K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2021

Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

    ●    Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.

    ●    Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. Đồng thời khi viết thư, có thể khiến En-ri-cô có thể đọc và suy ngẫm những lời dạy bảo của cha

    ●    Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

⇒  Bởi vậy ông thật thông minh khi tâm sự với con qua lá thư: vừa kín đáo, tế nhị lại vừa có thể bộc lộ tình cảm sâu sắc, chân thành.

TL

Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

    ●    Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.

    ●    Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. Đồng thời khi viết thư, có thể khiến En-ri-cô có thể đọc và suy ngẫm những lời dạy bảo của cha

    ●    Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

⇒  Bởi vậy ông thật thông minh khi tâm sự với con qua lá thư: vừa kín đáo, tế nhị lại vừa có thể bộc lộ tình cảm sâu sắc, chân thành.

Hok tốt nhe bn

#Kirito

Tiểu thuyết “Tức nước vỡ bờ” nằm trong Tắt đèn được coi là tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, tiểu thuyết là một bức tranh xã hội cũ, một xã hội mà con người phải chịu áp bức bóc lột mạnh mẽ, một xã hội thối nát và đáng lên án. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh chị Dậu, một người đàn bàn chịu thương chịu khó một người nông dân nghèo đang trong mùa nộp sưu, nộp thuế, hình ảnh đó nổi lên điển hình một cuộc sống khó khăn, bần cùng của người nông dân khi bị chính cái chế độ thực dân áp đặt lên, cùng tồn tại song song là hình ảnh người nhà lí trưởng, chính những con người như thế đã đem lại cuộc sống bần cùng của người nông dân, một bộ phận hống hách coi tính mạng người nông dân như cỏ rác, coi trọng đồng tiền hơn tất cả những thứ khác. Và con người nông dân phải gắng gượng vô cùng trong một xã hội như thế, sự gắng gượng của chị trong cái chế độ đó cũng không gánh nổi suất sưu cho chồng, rồi cắn răng chịu đựng khi phải bán chính đứa con của mình đi. Thông qua tác phẩm nhà văn đưa đến người đọc cái nhìn cụ thể nhất về số phận con người trong xã hội cũ qua những hình ảnh đối lập, dành tình cảm yêu thương vô cùng đối với những người bị áp bức bóc lột vô lí, với phong cách hiện thực phế phán tác giả đã cho thấy phong cách văn chương của mình khi gửi đến người đọc.

 

14 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ:

Nhắc đến văn xuôi Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời. "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Qua “Tức nướcc vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ. Tác phẩm đã để lại tiếng vang bởi giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện qua tính cách mỗi nhân vật.

 

13 tháng 10 2021

cò mù là cò ko thấy

cò ko thấy là thầy ko có nên đi về

29 tháng 11 2021

Cò mù là cò không thấy.

Cò không thấy là thầy không có!

K cho me nha !

__________Tham khảo________ Lật mở những trang sách đầu tiên của Cổng trường mở ra do Lý Lan sáng tác, người đọc như được sống lại những năm tháng học trò hồn nhiên, ngây thơ mà cũng đầy bỡ ngỡ vào ngày đầu đến trường. Bài văn đã ghi lại cảm xúc của người mẹ vào trước ngày con cắp sách đến trường – một thời khắc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Qua đó, tác giả nói lên vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ. Người mẹ trong tác phẩm đã lựa chọn thời điểm rất có ý nghĩa với con cũng là thời điểm có ý nghĩa với mỗi học sinh để bộc lộ những tâm trạng, suy nghĩ của bản thân. Đó là đêm đầu tiên trước ngày khai giảng, lựa chọn thời điểm, tình huống đặc biệt này giúp người mẹ có điều kiện thể hiện những tình cảm sâu sắc nhất dành cho con. Cùng là đêm trước ngay khai trường nhưng giữa mẹ và con lại là hai tâm trạng hoàn toàn khác nhau. Nếu người con đêm trước ngày khai giảng “ngủ dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”, mang trong mình tâm trạng háo hức nhưng chỉ cần những lời dỗ ngọt ngào của mẹ là em đã chìm vào giấc ngủ, mối bận tâm duy nhất chính là làm sao dậy cho đúng giờ để đến kịp ngày khai giảng. Đó quả là một đứa bé ngây thơ, hồn nhiên và hết sức đáng yêu. Không chỉ vậy, cậu bé còn là một đứa bé có ý thức, tự nhận thấy sự trưởng thành của bản thân khi bước vào lớp một. Nếu như mọi ngày đồ chơi bày bừa, để mẹ phải dọn dẹp, thì hôm nay dường như cậu đã ý thức được sử trưởng thành của mình bởi vậy cậu đã dọn gọn gàng đồ chơi giúp mẹ. Trong sâu thẳm cậu bé ý thức mình đã khôn lớn, chuẩn bị bước vào một ngưỡng cửa mới của cuộc đời, bởi vậy có trách nhiệm giúp đỡ bố mẹ. Trái ngược lại với cậu bé là hình ảnh người mẹ hiền dịu, yêu thương con cùng với đó là biết bao cung bậc cảm xúc khác nhau. Vào đêm trước ngày khai trường mẹ không sao ngủ được, mặc dù đồ đạc mẹ đã chuẩn bị cho con: quần áo mới, tập vở mới,… người mẹ đã dặn lòng phải ngủ nhưng không sao ngủ được. Vì sao vậy? Không chỉ vì mẹ quá lo lắng cho con bởi mọi thứ đã được mẹ chuẩn bị kĩ lưỡng cả về điều kiện vật chất (quần áo, giày nón,…) cho đến điều kiện tinh thần (con đã từng đi học mẫu giáo, biết về trường lớp; trong kì nghỉ hè mẹ đã đưa con đến thăm trường trước). Điều làm mẹ thao thức chính là vì bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đến trường của chính mình: “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu … Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp . Thì ra khi thấy con chuẩn bị bước vào một ngưỡng cửa mới, mẹ cũng hồi hộp nhớ về ngày đầu tiên đến trường của mình. Đến đây người đọc dường như cũng đang được sống lại chính khoảnh khắc đẹp đẽ, hồi hộp ấy. Ngày đầu tiên đi học của mẹ chính xác là ngày đầu tiên đến trường, được gặp gỡ thầy cô mới, bạn bè mới và nơi đây cũng là nơi chắp cánh những mơ ước của mẹ. Ấn tượng về ngày đầu tiên đến trường của mẹ “rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng ngoài cái thế giới mà mẹ bước vào”. Chỉ với đoạn văn ngắn,, sử dụng hàng loạt các từ mang giá trị biểu cảm cao: bâng khuâng, xao xuyên, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng người mẹ đã làm sống dậy những cung bậc cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường. Đó là những cảm xúc trong sáng, đẹp đẽ của tuổi học trò. Từ những cảm xúc bâng khuâng khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, mẹ nói về vai trò của giáo dục đối với mỗi người. Mẹ lấy câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật để nhấn mạnh về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai, đối với đất nước. Đặc biệt trong câu văn kết bài: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” càng khẳng định hơn nữa ý nghĩa của giáo dục với con người. Cánh cổng ấy sẽ mở ra cho mỗi người tri thức, tình cảm, vun đắp những ước mơ. Để thể hiện trạng thái cảm xúc của người mẹ tác giả đã lựa chọn hình thức kí như những dòng tâm sự của mẹ nói với con. Bên ngoài có thể thấy mẹ đang đối thoại với con nhưng thực chất đây chính là những lời độc thoại. Lựa chọn hình thức phù hợp đã giúp tác giả bộc lộ trọn vẹn, đầy đủ nhất những cung bậc cảm xúc của nhân vật. Ngoài ra, văn bản được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, ngọt ngào. Lời văn như lời ru đưa con chìm vào giấc ngủ, đồng thời giọng văn cũng rất phù hợp với hình thức kí được viết như những lời tâm sự, giãi bày của nhân vật. Tác phẩm khép lại để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc không chỉ vì giọng văn nhẹ nhàng sâu lắng mà còn bởi nội dung hết sức sâu sắc. Cổng trường mở ra đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của mẹ với con, qua đó thấy được sự quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội đối với trẻ em. Đồng thời con cho thấy vai trò to lớn của nhà trường đối với thế hệ tương lai. # Học tốt #

Trả lời câu 1 (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-mem đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.

Trả lời:

- Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ- men dành cho Giôn-xi:

+ Cụ Bơ- men sợ sệt nhìn ra cửa sổ, nhìn cây thường xuân

⟶ Cụ Bơ- men vội vã tới thăm Giôn-xi, lo lắng cho Giôn-xi

+ Cụ Bơ men âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió

⟶ Tình yêu thương, sự hi sinh quên mình vì Giôn-xi.

 - Tác giả không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá bởi vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện.

- Hình ảnh chiếc lá thường xuân trở thành kiệt tác bởi:

+ Nó giống như thât, khiến cả hai họa sĩ là Xiu và Giôn-xi đều không nhận ra.

+ Nó làm lay động sức sống của con người, giúp Giôn-xi vượt qua trọng bệnh. Đánh đổi lại cụ Bơ-men hi sinh cả mạng sống.

Trả lời câu 1 Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-mem đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác. Trả lời: - Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ- men dành cho Giôn-xi: + Cụ Bơ- men sợ sệt nhìn ra cửa sổ, nhìn cây thường xuân ⟶ Cụ Bơ- men vội vã tới thăm Giôn-xi, lo lắng cho Giôn-xi + Cụ Bơ men âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió ⟶ Tình yêu thương, sự hi sinh quên mình vì Giôn-xi. - Tác giả không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá bởi vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện. - Hình ảnh chiếc lá thường xuân trở thành kiệt tác bởi: + Nó giống như thât, khiến cả hai họa sĩ là Xiu và Giôn-xi đều không nhận ra. + Nó làm lay động sức sống của con người, giúp Giôn-xi vượt qua trọng bệnh. Đánh đổi lại cụ Bơ-men hi sinh cả mạng sống. # _Học tốt _#
Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được đền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ". Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi. Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa. Đoạn trò chuyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ. - Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mặt rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu. Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót. Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi". Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán. Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ. Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lâu nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả. Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào. Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa... Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng. Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người. Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử! # bài tham khảo - học tốt #
13 tháng 10 2021

Cuộc đời nhiều  đắng cay

Nhìn về ba mẹ, lệ cay nghẹn ngào

bao nhiêu tình cảm cha mẹ 

Nhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang

Cho con cuộc sống  yêu thương 

Tương lai tươi sáng, muôn vàng mai sau

tóc mẹ giờ đã bạc tanh 

cha già ốm yếu 

con thương cả nhà 

mk chỉ nghĩ đc thế thôi

13 tháng 10 2021

câu đầu mk sửa lại là cuộc đời trải nhiều đắng cay nha