K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2021
                                Chi tiết lịch sử                                       Chi tiết kì ảo      

Bình luận về ghi chép của Toàn thư trong thời Hùng Vương, sử gia Ngô Thì Sĩ viết: “Sử cũ [tức Toàn thư] chép việc Phù Đổng Thiên Vương xin kiếm đánh giặc và việc Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành một Mỵ Nương, đều do truyện Lĩnh Nam chích quái ghi tô vẽ lời văn. Truyện Phù Đổng [trong Toàn thư] không nói tới quân nhà Ân, không nói tới việc đúc ngựa sắt, không nói hắt hơi thành mình dài cao, cũng đã nghi là quái đản...” (Đại Việt sử ký tiền biên, trang 43-44).

-  Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai.

-  Lên ba tuổi, Gióng không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy.

-  Tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc.

-   Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

-  Một mình cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân, sau đó bay về trời.



 

Mọi người giúp mik với nhé

24 tháng 7 2021

Chi tiết kì ảo

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc. 
b) Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: phản ánh cách đánh giặc ngày xưa chỉ cậy ở cá nhân tướng tài, phản ánh xã hội ta thời gấy đã sang thời kỳ đồ sắt và đã có thể dùng sắt để đức ngựa, giáp và roi. (Tại sao lại không đòi gươm mà đòi roi?), hình ảnh ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt trong sự tổng hợp là biểu tượng của một sức mạnh bất khả kháng, đó cũng là sức tưởng tượng của nhân dân về người hùng có sức nhanh (ngựa), sức rắn (giáp), sức ứng biến (roi).
c) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của tất cả dân tộc, thể hiên tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất. 
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách để kịp đối đầu với quân thù, có sự hậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được tăng lên nhanh chống, nhờ nhân dân nuôi dượng thì mới tạo được các anh hùng dân tộc, anh hùng dân tộc trưởng thành là từ nhân dân. 
đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: tre là hình ảnh làng quê Việt Nam, cũng như nhân dân, tre cũng giữ làng, giữ nước, sức mạnh của tre là sức mạnh của nhân dân, là sức mạnh vô tân, là sức mạnh tập thể.
e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

Chi tiết lịch sử

a, - các dấu tích dãy ao tròn, tre ngà , đời vua Hùng

- Cuộc chiến tranh ác liệt giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc là những trận chiến có thật trong lịch sử.

- Người Việt đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

24 tháng 7 2021

Ngày chủ nhật tuần trước, em hí hửng cùng mẹ đi chợ sáng. Cũng lâu lắm rồi em mới có cơ hội được ngắm nhìn đường phố nơi mình ở. Cảnh buổi sáng trên đường phố thật nhộn nhịp.

Lon ton cùng mẹ đi trên đường, ấn tượng đầu tiên của em chính bởi sự đông đúc của xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xe tải đủ loại nối đuôi nhau ngược xuôi. Những đoạn đường dừng đèn xanh đỏ, tiếng còi xe inh ỏi. Một không khí sớm mai ồn ào. Đường phố lúc nào cũng thế, luôn nhộn nhịp, đông đúc.

Sáng sớm, không gian vẫn còn vương vấn một sự trong lành dù mùi người, mùi xe vẫn chẳng ngớt. Lúc này, nắng vừa lên, chưa kịp gay gắt. Ông mặt trời nhẹ nhàng ban phát những tia nắng dịu nhẹ xuống trần gian. Nắng chiếu qua tán cây rợp bóng tạo thành những đốm sáng li ti trên mặt đường. Bầu trời hôm nay cao và rộng. Mây vẫn nhẹ nhàng lả lướt bay. Trong những tán cây rợp bóng rộn vang tiếng chào mào, sáo sậu. Có lẽ chúng cũng thức giấc đón bình minh để bắt đầu cho một ngày mới. Cơn gió dịu nhẹ nào thổi qua mơn man lên mái tóc của mẹ, của chị, quyện theo một mùi hoa sữa nồng nàn, ngọt ngào rải đều trên các cung đường. Nếu trong một giây phút nào đó lắng mình, bỏ qua những khói bụi, xe cộ trên đường phố kia, em dễ dàng bị lạc vào thế giới của sự trong trẻo, mát lành sớm mai.

Các cửa tiệm, quán ăn đã bắt đầu mở cửa. Dọc đường phố này có không biết bao nhiêu quán được mở ra. Các quán ăn hình như đông hơn hết thảy. Mùi thơm từ các món toả ra thật khiến con người khó cưỡng lại. Thành phố bắt đầu một ngày mới lúc nào cũng nhộn nhịp như thế. Dòng xe cứ nối đuôi nhau chạy, còi xe vẫn inh ỏi chỗ ngã ba, ngã tư dừng đèn đỏ, những vẻ khẩn trương trên khuôn mặt của người đi làm,... tất cả trở thành một hình ảnh quen thuộc của buổi sớm trên đường phố.

Em cùng mẹ rẽ vào chợ mua đồ. Chợ cũng đông, nhộn nhịp người lại qua. Tiếng người nói, người cười rôm rả làm huyên náo cả một khoảng trời. Em níu lấy tay mẹ như chỉ sợ đi lạc. Nắng vẫn thổi, gió vẫn reo và một ngày mới bắt đầu.

Một thành phố nhộn nhịp luôn thân thuộc với những hình ảnh đó. Một buổi sớm trên đường phố đông vui như đi trẩy hội - hình ảnh ấy em sẽ mãi không quên như gợi về một miền kí ức nơi mình đang trưởng thành.

Tham khảo

Tiếng chuông báo thức reo lên, em thức dậy vươn vai một cái rồi nhẹ nhàng đi ra ban công ngắm nhìn quang cảnh buổi sáng bình minh nơi em đang sống, đó là một con phố nhỏ thân thuộc và bình yên.Đường phố lúc này thật vắng vẻ, chờ đợi mãi cũng chỉ có 1-2 xe qua lại, tiếng lá khô rơi xuống đường gió thổi nghe xào xạc, không gian thật tĩnh lặng, tưởng chừng nghe được cả những tiếng gà gáy ở đằng xa vọng lại. Bầu trời lúc này rất trong lành, nền trời trong xanh chỉ có vài đám mây mỏng lững lờ trôi, thi thoảng lại có vài đàn chim lao vụt ra từ những ngọn cây rồi bay lên không trung như khởi động đôi cánh để bắt đầu hành trình kiếm ăn một ngày dài. Dọc hai bên đường phố những dãy nhà vẫn đóng kín mít cửa, đa số là nhà 2 tầng có nhà 3-4 tầng, các nhà san sát nhìn như dính vào với nhau. Bỗng những cây đèn đường vụt tắt, chúng đã được nghỉ ngơi sau một đêm chiếu sáng, những ngọn đèn giống như những người bảo vệ gác đêm cho con phố những giấc ngủ bình yên. Tiếng gõ "keng keng" bác nhân viên thu rác đã tới, thế là từ trong ngõ một số người đem rác ra đường vứt vào xe rác, đường phố nơi em ở không bao giờ để rác ngoài cửa qua đêm mà sẽ để rác trong nhà chờ đến sáng mới đem rác ra, như vậy sẽ giữ gìn cảnh quan đường phố cũng như bảo vệ bầu không khí của khu phố.Đường phố nơi em ở luôn tự hào là đường phố sạch đẹp văn minh, mỗi người trong khu phố luôn nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường và cùng chung tay giữ gìn.

Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kêu lên:- “Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!”.Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người tới nhà ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói:– Ta cứ đi mời...
Đọc tiếp
Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kêu lên:- “Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!”.

Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người tới nhà ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói:

– Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì.

Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng:

– Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến đây để làm gì?

Gióng trả lời rất chững chạc:

– Về bảo với nhà vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!

Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu với nhà vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé. Mọi thứ rèn đã xong nặng không thể tưởng tượng nổi. Hàng chục người mó vào thanh gươm mà không nhúc nhích. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách để chở đến cho chú bé Gióng.

Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về bảo con:

– Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi. Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm ầm ngoài bãi rồi, biết làm thế nào bây giờ con?

Nghe nói thế, Gióng vụt ngồi dậy, nói:

– Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được!

Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng cứ nấu lên được nồi nào Gióng ngốn hết ngay nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm. Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên vô cùng khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng. Mọi người nô nức đem gạo khoai, trâu, rượu, hoa quả, bánh trái mang đến đầy một sân. Nhưng đưa đến bao nhiêu thì Gióng ăn vợi hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn không nghỉ.

Sau đó, Gióng lại bảo tiếp:

– Mẹ kiếm vải cho con mặc.

Người ta lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc. Nhưng thân thể Gióng lớn vượt trội một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm. Không mấy chốc đầu Gióng đã chạm đến nóc nhà. Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm:

– Ta là tướng nhà Trời!

Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.

Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn còn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang. Bỗng chốc gươm gãy, Gióng không chút bối rối, thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán bỏ chạy khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng thiên vương.

Ngày nay chúng ta còn thấy vẫn còn những dấu vết như dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng đã nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà).

Qua bài " Thánh Gióng " Em hãy lập một bảng liệt kê và nêu tác dụng :                       Chi Tiết lịch sử    
1

Bài làm:

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

  • Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.
  • Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.
  • Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
24 tháng 7 2021

Bài 1 : Dùng từ sau để đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

   thơm mát , nhanh nhẹn , cao lênh khênh , vàng ươm , hoa mai vàng,sân trường,ánh nắng,cánh đồng lúa,học sinh,thơm thoang thoảng,nhút nhát,rực rỡ,cần cù và dũng cảm,xanh rờn

Các loại bạc hà có mùi thơm mát

Cậu ấy rất nhanh nhẹn

Anh ấy cao lênh khênh

Đồng lúa có một màu vàng ươm

Hoa mai vàng nở trông thật đẹp

Sân trường vào giờ ra chơi rất nhộn nhịp

Ánh nắng chiếu vào khung của sổ một màu vàng nhạt

Cánh đồng lúa như một tấm lụa mềm mại

Học sinh của lớp này rất ngoan

Hoa Ngọc Lan có mùi thơm thoang thoảng 

Cô ấy rất nhút nhát

Hoàng hôn rực rỡ cả một vòm trời

Bạn ấy không những cần cù mà còn rất dũng cảm

Những hàng cây ven đường xanh rờn màu lá 

24 tháng 7 2021

Bài 2 : Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu ai làm gì? 

   bác nông dân,lớp 3A,những khóm hoa,em và Lan,chạy nhảy,học hát và học múa,bắt sâu,xuống núi đi ngủ.

Bác nông dân đag gặt lúa

Lớp 3A đang học bài

Những khóm hoa nở rộ trong rất đẹp

Em và Lan đang làm bài tập nhóm

Đền giờ ra chơi , các học sinh chạy nhảy quanh sân trường

Bạn ấy thích học hát và học múa

Những chú cim sẻ bắt sâu cho lá

Ông mặt trời bắt đầu đạp xe xuống núi đi ngủ 

Trả lời

Sau vụ tai nạn đó người con trai bị mất chân thật tội nghiệp

Em bị mất đồ

HT

24 tháng 7 2021

NG:anh ấy bị mất đồ

NC:anh ấy rất mất mặt vì trò hề hôm trước

tk for me.ok

MB:     Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

KB:     Con đường không chỉ là bạn của riêng em. Nó còn là bạn của những bác lao công. Đêm đêm, trên con đường này, dù là mùa hè hay mùa đông lạnh giá, tiếng chổi tre luôn sột soạt dưới vệ đường. Các bác đang quét rác để giữ vệ sinh cho đường phố. Nhờ những bàn tay lao động cần cù ấy mà con đường luôn sạch sẽ. Em rất yêu con đường phố thân quen. Con đường không những đẹp mà còn là nơi đã gắn bó với em trong những ngày cắp sách đến trường. Em thầm biết ơn các bác công nhân vệ sinh đã ngày đêm quét rác cho con đường luôn sạch đẹp.


 

23 tháng 7 2021

Mở bài :"Quê hương" hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương. Tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hòa,... nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.
Kết bài :Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.

24 tháng 7 2021

mài thanh sắt bao giờ mới thành cây kim nhỉ

23 tháng 7 2021

 Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.

       Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…

       Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?

       Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!

       Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi.

23 tháng 7 2021

Khi đi học ở trên trường hay cả khi ở nhà thầy cô giáo và bố mẹ em vẫn luôn nhắc nhở em rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta, và mỗi một người phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. Điều ấy đã khắc sâu vào tâm trí của em và hình thành những thói quen tốt đẹp. 

Ngày hôm ấy là buổi chiều ngày thứ sáu, lớp em có một buổi sinh hoạt ngoại khóa, cô giáo chủ nhiệm đã dẫn chúng em ra công viên để tổ chức một buổi picnic. Điều ấy khiến chúng em vô cùng vui mừng và thích thú, bạn nào bạn nấy cũng háo hức trông mong buổi đi chơi này. Vì chúng em còn nhỏ chưa chuẩn bị được đồ ăn thế nên ba mẹ chúng em đã quyết định đóng góp tiền và nhờ cô giáo chuẩn bị giúp. Ai cũng biết rằng chúng ta có thói quen sử dụng bịch ni lông để bao gói thức ăn, đồ uống vì sự gọn nhẹ, rẻ tiền của nó. Thế nên buổi sinh hoạt hôm ấy đã có một lượng lớn túi ni lông và vỏ nhựa bị thải ra. Em rất buồn vì một số bạn không có ý thức bỏ rác vào thùng, thay vào đó lại tiện tay vứt cả xuống thảm cỏ, rác lớn có thể thu nhặt lại chứ những mảnh ni lông bé xíu thì rất khó để xử lý. Chính vì vậy, với vai trò là lớp phó lao động em đã nhắc nhở mọi người để rác gọn vào một bao riêng, bên cạnh đó em cũng giải thích với các bạn là nếu vứt rác lung tung sẽ gây ô nhiễm môi trường, cũng là gây hại cho cuộc sống của chính chúng ta. Sau khi nghe em giải thích, các bạn ai nấy cũng vui vẻ để rác đúng nơi đúng chỗ, thậm chí có những bạn lỡ tay vứt rác lung tung cũng nhanh nhẹn nhặt chúng bỏ vào bao đựng rác. Đồng thời sau buổi picnic dưới sự chỉ đạo của cô giáo em cũng nhanh chóng đốc thúc mọi người dọn dẹp sạch sẽ bãi cỏ, để kết thúc chuyến đi chơi vui vẻ và lành mạnh.

Thế đấy mọi người, chỉ cần một hành động nho nhỏ là chúng ta đã có thể bảo vệ môi trường sống xung quanh được sạch đẹp, không chỉ bảo vệ cuộc sống mà còn cho chúng ta một góc nhìn thẩm mỹ, dễ chịu, khiến chúng ta yêu đời hơn. 

Sau cơn bão số 2, Quảng Ngãi quê em phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề. Vài ngày sau khi nước rút, nhà cửa, ruộng vườn dần hiện lên với vẻ nhem nhuốc, hoang sơ vì bị đất bùn xâm lấn. Hàng cây xanh của làng đứng đó bao năm nay mà giờ cũng bị gió làm đổ rạp. Cây bị nhẹ thì gãy trụi cành, nặng hơn thì bật hết cả gốc rễ, nằm chắn ngang trên mặt đường. Rác rưởi từ khắp nơi đổ dồn về theo dòng nước rồi mắc cạn ở khắp nơi. Nếu tình trạng này kéo dài thì chỉ cần nắng lên thôi, cả làng em sẽ bị ô nhiễm và bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, theo lời kêu gọi của trưởng thôn, mọi người trong làng đều quyết tâm, chung sức khắc phục hậu quả của cơn bão. Em cùng các bạn nhận nhiệm vụ thu gom rác. Chúng em nhanh chóng bắt tay vào công việc. Em và Tuấn sẽ thu gom trên con đường chính, nhóm bạn Lan, Hải, Ngọc, Hùng sẽ chia ra các ngõ nhỏ. Chỉ trong buổi sáng, chúng em đã hoàn thành xong công việc. Em và các bạn rất vui vì đã góp sức nhỏ của mình mang lại vẻ đẹp tươi cho làng quê yêu dấu.

Chiều hôm qua, sau khi tan học em đã về nhà ngay với mẹ. Vì mẹ em đang bị ốm do bị ướt mưa lúc đi làm về. Lúc em về nhà thì thấy mẹ đang cố gắng ngồi dậy. Thế là, em lập tức chạy vội lại giường, đỡ mẹ và hỏi:

- Sao mẹ không nằm nghỉ cho đỡ mệt mà ngồi dậy vậy ạ?

- Tại mẹ khát nước mà nhà không có ai cả ấy mà. - Mẹ em trả lời.

Nghe mẹ nói vậy, em liền nói:

- Mẹ cứ ngồi nghỉ đi ạ, hôm nay để con chăm sóc mẹ.

Nói rồi, em liền chạy vào bếp, rót một cốc nước ấm rồi mang ra cho mẹ. Lúc mẹ uống nước, em thấy chiếc khăn ướt để đắp lên trán mẹ đã khô. Nên em đã đam khăn đi thấm nước, rồi đắp lại cho mẹ. Khi mẹ nằm xuống nghỉ ngơi, em cẩn thận dém chăn, sửa áo cho mẹ được thoải mái hơn. Lúc ấy, mẹ nhìn em bằng ánh mắt rất vui mừng, còn khen rằng em thật ngoan. Đến tối bố về, mẹ đã có thể ngồi dậy ăn cháo được. Mẹ bảo nhờ có con chăm sóc nên mới nhanh hết mệt như vậy.

23 tháng 7 2021

Trong gia đình ai cũng yêu thương em và chăm sóc em rất tốt. Nhưng trong đó người mà luôn nói chuyện với em , chơi đùa , chăm sóc em đó chính là bà ngoại em.

  Vì mẹ em phải ở trên thành phố để làm việc nên em cùng ngoại về quê để thuận tiện hơn. Em đã được ngoại chăm sóc đến nay đượ 10 năm rồi. Vì gia đình em không có nhiều phụ nữ nên bà là người thay thế để chăm sóc em. Bà rất hiền dịu với mái tóc đen mượt và đôi mắt đen lay láy. Bà như là một bà tiên trong truyện. Bà đã chăm sóc cho em được 10 năm rồi. Mọi buồn vui em đều chia sẻ với bà. Bà làm gì cũng được hết, bà nấu ăn rất ngon, may vá rất giỏi,...Mọi việc trong gia đình đều nhờ vào tay bà. Vì phải làm việc nhà, chăm sóc em và lo cho gia đình,... Một hôm bà đã đổ bệnh. Tối bà kể rằng bà hay mất ngủ và cứ ho suốt. Sang hôm sau, khi thức dậy em thấy bà trông thật mệt mỏi vì thế em kêu bà nằm nghỉ và làm việc nhà giúp bà. Sau đó em đưa nước cho bà để môi bà đỡ khô hơn. Vì gần nhà em có thuốc nên em chạy một mạch từ nhà đến tiệm để mua thuốc cho bà. Ngày hôm  sau bà nói bà đã khỏe hơn nên đã tự đi lại được. Bà nói: ' Cảm ơn cháu' lời nói đó như làm lòng em thấy thương bà ngoại hơn em liền đáp lại : ' Không có gì đâu bà' nó là một kỉ niệm đẹp với hai bà cháu em.

 Người ta nói có bà là niềm hạnh phúc vì bà còn lo lắng cho mình hơn cả mẹ. Nên em nghĩ rằng em còn có bà ngoại là em may mắn lắm rồi. Em sẽ luôn bên cạnh ngoại khi ngoại cần em. Em yêu bà ngoại của em.