nữa.Tới một quần đảo to lớn và hùng vĩ.Có hàng đê chắn sóng chắc chắn bằng xi măng.Người dân trên đảo khá lương thiện và thích trồng hoa.Trung tâm quần đảo có một khu vườn hoa sặc sỡ như hoa hồng,hoa lan,hoa thạch thảo,...Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình này vào buổi chiều.Tôi cùng em tôi rong ruổi xem một số vườn hoa lớn của đảo.Sau đó lại bay về rừng kiếm mật.Chim chóc vui đùa ca hát rất say mê.Ánh nắng hoàng hôn đã lên,mặt trời sắp lặn và đàn ong lại bay về tổ.Sau một ngày đi khám phá,túi mật của tôi căng tràn mật ngọt từ mẹ thiên nhiên ban tặng.

Ai ai trong bầy cũng cảm thấy chuyến đi rất thú vị và vui vẻ.Tôi sẽ không bao giờ quên được kỷ niệm đẹp đẽ này.