K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2018

Bạn bè là người luôn đồng hành cùng với ta trong cuộc sống. Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng có một người bạn thân để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, cùng nhau vượt qua những khó khăn và tiến lên phía trước. Với tôi, Lan là người bạn thân nhất của tôi.

Lan và em chơi thân với nhau kể từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Dáng người bạn dong dỏng cao và hơi gầy. Bạn có một mái tóc dài đen nhánh, mượt mà tựa như một dòng suối nhỏ. Nước da trắng ngần khiến ai cũng phải ao ước. Khuôn mặt bạn tròn trịa trông rất dể thương. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là cặp lông mày lá liễu và đôi mắt tròn đen láy, chiếc mũi dọc dừa và cái miệng nhỏ xing rất hay cười. Mỗi khi bạn cười lại để lộ hàm răng trắng đều như bắp và má lúm đồng tiền rất duyên. Nụ cười tươi như hoa ấy có thể dễ dàng thu hút người đối diện và làm họ có cảm tình ngay lập tức.

Lan không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Ở lớp, Lan là một người rất năng nổ. Các hoạt động của trường, lớp, bạn đều tham gia rất nhiệt tình và cống hiến hết mình. Đối với tôi, Lan còn rất dịu dàng, đôi lúc tựa như một người chị gái. Lan thường giúp đỡ tôi trong học tập, nhờ có Lan, tôi đã tiến bộ hơn rất nhiều. Chúng tôi cũng cùng nhau chia sẻ các sở thích trong cuộc sống. Lan trở thành chỗ dựa, bờ vai vững chắc lúc tôi gục ngã hay yếu đuối. Tôi có thể chia sẻ mọi chuyện vui buồn cùng với Lan. Những lúc tôi gặp khó khăn, bạn sẽ nghe tôi tâm sự, cho tôi những lời khuyên và sát cánh bên tôi đi đến chặng đường cuối cùng. Người ta thường nói: “Ra đi vừa gặp bạn hiền/ Cũng bằng ăn quả đào tiên trên chùa”. Tôi cảm thấy rất may mắn khi có một người bạn như Lan. Chúng tôi cũng có lúc giận hờn vu vơ vì những chuyện không đâu nhưng lần nào cũng là Lan chủ động làm lành với tôi. Những lúc ấy, tôi cảm thấy bạn thật hiền lành và tốt bụng. Ở nhà, Lan cũng là một đứa con ngoan và hiếu thảo. Bố mẹ đi làm xa, lại là người chị lớn trong nhà, Lan thường chăm sóc các em rất chu đáo. Những lúc đi học về, bạn không đi chơi mà ở nhà dọn dẹp, phụ giúp cha mẹ làm những công việc lặt vặt. Có lẽ vì thế mà Lan dường như lớn trước tuổi. Tôi cảm thấy Lan có rất nhiều điểm đáng quý mà mình nên học tập.

Dù sau này chúng tôi có ở hai phương trời khác nhau nhưng tôi vẫn sẽ luôn nhớ về Hoa. Hình bóng của bạn sẽ luôn khắc sâu trong tâm trí tôi. Tôi mong rằng chúng tôi sẽ mãi mãi thân nhau như vậy, dù có chuyện gì cũng không thể chia lìa. 

18 tháng 11 2018

Mở bài: Các nghề nghiệp khác thật cao sang nhưng có lẽ bác lao công trường em, em vẫn quý nhứt !

Thân bài:

- Miêu tả sơ sơ về bác lao công và công việc hàng ngày: quần áo, tay chân, đầu tóc,...

- Em vô cùng thương, ngưỡng mộ bác lao công trường em:

 + Mùa hè thì bác nhễ nhại mồ hôi, một mình dưới sân trường yên tĩnh vs ánh nắng chói chang.

+ Mùa đông thì tay chân bác run run, cầm chiếc chổi dừa quét quét, nghe xào xạc,..

- Em rất yêu quý bác lao công:

  + Bác luôn cố gắng làm công việc của mình.

+ Dù vất vả nhưng bác vẫn hiền hậu,...

- Em rất ghét những đứa khinh thường bác lao công.

- Bác là con người ấm áp, lòng nhân ái và vô cùng yêu trường,...

- Nhiều hôm thấy bác nghỉ vì ốm, em lo lắng lắm !

Kết bài:cảm nghĩ và liên hệ thực tế.

bài làm :

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.


 

8 tháng 11 2018

Cứ mỗi mùa hè đến, Chúng tôi - những người giáo viên trẻ lại xung phong lên trên vùng núi Hà Giang để dậy học, thay cho các giao viên trên này để về quê thăm gia đình. Bản Tờ O nằm trên một cao nguyên đá dốc dếch, cả bản chỉ có mấy chục hộ. Ngôi trường nằm ở ngay đầu con đường vào bản. Nhìn tưởng như một ngôi nhà cấp 4, có tuổi đời khoảng 50 năm ở dưới xuôi vậy. Bên trong, trang thiết bị còn thô sơ hơn cả vẻ ngoài của nó. Bàn ghế không còn cái nào lành lặn, bảng thì đã tróc hết từng lớp sơn, phải dùng những lõi thỏi pin quét lên, viết không ăn phấn. Mái nhà thì chả khác nào bầu trời, thủng lỗ chỗ. Điều kiện khó khăn là thế, mà những người giáo viên ở trên đây vẫn cố gắng dậy học, họ vẫn đi vận động từng nhà một cho con em đi học, không lúc nào họ ca thán nửa lời.Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn phấn đấu vì một vùng cao có chư. Nghĩ đến đây tôi lại thấy thật đáng khâm phục họ. Là người giáo viên, tôi hứa mình phải thật cố gắng hơn nữa, để có thể san sẻ bớt phần nào những khó khăn của người giáo viên vùng cao.

7 tháng 11 2018

Chuyển từ Tiểu học sang Trung học cơ sở quả là một thử thách lớn đối với nhiều học sinh lớp 6 trong đó có cả tôi: thầy cô mới, bạn mới, chương trình học mới, phương pháp học mới,… Tôi đã gặp biết bao khó khăn và rắc rối. Nhưng tôi may mắn vì có những người bạn tốt, các bạn đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình để tôi thích nghi với môi trường mới. Quỳnh Anh là một người bạn tốt như thế của tôi. Quỳnh Anh có thân hình cân đối, có vầng trán cao và rộng. Quỳnh Anh học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Toán và môn Ngữ Văn. Các thầy cô đều rất quý Quỳnh Anh. Dù học giỏi nhất lớp nhưng Quỳnh Anh không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo mà bạn luôn chan hoà, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Vì thế, trong lớp ai cũng quý mến bạn. Trái ngược hẳn với Quỳnh Anh, tôi là một học sinh học yếu lại rất hậu đậu. Hôm nào đi học, tôi cũng quên không sách thì vở, bài tập chẳng bao giờ làm được đầy đủ. Cả lớp thường gọi tôi là Nô-bi-ta một cách đầy chế giễu. Các bạn trong lớp chẳng ai thích chơi với tôi cả. Chỉ có Quỳnh Anh là thường xuyên quan tâm, nhắc nhở tôi chép bài và làm bài. Nhưng vì mặc cảm, tôi thường né tránh sự giúp đỡ của Quỳnh Anh. Chỉ từ khi cô phân công Quỳnh Anh kèm cặp tôi trong học tập thì tôi có trốn cũng không được. Sáng nào đến lớp, bạn ấy cũng kiểm tra bài học và bài làm của tôi. Nếu tôi không làm hoặc không học bài đầy đủ thì bạn ấy sẽ báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Và đương nhiên, cô sẽ gọi điện về báo cho bố mẹ và tôi sẽ bị ăn đòn. Những buổi chiều không phải đi học, Quỳnh Anh lại dến nhà tôi để giảng bài cho tôi. Những phần tôi không hiểu, bạn đều kiên nhẫn giảng đi giảng lại cho đến khi tôi hiểu mới thôi. Dù phải giảng nhiều lần nhưng không bao giờ Quỳnh Anh cáu gắt, quát mắng tôi. Nhờ sự giúp đỡ của bạn ấy, điểm số của tôi dần dần nhích lên. Tôi không còn sợ mỗi khi bị thầy cô giáo gọi đến tên. Các bạn ở trong lớp cũng không còn xì xào, chế giễu mỗi khi tôi lên bảng. Thỉnh thoảng, tôi còn được thầy cô khen trong học tập. Từ việc khó chịu với sự quản lí của Quỳnh Anh, tôi càng ngày càng hiểu và cảm mến bạn. Khi việc học tập của tôi có tiến bộ, thầy giáo lại tiếp tục phân công bạn ấy giúp đỡ một số bạn khác trong lớp. Với ai, Quỳnh Anh cũng nhiệt tình hết sức và nhờ đó, sức học của các bạn tiến bộ trông thấy. Cả lớp tôi ai cũng phục bạn, mọi người hăng hái học tập, thi đua lẫn nhau. Phong trào học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Quỳnh  thực sự là một tấm gương tốt cả về học tập và tinh thần giúp đỡ bạn bè. Tôi tự hứa với mình phải học tập thật tốt để không phụ công Lan đã giúp đỡ tôi.

7 tháng 11 2018

CDT : Những chú đom đóm ấy

DT : Ánh trăng

Từ láy : lấp lánh

Từ ghép : đom đóm

7 tháng 11 2018

và thịt nó cx ngon nữa,sáng nay bố mk mới mổ nó ra làm bún chó đấy

7 tháng 11 2018

Mỗi gia đình ở nông thôn hầu như ai cũng nuôi một hoặc nhiều chú chó với những mục đích khác nhau. Chó để làm “bạn”, chó để trông nhà, chó nuôi lớn để bán hoặc chó nuôi với mục đích làm thịt.

Gia đình em cũng nuôi một chú chó vừa để trông nhà vừa để làm bạn những lúc nhà vắng người. Chó được xem là con vật trung thành nhất trong gia đình, dù ở thời điểm nào thì nó vẫn luôn trung thành tuyệt đối với chủ. Con chó nhà em cũng vậy, đi đâu nó cũng luôn nhớ trở về nhà, không để mọi người phải lo lắng.

Chú chó nhà em có màu vàng, đang ở lứa tuổi trưởng thành nên chẳng mấy chốc nó lớn rất nhanh. Bộ lông màu vàng hơi cứng không thấm nước giúp hạn chế cái lạnh của mùa đông cũng như bảo vệ lớp da bên trong của nó.

Đôi mắt đen láy nhìn chăm chăm vào những người đặt chân vào nhà em, nhưng có lẽ mắt của nó sáng nhất vào buổi tối. Vì thông thường chó hoạt động tối nhiều hơn ban ngày nên đặc tính này hoàn toàn đúng đắn.

Cái mõm của nó đen và dài, giúp cho tiếng sủa vang hơn cũng như ăn uống dễ dàng hơn. Chú chó gia đình em hiền lắm, cứ nằm ngoan ngoan ở góc nhà, chẳng cắn ai bao giờ. Nhưng khi thấy người lạ bước vào nhà nó sẽ sủa vang lên inh hỏi như báo trước cho chú nhà có người lạ đang vào nhà.

Cái đuôi cong tỡn, mỗi khi chú chó chạy cứ ngoe nguẩy từ bên này sang bên khác trông thật đáng yêu. Lúc chạy chú chó này chạy rất nhanh khiến em có cảm giác như nó đang bay khỏi mặt đất. Có lẽ vì do chiếc chân nhỏ nhắn và thon gọn sẽ giúp cho nó di chuyển một cách tiện lợi nhất.

Mỗi lần nó ốm lại nằm im một chỗ, thi thoảng rên lên ư ử rồi chũi mũi vào người của em. Nó không chịu ăn cơm khi ốm, phải nấu cơm thật ngon thì nó mới ăn. Những lúc như vậy em thấy thương chú chó lắm.

Còn những lúc khỏe mạnh, chú chó này ăn rất khỏe, ăn một cách có trật tự mà không hề làm rơi vãi hạt nào ra bên ngoài. Chính điều này mới khiến cho ba em không bao giờ đánh nó, ba không thích con vật nuôi này ăn vung vãi ra bên ngoài.

Chú chó gia đình em vẫn thường ngồi ở ngoài cổng vào buổi tối để phòng ngừa trộm cắp. Khi nó phát hiện ra tiếng động lạ sẽ sủa lên inh ỏi. Mặc dù nó hiền nhưng có trộm thì nó sẽ không còn hiền nữa.

18 tháng 11 2018

Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nhận thức rất đúng về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân với cộng đồng. Nhận thức đó đã được đúc kết thành bài học bổ ích gửi gắm trong tục ngữ, ca dao và truyện cổ dân gian. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục thấm thìa, sâu sắc dưới một hình thức truyện ngụ ngôn dí dỏm, thú vị là truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Truyện kể về hành động dại dột của Chân, Tay, Tai, Mắt vì suy bì, ganh tị với Miệng mà bảo nhau đồng loạt không làm việc, để cho lão Miệng tự kiếm lấy miếng ăn. Hành động nông nổi thiếu suy nghĩ ấy khiến cho cả bọn mệt mỏi, rã rời. Hiểu ra sai lầm, tất cả kéo nhau đến giảng hoà với lão Miệng. Rồi ai làm việc nấy, mọi người lại sống hoà thuận như xưa.

Thông qua truyện, người xưa muốn khẳng định: Trong xã hội, trong một tập thể, tất cả mọi người đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Không ai có thể tách rời khỏi cộng đồng và chỉ có đoàn kết, gắn bó, nương tựa lẫn nhau mới có thể tạo ra sức mạnh. Nếu chia rẽ sẽ dẫn tới suy thoái, diệt vong. Do đó mọi người phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn. bố cục rõ ràng và có đầy đủ nhân vật, tình tiết, mâu thuẫn như một màn kịch nhỏ và hoàn cảnh nảy sinh mâu thuẫn chính là cuộc trao đổi giữa Chân, Tay, Tai, Mắt về sự cống hiến và hưởng thụ.

Truyện kể rằng: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt cho rằng lão Miệng quanh năm không phải làm việc mà lại được hưởng tất cả những miếng ngon miếng lành ; còn mọi người suốt ngày quần quật mà chẳng được gì. Ý kiến của cô Mắt nêu ra nhanh chóng được cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ủng hộ. Cả bọn hăm hở đến gặp lão Miệng để nói thẳng với lão rằng: … Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi. Câu nói ấy chứa đựng sự bất bình mà mọi người cố chịu đựng bấy lâu. Chẳng thèm nghe lão Miệng phân trần phải trái. Bác Tai, cô Mái, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng : Không, không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!

Nếu mới nghe qua thì lí sự của chúng có vẻ đúng, bởi thực tế là Mắt nhìn, Tai nghe, Tay làm, Chân đi… để kiếm sống, chứ còn Miệng thi chỉ có ăn uống, hưởng thụ, nào có phải vất vả, mệt nhọc gì đâu? Kẻ làm nhiều mà không được hưởng thụ gì, còn kẻ không làm lại được hưởng tất. Chúng bất bình, giận dữ, tẩy chay lão Miệng để cho lão biết thân. Chúng không hiểu rằng việc nhai nuốt của lảo Miệng cũng là làm. việc, biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, trong đó có Chân, Tay, Tai, Mắt… Người có khỏe thì Mắt mới tinh, Tai mới thính, Chân, Tay mới nhanh nhẹn được. Trong cơ thể con người, mỗi bộ phận có một chức náng riêng nhưng tất cả phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự sống. Nếu một bộ phận suy yếu hoặc ngừng hoạt động, con người sẽ bị bệnh hoặc có thể chết.

Suy nghĩ nông nổi của Chân, Tay, Tai, Mắt đã phải trả giá. Chúng bảo nhau đồng loạt nghỉ việc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rả rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa. Cô Mắt thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng lờ đờ, hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong, cả bọn lừ đừ, mệt mỏi như thế cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn…

May mắn là trong bọn họ, bác Tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên giải thích cho cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?

Trước lời nói có tình có lí của bác Tai, cả bọn đã nghe ra và cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Suốt bảy ngày không có cái ăn, lão Miệng cũng rơi vào cảnh sống dở chết dở: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, khônq buồn nhếch mép.

Tất cả mọi người vội vàng ai vào việc nấy: Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn cho lão Miệng ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Và như có phép lạ, lập tức bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ một sự hiểu lầm dẫn đến hành động không đúng, nay hiểu ra, may mà còn cứu kịp.

Kết thúc câu chuyện là cảnh: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật, hòa thuận, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
Như vậy rõ ràng là Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi bộ phận tuy có chức năng riêng nhưng có cùng một nhiệm vụ chung là duy trì và phát triển sự sống của cơ thể. Không thể nói bộ phận nào quan trọng hơn cả. Sự khiếm khuyết bất cứ bộ phận nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của con người.

Tử quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật, truyện ngụ ngôn này đã Khéo léo đặt ra bài học cho con người. Trong cuộc sống, một cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng là hết sức quan trọng. Truyện ngụ ngôn tuy ngắn gọn nhưng là lời khuyên khéo léo và thiết thực: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Bởi vì suy nghĩ, hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ tác động đến bản thân mà còn ảnh hưởng chung đến cả cộng đổng, tập thể.

Điều thú vị là qua truyện ngụ ngôn này, ông cha ta đã khẳng định: Trong xã hội, mỗi người có một năng lực, một trình độ khác nhau, do đó sự phân công công việc và cách thức đóng góp cũng khác nhau. Không nên suy bì, tị nạnh một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến lợi ích chung. Bên cạnh việc đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, mỗi thành viên phải tự giác làm việc theo sự phân công của xã hội. Khi làm việc phải cống hiến hết sức mình cho cả cộng đồng. Có như vậy xã hội mới ngày càng tốt đẹp hơn.

7 tháng 11 2018

1)

- viên, hòn, tảng, mẩu, cục, phiến,... + đá.

- tấm, mẩu, mảnh, miếng, súc, cuộn, xấp,... + vải

- cái, con, chiếc, đoàn,... + thuyền.

2)

- bức + tranh, ảnh, tường, vẽ, thư, áp phích,...

- tờ + giấy, đề, báo, tiền, lịch,....

- dải + lụa, ngân hà, yếm, đất, áo,...

3)

- Sau khi làm xong hai bài, ta có thể thấy :

+ Có nhiều DT chỉ đơn vị tự nhiên khác nhau có thể kết hợp với một DT chỉ sự vật.

+ Ngược lại, một DT chỉ đơn vị tự nhiên có thể kết hợp với nhiều DT chỉ sự vật khác nhau.

18 tháng 11 2018

Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nhận thức rất đúng về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân với cộng đồng. Nhận thức đó đã được đúc kết thành bài học bổ ích gửi gắm trong tục ngữ, ca dao và truyện cổ dân gian. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục thấm thìa, sâu sắc dưới một hình thức truyện ngụ ngôn dí dỏm, thú vị là truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Truyện kể về hành động dại dột của Chân, Tay, Tai, Mắt vì suy bì, ganh tị với Miệng mà bảo nhau đồng loạt không làm việc, để cho lão Miệng tự kiếm lấy miếng ăn. Hành động nông nổi thiếu suy nghĩ ấy khiến cho cả bọn mệt mỏi, rã rời. Hiểu ra sai lầm, tất cả kéo nhau đến giảng hoà với lão Miệng. Rồi ai làm việc nấy, mọi người lại sống hoà thuận như xưa.

Thông qua truyện, người xưa muốn khẳng định: Trong xã hội, trong một tập thể, tất cả mọi người đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Không ai có thể tách rời khỏi cộng đồng và chỉ có đoàn kết, gắn bó, nương tựa lẫn nhau mới có thể tạo ra sức mạnh. Nếu chia rẽ sẽ dẫn tới suy thoái, diệt vong. Do đó mọi người phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn. bố cục rõ ràng và có đầy đủ nhân vật, tình tiết, mâu thuẫn như một màn kịch nhỏ và hoàn cảnh nảy sinh mâu thuẫn chính là cuộc trao đổi giữa Chân, Tay, Tai, Mắt về sự cống hiến và hưởng thụ.

Truyện kể rằng: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt cho rằng lão Miệng quanh năm không phải làm việc mà lại được hưởng tất cả những miếng ngon miếng lành ; còn mọi người suốt ngày quần quật mà chẳng được gì. Ý kiến của cô Mắt nêu ra nhanh chóng được cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ủng hộ. Cả bọn hăm hở đến gặp lão Miệng để nói thẳng với lão rằng: … Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi. Câu nói ấy chứa đựng sự bất bình mà mọi người cố chịu đựng bấy lâu. Chẳng thèm nghe lão Miệng phân trần phải trái. Bác Tai, cô Mái, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng : Không, không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!

Nếu mới nghe qua thì lí sự của chúng có vẻ đúng, bởi thực tế là Mắt nhìn, Tai nghe, Tay làm, Chân đi… để kiếm sống, chứ còn Miệng thi chỉ có ăn uống, hưởng thụ, nào có phải vất vả, mệt nhọc gì đâu? Kẻ làm nhiều mà không được hưởng thụ gì, còn kẻ không làm lại được hưởng tất. Chúng bất bình, giận dữ, tẩy chay lão Miệng để cho lão biết thân. Chúng không hiểu rằng việc nhai nuốt của lảo Miệng cũng là làm. việc, biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, trong đó có Chân, Tay, Tai, Mắt… Người có khỏe thì Mắt mới tinh, Tai mới thính, Chân, Tay mới nhanh nhẹn được. Trong cơ thể con người, mỗi bộ phận có một chức náng riêng nhưng tất cả phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự sống. Nếu một bộ phận suy yếu hoặc ngừng hoạt động, con người sẽ bị bệnh hoặc có thể chết.

Suy nghĩ nông nổi của Chân, Tay, Tai, Mắt đã phải trả giá. Chúng bảo nhau đồng loạt nghỉ việc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rả rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa. Cô Mắt thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng lờ đờ, hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong, cả bọn lừ đừ, mệt mỏi như thế cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn…

May mắn là trong bọn họ, bác Tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên giải thích cho cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?

Trước lời nói có tình có lí của bác Tai, cả bọn đã nghe ra và cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Suốt bảy ngày không có cái ăn, lão Miệng cũng rơi vào cảnh sống dở chết dở: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, khônq buồn nhếch mép.

Tất cả mọi người vội vàng ai vào việc nấy: Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn cho lão Miệng ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Và như có phép lạ, lập tức bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ một sự hiểu lầm dẫn đến hành động không đúng, nay hiểu ra, may mà còn cứu kịp.

Kết thúc câu chuyện là cảnh: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật, hòa thuận, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
Như vậy rõ ràng là Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi bộ phận tuy có chức năng riêng nhưng có cùng một nhiệm vụ chung là duy trì và phát triển sự sống của cơ thể. Không thể nói bộ phận nào quan trọng hơn cả. Sự khiếm khuyết bất cứ bộ phận nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của con người.

Tử quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật, truyện ngụ ngôn này đã Khéo léo đặt ra bài học cho con người. Trong cuộc sống, một cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng là hết sức quan trọng. Truyện ngụ ngôn tuy ngắn gọn nhưng là lời khuyên khéo léo và thiết thực: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Bởi vì suy nghĩ, hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ tác động đến bản thân mà còn ảnh hưởng chung đến cả cộng đổng, tập thể.

Điều thú vị là qua truyện ngụ ngôn này, ông cha ta đã khẳng định: Trong xã hội, mỗi người có một năng lực, một trình độ khác nhau, do đó sự phân công công việc và cách thức đóng góp cũng khác nhau. Không nên suy bì, tị nạnh một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến lợi ích chung. Bên cạnh việc đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, mỗi thành viên phải tự giác làm việc theo sự phân công của xã hội. Khi làm việc phải cống hiến hết sức mình cho cả cộng đồng. Có như vậy xã hội mới ngày càng tốt đẹp hơn.

 trước (16:13)Câu 1: “Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm” giải nghĩa từ bằng cách nào?A.Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.B.Miêu tả hoạt động.C.Dùng từ trái nghĩa .D.Dùng từ đồng nghĩa.Câu 2: : Nghĩa của từ là gì?A.Là tính chất, sự vật mà từ biểu thị.B.Là hoạt động mà từ biểu thị.C.Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động …) mà từ...
Đọc tiếp

 trước (16:13)

Câu 1: “Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm” giải nghĩa từ bằng cách nào?

A.Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

B.Miêu tả hoạt động.

C.Dùng từ trái nghĩa .

D.Dùng từ đồng nghĩa.

Câu 2: : Nghĩa của từ là gì?

A.Là tính chất, sự vật mà từ biểu thị.

B.Là hoạt động mà từ biểu thị.

C.Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động …) mà từ biểu thị.

D.Là sự vật mà từ biểu thị.

Câu 3: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là một cụm danh từ?

A.Tôi đi học sớm hơn mọi ngày.

B.Một bếp lửa chờn vờn sương sớm.

C.Nam là một học sinh giỏi.

D.Mai rất chăm học.

Câu 4: : Từ phức được phân thành :

      A. Từ phức và từ láy.            B. Từ đơn và từ phức .

     C. Từ ghép và từ láy.            D. Từ phức và từ ghép.

Câu 5: Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán?

A.Tráng sĩ, giang sơn, anh em, sơn hà.

B.Cha mẹ, tráng sĩ, giang sơn, sơn hà.

C.Sơn hà, giang sơn, sứ giả, tráng sĩ.

D.Tráng sĩ, giang sơn, bạn bè, sơn hà.

Câu 6: Trong câu, danh từ thường giữ chức vụ gì?

      A. Vị ngữ.           B. Chủ ngữ.            C. Định ngữ             D. Bổ ngữ.

Câu 7: Nghĩa của từ “nghèo” trong câu “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một phú ông” là:

A.Chỉ sự đầy đủ về tinh thần.

B.Chỉ sự giàu có về của cải, vật chất

C.Chỉ sự thiếu thốn về tinh thần

D.Chỉ sự thiếu thốn về vật chất

Câu 8: Câu “Đoạn đường này thật là hoang mang.” mắc lỗi gì?

A.Dùng từ không đúng nghĩa.

B.Lẫn lộn các từ gần âm.

C.Lặp từ.

D.Không mắc lỗi.

Câu 9: Từ “lủi thủi” được hiểu là:

A.Cô đơn, buồn tủi, đáng thương.

B.Chỉ có một mình.

C.Chịu đựng vất vả một mình.

D.Mồ côi không nơi nương tựa.

Câu 10: Từ là gì?

A.Là đơn vị dùng để đặt câu.

B.Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

C.Là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.

D.Là đơn vị ngôn ngữ lớn nhất dùng để đặt câu.

Câu 11: Câu văn sau gồm mấy từ,mấy tiếng?“ Mai là một học sinh giỏi.”

      A. 5 từ 6 tiếng             B. 6 tiếng 6 từ.              C. 3 từ 6 tiếng.               D. 4 từ 6 tiếng .

Câu 12: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ?

A.Em rất yêu con mèo nhà em vì nó bắt chuột rất giỏi.

B.Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

C.Truyện Thạch Sanh có nhiều yếu tố thần kì.

D.Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.

II. Tự luận:(7điểm)

Câu 1. (2đ)

a. Nghĩa gốc là gì? Nghĩa chuyển là gì? (1đ)

b. Hãy tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng. (0,75)

c. Hãy cho biết trong những câu thơ sau từ “lá” được dùng với nghĩa nào? (0,25)

Khi chiếc  xa cành

 không còn màu xanh

Mà sao em xa anh

Đời vẫn xanh rời rợi.

(Hồ Ngọc Sơn- Gửi em dưới quê làng)

Câu 2. (3đ)

1. Nêu những đặc điểm của danh từ (1đ).

2. Đặt câu với các danh từ: học sinh, Hoài Thương. (1đ)

3. Cho đoạn văn:

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.

(Ếch ngồi đáy giếng).

Em hãy xác định các cụm danh từ có trong đoạn trích và gạch chân phần trung tâm của cụm danh từ. (1đ)

Câu 3. (2 đ)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) với chủ đề sân trường giờ ra chơi và chỉ ra 3 danh từ và một cụm danh từ mà em đã sử dụng bằng cách gạch chân những Dt ,CDT

2
7 tháng 11 2018

1 - D                   4 - C                 7 - D              10 - B 

2 - C                   5 - C                 8 - A              11 - D

3 - B                   6 - B                 9 - A              12 - D

7 tháng 11 2018

Trả lời phần trắc nghiệm :

1.d

2.c

3.c

4.c

5.c

6.b

7.d

8.a

9.a

10.b

11. theo mình thì đáp án là : 4 từ 1 tiếng

12.d

Phần tự luận tự là nha bạn