K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2018

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.

Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

22 tháng 7 2018

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.

Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

nha ~

23 tháng 7 2018

Chép sách ấy

 là một nhân vật truyền thuyết Việt Nam, theo quan niệm dân gian vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên), ông là một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian người Việt, gọi là Tứ bất tử. Ông được xem là hàng đệ nhất trong 4 vị thánh thần này.

Hok tốt

>.<

22 tháng 7 2018

 dãy núi Ba Vì

2 . Bài thơ sau đây có phải tự sự không , vì sao ? Hãy viết lại câu chuyện đó :                                                     Sa bẫy                                            Bé Mây rủ mèo con                                            Đánh bẫy bầy chuột nhắt                                            Mồi thơm : cá nướng ngon                                            Lửng lơ trong cạm sắt .                                         ...
Đọc tiếp

2 . Bài thơ sau đây có phải tự sự không , vì sao ? Hãy viết lại câu chuyện đó :

                                                     Sa bẫy

                                            Bé Mây rủ mèo con

                                            Đánh bẫy bầy chuột nhắt

                                            Mồi thơm : cá nướng ngon

                                            Lửng lơ trong cạm sắt .

                                            

                                            Lũ chuột tham hóa ngốc 

                                            Chẳng nhịn thèm được đâu !

                                            Bé Mây cười tít mắt

                                            Mèo gật gù , rung râu .

                                            

                                            Đêm ấy Mây nằm ngủ

                                            Mơ đầy lồng chuột sa

                                            Cùng mèo con đem xử 

                                            Chúng khóc ròng , xin tha !

  

                                            Sáng mai vùng xuống bếp :

                                            Bẫy sập tự bao giờ 

                                            Chuột không , cá cũng hết

                                            Giữa lồng mèo nằm ...mơ !

0
22 tháng 7 2018

Xin lỗi các bạn là '' Lấy trộm bút của bạn nha ''

22 tháng 7 2018

Tôi cũng như bao người khác đều có một ký ức tuổi thơ về quê hương, làng xóm. Trong đó ký ức của tôi về sinh hoạt và vui chơi ở nơi ngôi chùa Làng, cho đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.

Đó là ngôi chùa của Làng, ngôi chùa tương đối cổ kính, không biết được xây dựng từ khi nào nhưng khi tôi lớn lên là ngôi chùa đã hiện diên và cổ kính rồi, tôi được biết theo “ Địa phương ký làng Sơn Tùng” của tác giả chú Văn Hữu Tuất  thì ngôi chùa làng đầu tiên được thành lập rất sớm vào khoảng năm 1754 (Giáp Tuất) do Ngài Tin Đức Bá Đoàn Phúc Hòa Vệ Long Võ cùng bà con dân làng trùng tu xây dựng.

Năm 1756 (Bính Tý) đời vua Lê Cảnh Hưng thứ 16, Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát (Chúa Đàng trong) ban bố tấm biển” Sắc tứ Sơn Tùng tự” và 4 câu đối…Vào ngày 25/2 – năm Kỷ Sửu chùa làng bị đốt cháy hoàn toàn, toàn bộ tài liệu quí giá bị thiêu rụi, chỉ sót lại tấm bia đá và cái chuông hiện đang còn để tại chùa.

Đầu thập niên 1960, Khuông hội Phật giáo làng Sơn Tùng xây dựng chùa mới trên nền chùa xưa, đúc tượng Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Đại hồng chung…các ngài có công xây dựng lại chùa là các ngài: Văn Hữu Đối, Đoàn Quang Kháng, Văn Hữu Hạch, Hồ Đăng Chinh và Hồ Đăng Quát các ngài nay đã qua đời.

Chùa được tọa lạc ngay trung tâm dân cư của làng Sơn Tùng, ngôi chùa nhìn vào toát lên vẽ tôn nghiêm, hiền hòa và dễ gần gũi; có khuôn viên, quang cảnh thoáng mát, 2 bên sân chùa là 2 hàng cây nhãn tỏa bóng mát xum xê. Tôi vẫn còn nhớ thuở nhỏ ngày nào, vào mùa hè lũ nhỏ chúng tôi đi học hè ở trường làng (trụ sở làng bây giờ) trường ở gần chùa, vào những lúc trưa hè, trời nắng gắt chúng tôi kéo nhau vào núp dưới hàng cây Nhãn xanh tỏa bóng mát nghe tiếng Ve hè kêu inh ỏi, chúng tôi càng thỏa sức vui chơi nô đùa, hồn nhiên. Phía trước chánh diện chùa cách chừng 300m có một Hồ sen rộng chừng 100m2, sen nở trắng phau, tỏa hương thơm ngát, nước hồ trong xanh. Sau những lần nô đùa, chạy nhảy, lũ trẻ chúng tôi kéo nhau xuống hồ lấy nước uống, lấy gương sen để ăn.

Tôi vẫn còn nhớ mãi, khi bước vào tuổi niên thiếu, ao ước làm sao để được tham gia lớp “oanh vũ” để được đến chùa sinh hoạt gia đình Phật tử, sau đó tôi cũng được diện cho mình một bộ áo lam tay ngằn, quần đùi để đi oanh vũ. Vui làm sao, hồn nhiên làm sao chiều chủ nhật hàng tuần tôi được sinh hoạt vòng tròn trước sân chùa do các đàn anh, đàn chị “Huynh trưởng” phụ trách, nhiều lắm, đến giờ tôi còn nhớ một vài anh chị đó là anh Văn Hữu Bích, anh Hồ Thiêu, anh Văn Luy, anh Đoàn Phước Dụng, chị Văn Thị Huê, Hồ Thị Túy…Nói chung phong trào Phật tử và sinh hoạt gia đình Phật tử ở làng ta trước năm 1975 phát triển rất mạnh, hoạt động vô tư, tình cảm, trách nhiệm, thương yêu và hồn nhiên.

Sau giải phóng một thời gian dài, do tình hình kinh tế khó khăn chung của đất nước, trong đó có dân làng ta. Việc tu sửa, quan tâm xây dựng phát triển, tôn tạo của chùa có những hạn chế nhất định; phong trào tham gia khuông hội, gia đình Phật tử chưa được nhiệt tình hưởng ứng.

Đến năm 2008, bằng sự nỗ lực, quyết tâm của con dân trong làng đã huy động mọi nguồn lực, mọi sự ủng hộ từ toàn thể nhân dân trong làng, con dân đi làm ăn xa, các nhà hảo tâm đã sửa chữa và tổ chức “Đại Lễ Chẩn Tế Trai Đàn” hết sức hoành tráng và trang nghiêm nhằm để cầu siêu bạt độ cho hương linh con dân trong làng và nguyện cầu an lành, thạnh đạt, bình yên, mưa thuận gió hòa, ăn nên làm ra, con cháu học hành thành đạt…

Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với kinh tế của nhân dân trong làng có phần cải thiện nên phong trào tham gia tự nguyện cúng dường, đóng góp công, sức, tiền của để sửa chữa, tô quét lại ngôi chùa và vật kiến trúc của chùa ngàycàng khang trang và đẹp đẽ, đặc biệt là tượng đá “ Phật Quan Âm Bồ Tát” do đệ tử Đoàn Mai Lương cúng dường được dựng ngay trước sân chùa.

Chùa cũng thành lập được Ban Nghi lễ ( Khuôn hội) gồm có 07 người, do ông Văn Ích làm Trưởng Ban, ông Hồ Khoảng làm trưởng Ban Nghi lễ và 5 thành viên gồm ông Hồ Phò, ông Hồ Chiến, ông Đoàn Khách, ông Đoàn Phước Lư và ông Bình. Mặc dù Ban Nghi lễ chỉ có 07 người nhưng hoạt động, duy trì hương đăng, kinh kệ các ngày đại lễ, lễ Phật, vía Phật, ngày rằm…đồng thời nhiệt tình giúp đỡ các gia đình phật tử trong làng có nhu cầu tụng niệm phục vụ tang lễ, cúng giỗ…đã tạo nên nét văn hóa tâm linh gần gũi với mọi nhà.

Bên cạnh đó, hoạt động của gia đình Phật tử lớp thiếu sinh trong làng cũng được chùa quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ và hoạt động xây dựng phong trào, số lượng thiếu sinh khoảng 15-17 em; tuy nhiên, so với các địa phương khác thì phong trào gia đình Phật tử ở làng ta vẫn còn khiêm tốn nhiều mặt, do thiếu thủ lĩnh, thiếu đàn anh dẫn dắt, hầu hết số thanh niên trưởng thành đều đi làm ăn xa.

Sau bao nhiêu năm tôi xa cách ngôi chùa, những lần về thăm quê, tôi đều đến thăm, viếng ngôi chùa thân thương ở làng, khi đó bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ ấu của tôi hiện ra, làm cho tôi cảm xúc dâng trào, khó tả nổi, chỉ biết ngậm ngùi, thương nhớ và đầy lưu luyến. Đây là tâm trạng của tôi cũng như bao bao nhiêu người con xa quê hương khi nghĩ về quê hương, nơi có ngôi chùa làng thân thương.

22 tháng 7 2018

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ. Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

22 tháng 7 2018

Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm.

22 tháng 7 2018

Nội quy nhé !

Đọc đi

22 tháng 7 2018

nội quy bn oi

mà bn là trai hay gái

22 tháng 7 2018

Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.

22 tháng 7 2018

Trong môn Tiếng Việt của Tiểu học, em đã được học và được tìm hiểu rất nhiều những câu chuyện hay và có ý nghĩa. Trong những câu chuyện đó em thích nhất là nhân vật Mị Nương trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”.

Mị Nương là con gái của vua Hùng vương thứ mười tám, nàng là một công chúa với vẻ đẹp tuyệt sắc. Dáng người nàng thon thả, yểu điệu tựa cành liễu. Mị Nương nàng sở hữu làn da trắng ngần như những bông tuyết tinh khôi rơi trên đỉnh ngọn núi cao kia. Khuôn mặt trái xoan của nàng luôn mang một vẻ e thẹn có thể đánh đổ trái tim bất cứ chàng trai nào.
Mái tóc nàng đen nhánh, đổ dài như dòng suối mát tạo cho nàng vẻ thùy mị và dịu dàng đến không ngờ. Sống mũi dọc dừa cao thẳng, đôi mắt bồ câu xinh đẹp cùng đôi môi hồng nhuận như bông hoa đào vào mùa xuân kết hợp hài hòa với nhau. Đôi mắt của nàng như biết nói biết cười, sinh động và linh hoạt nhưng lại làm cho người đối diện không cảm thấy chán ghét, mà ngược lại còn có vẻ thân thiện cùng gần gũi.

Mị Nương có một giọng nói trong trẻo như tiếng chuông ngân, mỗi khi nàng cất tiếng hát thì kể cả những chú sơn ca cũng phải dừng lại để thưởng thức giọng hát êm dịu ấy. Mị Nương sở hữu một đôi bàn tay ngọc ngà với những ngón tay tháp bút hồng hào, mỗi khi nàng chạm tay vào một bông hoa, bông hoa cũng dường như cảm thấy xấu hổ khi đối diện với vẻ đẹp của nàng. Chính vì vẻ đẹp ấy mà không biết bao nhiêu chàng trai đã đến xin cầu hôn công chúa khi nàng đến tuổi cập kê.

Theo truyền thuyết, trong tất cả những người đến cầu hôn nàng có hai người được mệnh danh là “vị thần của biển khơi” và “vị thần núi Tản Viên”. Phải, đó không ai khác chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh, sau cả tháng trời đánh nhau ác liệt cuối cùng Sơn Tinh cũng đưa được Mị Nương về núi, đánh bại Thủy Tinh. Hai người bọn họ ai cũng muốn có được Mị Nương còn không phải vì sắc đẹp của nàng sao? Không những có được sắc đẹp trời cho mà Mị Nương còn rất giỏi cầm kì thi họa, nữ công gia chánh.

Mị Nương nàng là một một người giản dị, không ích kỉ, không vụ lợi, trong sáng và biết lo lắng cho mọi người. Nàng luôn giúp đỡ những người dân trong thành bằng tất cả năng lực của mình nhưng lại chưa từng đòi hỏi họ phải cho nàng một thứ gì, nàng không kiêu ngạo, không kênh kiệu, luôn kính trên nhường dưới. Mị Nương là một nàng công chúa mẫu mực và nhân hậu mà dân chúng vô cùng yêu quý và biết ơn.

Em rất yêu quý nàng công chúa Mị Nương bởi nàng vừa xinh đẹp lại nết na và vô cùng nhân hậu. Em mong một người như nàng sẽ có một cuộc sống thật hạnh phúc bên đức lang quân cùng những đứa con dễ thương.

22 tháng 7 2018

Hương thơm của các loài hoa thật ngây ngất,khó quên.

Học tốt #

22 tháng 7 2018

hương thơm của các loài hoa hòa quyện lại thật quyễn rũ.

22 tháng 7 2018
Bài làm:

        Truyền thuyết kể lại rằng tổ tiên người Việt xưa là Hùng Vương, lập nên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Hùng Vương là con trai của Long Quân và Âu Cơ. Long Quân ở Lạc Việt (là Bắc Bộ Việt Nam bây giờ), thuộc nòi Rồng thường ở dưới nước. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bè tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

        Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kỳ sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nỏ ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đồ ở đất Phong Châu đặt tên nước là Văn Lang; triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái gọi là Mị Nương  khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng. Mười mấy đời truyền nôi ngôi vua đều lây hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

         Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

22 tháng 7 2018

“Thích quá! Thích quá!”. Tiếng reo của tất cả chúng em vang lên giữa sân nhà vào một đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít quanh bà ngoại để nghe bà kể về câu chuyện “Con rồng, cháu Tiên”.

Bà kể rằng ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường 1 dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - nhừng loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở, Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ; khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bè tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kỳ sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nỏ ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tinh, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biến, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên  đường.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đồ ở đất Phong Châu đặt tên nước là Văn Lang; triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái gọi là Mị Nương  khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng. Mười mấy đời truyền nôi ngôi vua đều lây hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Nghe xong câu chuyện, em càng hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyền thuyết này là nói lên nguồn gốc của dân tộc Việt Nam chúng ta. Càng hiểu bao nhiêu, em lại càng tự hào về tổ tiên của mình bấy nhiêu và tự hứa với lòng là sẽ cố gắng sống, học tập, lao động sao cho xứng đáng là con Rồng, cháu Tiên.