K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2021

Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thành sinh viên năm thứ ba đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con ngõ nhỏ dẫn vào trường năm xưa nay đã rộng hơn, hai bên đường giờ tràn ngập màu sắc của các loại hoa. Xe tôi chạy chầm chậm trên đường mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Trần Huy Liệu. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi Thầy quản sinh mới cho vào. Bước vào sân trường sự thay đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Ngọc toét, cái Lam cụ, thằng Toàn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây vẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dần.

Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà xây thành khu nhà 2 tầng khang trang, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp 6B khóa 2011-2012. Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Hạnh dạy Anh cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thía lời cô dạy. Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đây lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình. Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Hạnh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng: – Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

– Em là Huyền học sinh lớp 6B, khóa học cách đây mười năm rồi phải không? – Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.

Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh. Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được mở lại tuổi học trò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói: – Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết những cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống. – Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em. Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:

– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui. Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lớp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.

Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.

Nhân ngày 20/11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.

Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được quét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xuê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?” Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:

- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.

Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:

- Học sinh cũ của mấy anh chị à!

Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:

- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?

Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:

- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.

- Vậy à? – cô đáp.

Em hỏi cô:

- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.

- Họ về hưu cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưu nốt.

Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm:

- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.

Cô trả lời:

- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.

Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.

Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

8 tháng 8 2021

 Quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta, là vùng kí ức ngọt ngào mỗi khi nhớ lại. Đối với mỗi người con xa quê, những chuyến về thăm quê thật quý giá biết bao. Với em cũng vậy, mỗi lần về thăm quê là một lần để nhớ mãi.

    Bố mẹ em đều xa quê lên thành phố lập nghiệp nên mỗi năm chỉ có thể sắp xếp về thăm quê một hai lần trong những dịp nghỉ lễ. Dù đường xa nhưng bố mẹ vẫn cố gắng đưa em về cùng để thăm họ hàng. Em nhớ nhất lần về thăm quê vào hè năm ngoái, có thật nhiều kỉ niệm tuyệt vời.

    Trước khi về quê, bố mẹ em đã lên kế hoạch từ rất lâu, chuẩn bị tươm tất mọi thứ, đặc biệt là quà biếu mọi người. Em cũng đã gom một số thứ đồ chơi yêu thích của mình để đem về quê tặng các em và anh chị họ. Em nghĩ chắc mọi người sẽ thích lắm đây, đặc biệt là cu Tít, mỗi lần gọi điện lại bi bô đòi ô tô đồ chơi. Em cũng chuẩn bị thật nhiều hoa điểm mười về tặng bà ngoại.

    Đường từ nhà em về quê phải đi hơn bốn tiếng đồng hồ nhưng em không hề thấy mệt mỏi. Suốt dọc đường đi, cứ nghĩ đến việc sẽ được gặp lại bà và chơi cùng anh chị là em thấy lâng lâng trong lòng. Bầu trời hôm ấy cũng thật cao và xanh. Khi xe chạy gần đến đầu làng em đã thấy bóng cây đa cổ thụ thấp thoáng ở đằng xa. Em và bố mẹ bước xuống xe để đi bộ vào trong làng, cảm giác cảnh vật xung quanh thật thân thuộc và bình dị. Hai bên đường đi là những cánh đồng lúa đang trổ bông. Em có thể cảm nhận rõ hương lúa non ngào ngạt, thoang thoảng như mùi sữa. Cả nhà em đều bước thật nhanh vì mọi người chắc đang rất ngóng chờ. Kia rồi! Ngôi nhà mái ngói nhỏ nhắn bên đường chính là nhà bà em.

    Vì biết nhà em về thăm quê nên tất cả mọi người đều tụ tập trong sân nhà bà để đón. Vừa thấy em, bà liền chạy đến ôm em vào lòng thật chặt. Mọi người ai cũng thân thiện, khuôn mặt tươi vui hớn hở. Các bác, các cô ai cũng đến xoa đầu em và khen em chóng lớn quá. Không khí buổi sum họp thật đầm ấm. Trưa hôm ấy, em được thưởng thức bao nhiêu món ăn ngon như: cá rô đồng, cua đồng, cà muối, ... những món ăn tuy bình dị nhưng đậm đà tình cảm.

    Sau bữa cơm gia đình, đến chiều, mấy đứa nhỏ chúng em rủ nhau ra bãi đất ven sông để chơi thả diều, bắt cào cào, ... Những trò chơi ấy thật thú vị, ở thành phố em chưa bao giờ được chơi. Khi em tặng các em và anh chị đồ chơi ai cũng thích thú. Chơi xong, mấy anh chị em lại rủ nhau đi hái quả trong vườn, quả nào cũng lạ, cũng ngon. Tối đến, sau khi ăn uống tắm rửa xong, mấy đứa nhỏ chúng em lại quây quần bên tấm phản ngoài hiên nghe bà kể chuyện. Em đã ngủ quên từ lúc nào không hay.

    Sáng hôm sau, em dậy thật sớm để cùng bố mẹ sang thăm họ hàng xung quanh, ai cũng thân thiện và quý em lắm. Sau một tuần ở quê, em thật sự không muốn về thành phố chật chội nữa.

    Cuối cùng em phải tạm biệt mọi người để lên đường về nhà. Em thích cuộc sống bình dị ở quê. Quê hương luôn là nơi bình yên nhất để mỗi người trở về. Trên đường về, trong đầu em văng vẳng mãi câu hát: “Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”.

8 tháng 8 2021

Quê hương luôn là một phần đời, một phần hồn, là một miền kí ức tươi đẹp không bao giờ quên dù giờ đây tôi đã chuyển lên sống ở thành thị. Như một điều tất yếu thì mỗi chuyến về thăm quê với tôi lại đầy háo hức và vô cùng ý nghĩa.

Hè năm ngoái, bố mẹ thưởng cho tôi một chuyến về quê nội vì thành tích học tập tốt. Trước ngày về lòng tôi rất háo hức, sắp xếp đồ đạc rất cẩn thận tỉ mỉ từ quần áo đến quà cáp cho mọi người ở quê. Đêm hôm ấy cảm giác háo hức khiến tôi trằn trọc không ngủ được và sáng hôm sau dậy từ rất sớm để cùng gia đình về quê. Trên đường về mọi người nói chuyện vui vẻ về cuộc sống và mọi người ở quê. Quê tôi, một vùng quê thanh bình yên ả nằm ven con sông Hồng mát lành. Cuộc sống ở đây tuy không quá sung túc nhưng người dân lại rất thân thiện và nghĩa tình. Xe đến đầu làng, một cảm giác thân thuộc ùa vào lòng. Phía xa là cây đa cổ thụ xòe tán lá rộng che mát cả con đường. Và kia là những cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mơn mởn với những cánh cò trắng tinh bay rập rờn nằm bên dòng sông hiền hòa. Chính những sự vật đơn sơ, giản dị, thân thuộc ấy đã khiến tôi yêu quê biết nhường nào.

Sau chặng đường dài thì cuối cùng gia đình tôi cũng đặt chân đến nhà nội. Tôi cất tiếng chào ông bà và chạy sà vào lòng. Đã hơn một năm tôi chưa được gặp ông bà. Tóc ông bà đã bạc thêm mấy phần nhưng vẫn khỏe như ngày nào. Bà nở nụ cười phúc hậu, xoa đầu và vỗ về đứa cháu yêu quý. Ông nội cất tiếng đầy trìu mến hỏi:

Lan của ông năm vừa rồi học hành thế nào? Con có được học sinh giỏi không?

Dạ, tổng kết cuối năm con đứng thứ hai của lớp và đạt học sinh giỏi ông ạ. Con con được giải nhất cuộc thi tiếng hát tuổi hồng cơ ông ạ.

Gương mặt ông toát lên sự hài lòng và mãn nguyện, ông đáp:

Cháu gái của ông giỏi lắm. Năm sau con cố gắng hơn nữa nhé, ông sẽ có thưởng.

Tôi vui vẻ móc tay hứa với ông. Ông dẫn tôi đi thăm quê hương và hàng xóm. Khi ra tới khu vườn của ông, tôi thực sự rất ngạc nhiên. Hồi mới chuyển đi, ông đang ươm một vườn cây ăn quả vậy mà giờ đã xum xuê hoa trái. Cây bưởi sai trĩu quả, từng quả bưởi như những đứa trẻ tinh nghịch hết trèo lên cao rồi lại leo ra xa. Bên cạnh là cây hồng với những chùm quả lấp ló như những chiếc đèn lồng đỏ tươi. Phía xa là những cô nàng hoa hồng kiêu sa đang khoe sắc dưới ánh mặt trời. Sang nhà bác Trung chơi, tôi tình cờ gặp lại người bạn thuở thơ ấu của mình. Mới hơn một năm không gặp mà Mai trông khác quá, xinh xắn và hoạt bát hơn. Hai đứa gặp nhau tay bắt mặt mừng, mai nhanh nhẹn hỏi:

Lan ơi, ra đồng thả diều đi. Giờ này ra đồng thì mát phải biết đấy.

Ừ, đúng rồi. Lâu lắm tớ chưa được chơi rồi.

Hai đứa cầm chiếc diều, tung tăng chạy ra đồng thả. Tiếng cười nói tíu tíu hóa vào tiếng gió thổi. Một cảm giác bình dị và yên ả đến lạ thường. hai đứa thả diều lên cao, thật cao bởi cánh diều mang theo những ước mơ tuổi thơ sẽ vút lên trời xanh, bay mãi, bay mãi. Mặt trời đã lên quá đỉnh đầu, to tròn đỏ rực như một hòn lửa cũng là lúc chúng tôi phải chia tay nhau. Tôi trở về nhà ăn cơm cùng gia đình. Bữa cơm thấm đượm hương vị quê hương với những món ăn đạm bạc, thanh khiết nhưng rất ngon miệng. Vậy là cũng đến chiều, một ngày về quê cũng sắp kết thúc. Tôi phải chuẩn bị đồ đạc để đi về. ông bà tặng tôi bao nhiêu là thức quà quê: cốm, bưởi, hồng, trứng gà… Trước khi về, tôi ôm chầm lấy ông bà và hứa sẽ thật ngoan, học thật giỏi để không phụ lòng tin của ông bà.

Chuyến về quê nội tuy ngắn nhưng để lại trong tôi những ấn tượng khó phai mờ. ông bà, con người và cảnh sắc quê hương luôn in dấu trong trái tim tôi. Quê hương- hai tiếng gọi tha thiết mà thiêng liêng.

8 tháng 8 2021

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn

8 tháng 8 2021

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn Chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép Chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ !

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vi thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chi cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười Chính tả, em vô cùng Sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào vệ con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là Có chí thì nên, Có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

8 tháng 8 2021

Vì điều kiện làm việc và công tác của bố mẹ em có chút thay đổi nên em đã cùng với gia đình đến sinh sống ở một nơi khác. Em đã được bố xin chuyển đến một ngôi trường gần nhà, ở đây em hoàn toàn cảm thấy lạ lẫm, khi bước vào lớp trước những gương mặt lạ mà mình chưa từng quen biết em đã rất lo lắng và hồi hộp, nhưng nhờ có Lan Anh – người bạn cùng bàn ,mà em đã dần quen và thân thiết với lớp học mới của mình.

Khi vào lớp học, cô giáo chủ nhiệm đã xếp em ngồi ở bàn thứ ba cùng với một bạn nữ khác. Vì tính em khá nhút nhát lại lạ lẫm nên em rất e dè trong việc bắt chuyện với bạn bè. Nhưng thật may mắn bởi bạn học ngồi kế bên em lại là một bạn học thực sự năng động và hoạt bát.

Ngay khi em vừa mới ngồi vào vị trí của mình thì bạn đã chủ động làm quen, sự thân thiện của bạn cũng khiến cho em bớt lo lắng hơn rất nhiều. Người bạn mới của em tên là Lan Anh, một cái tên đẹp như chính con người của Lan Anh vậy. Không chỉ làm quen với Lan Anh mà bạn ấy còn giúp em làm quen với mọi người trong lớp.

Nhờ có Lan Anh mà em cũng dần trở nên thân thiết hơn với những bạn học trong lớp, em bắt đầu cảm nhận được sự thân quen ở những người bạn mới, điều đó tạo cho em một niềm hứng thú đặc biệt với môi trường mới mẻ này. Không những vậy, trong học tập Lan Anh còn luôn giúp đỡ em, những bài toán khó mà em không giải được thì bạn luôn tận tình và cặn kẽ hướng dẫn cho em cách giải.

Chúng em dần trở nên thân thiết với nhau hơn, có những vui buồn gì trong cuộc sống thì chúng em đều chia sẻ cùng nhau. Có thể nói chúng em đã trở thành một cặp đôi “cạ cứng” làm gì cũng có nhau. Chúng em luôn xuất hiện cùng nhau nên mỗi khi em hay Lan Anh xuất hiện mà không có đối phương đi cùng thì mọi người đều hỏi như một hiện tượng lạ vậy.

Em rất yêu quý Lan Anh, bạn ấy là người bạn đầu tiên của em ở lớp học mới này, em sẽ luôn trân trọng và gìn giữ tình bạn này.

~ HT ~

8 tháng 8 2021

  Tôi buồn đến thẫn thờ khi chiếc xe chở các gia đình công nhân vào Yaly chuyển bánh. Tâm, người bạn thân nhất của tôi đã theo bố mẹ vào công trường mới. Thế là từ mai, tôi phải đi học một mình, làm bài một mình và chơi một mình. Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu thiếu vắng Tâm, tôi sẽ như thế nào?

   Chúng tôi cùng lớn lên trên công trường thủy điện Sông Đà. Cảnh nhà hai đứa khác nhau. Là con út nên tôi được nuông chiều. Còn Tâm là anh của hai đứa em nhỏ nên vất vả hơn tôi nhiều.

   Sáng sớm, khi tôi còn cuộn tròn trong chăn thì Tâm đã thức dậy. Bạn ấy quét nhà, cho gà ăn rồi cùng bố tưới rau. Bao nhiêu là việc, thế mà Tâm chưa bao giờ đi học muộn. Còn tôi, nhiều hôm nghe Tâm gọi đi học là vơ vội cặp sách rồi chạy theo, không kịp ăn sáng.

   Bận như thế mà Tâm vẫn học giỏi hơn tôi. Từ khi cùng học với nhau, năm nào Tâm cũng đạt học sinh giỏi, còn tôi cố gắng lắm cũng chỉ được loại khá. Đấy là tối nào hai đứa cũng học bài với nhau, nếu không, tôi chẳng được thế đâu. Nhiều tiết Toán, thầy giảng tôi chẳng hiểu gì cả vì cứ mải nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ. Tâm kiên nhẫn giải thích cho tới lúc tôi thật hiểu lí thuyết và biết vận dụng vào làm bài tập mới thôi. Nhìn Tâm say sưa nói, tôi nghĩ lớn lên bạn ấy làm nghề dạy học là hợp nhất.

   Môn Văn, Tâm cũng giỏi hơn tôi. Mỗi lần làm bài ở lớp, Tâm đọc đề rất kĩ, làm dàn bài cẩn thận rồi mới cắm cúi viết. Còn tôi cứ loay hoay mãi. Tôi có để ý quan sát với suy nghĩ, nhận xét gì đâu cơ chứ! Cùng đi theo xe của bố Tâm lên đập chơi, tôi chỉ thích chạy lăng quăng đây đó rồi lấy đá ném thia lia xuống mặt nước. Tôi chẳng biết Tâm nhìn gì, nghĩ gì. Chỉ đến khi làm bài thi cuối học kì tôi mới rõ. Bài văn tả cảnh công trường của Tâm được điểm cao nhất lớp. Tâm so sánh hàng cột điện 500 ki-lô-vôn như những chàng lực sĩ khổng lồ, từng đoàn xe Benla bên sườn đồi trông như đàn trâu mộng và dãy cần cẩu giống những chú hươu cao cổ châu Phi.

   Sau khi làm xong nhiệm vụ ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, bố Tâm cùng gia đình được lệnh lên đường đến công trường mới.

   Hôm nay, Tâm đã đi xa thật rồi. Cầm cuốn sổ nhỏ của Tâm tặng tôi trước lúc chia tay, tôi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Có lẽ tôi phải viết thư ngay cho Tâm để Tâm dù ở xa vẫn cảm thấy có bạn bè thân yêu bên cạnh và biết rằng tôi luôn nhớ đến Tâm.

8 tháng 8 2021

- Kể chuyện đời thường: kể chuyện đúng với sự việc diễn ra trong cuộc sống

- Kể chuyện tưởng tượng: kể câu chuyện không có thật trong cuộc sống mà là do sự sáng tạo của con người viết nên

8 tháng 8 2021

Trình bày sự khác biệt giữa kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng ?

* Trả lời :

Kể chuyện đời thường là trình thuật lại những sự việc mình đẫ thấy theo trình tự không gian hoặc thơi gian còn kể chyện là mình phải tưởng tượng ra để kể

Bố cục của một VB tự sự gồm:

-Mở bài: Giới thiệu về câu chuyên đó

-Thân bài: Kể câu chuyện đótheo một cách chi tiết

-Kết bài: Kết cục của câu chuyện và cảm nghĩ của em

8 tháng 8 2021

Bố cục của bài văn tự sự gồm 3 phần

+Mở bài

+Thân bài

+Kết bài

8 tháng 8 2021

Các bước làm bài văn tự sự

Bước 1: Tìm hiểu đề bài. Ở bước này, học sinh cần chỉ ra được yêu cầu, nội dung cũng như phạm vi của đề bài. ...

Bước 2: Tìm ý Học sinh cần xác định được các nội dung cơ bản mà đề bài yêu cầu và vạch ra các ý sẽ trình bày trong bài.

Bước 3. Lập dàn ý chi tiết. ...

Bước 4. Viết bài theo dàn ý

8 tháng 8 2021

Các bước làm bài văn tự sự

  1. Bước 1: Tìm hiểu đề bài. Ở bước này, học sinh cần chỉ ra được yêu cầu, nội dung cũng như phạm vi của đề bài. ...
  2. Bước 2: Tìm ý Học sinh cần xác định được các nội dung cơ bản mà đề bài yêu cầu và vạch ra các ý sẽ trình bày trong bài.
  3. Bước 3. Lập dàn ý/ lập dàn ý chi tiết. ...

       4.Bước 4. Viết bài theo dàn ý

Hok tốt

8 tháng 8 2021

Câu văn:Tiếp tục ước mơ con nhé! Thuộc loại câu gì?

A.Câu kể

B.Câu cầu khiến

C.Câu hỏi

8 tháng 8 2021

Em sinh ra ở một miền quê nên tuổi thơ gắn liền với cánh đồng lúa chín, tiếng sáo diều và những đàn bò ăn cỏ trên cánh đồng xanh. Một lần trên đường đi học về em được chứng kiến một hình ảnh vô cùng ấm áp, đó là bò mẹ và bò con quấn quýt bên nhau.

    Nổi bật trong đàn bò là chị bò cái cao lớn với bầu sữa căng mọng, cặp sừng màu đen nhọn hoắt. Chị trông thật đẹp với bộ lông màu nâu đỏ bóng mượt, bốn chân săn chắc và bộ móng đen. Đuôi nhẹ nhàng phe phẩy, đầu cúi xuống gặm cỏ trong nắng sớm. Chị ngước đôi mắt long lanh với hàng mi cong vút về phía những chú bò con đầy trìu mến. Hai chú bò con còn nhỏ nên chưa có sừng nhưng trông chúng rất đáng yêu. Đang gặm cỏ, bò con lao tới dụi đầu vào bụng mẹ làm nũng, rồi gục vào bầu sữa căng tròn của mẹ. Sau khi đã no nê những chú bò con cũng không rời khỏi mẹ mình. Chúng quấn quýt bên mẹ. Thỉnh thoảng bò mẹ lại dùng lưỡi liếm bộ lông của các con. Dường như đó là cách chị thể hiện tình cảm âu yếm với con của mình. Bò mẹ và bò con tiếp tục cùng nhau rong ruổi trên những cánh đồng xanh. Bò mẹ đi trước, hai chú bò con theo sau quấn quýt như hình với bóng.

    Hình ảnh của bò mẹ và bò con giống như bức tranh ấm áp tình mẫu tử. Cách bò mẹ chăm sóc cho những đứa con yêu của mình thật chu đáo. Hai chú bò con còn mải chơi, thích chạy đi khám phá những điều mới lạ nên bò mẹ lúc nào cũng theo sát bảo vệ các con. Chẳng lúc nào bò mẹ rời mắt khỏi hai đứa con yêu của mình. Có mẹ rồi bò con chẳng còn lo sợ gì nữa, thỏa sức rong chơi, khi đói lại sà vào lòng mẹ. Thế nên nhìn chúng thật vô tư và dễ thương. Khác hẳn với vẻ ngoài chín chắn và điềm tĩnh của bò mẹ.

    Nhìn mẹ con nhà bò quấn quýt bên nhau trong lòng em dâng lên niềm hạnh phúc ngập tràn. Thì ra không chỉ con người mà cả loài vật cũng có tình mẫu tử. Và tình mẫu tử ở bất kì loài nào cũng thiêng liêng, cũng đáng trân trọng.

~ HT ~

M ... e … o! Me… e … o!

Đang say sưa tô màu cho một bức tranh, tôi bổng nghe thấy mèo con kêu khe khẽ ở góc sân nhà. Buôn bút nhìn ra, tôi thấy hai mẹ con chị Mướp đang đùa giỡn với nhau dưới bông một cây râm mát.

Ánh nắng vàng rực rõ bao phủ cả cái sân rộng trước mặt nhà. Mẹ con chị Mướp hết nhảy chỗ này lại phốc sang chỗ no, ánh nắng xuyên qua các cành lá, chiếu xuống tấm lưng thon dài của hai mẹ con khiến chúng như được phủ một lớp vải hoa tuyệt đẹp. Chị Mướp lim dim măt vờ như ngủ gật, rồi bất ngờ phóng đến ôm chầm lấy con khiến chú Mun đang say sưa chạy nhảy giật bắn mình. Hai mẹ con vừa vật nhau vừa sưởi nắng. Giỡn chán chê, chúng lại kéo nhau ra gốc cây giữa sân chơi đuổi bắt. Chú Mun vừa đi vừa nghịch ngợm đưa bàn chân bé xíu lên ghì đuôi mẹ. Cứ mỗi lần như vậy, chú Mướp lại quay đầu nhìn con rồi bất ngời hất chiếc đuôi len cao khiến chú Mun ta ngã lăn ra đất. Chú vừa đi vừa kêu meo meo giận dỗi, như bắt đền chị Mướp. Chị phải quay đầu lại, âu yếm đưa chiếc lưỡi liếm khắp mình con như vỗ về, xin lỗi. Hai mẹ con đang nằm bên nhau sưởi nắng thì bỗng đâu anh chàng Mực xăm xăm chạy đến đưa đôi mắt màu nâu tí tẹo ra dọa nạt. Chú Mun sợ hãi nấp vào mẹ. Mực cứ như thế sán lại gần hai mẹ con chị Mướp. Bỗng chị đứng bật dậy, giấu con vào dưới bụng của mình rồi xù long lên để bảo vệ con. Đôi mắt xanh biếc của chị long lên khiến Mực ta kinh hoảng lùi lại. Chưa đủ, chị còn đưa “tay” lên tát lia lịa vào mõm Mực khiến hắn ta gục ngã, quay đầu chạy. Hành động dũng cảm của chị Mướp khiến tôi nhớ lại lúc chị sinh những đúa con đầu tiên.

Hôm ấy, chị lên nằm trên gác xép và đẻ r aba chú mèo con xinh xắn. Cả ngày chị nằm lì trên ổ cho con bú. Hễ nghe động là chị chuyển con đi chỗ khác. Ôi! Trông chị “bồng con” đi mà tôi buồn cười, vừa lo sợ. Hai hàm rang sắc nhọn của chị trước đây đã xé xác bao nhiêu chú chuột, bây giờ cắn vào gáy con hết sức nhẹ nhàng và khéo léo. Đã bao lần tôi nhắm mắt lại vì sợ hãi. Tôi lo cho chú mèo con lủng lẳng trên chiếc miệng của mẹ sẽ rơi xuống và … Nhưng không, chị “bồng con” đi hết sức nhẹ nhàng và vững chãi. Hàm răng ngậm chặt vào gấy con, chốc chốc lại lỏng ra vì mệt mỏi. Thỉnh thoảng chị phải đặt con xuống để dừng lại nghỉ ngơi lấy hơi. Trông chị “vừa nhọc nhằn vừa tội nghiệp. Ôi! Tấm lòng của chị Mướp đối với con thật bao la và cao đẹp.

Nhìn cảnh mẹ con chị Mướp no đùa, chơi giỡn với nhau, bất chợt tôi nghĩ đến tình mẫu tử. Chao ôi! Loài vật còn biết thương yêu đùm bọc như vậy thì tình mẹ con của ta còn bao la và cao đẹp đến chừng nào.

8 tháng 8 2021

vẫn là Note

⁌có làm thì mới có ăn nên ko cho xem đc⁍

1. Mở bài

- Giới thiệu: Cây đào được bố em mua về hôm hai mươi tám Tết.

2. Thân bài

a. Tả bao quát

- Hình ảnh cây đào hiện lên như thế nào?

- Vị trí của cây đào được đặt ở đâu?

b. Miêu tả chi tiết

- Hình dáng: cao (thấp), thế uốn cây.

  • Cành: Chia nhiều hay ít, cành nhỏ...
  • Lá: nhỏ, màu xanh đầy sức sống…
  • Hoa: có nhiều cánh, cánh hoa có màu phớt hồng, mỏng manh…

- Cây đào được trang trí: câu đối, dây đèn màu sắc, phong bao lì xì…

c. Ý nghĩa của cây đào

- Nhờ cây cành hoa đào ngày Tết, nhà em đẹp hơn.

- Cây đào đem lại may mắn, không khí của mùa xuân…

3. Kết bài

- Khẳng định vẻ đẹp của cây đào là đặc trưng của ngày tết.

- Tình cảm, thái độ đối với loài cây này.

ko thích thì có thể tisck sai cho mình:))

8 tháng 8 2021

Tham khảo:

Nhắc tới mùa xuân là nhắc tới những loài hoa đặc trưng, miền nam là hoa mai rực rỡ, miền bắc là hoa đào dịu nhẹ. Ngày tết đến, bố em đã mua cho gia đình một cây đào thật đẹp.

Nhìn từ xa, cây đào có dáng như một người thiếu nữ e lệ, với dáng uốn lượn cong cong. Cây đào được cắt tỉa gọn gàng và đẹp mắt. Cây khum khum hình dáng quả đào. Cây cao chừng một mét rưỡi được bố em trồng trong một chậu sành rất lớn. Gốc cây không to lắm, bằng cổ tay người lớn, từ gốc cây tủa ra rất nhiều cành khẳng khiu, gầy guộc. Lá đào thưa thớt, không xum xuê như cây quất. Bố em chọn một cây đào có rất nhiều nụ hoa, bố nói, chờ đến tết cây sẽ nở ra rất nhiều bông rộ trông như những đốm lửa nhỏ rực rỡ. Hoa đào có nhiều loại, có loại màu đỏ thắm gọi là đào thắm, còn loại màu nhạt hơn gọi là đào phai. Bông hoa hồng nhạt, ba cánh mịn màng, nhẹ như cánh bướm. Lấp ló sau đó là nhị hoa màu vàng ươm tràn đầy sức sống. Hương hoa không nồng nàn như hoa hồng cũng không nhạt như hương mai mà nó thoang thoảng êm ái đi vào lòng người. Cây đào là loài hoa tượng trưng cho ngày tết ở Việt Nam, nó biểu trưng cho một mùa xuân tươi đẹp tràn đầy ấm no, hạnh phúc, sum vầy đoàn viên.