K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2021

Câu 2: Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi.

Đồng nghĩa với ngậm ngùi: bùi ngừi, tiếc nuối,.... 

Câu 3:

a) Hai câu dưới là câu đơn hay câu ghép?

=> Hai câu dưới là câu ghép.

Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…

b) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu "Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…"  thành câu ghép chính phụ.

=> Tôi càng cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ càng ngậm ngùi thương nhớ…

Hc tốt

21 tháng 8 2021

Câu 2 : bùi ngùi , ngùi ngùi

Câu 3 : 

a) Câu trên là câu ghép.

b) Cặp QHT thích hợp:

         Mặc dù tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua các phố phường, thì tôi vẫn nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Nhưng mà tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ......

https://vndoc.com/de-on-tap-he-lop-7-len-lop-8-mon-toan-nam-2019-2020-de-so-1-203287

bn vào đây tìm đề nha!!!

mik ko sao chép đc linh đó

  “ Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:- Cha Đản lại đến kia kìa!Chàng hỏi đâu. Nó trỏ bóng chàng ở trên vách:- Đây này!Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.”a. Đoạn văn trích trong văn bản nào ? Của...
Đọc tiếp

  “ Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó trỏ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.”

a. Đoạn văn trích trong văn bản nào ? Của ai ? Văn bản chứa đoạn văn thuộc thể loại gì ?

 b. Việc trót đã qua rồi được nói đến trong đoạn là việc gì? Từ đó em hiểu gì về xã hội phong kiến?

c. Xét về cấu tạo câu văn: Đây này! thuộc kiểu câu gì?

d. Phân tích cấu tạo của câu văn sau và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu gì?

  Bấy giờ chàng mới tình ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.

e. Viết đoạn văn tổng phân hợp phân tích ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong truyện. Đoạn văn có sử dụng câu phủ định.

0
14 tháng 7 2021

Vào 1 đêm mưa gió, trời lạnh rét. Mẹ nằm bên em cảm thấy người em nóng ran. Mẹ hoảng hồn thức dậy lấy tthuốc cho em uống, khuôn mặt đầy vẻ lo lắng, hơi sầu. Mẹ đi vào bếp nấu cháo rồi đút cho em ăn. Mẹ lo em bệnh nặng nên đã thức suốt đêm để chăm sóc cho em. Mẹ thật ân cần, hiền hậu, mẹ như một bà tiên giáng trần xuống chữa hết bệnh cho em vậy.


 

14 tháng 7 2021

Trong gia đình, người mà tôi yêu thương nhất chính là mẹ. Tiếng mẹ chan chứa những tình cảm thật thắm thiết. Và có lẽ chúng ta đều mong muốn được sống trong tình yêu thương của mẹ.

Bất kì một đứa trẻ nào cũng đã từng không ít lần khiến cho bố mẹ cảm thấy lo lắng. Bản thân tôi cũng vậy. Đó có thể là những khi tôi bị ốm, mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Đó có thể là khi tôi mải chơi cùng lũ bạn quên về nhà. Đó có thể là khi tôi không chịu học bài và bị điểm kém… Mỗi lần như vậy, mẹ đều nhẹ nhàng chăm sóc, khuyên bảo tôi.

Đặc biệt, có một kỉ niệm mà tôi vẫn ấn tượng mãi. Năm học lớp sáu, tôi rất lười học, thường xuyên bị có giáo gọi điện về nhà cho bố mẹ để nhắc nhở. Những lúc ấy, mẹ đều nhẹ nhàng khuyên bảo tôi. Tôi chỉ nghe và xin lỗi mẹ, rồi cũng quên ngay sau đó. Một hôm, sau giờ học, nhóm bạn trong lớp rủ tôi đi chơi điện tử. Tôi không cần suy nghĩ mà đồng ý luôn. Do mải chơi nên đến khi nhận ra thì cũng đã khoảng chín giờ tối. Tôi cảm thấy khá sợ và nhanh chóng đạp xe trở về nhà. Đến đoạn đường tối, tôi bỗng đâm phải một chiếc xe máy. Tôi ngã ra, cảm thấy chân tay đều rất đau. Người đi xe máy nhanh chóng hỏi han và gọi điện cho mẹ đến.

Khi tỉnh dậy, tôi đã nằm ở bệnh viện và nhìn thấy mẹ ngồi bên. Lúc đó, một cảm giác hối hận dường như bao trùm lấy tôi. Tôi rất muốn cất tiếng xin lỗi mẹ nhưng không dám. Mẹ chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng. Nhưng tôi biết trong lòng mẹ đang rất buồn. Cũng rất may mắn là do người đi xe máy kịp phanh gấp, nên tôi chỉ bị xây xát nhẹ. Chỉ sau hai, ba ngày là có thể về nhà. Bố đưa tôi trở về. Về đến nhà, tôi thấy mẹ đang ở trong bếp cặm cụi nấu ăn. Tôi nhẹ nhàng đi vào, toàn những món mà tôi thích đang bày trên bàn ăn. Tôi chạy đến và ôm lấy mẹ, khẽ nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ quay lại, mỉm cười nhìn tôi và nói: “Không sao đâu con, chỉ cần con nhận ra lỗi lầm và chịu thay đổi là được!”. Lúc ấy, tôi chợt bật khóc. Tôi biết rằng mình đã khiến cho bố mẹ lo lắng rất nhiều. Từ đó, tôi cố gắng chăm chỉ học hành, không ham chơi nữa.

Sau kỉ niệm lần đó, tôi đã nhận ra nhiều bài học quý báu. Tôi còn biết giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình. Tôi cũng hiểu được rằng, cho dù có thế nào. Mẹ cũng luôn bao dung và yêu thương tôi vô điều kiện. Lỗi lầm dù có to lớn đến đâu, thì đối với mẹ cũng có thể tha thứ.

Đối với mỗi người, tình mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Mẹ chính là điểm tựa lớn lao nhất để giúp con người có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

15 tháng 7 2021

a)Mảnh vườn nhà bà em trồng nhiều loại rau quả

b)Mùa thu,bầu trời xanh trong

c)Trời mưa, đường làng trơn trượt , ẩm uớt

d)Bức tranh đồng quê đẹp như tranh vẽ

k mk nha thank

o l m . v n

 
18 tháng 7 2021

a,mảnh vườn nhà bà em trồng rất nhiều loại quả

b,mùa thu bầu trời thật là mát mẻ

c,trời mưa,đường làng thật là ẩm ướt

d,bức tranh đồng quê thật đẹp.

học tốt

Bài 3: Làm Phiếu học tập về “Cây tre Việt Nam”: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.          Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với...
Đọc tiếp

Bài 3: Làm Phiếu học tập về “Cây tre Việt Nam”:

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

          Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào của tác giả nào? Nêu xuất xứ của văn bản?

Câu 2: Câu văn mở đầu đoạn sử dụng nghệ thuật nhân hoá như thế nào ?

Câu 3: Đoạn văn diễn tả ý gì ? Ý đó được làm rõ ở những câu sau ra sao ?

Câu 4: Cụm từ dưới bóng tre được nhắc đến ba lần trong đoạn văn nhưng khác nhau như thế nào ? Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì ?

Câu 5: Tìm thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ trong các câu sau :

          – Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. 

          – Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.

Câu 6: Nhận xét về thành phần vị ngữ của câu văn : Dưới bóng tre xanh, đã. từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Cho biết câu văn có là câu trần thuật đơn không?

Câu 7: Vì sao tác giả lại viết : Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp ? Em nhận xét gì về giá trị biểu đạt và biểu cảm của câu văn này.

 

 MK HỨA SẼ TICK CHO CÁC BN ĐẦY ĐỦ NHA, MK KO BAO GIỜ THẤT HỨA NHA!

            TRONG HÔM NAY, GIÚP MK NHA CÁC BN NHA, PLEASE LUÔN Á!

  CẢM ƠN TRƯỚC NHÁ

 

0
Bài 2: Phiếu học tập 3 về “Lượm”:Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:“Bỗng loè chớp đỏ,Thôi rồi, Lượm ơi!Chú đồng chí nhỏ,Một dòng máu tươi!Cháu nằm trên lúa,Tay nắm chặt bông,Lúa thơm mùi sữa,Hồn bay giữa đồng.Lượm ơi, còn không?”Câu 1: Những câu thơ trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?Câu 2: Nêu nội dung chính của...
Đọc tiếp

Bài 2: Phiếu học tập 3 về “Lượm”:

Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,

Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi, còn không?”

Câu 1: Những câu thơ trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Hãy chỉ ra các động từ, tính từ có trong đoạn trích và nêu tác dụng?

Câu 4: Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng và có cấu tạo là một câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về chú bé Lượm trong đoạn trích trên, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ “là” (gạch chân và chú thích rõ)

  Nêu cảm nhận: nêu nghệ thuật, tác dụng và nội dung đoạn thơ; tình cảm của tác giả

  Bám sát vào từng câu từ cảm nhận

Câu 6: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm?

 MK HỨA SẼ TICK CHO CÁC BN ĐẦY ĐỦ NHA, MK KO BAO GIỜ THẤT HỨA NHA!

            TRONG HÔM NAY, GIÚP MK NHA CÁC BN NHA, PLEASE LUÔN Á!

  CẢM ƠN TRƯỚC NHÁ

0
14 tháng 7 2021

a. Nét giống nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều

- Đẹp thể chất

+ Hai ả tố nga

+ Mười phân vẹn mười.

- Đẹp tâm hồn

+ Mai cốt cách, tuyết tinh thần.

Êm đềm trướng rủ màn che.

Tường đông ong bướm đi về mặc ai

⇒ Ngợi ca kín đáo của nhà thơ về tâm hồn và phẩm hạnh của hai chị em.

b. Nét khác nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều

- Vẻ đẹp Thúy Vân

+ Vẻ đẹp thanh tú, miệng nàng cười như hoa nở, mái tóc nàng đen mượt, làn da trắng mịn như tuyết.

+ Dự báo cuộc đời êm ả sau này nàng (mày thua, tuyết nhường)

- Vẻ đẹp Thúy Kiều

+ Người con gái “sắc sảo, mặn mà”

+ Mắt nàng thăm thẳm như làn nước trong veo của mùa thu.

+ Dự báo cuộc đời đau khổ sau này. (hoa ghen, liễu hờn).

- Tài năng Thúy Kiều

+ Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

+ “Thiên bạc mệnh” là dự báo tấn bi kịch” hồng nhan bạc mệnh.

đây đúng ko bn?

Câu 1:Đọc câu ca dao sau đây:“ Thân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”Trái bần trôi trong câu ca dao trên tượng trưng cho thân phận của ai?Những người nghèo khóNhân dân lao động ngày xưaNgười phụ nữ ngày xưaNgười nông dân ngày xưa.Câu 2:Thể thơ của bài “Bạn đến chơi nhà” giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:Qua Đèo NgangSông núi nước NamBài ca Côn SơnSau...
Đọc tiếp
Câu 1:

Đọc câu ca dao sau đây:

“ Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Trái bần trôi trong câu ca dao trên tượng trưng cho thân phận của ai?

Những người nghèo khóNhân dân lao động ngày xưaNgười phụ nữ ngày xưaNgười nông dân ngày xưa.Câu 2:

Thể thơ của bài “Bạn đến chơi nhà” giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:

Qua Đèo NgangSông núi nước NamBài ca Côn SơnSau phút chia lyCâu 3:

Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm mấy phần?

3 phần: Mở bài - Thân bài - Viết bài4 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài - Viết bài3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài5 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài - Viết bài - Kiểm tra bàiCâu 4:

Bài thơ “Bánh trôi nước” được làm theo thể thơ gì?

Thất ngôn tứ tuyệtNgũ ngôn tứ tuyệtSong thất lục bátLục bátCâu 5:

Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy bộ phận?

Xanh xanh, tưng bừng, đẹp đẽ, thoăn thoắt, om om.Xanh xanh, xinh xinh, đèm đẹp, lao xao, cao cao.Bừng bừng, eo óc, í ới, ủn ỉn, loanh quanh, xanh xanh.Xinh xắn, tưng bừng, đì đùng, hì hục, lan man.Câu 6:

Nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư là gì?

Điệp ngữĐảo ngữNhân hóaSo sánhCâu 7:

Câu này mắc lỗi gì về quan hệ từ “Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.”

Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kếtThừa quan hệ từDùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ phápThiếu quan hệ từCâu 8:

Trong văn bản “ Mẹ tôi” đã học, em hãy cho biết tại sao bố của En-ri-cô lại viết thư khi con mình có lỗi?

Vì giận con quá không muốn nhìn mặt con nên bố phải viết thư gởi đến con.Vì viết thư bố sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn, con sẽ cảm nhận và hiểu sâu sắcVì con ở xa nên bố phải viết thư gởi đến con.Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con nên bố phải viết thư.Câu 9:

Trong câu: “Sáng nay, mình được bao nhiêu là quả táo rơi.”, đại từ “bao nhiêu” dùng để:

Chỉ về ngườiHỏi về ngườiHỏi về hoạt động tính chất.Chỉ về lượngCâu 10:

Từ "học hành" thuộc loại từ nào?

Từ ghépTừ đơnTừ láyCả 3 loại từ trênCâu 11:

Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một điều kì diệu sẽ mở raAi cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau nàyNgười lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui.Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để kịp điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dụcCâu 12:

Câu truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” được kể theo ngôi thứ mấy?

Ngôi thứ haiNgười kể vắng mặtNgôi thứ nhấtNgôi thứ baCâu 13:

Nhận xét nào sau đây không đúng về văn bản biểu cảm?

Văn bản biểu cảm chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúcVăn biểu cảm bao gồm thể loại thơ và văn xuôi trữ tìnhVăn bản biểu cảm có thể có yếu tố tự sự và miêu tảVăn bản biểu cảm có ngôn từ giàu hình ảnh, giàu sức gợiCâu 14:

Câu văn “Xa xa bên kia bờ Thiên Mụ.” mắc lỗi gì?

Thiếu chủ ngữThiếu vị ngữThiếu cả chủ ngữ và vị ngữThiếu trạng ngữCâu 15:

Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ là tâm trạng gì?

Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nướcBuồn đau da diết khi phải sống trong cảnh cô đơnĐau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hươngCô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nướcCâu 16:

Xác định từ Hán Việt trong những từ sau đây :

Buồn phiềnNhân loại .Yêu mếnDịu dàng .Câu 17:

Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?

Vẻ đẹp về hình thểSố phận bất hạnhVẻ đẹp và số phận long đongVẻ đẹp tâm hồnCâu 18:

Thế nào là từ trái nghĩa?

Là những từ có nghĩa trái ngược nhauCả 3 đáp án trênLà những từ có nghĩa giống nhauLà những từ có nghĩa gần nhauCâu 19:

Dòng nào dưới đây không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước?

Có thể rắn hoặc nátĐược hấp trên nướcHình tròn, trắng mịnNhân son đỏCâu 20:

Xác định thành ngữ thuần Việt trong những thành ngữ sau:

Bán tín bán nghiNgày lành tháng tốtĐộc nhất vô nhịBách chiến bách thắngCâu 21:

Đọc hai câu thơ sau đây:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nỗi ba chìm với nước non”

Em hãy cho biết hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào?

Bài ca Côn SơnSông núi nước NamPhò giá về kinhBánh trôi nướcCâu 22:

Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào?

Hoang vắng, buồn bãUm tùm, rậm rạpPhong phú, đầy sức sốngTươi tắn, sinh độngCâu 23:

Trong các đề bài sau đây, đề bài nào là đề văn tự sự ?

Hãy kể một câu chuyện lí thú em đã gặp ở trường.Quang cảnh giờ chơi ở trường emCảm xúc về mái trường em đang học.Giải thích ý nghĩa Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”Câu 24:

Văn bản Cổng trường mở ra viết về nội dung gì?

Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trườngBàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻMiêu tả quang cảnh ngày khai trường.Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.Câu 25:

Từ nào không đồng nghĩa với từ “nhi đồng”?

Trẻ conCon trẻTrẻ emTrẻ tuổiCâu 26:

Bốn bài ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” em được học trong chương trình Ngữ văn 7, kỳ 1 được làm theo thể thơ nào?

Ngũ ngôn tứ tuyệtLục bátThất ngôn bát cúThất ngôn tứ tuyệtCâu 27:

Lối hát đối đáp, trao duyên thường diễn ra trong những lễ hội quan họ. Theo em, bài ca dao “Ở đâu năm cửa..” thuộc kiểu hát nào?

Hát chào mờiHát xe kếtHát giã bạnHát đố đápCâu 28:

Trong những câu sau, câu nào dùng sai quan hệ từ?

Trời mưa to và tôi vẫn tới trườngTôi với nó cùng chơiNó cũng ham đọc sách như tôiGiá hôm nay trời không mưa thì thật tốtCâu 29:

Bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) thuộc thể thơ gì?

Song thất lục bátThất ngôn tứ tuyệtThất ngôn bát cúNgũ ngôn tứ tuyệt

Song thất lục bátThất ngôn tứ tuyệtNgũ ngôn tứ tuyệtThất ngôn bát cúCâu 30:

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào trong ngày?

Buổi trưaBan maiBuổi xế chiềuĐêm khuyaCâu 31:

 Cho khổ thơ sau

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phơi

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Nội dung chính của đoạn thơ trên?

Kể về những sự kiện diễn ra trong mùa thuKhẳng định sự khác biệt của mùa thu mới với những mùa thu khácBộc lộ niềm vui của tác giả khi chứng kiến vẻ đẹp của mùa thuMiêu tả vẻ đẹp của mùa thu đất nướcCâu 32:

Từ nào có thể thay thế cho từ “chết” trong câu “Xe của tôi bị chết máy”:

MấtTiêu đờiQua đờiHỏngCâu 33:

Tìm từ láy trong câu: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?

Đau khổNhăn nhóMặt mũiBà giàCâu 34:

Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?

Trang giấy trong một quyển vởMạch giao thông trên đường phốMạch máu trong một cơ thể sốngDòng nhựa sống trong một cái câyCâu 35:

Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gửi với mọi người điều gì?

Nêu lên tâm trạng buồn khổ của hai anh em Thành và Thuỷ khi sắp phải chia tay nhau.Bố mẹ là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái.Kể lại việc hai anh em Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau vì cha mẹ li hôn.Tổ ấm gia đình là quý giá .Mọi người hãy cố gắng giữ gìn, bảo vệ.Câu 36:

Trong văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi em hãy cho biết mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

Mẹ yêu thương và hi sinh tất cả vì con.Mẹ rất yêu thương và nuông chiều con .Mẹ không tha thứ lỗi lầm của con.Mẹ rất nghiêm khắc với con.Câu 37:

Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

… Còn một tên xâm lược trên đất nước ta… ta còn phải chiến đấu quét sạch chúng đi.

Hễ… thì…Sở dĩ… cho nên…Giá như… thì…Không những… mà…Câu 38:

Loại văn bản nào sau đây không thuộc kiểu bài văn biểu cảm?

Tuỳ bútThơ trữ tìnhCa daoĐơn đề nghị

Ca daoĐơn đề nghịTuỳ bútThơ trữ tìnhCâu 39:

Tìm cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào câu sau:

Non cao tuổi vẫn chưa già

Non sao… nước, nước mà… non.

Cao- thấpXa- gầnNhớ- quênĐi- vềCâu 40:

Từ câu thơ thứ hai đến câu sáu, tác giả nói về sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích gì?

Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắcMiêu tả cảnh nghèo của mìnhGiãi bày hoàn cảnh thực tế của mìnhKhông muốn tiếp đãi bạn
0

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận định "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". Những kiệt tác văn học ra đời không chỉ mang trong mình ý nghĩa văn chương mà còn mang cả tầm vóc lịch sử. "Đại cáo Bình Ngô" chính là một kiệt tác như thế. Không những là áng "thiên cổ hùng văn" của Nguyễn Trãi, "Đại cáo Bình Ngô" còn có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập.

Tuyên ngôn độc lập được hiểu là văn bản dùng để tuyên bố, khẳng định nền độc lập, chủ quyền của một quốc gia, đặc biệt là sau khi quốc gia ấy vừa giành chiến thắng trong cuộc chống sự xâm lược của ngoại bang. Tại sao có thể khẳng định Đại cáo Bình Ngô là một bản tuyên ngôn độc lập? Điều kiện đầu tiên để một tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập là hoàn cảnh ra đời phải là trong hoặc sau một cuộc chiến. Đồng thời đảm bảo yếu tố khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc, tuyên bố thắng lợi và tuyên bố hòa bình. Dẫn chứng và lý lẽ phải sắc bén, hùng hồn và hoàn toàn xác thực.

Đại cáo Bình Ngô đáp ứng đủ được những yêu cầu trên. Trước hết, về hoàn cảnh ra đời. Tác phẩm ra đời gắn với mốc lịch sử vô cùng trọng đại của dân tộc. Mùa xuân năm 1428, sau chiến thắng giặc Minh, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết bài cáo để thông báo tới toàn thể nhân dân về chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ròng rã hai mươi năm chiến tranh thảm khốc và ách đô hộ của quân giặc, chúng ta đã chiến thắng và giành lại nền độc lập dân tộc, lập lại nền hòa bình. Đại cáo Bình Ngô khi ấy chính là khúc khải hoàn ca, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên hoàn toàn độc lập và tự do, trở thành khúc tráng ca của lịch sử.

Về nội dung, bài cáo là lời khẳng định đanh thép về độc lập chủ quyền, về chiến thắng Lam Sơn hào hùng và nền hòa bình dân tộc. Ngay từ những câu thơ mở đầu, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài cáo, cũng là sự khẳng định chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hào hùng:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Theo tư tưởng Nho gia, Nguyễn Trãi cho rằng nhân nghĩa là yên dân, là làm sao cho nhân dân có được ấm no, yên ổn và hạnh phúc. Để làm được việc này, trong hoàn cảnh giặc ngoại xâm đô hộ thì phải trừ bạo. Cụ thể trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ là loại trừ giặc Minh xâm lược. Làm được cả hai việc ấy mới là nhân nghĩa chân chính. Độc lập dân tộc có được phụ thuộc rất lớn vào nhân dân. Nhân dân là người bao đời cố gắng gây dựng và bảo vệ nền độc lập. Hàng nghìn năm mồ hôi rơi, xương máu đổ, đồng cam cộng khổ mới tạo nên độc lập dân tộc.

Nguyễn Trãi nêu lên một tư tưởng đầy nhân văn để từ đó, đi đến khẳng định chân lý độc lập của dân tộc:

"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có"

Bằng giọng điệu hào hùng, khí thế, Nguyễn Trãi liên tiếp liệt kê hàng loạt yếu tố để xác lập trọn vẹn nền độc lập dân tộc. Đó là "nền văn hiến", "núi sông bờ cõi", "phong tục", "lịch sử" và "hào kiệt". Nếu như trong "Nam Quốc Sơn Hà", Lý Thường Kiệt đưa ra phương diện lãnh thổ ở sách trời. Thì ở Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi lại lựa chọn những phương diện cụ thể và có bằng chứng lịch sử không thể chối cãi. Các cụm từ "từ trước", "vốn ", "đã lâu", "đã chia", "bao đời", "cũng khác" liên tiếp dồn dập nhấn mạnh tầm vóc lịch sử lâu đời của dân tộc Đại Việt. Nền độc lập và chủ quyền của dân tộc đã tồn tại từ rất lâu, hoàn toàn rạch ròi và khác biệt, không thể nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác.

Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi cũng điểm danh một loạt các triều đại của nước ta "Triệu, Đinh, Lý, Trần" song song với các triều đại phương bắc như "Hán, Đường, Tống, Nguyên". Lịch sử ghi lại, khi Trung Quốc xưng hoàng đế, các nước xung quanh chỉ có thể xưng vương. Thế nhưng, từ đời nhà Ngô nước ta, Ngô Quyền cũng đã xưng hoàng đế. "Mỗi bên xưng đế một phương", dân tộc ta đứng ngang hàng, không hề thua kém.

Với những yếu tố đó, Nguyễn Trãi đã nâng tầm chân lý độc lập và khẳng định vị thế dân tộc. Đại cáo Bình Ngô vì lẽ đó mở màn đầy đanh thép.

Nền độc lập dân tộc với lý lẽ và dẫn chứng xác thực, trở nên vô cùng thiêng liêng và "bất khả xâm phạm". Chân lý chủ quyền dân tộc vang lên đầy khí thế và tự hào. Đồng thời cũng trở thành cơ sở pháp lý để Nguyễn Trãi lên án những kẻ bạo ngược đã cả gan xâm phạm chủ quyền nước ta:

"Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bản thần nhân chịu được."

"Đại cáo Bình Ngô" đã phơi bày toàn bộ tội ác của giặc Minh xâm lược. Suốt hai mươi năm trời, nhân dân ta sống trong lầm than, đau khổ bởi những âm mưu tàn độc, những hành động man rợ, trắng trợn vô nhân tính. Kể bao nhiêu cũng không hết tội ác tày trời.

Nguyễn Trãi hùng hồn tố cáo tội ác của giặc Minh tạo nên một bản án đanh thép với kẻ thù. Bài cáo khẳng định hành động của địch là phi nghĩa, cuộc chiến của ta là chính nghĩa, gây ra sự đồng cảm và tăng tính thuyết phục cho bản tuyên ngôn. Vị tướng sĩ tài ba của dân tộc viết lên những điều đó trong căm hờn, uất nghẹn trào dâng, khiến lòng người sục sôi phẫn nộ.

Thế nhưng, đau thương vẫn không cản bước được dân tộc anh hùng. Cả dân tộc đồng lòng, chung tay cùng đứng dậy, làm nên chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

"Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào."

Dù giai đoạn đầu có nhiều khó khăn song cuối cùng thắng lợi vẫn thuộc về dân tộc ta. Tuyên bố về thắng lợi, bài cáo đã thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc. Đồng thời cũng nêu cao tính chính nghĩa của cuộc chiến này. Chiến thắng giặc Minh năm ấy chính là sự trừng phạt thấu tình đạt lý những kẻ bạo ngược, vi phạm chủ quyền dân tộc ta.

Khép lại bản "tuyên ngôn", Đại cáo Bình Ngô đi đến sự tuyên bố về nền hòa bình dân tộc:

"Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
Kiền khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch lầu"

Đó là "trái ngọt hoa thơm" của cuộc đấu tranh đầy khó khăn, gian khổ. Từng câu từng chữ vút cao, vang dội, tuyên bố nền hòa bình "vững bền, đổi mới, vững chắc". Hình ảnh "xã tắc, giang sơn, kiền khôn, nhật nguyệt" giống như tái hiện khung cảnh thái bình tuyệt đẹp. Đặc biệt trong đó còn chứa đựng sự biết ơn "trời đất tổ tiên khôn thiêng ngầm giúp" và đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Bên cạnh yếu tố về nội dung, Đại cáo Bình Ngô còn được coi là bản tuyên ngôn độc lập về khía cạnh nghệ thuật. Bài cáo được viết theo thể văn biền ngẫu, lập luận chặt chẽ, đanh thép đầy thuyết phục. Đi từ cơ sở lý luận của tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về độc lập chủ quyền, đến sự phơi bày tội ác của giặc và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn rồi tuyên bố nền hòa bình. Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục kết hợp với giọng điệu hào hùng, đanh thép, hùng tráng. Các biện pháp nghệ thuật khéo léo cùng những câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt. Bài cáo đã khẳng định độc lập chủ quyền, chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn và nền hòa bình dân tộc. Đồng thời cũng nêu cao tinh thần yêu nước cùng tầm vóc tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi.

Với những thành công đó, Đại cáo Bình Ngô chính là bản tuyên ngôn mang nhiều giá trị sâu sắc của dân tộc. Trải qua nhiều năm, nó vẫn sừng sững chỗ đứng trong nền văn học nói riêng, trong lịch sử Việt Nam nói chung. Để mỗi lần bài cáo vang lên, nhân dân Việt Nam lại nghe trong trái tim mình tiếng nói của Tổ quốc.

xin lỗi mk lấy trên mạng nên bài chắc chưa đc đúng yêu cầu của bạn