K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2018

Những chi tiết kì ảo:

_ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng

_ Trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

Em thích chi tiết: "Trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần." vì chi tiết này nói lên niềm tự hào dân tộc, rằng người Việt Nam rất khỏe mạnh, tài giỏi.

Đây là theo ý kiến riêng của mk thôi, chứ mk cũng ko chắc chắn nữa

23 tháng 7 2018

tôi là học sinh lớp 6D

bạn Mai học rất giỏi giỏi

BTS rất nổi tiếng

V
23 tháng 7 2018

giúp tui

23 tháng 7 2018

- Từ truyện lục súc tranh công tác giả muốn khuyên chúng ta: ai ai cũng có nhiệm vụ riêng của mình, và mỗi nhiệm vụ đó đều giúp ích cho xã hội, đừng nên so bif công lao với người khác, vì có những chuyện mà người khác mới có thể làm được nhưng bạn lại không giải quyết được, và ngược lại , ai cũng có lợi thế riêng của mình và khuyết điểm riêng, đừng tự cho rằng mình là người khổ cực nhất, làm việc nhiều nhất, vì những người xung quanh bạn cũng đang cố gắng từng ngày để bù lại những khuyết điểm đó cho bạn.

p/s: mk cx ko bk!

23 tháng 7 2018

Truyện Lục súc tranh công muốn khuyên chúng ta rằng : không nên xem trọng mk mà đánh giá người khác, cần phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để tình cảm càng thêm gắn bó.

23 tháng 7 2018

Bài thơ "Bóng Mây" là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Thanh Hào.Đọc bài thơ ta thấy được tình cảm của người con thương mẹ phải làm việc vất vả phơi lưng đi cấy.Từ đó người con ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc - hóa thành đám mây che cho mẹ để mẹ làm việc đỡ nắng.Qua đó tác giả giúp người đọc hình dung rõ nét về tình thương vừa sâu sắc vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ của mình.

Học tốt # ^-<

23 tháng 7 2018

Mẹ là đề tài không bao giờ vơi cạn trong thơ ca. Đã có nhiều thi sĩ, nghệ sĩ thành công với đề tài này. Bài thơ"Bóng Mây"của tác giả Thanh Hào là một nhân chứng. Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp một phép so sánh quen thuộc:"trời nắng" như"nung" thể hiện thời tiết rất nắng, không thể diễn tả được. Tác giả đã tạo tình huống trời nắng chang và mẹ phải đi cấy. Tình huống này đã cho ta thấy, người mẹ luôn vất vả, dãi dầu mưa nắng, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để tạo nên bát cơm thơm dẻo cho mỗi người con. Không chỉ có vậy, bạn nhỏ trong thơ đã có một điều ước thật giản đơn, thật ngây thơ và xúc động. Muốn hóa thành đám mây che cho mẹ suốt ngày để mẹ khỏi nắng, khỏi mệt. Qua đó, ta thấy tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ thật tha thiết, thật hồn nhiên. Phải chăng, bạn nhỏ rất yêu thương mẹ, biết quan tâm đến mẹ. Thanh Hào đã mang đến cho bạn trẻ một bài thơ thật hay, thật ý nghĩa!

23 tháng 7 2018

a) (1) - TN: vào đâu

- CN1: tre

- VN1: cũng sống

- TN: ở đâu

CN2: tre

-VN2: cũng xanh tốt

=> Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt

(2) - CN1: dáng vẻ tre

- VN1: vươn mộc mạc

CN2: màu tre

-VN2: tươi nhũn nhặn

=> Dáng vẻ tre mộc mạc, tươi nhũn nhặn

b) - CN1: tôi

- VN1: ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực

- CN2: tôi

- VN2: chóng lớn lắm

=> Bởi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm

c) - CN1: Dượng Hương Thư

- VN1: như 1 pho tượng đồng đúc

- CN2: các bắp thịt

- VN2: cuồn cuộn

- CN3: hai hàm răng

- VN3: cắn chặt

...

=> Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc. Các bắp thịt cuồn cuộn. Hai hàm răng cắn chặt. Quai hàm bạnh ra. Cặp mắt nảy lửa như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ

d) (1) - CN1: trời

-VN1: xanh thắm

- CN2: biển

- VN2: cũng xanh thắm, như dâng cao, chắc nịch

=> Trời và biển đều xanh thắm, như dâng cao, chắc nịch

(2) -CN1: trời

- VN1: rải mây trắng nhạt

- CN2: biển

- VN2: mơ màng dịu dàng hơi sương

=> Trời rải mây trắng nhạt. Biển mơ màng dịu dàng hơi sương

(3) - CN1: trời

- VN1: âm u mây mưa

- CN2: biển 

-VN2: xám xịt nặng nề

=> Trời âm u mây mưa. Biển xám xịt nặng nề

(4) bn cx phân tích giống như câu 3 nha 

23 tháng 7 2018

1. -George Washington

2. -John Adams

3. -Thomas Jefferson

4. -James Madison

5. -James Monroe

6. -John Quincy Adams

 7. -Andrew Jackson

8. -Martin Van Buren

9.  -William Henry Harrison

10. -John Tyler

11. -James K. Polk

12.- Zachary Taylor

13 -Millard Fillmore

14. -Franklin Pierce

15 - James Buchanan

16 - Abraham Lincoln

17 - Andrew Johnson

18 - Ulysses S. Grant

19 - Rutherford B. Hayes

20 - James Garfield

21 - Chester A. Arthur

22 - Grover Cleveland

23 - Benjamin Harrison

24 - Grover Cleveland

25 - William McKinley

26 - Theodore Roosevelt

27 - William Howard Taft

28 - Woodrow Wilson

29 - Warren G. Harding

30 - Calvin Coolidge

31 - Herbert Hoover

32 - Franklin D. Roosevelt

34 - Harry S. Truman

35 - John F. Kennedy

36 - Lyndon B. Johnson

37 - Lyndon B. Johnson

38 - Lyndon B. Johnson

39 - James Carter

40 - Ronald Reagan

41 - George H. W. Bush

42 - William J. Clinton

43 - George W. Bush

44 - Barack Obama

45 - Donal Trump

23 tháng 7 2018

bạn lên Wikipedia mà tra

23 tháng 7 2018

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

22 tháng 7 2018

Vào mỗi dịp tết đến, xuân về, trên khắp mọi miền Tổ quốc thân thương của em lại có dịp được làm và thưởng thức những loại bánh cổ truyền rất thơm ngon. Đó chính là bánh chưng và bánh giầy. Có thể nói, mỗi khi nhắc đến hai loại bánh ấy ta lại nhớ đến câu truyện truyền thuyết bánh Trưng bánh Giầy được nhân dân lưu truyền đến tận ngày nay. Đặc biệt, Lang Liêu – một nhân vật chính tiêu biểu trong truyện là người đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Trong  tác phẩm, Lang Liêu được nói đến là một người “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một người giàu nhân đức, rất cần cù, chăm chỉ, sống gần dân, biết coi trọng nghề nông là nghề truyền thống của dân tộc từ ngàn đời. Chàng mồ côi mẹ, là một chàng hoàng tử bị “lép vế”, chịu nhiều thiệt thòi nhất trong hoàng tộc. Một hôm nhà vua , vua muốn truyền ngôi nên vua đã gọi các con đến và nói sẽ truyền ngôi cho người nào làm vừa ý ta.Nhưng bời bấy lâu nay vốn là người quanh năm chỉ gắn bó với đồng ruộng, cỏ cây, nên chàng không thể có những loại báu vật quý giá như ngà voi, ngọc ngà châu báu để dâng vua. Càng gần tới ngày dâng lễ vật chàng càng lo lắng tới mức quên ăn quên ngủ. Một hôm do mệt quá nên Lang Liêu chợt thiếp đi. Trong giấc mơ, Lang Liêu gặp một vị thần tiên và người đóđã nói với chàng  “Trong trời đất không có gì quý bằng gạo, chỉ có gạo mới nươi sống con người. Khi tỉnh dậy, nghĩ lại lời thần nói nói trong giấc mơ vô cùng đúng đắn nên chàng đã gói những chiếc bánh như trong giấc mơ. Chàng chọn gạo nếp trắng tinh thơm lừng , vo thật sạch, lấy đậu xanh ,thịt lợn làm nhân lấy lá rong gói bánh. Trong ngày dâng lễ vật cúng tiên vương, chỉ duy nhất hai loại bánh của Lang Liêu là giản dị và ít có giá trị vật chất nhất. Vua đi qua một lượt ,nhưng khi ăn tới món ăn của Lang Liêu nhà vua cảm thấy ngạc nhiên bởi món ăn đó có mùi vị thơm ngon, Vua chầm ngâm suy nghĩ rồi chọn thứ bánh ấy làm lễ cúng Tiên vương Nhà vua nói Chiếc bánh hình vuông tượng trưng cho trái đất gọi là bánh trưng còn chiếc bánh hình tròn tượng trưng cho bầu trời bao la rộng lớn gọi là bánh nói rồi vua liền truyền ngôi cho Lang Liêu vì trong 20 người con của vua thi chỉ có Lang Liêu là hiểu được ý vua cha.Chính từ lúc đó, nhà vua quyết định lấy loại bánh này để cúng giỗ tổ tiên trong những ngày Tết, những ngày giỗ tổ tiên. Phong tục này vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay. Lang Liêu không chỉ là một nhân vật biểu tượng cho truyền thống cần cù, nhân nghĩa, sáng tạo của dân tộc mà còn hiện lên như một người anh hùng văn hóa của đất nước. Chàng đã biết tiếp thu, chắt chiu, tìm tòi, sáng tạo từ những thành quả của nhân dân trong suốt quá trình xây dựng nền văn hóa dân tộc. Việc Lang Liêu được thừa kế ngôi vua là một kết quả xứng đáng cho một người con hiền lành, chịu khó, một con người tài năng, sáng tạo và một tấm lòng nhân đức, lương thiện. Không chỉ vậy, nhân vật Lang Liêu trong câu chuyện còn thể hiện một chân lý: những con người ở hiền thì sẽ được trời thương giúp đỡ.

22 tháng 7 2018

          Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật … đã tạo nên yếu tố hoang đường, yếu tố kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu mới được nối ngôi Vua “tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, van trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

           Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.

         Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.

          Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật.  Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.

          Truyền thuyết này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp truyền thống của đất nước ta với hương vị Tết cổ truyền rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hóa Việt Nam.

          Sâu xa hơn nữa, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

chúc bạn học thật tốt nha>.<

22 tháng 7 2018

Hôm đó,là ngày sinh nhật của tôi và có 1 món quà mà tôi rất yêu thích đó chính là cô búp bê barbie do bà tặng tôi tôi thích món quà đó lắm.Buổi tối khi bữa tiệc đã kết thúc lòng tôi vui sướng biết bao cảm xúc tôi không thể kìm chế nổi tôi không ngờ tôi lại có ngày được cầm trên tay cô búp bê ấy.Tôi thật lòng cảm ơn bà vì bà đã mang đến cho tôi một cô búp bê xinh đẹp như là 1 nàng công chúa trong mơ.

                   Dịch:

That day, my birthday and a gift that I loved so much was the barbie doll that she gave me. I d that gift. I can not help but feel that I have a day to hold on to her doll. I really thank you for bringing me a beautiful doll a princess. in dream.

22 tháng 7 2018

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.

Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

22 tháng 7 2018

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.

Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

nha ~