K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bố cục của một VB tự sự gồm:

-Mở bài: Giới thiệu về câu chuyên đó

-Thân bài: Kể câu chuyện đótheo một cách chi tiết

-Kết bài: Kết cục của câu chuyện và cảm nghĩ của em

8 tháng 8 2021

Bố cục của bài văn tự sự gồm 3 phần

+Mở bài

+Thân bài

+Kết bài

26 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

1. 

 

Bố cục 1 bài văn miêu tả gồm 3 phần:

Mở bài : giới thiệu chung về sự vật định tả

Thân bài: miêu  tả về sự vật

Kết bài: nêu cảm nghĩ về sự vật đó

2. 

 

– Mở bài: Thường bắt đầu bằng giới thiệu nhân vật và sự việc đầu tiên của câu chuyện. Nhưng cũng có khi vào thẳng câu chuyện. Mở bài tương đương bước Thắt nút của cốt truyện (xem lại bài văn trong Ngữ vãn 6, tập một, tr. 97).

– Thân bài: Kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Thân bài tương đương bước Phát triện và Cao trào của cốt truyện (xem lại bài văn trong Ngữ văn 6, tập một, tr. 97).

– Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện. Thông thường đó là sự việc cuối cùng, thể hiện mâu thuẫn đã được giải quyết. Cũng có khi là lời của người kể chuyện nói với độc giả. Kết bài tương đương bước Mở nút của cốt truyện (xem lại bài 2).

26 tháng 5 2021

anh chỉ cho em nè

 

Bố cục 1 bài văn miêu tả gồm 3 phần:

Mở bài : giới thiệu chung về sự vật định tả

Thân bài: miêu  tả về sự vật

Kết bài: nêu cảm nghĩ về sự vật đó

2. 

 

– Mở bài: Thường bắt đầu bằng giới thiệu nhân vật và sự việc đầu tiên của câu chuyện. Nhưng cũng có khi vào thẳng câu chuyện. Mở bài tương đương bước Thắt nút của cốt truyện 

– Thân bài: Kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Thân bài tương đương bước Phát triện và Cao trào của cốt truyện 

– Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện. Thông thường đó là sự việc cuối cùng, thể hiện mâu thuẫn đã được giải quyết. Cũng có khi là lời của người kể chuyện nói với độc giả. Kết bài tương đương bước Mở nút của cốt truyện 

24 tháng 3 2019

Đáp án B

I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản

1. Bố cục của văn bản

a, Nội dung trong đơn cần sắp xếp theo trật tự nhất định, không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.

- Không thể viết lí do em xin vào Đội trước rồi mới khai họ tên, địa chỉ

- Cũng như không thể hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do vào Đội -> không đúng trình tự, quy trình về viết đơn

b, Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, giúp ta đạt được mục đích giao tiếp

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản

- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười

- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.

     + Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”

- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:

     + Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác

     + Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi

3. Các phần của bố cục

- Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng miêu tả

- Phần thân bài có nhiệm vụ miêu tả các đặc điểm của đối tượng

- Phần Thân bài có nhiệm vụ nhìn lại một cách tổng quát đối tượng được miêu tả

b, Nhiệm vụ của các phần trong bố cục cần phân biệt với nhau rõ ràng. Nếu không sẽ có sự lộn xộn trong văn bản

c, Phần mở bài không phải là sự tóm tắt phần thân bài, kết bài không phải sự lặp lại của mở bài. Bởi vì:

     + Mở bài có vai trò giới thiệu, đặt vấn đề, phần thân bài giải quyết vấn đề và phần kết bài để chốt lại vấn đề.

     + Các phần có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, cùng thống nhất thể hiện một chủ đề, nội dung nhất định nhưng chúng độc lập, không trùng nhau

d, Không đồng tình với quan điểm được đưa ra bởi lẽ, các phần trong một bài văn có liên quan chặt chẽ tới nhau, nếu bỏ đi, văn bản sẽ mất cân đối, thiếu trình tự, thiếu thống nhất

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nếu một bài văn khi sắp xếp thứ tự, trình tự không hợp lý sẽ dẫn tới việc nội dung bài viết, lời nói không được hiểu đúng đắn, cặn kẽ

     + Học sinh thi hùng biện về vấn đề an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng

     + Học sinh trình bày về kinh nghiệm học tập của bản thân

     + Đơn từ cũng cần trình bày theo thứ tự nhất định

Bài 2 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bố cục văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”

     + Mở bài (Từ đầu… vì khóc nhiều): Việc chia đồ chơi của hai anh em

     + Thân bài (tiếp… khuân đồ đạc lên xe): Tâm trạng của hai anh em trước ngày chia tay

     + Kết bài (phần còn lại): Phút chót của cuộc chia tay

Bài 3 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Phần bố cục của bạn khá rành mạch. Tuy nhiên cần sửa phần nội dung:

     + Cần bổ sung phần kinh nghiệm học tập

     + Bỏ ý “Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân” không nằm trong kinh nghiệm học tập

Phần kết bài cần có phần chốt vấn đề, kinh nghiệm học tập bạn muốn chia sẻ là gì, sau đó mới chúc hội nghị thành công.

10 tháng 4 2019

. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó

còn lai bn tự lm nha

18 tháng 2 2019

- Bố cục:

    Phần đầu (từ đầu ... chí khí con người): Giới thiệu chung về cây tre

    Phần hai (tiếp ... tiếng sáo diều tre cao vút mãi): Vai trò quan trọng của tre trong đời sống sản xuất và chiến đấu của con người.

    Phần ba (phần còn lại): Cây tre tượng trưng cho tâm hồn và khí chất của con người Việt Nam.

26 tháng 2 2020

1. Tả cảnh:

a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả.

Cảnh ở đâu?

Tả vào lúc nào? Vào dịp nào?

b. Thân bài:

Tả bao quát toàn cảnh rồi tả chi tiết từng cảnh vật theo trình tự không gian hoặc trình tự thời gian.

Một số cảnh vật cần chú ý:,

+ Hình khối + Đường nét + Màu sắc + Âm thanh

Cần chú ý tả cảnh thiên nhiên (tác động đến cảnh vật) như bầu trời, mây, gió, nắng, cây cối...

- Để cảnh sinh động cần chú ý đến các hoạt động của con người và loài vật tác động đến cảnh vật được tả.

c. Kết bài:

Nêu cảm xúc của người viết về cảnh đã tả.

Thể hiện suy nghĩ, hành động của người viết về cảnh được tả.

2. Tả người:

a. Mở bài:

Giới thiệu người được tả:

Người đó là ai?

Quan hệ với em như thế nào?

b. Thân bài:

* Tả ngoại hình:

Tả bao quát về tuổi tác, tầm vóc, dáng,điệu.

Tả chi tiết về khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, làn da, mũi, miệng,...

* Tả tính tình:

Lời nói, cử chỉ, thái độ.

Việc làm

Tình cảm đối với mọi người xung quanh.

Lưu ỷ: Nếu đề bài yêu cầu tả người đang hoạt động thì phần tả ngoại hình không đi sâu, phần trọng tâm là tả hoạt động, thao tác làm việc.

c. Kết bài:

Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về người mình tả.

3. Tả đồ vật:

a. Mở bài:

Giới thiệu đồ vật em định tả:

Đồ vật đó em có từ lúc nào? Ai mua cho? Mua vào dịp nào?

b. Thân bài:

Có thể tả bao quát từ ngoài vào trong:

Chất liệu.

Hình khối Đường nét Màu sắc

Âm thanh khi sử dụng.

c. Kết bài:

Cảm nghĩ của em về đồ vật em tả. ích lợi của đồ vật đối với em

Cách bảo quả của em để đồ vật dùng được bền đẹp

4. Tả cây cối:

a. Mở bài:

Giới thiệu cây em tả.

Do ai trồng?

Trồng từ bao giờ?

Em nhìn thấy cây vào thời điểm nào?

b. Thân bài:

Tả bao quát

Tả chi tiết từng bộ phận: Rễ, thân, lá, hoa,...

• Nếu là cây ăn quả thì cần tả thêm bộ phận quả của nó lúc còn non và cả lúc chín.

• Nếu là cây cho bóng mát: cần tả kĩ tán lá của cây.

Tả thêm những hoạt động của con người, con vật tác động đến cây, làm cho cây thêm đẹp.

c. Kết bài:

Cảm nghĩ của em đối với cây. ích lợi của cây Cách chăm sóc, bảo vệ cây. 

5. Tả con vật

a. Mở bài: Giới thiệu con vật em định tả.

Con gì? Em nhìn thấy ở đâu?

Nếu là con vật nuôi ở nhà em: Em nuôi từ bao giờ?

b. Thân bài:

* Hình dáng:

Tả bao quát.

Tả chi tiết từng bộ phận: đầu, mình, đuôi, chân, màu lông,...

* Hoạt động, tính nết:

Thói quen

Hoạt động hằng ngày.

c. Kết bài:

ích lợi

Cách chăm sóc.

a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả. Cảnh ở đâu?Tả vào lúc nào? Vào dịp nào? b. Thân bài: Tả bao quát toàn cảnh rồi tả chi tiết từng cảnh vật theo trình tự không gian hoặc trình tự thời gian. Một số cảnh vật cần chú ý:, + Hình khối + Đường nét + Màu sắc + Âm thanh Cần chú ý tả cảnh thiên nhiên (tác động đến cảnh vật) như bầu trời, mây, gió, nắng, cây cối... - Để cảnh sinh động cần chú ý đến các hoạt động của con người và loài vật tác động đến cảnh vật được tả. c. Kết bài: Nêu cảm xúc của người viết về cảnh đã tả. Thể hiện suy nghĩ, hành động của người viết về cảnh được tả.
24 tháng 9 2018

1, Bố cục:

– Phần mở đầu: Giới thiệu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Phần thân bài: Việc vua Lê Lợi lấy được gươm thần từ rùa vàng, sự cứu giúp đầy ý nghĩa, Lê Lợi với thanh gươm báu cùng với nghĩa quân của mình ra trận.
– Phần kết bài: Sự thắng lợi cuộc chiến anh hung, cách giải thích cho tên gọi “ Hồ Gươm”.

2. Ý nghĩa truyện.

– Truyện giải nghĩa được tên gọi “Hồ Gươm”, đồng thời đề cao tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta, một việc chính nghĩa đáng ngợi ca.
– Đề cao sự lãnh đạo tài trí của Vua Lê Lợi, một vị vua anh minh, yêu nước, thương dân.
– Truyện thể hiện khát vọng ngàn đời của nhân dân được sống trong hòa bình, một đất nước ấm no, hạnh phúc.

Có 3 phần : + Phần mở bài

                 : + Phần thân bài

                 : + Phần kết bài 

26 tháng 2 2020
 Cũ nhất Mới nhât Thích nhiều    

 Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. Tả người
* Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, t-thế,tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.
* Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
-Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
-Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
* Cách miêu tả:
-Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
-Thân bài:
+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
+ tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
Ví dụ:
Dượng Hương Th-nh-một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Võ Quảng)
+ Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận
được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
-Kết bài: Nhận xét hoặck nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
3. Miêu tả sáng tạo
* Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dungtưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở
thực tế nào đó.
* Đối tượng: Người hay cảnh vật.
* Yêu cầu khi miêu tả:
-Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như:
không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào?
Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thựctế để tưởng tượng theo ý định của mình.
-Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn
Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả cói nét độc đáo mang tính cá nhân rõ.
III. cách làm một bài văn miêu tả
1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải:
-Xác định được đối tượng miêu tả;
-Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
-Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;
-Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.
3. Cần chú ý chi tiết khi miêu tả. Ví dụ:
a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm
-Bầu trời âm u, nhiều mây.
-Gió lạnh, có thể có mưa phùn.
-Cây cối rụng lá chờ cành.
-Chim tróc bay đi tránh rét.
-Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm
-Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan…).
-Vầng trán.
-Tóc ôm khuôn mặt hai được búi lên?
-Đôi mắt, miệng.
-Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn…
c) Tả một em bé chừng 4 -5 tuổi:
-Mắt đen tròn ngây thơ;
-Môi đỏ như son;
-Chân tay mũm mĩm;
-Miệng cười toe toét;
-Nước da trắng mịn;
-Nói chưa sõi…
d) Tả một cụ già:
-Tóc trắng da mồi;
-Cặp mắt tinh anh;
-Dáng vẻ chậm chạp hoặc nhanh nhẹn;
-Giọng nói trầm ấm…
-Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt lấp lánh khích lệ…
4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ:
a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
-Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô.
-Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. Các bạn trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh người viết (hay chính bản thân người viết).
b)

  • Tả sân trường giờ ra chơi
  • :
    -Miêu tả theo không gian:
    + Từ xa tới gần.
    + Miêu tả theo thời gian trước, trong và sau khi rachơi.
    Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết thành đoạn văn.
    -Miêu tả theo thứ tự thời gian:
    + Sân trường vắng lặng trong giờ học.
    + Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra.
    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hoặc tranh cãi nhau về điều gì đó.
    + Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cường nói,hò reo và một vài bạn chơi ích cực nhất.
2 tháng 4 2018

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc

- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.

- Bố cục:

    + Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau

    + Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau

    + Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động