K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2018

BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT SỐ 1 - TẢ CÁI CẶP SÁCH
Từ lúc còn nhỏ, em đã nhận được rất nhiều những món quà sinh nhật thú vị và ý nghĩa như một hộp đầy những chú hạc giấy được gấp tỉ mỉ cẩn thận, gấu bông, đồ sách vở… Nhưng trong số đó, em thích nhất là món quà mẹ mua tặng em nhân nhịp em lên lớp 5 – một chiếc cắp sách hình búp bê barbie vô cùng dễ thương.

Chiếc cặp hình chữ nhật với chiều dài tầm khoảng 80 xăng – ti – mét và chiều rộng khoảng 50 xăng – ti – mét. Cả chiếc cặp là một màu hồng đào rất bắt mắt, phù hợp với con gái chúng em. Lần đầu tiên nhìn thấy chiếc cặp, em đã cảm thấy vô cùng thích thú và cảm ơn mẹ rối rít vì món quà tuyệt vời này.

Chiếc cặp được làm từ những sợi ni lông và nhựa. Cả chiếc cặp tổng cộng có 4 ngăn bao gồm hai ngăn to để đựng sách vở, một ngăn bé hơn ở đằng trước dùng để đựng bút và đồ dùng học tập cùng một ngăn bé nhất để em đựng những thứ đồ bí mật của riêng em mà chỉ mình em biết mà thôi. Trên cặp được in hình những cô búp bê Barbie thật dễ thương, cô bé nào cũng đều đầu tóc gọn gàng, khuôn mặt xinh đẹp tươi tắn cùng những bộ quần áo điệu đà sang trọng.

Em thường dùng ngăn to để đựng sách vở, những quyển vở, quyển sách luôn được em sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trong ngăn cặp. Nhờ có chiếc cặp mà những quyển sách của em luôn thẳng thớm, không bị quăn mép, bám bị bụi bẩn. Không chỉ thế, chiếc cặp còn giúp em rèn luyện dduovjw tình ngăn nắp và khả naeng ghi nhớ được thời khóa biểu chính được đan ở mặt trong của cặp. Mỗi lần đi đến trường, em chẳng cần vất vả xách cặp bởi nó có hai dây quai đeo ở đằng sau vô cùng chắc chắn khiến chiếc cặp đeo lên chẳng thấy nặng một chút nào.

Mỗi ngày đến trường, chiếc cặp lại cùng em phiêu lưu trong những tiết học, cùng em lắng nghe lời giảng của các thầy cô giáo. Đã tự bao giờ, chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết nhất của em trong con đường học tập và rèn luyện bản thân. Chính vì vậy, em luôn giữ cho chiếc cặp của mình luôn sạch sẽ. Cuối mỗi tuần, em đều dọn dẹp lại từng ngăn cắp, bỏ rác ra ngoài và đem cặp ra phơi nắng cho không còn những mùi lạ. Em không bao giờ vẽ hay viết linh tinh lên cắp cả, kể cả các bạn khác cũng không được vẽ vào.

Em rất yêu chiếc cặp của mình. Nhờ có nó mà em không còn gặp khó khăn trong những việc như dọn sách hay mang sách đến trường nữa. Em sẽ giữ gìn chiếc cặp ấy cẩn thận để nó luôn mới như ngày mới mua.

BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT SỐ 2 - TẢ CÁI BÀN HỌC
Trong gia đình em, có rất nhiều đồ vật với công dụng khác nhau như: chiếc ti vi, máy giặt, tủ lạnh… nhưng có lẽ đối với em, đồ vật mà em thích nhất và có nhiều công dụng với em nhất chính là chiếc bàn học.

Chiếc bàn học này là do bố mua cho em vào lần sinh nhật thứ 9. Toàn bộ chiếc bàn đều được làm bằng gỗ và được quét một lớp sơn giúp cho bàn có độ trơn và bóng. Chiếc bàn có đi cùng một giá sách lớn với các ngăn riêng biệt được chia ra rõ ràng. Bên dưới bàn còn có một ngăn kéo nhỏ em dùng để chứa những đồ dùng học tập và một chiếc tủ có khóa. Bàn có bốn chân vững chãi được làm bằng gỗ. Nối liền giữa hai chân bàn là một thanh gỗ nhỏ giúp cho chiếc bàn trở nên vững chắc. Bốn chân bàn được làm bằng nhau, không chân nào thấp hơn chân nào.

Mặt bàn có những đường vân chìm, sờ vào rất thích. Mùa hè mà được áp mặt xuống mặt bàn thì mới tuyệt làm sao. Cảm giacs vừa mát vừa sảng khoái như khi được áp má vào một chiếc khăn lạnh vậy. Không chỉ thế, trên bàn còn có mùi gỗ mới rất thơm. Em đã xin ba mẹ cho mua một ít giấy dán hình hoa và các con vật về để trang trí cho chiếc bàn học nhỏ xinh của mình. Trên chiếc bàn ấy, em để một chiếc cđèn học màu xanh. Trển giá sách có rất nhiều những cuốn sách khác nhau: từ những cuốn truyện tranh cho nhi đồng như Doraemon, Chú hề nhí,… cho đến những cuốn sách giáo khao, sách tham khảo, thứ nào cũng có một biển tên đính ở giá để phân biệt.

Em không bao giờ viết hay vẽ bậy ra bàn, ra ghế vì chiếc bàn đã trở thành một người bạn mà em yêu quý. Mỗi khi học bài xong, em lúc nào cũng sắp xếp sách vở sao cho thật ngăn nắp gọn gàng. Nhìn bàn học của em được đặt bên ô cửa sổ với những chồng sách ngay ngắn, em lại cảm thấy vô cùng hài lòng và thích thú. Mỗi buổi sáng chủ nhật rảnh rỗi, em lại lấy chiếc chổi lông để phủi bụi và quét sạch màng nhện ở những ngăn em không dùng đến để chiếc bàn học của em luôn đực sạch sẽ.

Em rất yêu quý chiếc bàn học này. Em sẽ luôn cố gắng giữ gìn nó thật sạch đẹp và gọn gàng bởi nó là món quà bố mua tặng cho em.

P/S : đây  là 1 số bài văn , bn tham khảo nhé ^^

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!! ^_^

12 tháng 4 2018

Từ lúc còn nhỏ, em đã nhận được rất nhiều những món quà sinh nhật thú vị và ý nghĩa như một hộp đầy những chú hạc giấy được gấp tỉ mỉ cẩn thận, gấu bông, đồ sách vở… Nhưng trong số đó, em thích nhất là món quà mẹ mua tặng em nhân nhịp em lên lớp 5 – một chiếc cắp sách hình búp bê barbie vô cùng dễ thương.

Chiếc cặp hình chữ nhật với chiều dài tầm khoảng 80 xăng – ti – mét và chiều rộng khoảng 50 xăng – ti – mét. Cả chiếc cặp là một màu hồng đào rất bắt mắt, phù hợp với con gái chúng em. Lần đầu tiên nhìn thấy chiếc cặp, em đã cảm thấy vô cùng thích thú và cảm ơn mẹ rối rít vì món quà tuyệt vời này.

Chiếc cặp được làm từ những sợi ni lông và nhựa. Cả chiếc cặp tổng cộng có 4 ngăn bao gồm hai ngăn to để đựng sách vở, một ngăn bé hơn ở đằng trước dùng để đựng bút và đồ dùng học tập cùng một ngăn bé nhất để em đựng những thứ đồ bí mật của riêng em mà chỉ mình em biết mà thôi. Trên cặp được in hình những cô búp bê Barbie thật dễ thương, cô bé nào cũng đều đầu tóc gọn gàng, khuôn mặt xinh đẹp tươi tắn cùng những bộ quần áo điệu đà sang trọng.

Em thường dùng ngăn to để đựng sách vở, những quyển vở, quyển sách luôn được em sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trong ngăn cặp. Nhờ có chiếc cặp mà những quyển sách của em luôn thẳng thớm, không bị quăn mép, bám bị bụi bẩn. Không chỉ thế, chiếc cặp còn giúp em rèn luyện dduovjw tình ngăn nắp và khả naeng ghi nhớ được thời khóa biểu chính được đan ở mặt trong của cặp. Mỗi lần đi đến trường, em chẳng cần vất vả xách cặp bởi nó có hai dây quai đeo ở đằng sau vô cùng chắc chắn khiến chiếc cặp đeo lên chẳng thấy nặng một chút nào.

Mỗi ngày đến trường, chiếc cặp lại cùng em phiêu lưu trong những tiết học, cùng em lắng nghe lời giảng của các thầy cô giáo. Đã tự bao giờ, chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết nhất của em trong con đường học tập và rèn luyện bản thân. Chính vì vậy, em luôn giữ cho chiếc cặp của mình luôn sạch sẽ. Cuối mỗi tuần, em đều dọn dẹp lại từng ngăn cắp, bỏ rác ra ngoài và đem cặp ra phơi nắng cho không còn những mùi lạ. Em không bao giờ vẽ hay viết linh tinh lên cắp cả, kể cả các bạn khác cũng không được vẽ vào.

Em rất yêu chiếc cặp của mình. Nhờ có nó mà em không còn gặp khó khăn trong những việc như dọn sách hay mang sách đến trường nữa. Em sẽ giữ gìn chiếc cặp ấy cẩn thận để nó luôn mới như ngày mới mua.

12 tháng 4 2018

Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.

Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.

Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề: "Thượng khẩn"

Sợ chi hiểm nghèo?.

Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:

Đường quê vắng vẻ

Lúa trỗ đòng đòng

Ca lô chú bé

 Nhấp nhô trên đồng....

Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!.

Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:

 

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

 Lúa thơm mùi sữa

 Hồn bay giữa đồng.

Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.

Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.

 

5 tháng 1 2022

Hay quá, chi ơi! nhưng dài quá!  hahahaha

12 tháng 4 2018

Bài làm

   Tùng, tùng, tùng..., một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.

   Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

   "Khoẻ, khoẻ! ". Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.

   Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co... Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.

   Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chống trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.

K GIÚP MK NHA !!!

12 tháng 4 2018

 Tùng, tùng, tùng..., một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.

   Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

   "Khoẻ, khoẻ! ". Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.

   Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co... Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.

   Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chống trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.

12 tháng 4 2018

Xứ Nghệ quê tôi có nhiều cảnh đẹp tựa tranh vẽ, những bức tranh sơn thuỷ hữu tình mà thiên nhiên đã ban tặng hẳn không phải nơi đâu cũng có. Chẳng thế mà khi nhắc đến Nghệ Tĩnh, người ta lại nghĩ đến câu ca dao quen thuộc:

        Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

  Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

                                                              Ai vô xứ nghệ thì vô

            Câu ca dao kết thúc lửng là một lời mời khiến người nghe không khỏi tò mò về một miền quê của nắng và gió Lào. Đây núi Hồng Lĩnh hùng vĩ với “chín mươi chín ngọn”gắn liền với bao truyền thuyết về vùng đất thiêng. Bên dãy núi Hồng là dòng sông Lam êm đềm dạt dào thương nhớ:

Non Hồng ai đắp mà cao,

Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu?

           Chỉ hai câu ca dao mà đại từ ai xuất hiện ba lần như đưa con người dọc theo chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hoá để trở về quá khứ. Biết bao thế hệ tiền nhân đã hiến thân cho mảnh đất quê hương để tạo nên vùng văn hoá Hông Lam lung linh bao sắc màu huyền thoại. Trải qua bao cuộc dâu bể, dẫu thời gian và năm tháng có làm thay đổi nhiều thứ nhưng núi Hồng - sông Lam vẫn hiên ngang, gồng mình chống đỡ với giông gió, bão tố để cuộc sống con người vơi bớt những nhọc nhằn. Núi Hồng - sông Lam không chỉ là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Nghệ mà nó còn trở thành hình tượng của sự nhớ thương:

Hồng sơn cao ngất mấy trùng

Lam Giang mấy trượng thì lòng mấy nhiêu

           Hai bên lưu vực sông Lam, sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố  là những xóm làng yên bình của Đức Thọ, Nghi Xuân, Nam Đàn, Hương Sơn, Hương Khê...

Đức Thọ gạo trắng nước trong

Ai về Đức Thọ thong dong con người

Dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, đứng sừng sững ngạo nghễ giữa đồng bằng Diễn châu là hình ảnh lèn Hai Vai. Lèn Hai Vai chính là hoá thân của ông Đùng, người anh hùng bị chém cụt đầu thời tiền sử:

Trèo lên chót vót Hai Vai

Ra tay khoát gió khoác vai ông Đùng.

Mỗi tên làng, tên núi, tên sông trong ca dao xứ Nghệ đều gắn bó thân thiết với người lao động, nó cụ thể và sinh động chứ không xa xôi, bóng gió. Mỗi địa danh đều tồn tại với một lí do riêng. Nhiều làng quê đi vào ca dao gắn với những đặc sản riêng của vùng từng vùng đất. Thứ đặc sản rất quen thuộc với mỗi người dân xứ Nghệ đó là chè xanh:

                                                Ai về Hà Tĩnh thì về

                                    Mặc lục chợ Hạ, uống chè Hương Sơn.

Về Hương Sơn thưởng thức thứ chè xanh mới hái được nấu với nước sông Ngàn Phố vừa sánh đặc lại vừa chát đã làm say lòng người bao thế hệ. Ca dao còn có câu miêu tả độ sánh đặc của nước chè nơi đây:

Đọi nước chè em múc ra

                                               Khặm đụa vô nỏ bổ

Việt Nam được coi là xứ sở của chè xanh, nhưng có thưởng thức chè xanh Nghệ Tĩnh mới thấy hết cái hồn quê đậm đà của ấm nước chè nơi đây. Người xứ Nghệ có cách uống chè độc đáo. Chè được nấu cả lá lẫn cành mới thơm ngon và đặc sánh. Dù trời nắng chang chang thì bát nước chè phải uống lúc còn nóng hôi hổi mới ngon, mới mát. Uống chè xanh cũng có hội gọi là “hội nước chát”. Quanh ấm chè chát mọi người cùng trò chuyện để gắn chặt hơn tình làng, nghĩa xóm và thậm chí bàn bạc cả những chuyện quan trọng như dựng vợ gả chồngcho con cái. Tình người xứ Nghệ được ví như đọi nước đầy. Nhiều vùng quê Nghệ Tĩnh cũng nổi tiếng với chè xanh như chè Gay (Anh Sơn - Nghệ An), chè rú Mả, chè Khe Yên ..:

 Ai về Hồng Lộc thì về

Ăn cơm cá Bàu Nậy,

Uống nước chè khe Yên

Vùng ven biển thì nổi tiếng với những hải sản mang hơi thở của biển cả:

                                                Ai về Cửa Hội quê tôi

                                                Cá thu, cá nục, cá mòi thiếu chi.

Nhưng không phải vùng đất ven biển nào cũng được thiên nhiên ưu đãi, thế nên có địa danh lại gắn liền với bao nỗi nhọc nhằn của người dân An -Tĩnh:

Ai về Thạch Hạ mà coi

     Bắc nồi lên bếp xách oi ra đồng.

Thạch Hạ là một xã ven biển thuộc huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Đất đai ở đây bạc màu, con người bao đời vất vả dãi nắng dầm sương nhưng cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám họ. Hình ảnh “Bắc nồi lên bếp, xách oi ra đồng” thể hiện cuộc sống tạm bợ của người dân.

Ngược lên miền sơn cước chúng ta sẽ có dịp thưởng thức những loại hoa quả đặc trưng:

Ai hay mít ngọt, trám bùi

Có về Cát Ngạn với tui thì về.

Vùng đồi núi, trung du, đồng bằng lại có những sản vật nổi tiếng:

Quê ta ngọt mía Nam Đàn

Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài.

Hay:

                                                                                                             

                                    Bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn, hồng vuông Thạch Hà

            Thanh Chương ngon cá sông Giăng

          Ngon khoai La Mạ, ngon măng chợ Chùa

Những món ăn dân dã như bánh đa, bánh tày (bánh chưng), bánh đúc, cháo kê cũng đi vào ca dao như thứ đặc sản mà người lao động hết sức nâng niu:

Bánh đa chợ Cày, bánh tày chợ Voi

Bánh đúc cháo kê là nghề làng Trại

Nói đến xứ Nghệ mà chưa nhắc đến nhút thì quả là còn thiếu sót:

    Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn

Nhút là món ăn được làm từ mít xanh, xơ mít. Đây là món ăn gắn liền với các miền quê ở xứ Nghệ, món ăn của người nghèo. Nhưng nhút ngon phải chấm với tương Nam Đàn mới đúng vị.

Một món ăn đạm bạc không thể thiếu trong mâm cơm của người dân xứ nghệ trong những ngày hè đó là hến:

Quê tôi vốn ở Nguyệt Đàm

Tôi đi bán hến chợ Sa Nam gần kề

Hến tôi ngon gớm ngon ghê

         Ai muốn ăn hến thì về quê tôi

            Cũng có những địa danh gắn liền với nghề nghiệp:

                                                            Lắm ló Xuân Viên, lắm tiền Hội Thống,

                                                            Lắm nống Do Nha, lắm cà Lộc Châu,

                                                            Lắm dâu Cẩm Mỹ, lắm bị  Kẻ Giăng,

                                                            Lắm măng Kẻ Cừa, lắm bừa Trung Sơn,

                                                            Lắm cơn Yên Xứ.

            Các địa danh trên đều thuộc huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Dân Xuân Viên giàu vì lúa gạo (lắm ló: lắm lúa); Hội Thống giàu nhờ nghề biển và buôn bán. Do Nha nổi tiếng với nghề thủ công đan nống (nống là nong). Kẻ chính là tên nôm của làng.

Kẻ Dặm đục đá nấu vôi

Miệng thì thổi lửa, tay lôi rành rành

Kẻ Dặm (tức Diễn Minh) là một làng thuộc huyện Diễn Châu, dưới chân lèn Hai Vai người dân nơi đây sống bằng nghề đục đá, nấu vôi. Diễn Châu cũng là nơi nổi tiếng với nhiều làng nghề khác nhau như nghề rèn, nghề làm nước mắm, dệt võng, dệt vải, dệt chiếu…

Người Nghệ Tĩnh đôi khi còn lấy địa danh để nhắc đến tình yêu đôi lứa hay tự hào về con người của các vùng quê:

Trai Đông Thái gái Yên Hồ

Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên

Đông Thái thuộc xã Tùng Ảnh, Đức Thọ. Trai Đông Thái tài giỏi còn gái Yên Hồ (cũng thuộc Thọ, Hà Tĩnh) thì xinh đẹp, giỏi giang. Trai thanh - gái lịch nổi tiếng cả một vùng đất.

Trong ca dao còn có câu: Trai Đông Phái, gái Phượng Lịch cũng nghĩa như trên chỉ khác Đông Phái và Phượng Lịch thuộc huyện Diễn Châu, Nghệ An.

Đặng Sơn người đẹp nước trong

         Dâu non xanh bại, tơ tằm vàng sân

            Đặng Sơn là địa danh thuộc huyện Đô Lương, Nghệ An. Xã Đặng Sơn nằm ở ven sông có nghề truyền thống là trồng dâu, nuôi tằm. Con gái vùng này xinh đẹp, đảm đang.

Xôi nếp cái, gái Tràng Lưu

Tràng Lưu (nay là xã Trường Lộc, Can lộc, Hà Tĩnh) là một vùng đất văn vật. Gái Tràng Lưu thông minh, xinh đẹp, nết na nổi tiếng.

Các địa danh trong ca dao, tục ngữ có khi còn gắn liền với kinh nghiệm sản xuất hoặc dự báo thời tiết. Mỗi địa phương có kinh nghiệm dự báo thời tiết riêng:                          

Bao giờ Đại Huệ mang tơi

Rú Đụn đội nón thì trời mới mưa

Đại Huệ nằm ở phía bắc còn rú (núi) Đụn thì ở phía tây huyện Nam Đàn, Nghệ An. Người dân xung quanh đây hễ thấy mây bọc xung quanh núi Đại Huệ hoặc trùm đỉnh rú Đụn thì biết chắc trời sắp mưa.

Hay:

Bao giờ ngàn Hống mang tơi, rú Thành đội mạo thì trời mưa to

Mưa Cẩm Nang kiếm đàng mà chạy, mưa Kẻ Nại đứng lại mà giòm.

…...

Ngư dân chài lưới luôn phải đối mặt với bao hiểm hoạ từ thời tiết nên họ có nhiều kinh nghiệm tránh mưa bão:

Bao giờ mống Mắt mống Mê

Thuyền câu thuyền lái chèo về cho mau

Mống (tức là cầu vồng cụt), Mắt, Mê là hai hòn đảo nhỏ thuộc các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc. Đây là kinh nghiệm xem thời tiết của người dân vùng biển, khi thấy mống dựng lên ở hòn Mắt, hòn Mê thì trời sắp nổi giông tố nên cần nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn.

Xứ Nghệ được xem là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhiều làng quê nổi tiếng về học hành khoa cử như làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), Tiên Điền, Tiên Bào (Nghi Xuân, Hà Tĩnh)....

Kinh kỳ dệt gấm thêu hoa

Quỳnh Đôi tơ lụa thủ khoa ba đời       

Tiền Điền, Tiên Bào sinh anh hào thông thái

 Cũng nói về mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhưng xét về khía cạnh khác, có câu phương ngôn nổi tiếng: “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần”nghĩa là nếu Thanh Hoá được hưởng nhiều ân huệ của vua thì Nghệ Tĩnh là đất được thần linh bảo hộ. Ở Nghệ Tĩnh, hàng trăm vị thần được lập đền thờ ở các làng xã. Nhắc đến đền thờ, dân gian có câu: “Đền Cờn, đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng” nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp, tính linh thiêng và sự bề thế của bốn ngôi đền nổi tiếng bậc nhất xứ Nghệ.

            Đền Cờn (hay đền Cần) thuộc xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An là một ngôi đền nguy nga, tráng lệ. Đền thờ tứ vị thánh nương gồm 3 mẹ con công chúa nước Nam Tống là Từ Hy Thái Hậu Dương Nguyệt Quả, các công chúa Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Tương truyền, xưa có ba mẹ con công chúa Nam Tống bị chết chìm ở biển Đông, thi thể trôi dạt vào cửa Càn. Người dân thấy thi thể còn tươi tắn như khi còn sống, toàn thân toả mùi thơm như lan, như quế nên đã chôn cất và lập miếu thờ đàng hoàng. Đây là những nữ thần bảo vệ cho dân làng làm ăn thịnh vượng.

 Đền Quả (còn gọi là đền Quả Sơn) toạ lạc dưới chân núi Quả Sơn thuộc làng Miếu Đường, xã Bạch Ngọc (nay là xã Bồi Sơn), Đô Lương, Nghệ An. Đền thờ Uy Mnh Vương Lý Nhật Quang - hoàng tử thứ 8 của vua Lý Công Uẩn. Ông là tri châu đầu tiên của Nghệ An. Tại đây, Lý Nhật Quang đã cống hiến tuổi xuân của mình để bảo vệ và xây dựng nước nhà, ông đã thực hiện chính sách huệ dân, khai khẩn đất đai, khuyến thiện, trừng ác thu phục được lòng người. Khi ông mất, người dân địa phương tưởng nhớ và lập đền thờ ông. Hiện tại trên đất Nghệ có trên 30 điểm lập đền thờ Lý Nhật Quang và đều coi ông là thành hoàng.

            Đền Bạch Mã thờ vị tướng trẻ Phan Đà, một người nổi tiếng thao lược của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.Trong một đi lần thám thính tình hình quân địch ông bị giặc phục kích rồi tử trận. Con bạch mã trung thành mang ông về, đến xã Võ Liệt (Thanh Chương, Nghệ An) thì dừng chân. Tại đây ông được dân làng lập miếu thờ. Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi, Lê Thái Tổ cho xây dựng toà đền bề thế.

            Chiêu Trưng không chỉ nổi tiếng bởi sự linh thiêng mà còn mê hoặc lòng người bởi vẻ đẹp của núi non, biển trời hùng vĩ. Ngôi đền được xây dựng phía tây chân núi Long Ngâm, ngọn núi như một con rồng quấy đầu xuống nước. Đền thờ võ tướng Lê Khôi, cháu ruột của Lê Lợi nằm ở xã Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông từng lập nhiều chiến công hiển hách cho nghĩa quân Lam Sơn.

            Ca dao tục ngữ chính là tiếng lòng của người lao động, nó đẹp và sáng lung linh mà bụi thời gian không thể làm phai mờ. Nhờ nó mà cái hồn quê được mãi lưu truyền từ đời này sang đời khác để văn hoá Nghệ nói riêng, văn hoá Việt nói chung sẽ giữ mãi được bản sắc riêng

12 tháng 4 2018

1/

 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

  Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

                                                              Ai vô xứ nghệ thì vô

2/

Non Hồng ai đắp mà cao,

Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu?

3/

Hồng sơn cao ngất mấy trùng

Lam Giang mấy trượng thì lòng mấy nhiêu

4/

Ai về Hà Tĩnh thì về

                                    Mặc lục chợ Hạ, uống chè Hương Sơn.

12 tháng 4 2018

Trên cây , những quả mít non mới nhú ra như những cây nến xanh

12 tháng 4 2018

vơ vớ vẩn vẩn on on với n on

12 tháng 4 2018

Buổi sáng mùa xuân, cảnh vật như vừa lấy lại sức sống mới. Khí trời se lạnh, gió thổi man mác. Từng đợt gió nhẹ thoảng qua, cành lá khẽ lung lay để lộ ra những giọt sương long lanh huyền ảo. Mặt trời vừa mới nhô lên tỏa ánh nắng sưởi ấm vạn vật. Chim hót ríu rít đón chào ngày mới. Trong vườn, chị Hồng chợt tỉnh giấc rồi hòa vào đám bạn đang đua nhau khoe sắc. Các chú bướm bay rập rờn cùng bầy ong thợ chăm chỉ hút mật làm cho khu vườn thêm nhộn nhịp. Những bông hoa mai vàng thắm bừng nở báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến. Khung cảnh khu vườn như một bức tranh thiên nhiên rực rỡ được họa sĩ nào đó vẽ lên.

NHỚ K CHO MK NHA !!

11 tháng 4 2018

Một bài thơ chép mạng???

11 tháng 4 2018

Đã vậy còn sai chính tả @@

12 tháng 4 2018

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Mỗi cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre, nếu thiếu đi lũy tre già thì không còn là làng quê nữa.

Nhìn từ xa xa, các bạn sẽ thấy  lũy tre như bức tuờng thành kiên cố đang  bảo vệ bao quanh thôn xóm mình. Nhưng khi bước tới gần mới thấy “thân gầy guộc lá mong manh”, cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà thường tạo thành từng lũy với cây này tựa cây kia, dựa vào nhau cùng vươn lên bất chấp nắng mưa để đón lấy ánh sớm bình minh. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai.  Họ nhà tre có đến vài chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm non măng mọc thẳng. Và tre cũng có hoa đó các bạn, nhưng phải hơn 100 năm nó mới ra hoa một lần. Hoa tre mọc thành từng chùm có màu vàng nhạt. Mùi thơm của hoa tre cũng rất đặc biệt đó ạ!

Cây tre có nhiều loại, mỗi loại lại mang đến cho chúng ta một công dụng riêng. Có tre to để đan lát, có tre để làm hàng thủ công. Tre còn có thể được sử dụng để làm nhà cửa, lều quán. Tre gai lại là người canh gác giúp cho cho luỹ làng ta trở nên kiên cố.

Nói tóm lại, cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương. Tre ôm lấy xóm làng, làm phong cảnh làng quê thêm phần duyên dáng, thêm phần thanh bình. Còn gì đẹp hơn những hình ảnh những mái đình, ngôi chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng treo lơ lửng trên ngọn tre.

Thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức năm 2014, Hội Dầu khí Việt Nam đã triển khai tổ chức biên soạn tài liệu “Dầu khí phổ thông và những điều cần biết” với nội dung về công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, chế biến dầu khí và lọc hóa dầu được viết bởi các tác giả giầu kinh nghiệm trong nghiên cứu, quản lý và đào tạo trong và ngoài ngành. PetroTimes sẽ lần lượt đăng tải các chuyên đề này nhằm giới thiệu với bạn đọc cả nước về nền công nghiệp dầu khí non trẻ của Việt Nam.

Tìm hiểu về các bể trầm tích dầu khí ở Việt Nam

Ở nước ta, dầu và khí đốt đã được phát hiện dưới độ sâu hơn 1000 mét trong lòng đất vào những năm 70 của thế kỷ trước nhờ vào các giếng khoan thường gọi là giếng khoan tìm kiếm thăm dò dầu khí. Đầu tiên, khí đốt được khai thác ở mỏ Tiền Hải C, tỉnh Thái Bình vào năm 1981. Chỉ vài năm sau (năm 1986), dầu cũng được khai thác ở mỏ Bạch Hổ, nằm ngoài khơi, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km về phía Đông Nam. Về vị trí địa chất, mỏ khí Tiền Hải C thuộc phần đất liền của bể trầm tích Sông Hồng, còn mỏ dầu Bạch Hổ thuộc phần ngoài biển của bể trầm tích Cửu Long.

Vậy thì, bể trầm tích dầu khí là gì? Ở Việt Nam có bao nhiêu bể trầm tích dầu khí? Để hiểu về bể trầm tích dầu khí, trước tiên chúng ta hãy cùng trao đổi về bể trầm tích nói chung một cách đơn giản nhất.

Chúng ta biết rằng hơn 2/3 diện tích bề mặt Trái Đất là biển và đại dương, là vùng có địa hình trũng sâu hơn nhiều so với 1/3 diện tích còn lại là lục địa, trong đó có cả hồ ao, sông ngòi… Nước là môi trường vận chuyển và lắng đọng chủ yếu tất cả các loại đất đá hay thường gọi là trầm tích từ nơi có địa hình cao như núi đồi, cao nguyên xuống vùng địa hình thấp như ao hồ, biển và đại dương. Quá trình này xảy ra liên tục và khắp mọi nơi trong suốt hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu năm từ trước đến nay. Vì vậy, trên bề mặt lớp ngoài cùng hay thường gọi là lớp vỏ của trái đất, có nhiều khu vực với diện tích hàng trăm nghìn km vuông có bề dày của lớp trầm tích lắng đọng tới hàng nghìn, nhiều nơi dày hơn mười nghìn mét. Những khu vực như thế được các nhà địa chất gọi là bể trầm tích.

Như vậy, bể trầm tích là vùng bề mặt Trái Đất rộng lớn, bị sụt lún gần như liên tục trong hàng chục triệu năm và luôn được lắng đọng trầm tích do sông ngòi và các dòng chảy của biển hoặc đại dương mang đến từ các khu vực có địa hình tương đối cao hơn. Nhưng nguyên nhân mà bề mặt Trái Đất bị sụt lún? Lớp vỏ ngoài cùng của Trái Đất được cấu thành bởi các mảng, địa khối có mật độ đất đá, bề dày khác nhau nằm trên lớp (tầng) Manti dẻo có nhiệt độ rất cao tới hàng nghìn độ C với những dòng đối lưu liên tục vận động. Các mảng và địa khối luôn trôi trượt trên tầng Manti theo hai xu hướng chính, hoặc là húc vào nhau hoặc là tách giãn ra. Những đợt tách giãn đó là tiền đề của sự sụt lún theo một trục kéo dài hàng chục, hàng trăm km và cũng là tiền thân của các bể trầm tích. Bức tranh ngược lại các đới sụt lún là ở những nơi húc trồi sẽ tạo nên các dãy núi, các cao nguyên có địa hình cao hơn mực nước biển đến hàng nghìn mét. Do mưa gió và các dòng chảy bề mặt, đất đá ở những vùng cao này bị xói mòn, trôi đi và lắng đọng ở các đới trũng, tạo nên các tầng (tập) trầm tích có bề dày và thành phần vật chất khác nhau trong các bể trầm tích. Quá trình này diễn ra liên tục từ đời này sang đời khác, qua nhiều niên đại địa chất khác nhau và dựa vào tuổi (thời gian) tích tụ trầm tích mà các nhà địa chất đặt tên cho các bể trầm tích từ cổ đến nay như: bể trầm tích Paleozoic (Niên đại Cổ sinh) có tuổi địa chất khoảng từ 284 đến 542 triệu năm trước; bể trầm tích Mezozoic (Niên đại Trung sinh), có tuổi địa chất khoảng từ 65 đến 251 triệu năm trước và bể trầm tích Cenozoic (Niên đại Tân sinh) có tuổi địa chất khoảng từ 0 đến 65 triệu năm trước.

Trầm tích lắng đọng trong các bể thành lớp này chồng lên lớp khác theo thời gian. Đồng thời, trong trầm tích có chứa vật chất hữu cơ ở dạng phân tán hay tập trung tuỳ thuộc vào loại đất đá và môi trường lắng đọng. Đất đá chứa vật chất hữu cơ được chôn vùi trong bể trầm tích đến một độ sâu nhất định sẽ chịu tác động của nhiệt độ, từ đó vật chất hữu cơ sẽ chuyển hoá thành bitum và tiếp tục bitum chuyển hoá thành dầu thô và khí hydro cacbon (hay còn gọi là khí thiên nhiên). Tầng hoặc lớp đá chứa hàm lượng vật chất hữu cơ đủ lớn để có thể sinh ra dầu khí được các nhà địa chất gọi là tầng hoặc lớp đá sinh. Sau khi dầu khí được sinh ra, dưới tác động của thủy động lực trong lòng đất và lực trọng trường, chúng sẽ dịch chuyển hay còn gọi là di cư đến những lớp đất đá có lỗ hổng như những “ngôi nhà tí hon” để trú ngụ ở đó. Tầng đất đá có nhiều “ngôi nhà” như thế được gọi là tầng chứa dầu khí.

Thông thường các lớp hoặc tầng đá có cấu trúc dạng mái vòm là thuận lợi nhất để tích trữ dầu khí và còn được gọi là vỉa hay tích tụ dầu khí. Thể tích hoặc khối lượng dầu khí tồn tại trong một hay nhiều vỉa dầu khí được các nhà địa chất tính toán chính là trữ lượng của tích tụ dầu khí đó. Nếu tích tụ dầu khí có trữ lượng đủ lớn, tức là có giá trị thương mại khi tiến hành khai thác được coi là mỏ dầu khí. Như vậy, trong một bể trầm tích có thể tồn tại các mỏ và tích tụ dầu khí. Bể trầm tích đó được gọi là bể trầm tích dầu khí.

Sau hơn 40 năm triển khai công tác tìm kiếm thăm dò, đến nay chúng ta đã xác định được 8 bể trầm tích dầu khí có tuổi Cenozoic trên thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam .

12 tháng 4 2018

hay ma

12 tháng 4 2018

học xong văn bản kí em cảm thấy văn bản rất hay,............