K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 8 2018

Tuổi thơ của tôi gắn với con sông uốn khúc quang xóm làng, nằm bên bờ đê cạnh những nương dâu, nương rẫy. Hàng chiều, bọn trẻ con trong xóm lại tụ tập ở bờ sông bày ra biết bao trò chơi thú vị. Cũng chính tại con sông này, tôi đã có một kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên. Hồi đó, tôi mới lên 8, vừa bắt đầu biết đi xe đạp. Lần đầu tiên đạp được tròn vòng, tôi làm một chuyến đua xe ra bờ sông. Con sông đang mùa nước cạn, nước sông nông và trong vắt. Nhìn những anh lớn tuổi đang nô đùa thỏa thích dưới sông, tôi trông mà thèm thuồng, cũng muốn được xuống dưới đó để hòa mình trong dòng nước mát. Mặc dù mẹ luôn dặn rằng không được xuống sông tắm, nhưng vì ham vui và nghĩ rằng nước cạn thế này chắc sẽ không sao đâu, tôi bỏ xe lại trên bờ, nhảy xuống sông tắm cùng các anh. Nước sông mới trong và mát làm sao, nó như cuốn bay tất cả cái nắng, cái gió của mùa hè oi ả. Tắm mãi cũng chán, một anh bày ra ý kiến:
- Hay là mình chơi trò gì đi.

Tất cả hò reo hưởng ứng nồng nhiệt. Mọi người thống nhất sẽ thi bơi, ai bơi xa nhất người đó sẽ thắng. Những người dự thi vào vị trí, sau tiếng hô “Bơi”, những con kình ngư vươn sải tay dài rẽ nước tiến về phía trước. Trận đấu diễn ra rất căng thẳng và hồi hộp, không ai chịu kém cạnh ai. Ban đầu tuy có hơi sợ nhưng bị cuộc thi cuốn hút, tôi cũng muốn thử một lần xem sao. Vừa xuất phát, tôi bơi rất hăng, thể hiện hết sức lực của mình. Bơi được nửa đường, tôi bỗng thấy chân mình khựng lại, không thể bơi được nữa, chết rồi, là chuột rút. Dòng nước xoáy giữa sông nhanh chóng kéo tôi chìm xuống dưới, tôi cố gắng kêu cứu nhưng ở miệng chỉ là vài tiếng ú ớ phát ra. Lúc này, tôi mới hoảng thật sự, nhỡ đâu mọi người không đến cứu tôi kịp thời thì sao. Một lát sau, cảm giác mình bị một cánh tay lôi đi, tôi đoán rằng các anh không thấy tôi đâu nên đã quay lại kiểm tra. Lên được đến bờ, tôi đã uống một bụng no nước. Tôi hối hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ và ham vui nên suýt nữa đã mất mạng.

Kỉ niệm ấy đã giúp tôi học được bài học sâu sắc. Từ sau lần đó, tôi cẩn thận hơn, không vì nước nông mà dám bơi xa bờ nữa. Đó cũng chính là ngày mà tôi không thể quên được.
 

12 tháng 8 2018

cái này là bn tự viết hay là copy mạng z

11 tháng 8 2018

 "Việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, đặc biệt là với phương bắc, tuy đã có lừ lâu nhưng có lẽ chưa vượt khỏi phạm vi khối Bách Việt ở Hoa Nam để tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Hán tộc miền Trung Nguyên xa xôi.
Ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, nông cụ và công cụ thủ công đã bắt đầu làm bằng sắt. Tới thời Chiến Quốc, chế độ phong kiến đã hình thành. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa và kèm theo là những cuộc xung đột quân sự (như việc vua Sở sai Ngô Khởi “bình Bách Việt”) cũng tăng cường hơn trước. Nhưng hơn 5 thế kỷ chiến tranh và xáo trộn vẫn hạn thế sự bành trướng của ảnh hưởng Hán tộc xuống phía nam. Tới khi Tần thống nhất Trung Quốc, tình hình trong nước tạm yên, chủ nghĩa bành trướng phát triến, vua Tần mới tính tới việc đánh chiếm phía nam. Và cuộc đụng độ lớn đầu tiên của người Âu Lạc với quân Tần đã xảy ra. 
Vào nửa cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, trong khoảng thời gian thành lập nước Âu Lạc, quân Tần đã đánh xuống phía nam. “Người Việt cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá Tần và giết được Đồ Thư” (1 Hoài Nam Tử). Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi là một sự thật lịch sử đã được ghi chép vào sử sách. “Người tuấn kiệt” chỉ huy cuộc kháng chiến đã được một số người nghiên cứu thừa nhận đó là Thục Phán, người cầm đầu bộ tộc Tây Âu, một bộ tộc láng giềng của Văn Lang. Cuộc xâm lược của nhà Tần không chỉ đe dọa một mình Tây Âu hay Lạc Việt mà cả hai. Chính vì vậy Thục Phán có thể đã được cả người Tây Âu lẫn Lạc Việt “cùng nhau” đặt làm tướng chỉ huy cuộc kháng chiến và cuộc kháng chiến đó đã rèn đúc sự đoàn kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt." 
(Trích Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương). 
Đọc tài liệu trên thì ta thấy "giặc Ân" trong truyền thuyết Tháng Gióng không phải là giặc Trung Quốc như mấy bạn nói. Cả sử ta (có sau) và sử Tàu (có trước) cũng không có ghi chép về một cuộc chiến tranh nào liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng của Việt Nam cả. Có lẽ truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử chiến tranh với phương bắc đầu tiên đó là truyền thuyết Cổ Loa thành thời An Dương Vương.

11 tháng 8 2018

 "Việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, đặc biệt là với phương bắc, tuy đã có lừ lâu nhưng có lẽ chưa vượt khỏi phạm vi khối Bách Việt ở Hoa Nam để tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Hán tộc miền Trung Nguyên xa xôi.
Ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, nông cụ và công cụ thủ công đã bắt đầu làm bằng sắt. Tới thời Chiến Quốc, chế độ phong kiến đã hình thành. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa và kèm theo là những cuộc xung đột quân sự (như việc vua Sở sai Ngô Khởi “bình Bách Việt”) cũng tăng cường hơn trước. Nhưng hơn 5 thế kỷ chiến tranh và xáo trộn vẫn hạn thế sự bành trướng của ảnh hưởng Hán tộc xuống phía nam. Tới khi Tần thống nhất Trung Quốc, tình hình trong nước tạm yên, chủ nghĩa bành trướng phát triến, vua Tần mới tính tới việc đánh chiếm phía nam. Và cuộc đụng độ lớn đầu tiên của người Âu Lạc với quân Tần đã xảy ra. 
Vào nửa cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, trong khoảng thời gian thành lập nước Âu Lạc, quân Tần đã đánh xuống phía nam. “Người Việt cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá Tần và giết được Đồ Thư” (1 Hoài Nam Tử). Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi là một sự thật lịch sử đã được ghi chép vào sử sách. “Người tuấn kiệt” chỉ huy cuộc kháng chiến đã được một số người nghiên cứu thừa nhận đó là Thục Phán, người cầm đầu bộ tộc Tây Âu, một bộ tộc láng giềng của Văn Lang. Cuộc xâm lược của nhà Tần không chỉ đe dọa một mình Tây Âu hay Lạc Việt mà cả hai. Chính vì vậy Thục Phán có thể đã được cả người Tây Âu lẫn Lạc Việt “cùng nhau” đặt làm tướng chỉ huy cuộc kháng chiến và cuộc kháng chiến đó đã rèn đúc sự đoàn kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt." 
(Trích Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương). 
Đọc tài liệu trên thì ta thấy "giặc Ân" trong truyền thuyết Tháng Gióng không phải là giặc Trung Quốc như mấy bạn nói. Cả sử ta (có sau) và sử Tàu (có trước) cũng không có ghi chép về một cuộc chiến tranh nào liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng của Việt Nam cả. Có lẽ truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử chiến tranh với phương bắc đầu tiên đó là truyền thuyết Cổ Loa thành thời An Dương Vương.

Số chữ số viết đc: 3 . 3 .2 = 18

11 tháng 8 2018

3 cách chọn hàng chục

3 cách chọn hàng đơn vị

=> viết được :  3 x 3 = 9 số

11 tháng 8 2018

Có mik, nhưng bn đừng đăng linh tinh nha

11 tháng 8 2018

mk kết bạn nhưng lần sau đừng đăng nhưng vậy

Bởi vì Long Vương muốn mọi người biết rằng muốn đánh được giặc thì phải có lòng đoàn kết nên đã tách thanh gươm ra làm 2: Lê Thận nhận được lưỡi gươm, Lê Lợi nhận đc chuôi gươm ( hình như là thế, mk ko nhớ rõ)

Ý kiến riêng của mk nha

11 tháng 8 2018

Người đó đi đến giữa cầu rồi quay người lại, khi con gấu tỉnh giấc tưởng người này từ đằng kia lại thì bắt người này quay về vị trí ban đầu. vậy là qua đc cầu thôi.

11 tháng 8 2018

1. Có một người đứng ở chân cầu. Ở giữa cây cầu có một con gấu rất hung dữ không cho ai đi qua. Người đó sẽ mất hết 5 phút để đi từ chân cầu cho đến giữa cầu và con gấu cũng chỉ ngủ có 5 phút là tỉnh dậy. Hỏi người đó làm sao để qua được bên kia?

Đáp án: Đi đến giữa cầu và quay mặt ngược lại. Con gấu thức dậy tưởng người đó từ bên kia qua nên đuổi trở lại. Thế là người đó đã qua được cầu! 

11 tháng 8 2018

Những màu chính là : xanh dương , đỏ , vàng

Từ những màu đó phối vs nhau được màu gì lấy màu ra mà làm 

TK hộ =v

11 tháng 8 2018

hú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: Bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.

Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.

Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.

Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.

Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.

Chúc hc tốt

11 tháng 8 2018

Sau khi bố mất, mẹ bé Hồng bỏ đi tha hương cầu thực, để bé sống trong sự lạnh lùng, cay nghiệt của họ hàng. Một hôm, người cô hỏi bé Hồng có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không, bé toan trả lời có nhưng chợt nghĩ đến giọng nói rất kịch và nụ cười xảo trá nên đành im lặng. Chú bé Hồng biết rằng khi nhắc đến mẹ mình, bà cô chỉ muốn gieo rắc vào đầu chú những hoài nghi để "khinh ghét, ruồng rẫy" mẹ. Khi đứa bé khốn khổ sắp khóc, bà cô còn vỗ vai tươi cười: "****** phát tài lắm, có như dạo trước đâu". Những lời nói ấy không thể làm bé Hồng ghét mẹ, ngược lại chú càng hiểu và cảm thông cho mẹ hơn. Chú bé căm phẫn những cổ tục đọa dày mẹ và muốn "vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát mới thôi". Đến ngày giỗ thầy, mẹ bé Hồng về đem nhiều quà bánh cho bé. Tan trường, khi thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo trong giống mẹ, chú bé đã chạy theo í ới gọi to. Người mẹ tươi cười ôm lấy con mình, cho chú ngồi vào lòng. Trên đường về nhà, trong hơi ấm của mẹ, chú chẳng mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô.

11 tháng 8 2018

từ "trat nghia" là từ gì để mk giúp

11 tháng 8 2018

Chó là con vật em yêu thích nhất trong tất cả các loài vật. Nhà em có nuôi một chú cho rất đáng yêu. Bé ấy tên là John. John trông rất to lớn với bộ lông màu xám xám. Ai vào nhà em cũng khen John là một chú chó xinh đẹp. Bé ấy không chỉ là người bạn mà còn là một thành viên trong gia đình em. John tinh nhanh lắm. Mỗi khi nghe thấy tiếng cổng mở và người nhà em về là nó liền chạy ra rồi vẫy đuôi ngoe nguẩy. Em và mọi người yêu John lắm.

đúng không?