K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2021

Danh từ:  dòng sông, mặt đất, cuộc sống, đường thẳng.

Động từ: phập phồng, thấp thỏm, quây quần, bao vây,

Tính từ: xấu xí, gồ ghề.

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.   Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.  Vả lại ở nhà cũng rét...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.

  Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

  Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.

  Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?”...

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Chỉ ra và cho biết tác dụng của thán từ trong đoạn trích trên.

3. Giải thích vì sao trong đoạn trích trên em bé không thể trở về nhà? Chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh của em bé?

4. Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là các em nhỏ, trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ (gạch chân và chú thích).

5. Em hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về nỗi bất hạnh của những em nhỏ và ghi rõ tên tác giả.                                                                                    

0
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:Chị Dậu nghiến hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu1. Đoạn văn trên trích từ văn bản...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

2. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề của văn bản?

3. Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và chỉ rõ các trường từ vựng đó.

4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu để làm rõ câu chủ đề sau:Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Trong đoạn văn có sử dụng thán từ (gạch chân chú thích).

1
20 tháng 10 2021

1.Đoạn văn trên trích trong văn Tức nước vỡ bờ.Tác giả là Ngô Tất Tố

2.Em hiểu ý nghĩa nhân đề là:

+Nghĩa đen :nước lớn ,nhiều quá thì ắt sẽ vỡ bờ

+tên nhan đề có ý nghĩa là con người bị áp bức,bóc lột một cách quá đáng thì sẽ vùng dậy đấu tranh,phản kháng.Sức mạnh đó bắt nguồn từ chính nhân phẩm,tình yêu thương gia đình,..

3.Trường từ vựng bộ phận trên cơ thể con người :hàm răng ,cổ ,miệng 

trường từ vựng hoạt động của con người :túm ,ấn ,dúi,chạy,xô đẩy,ngã

4.Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một văn bản tiêu biểu trong thời  kì bấy giờ nói về người phụ nữ có đầy tinh thần mạnh mẽ, và đồng thời giản ánh sự cực khổ của của những người nông dân trong xã hội cũ bị Thực Dân Pháp xâm lược. Trong văn bản người mà đã để lại ấn tưởng sâu sắc trong tôi đó là nhân vật chị Dậu. Chị một lòng muốn bảo vệ chính người chồng của mình một cách chu đáo nhất (nấu cháo cho chồng ăn, quạt cho chồng ngủ, rón rén ân cần, để ý chồng ăn có ngon miện không..). Chị là người vợ thương yêu chồng hết mực, sẵn sàng đánh trả bọn Cai Lệ để bảo vệ chồng. Tuy đó là tên tay sai chuyên nghiệp và đầy hung bạo lòng lang dạ thú và sẵn sàng gây tội ác để đạt được mục đích của mình. Nó chính là hiện thân của bộ mặt tàn ác bất nhân bất nghĩa của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Chị  Dậu là người phụ nữa có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Được thể hiện rõ qua thái độ của chị. Ban đầu chị một mực van xin với lời lẽ cam chịu: Bẩm ông, xưng cháu, chị cố gắng xin khất cai lệ người nhầ lý trưởng nhưng hắn không những không tha mà còn đe dọa sẽ dỡ cả nhà chj. Sau đó tên Cai Lệ còn định xông đến bắt trói anh Dậu .Chị dậu hoảng hốt liền vội dỡ tay hắn ":cháu van ông ,nhà cháu vừa tỉnh đc 1 lúc ông tha cho ! Tên cai lệ độc ác liền bịch mấy bịch vào ngực chị y:tha này!tha này!Trước sự ngang tàn và bị dồn đến đường cùng, chị liều mạng cự lại bằng lí: Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ. Lời nói cảnh báo với tư thế ngang hàng qua cách xưng hô: Tôi – ông. Và khi tên Cai Lệ đạp vào mặt chị và sấn đến trói anh Dậu. Và chị đã cự lại bằng lực, chị nghiến hai hàm răng nói “ Mày trói chồng cho bà mày xem”. Những lời lẽ của chị  đầy sự thách thức và đanh đá và mạnh mẽ. Chị Dậu khi đó hiện lên thật là đẹp. Với tinh thần phản kháng. Qua câu nói “ Thà ngồi tù chứ không để chúng làm tình làm tội”. Qua đó cho ta thấy chị là người phụ nữa giàu lòng yêu thương , có sức sống mạnh và một tinh thần chiến đầu mạnh mẽ tiềm tàng.

Bạn tham khảo nha,chúc bạn học tốt !

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:...“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [...] Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [...] Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”  

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

2. Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy, bằng lời kể của nhân vật nào?

3. Các từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc trường từ vựng nào?

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “ Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”  

5. Viết một đoạn văn khoảng 10- 12 câu với câu chủ đề “Đến với văn bản “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, ta cảm nhận được bé Hồng có tình yêu thương mẹ sâu sắc”. Trong đoạn văn, em sử dụng thán từ (gạch chân chỉ rõ).

0
20 tháng 10 2021

Tui chỉ bt truyện mèo đen thôi :))

20 tháng 10 2021

Thế bạn thick chuyện nào thì viết lại như thế

20 tháng 10 2021

TL ;

Mặc dù nhà Dũng khó khăn nhưng bạn vẫn luôn kiên trì học tập .

HT

Đặt câu:

Mặc dù hôm nay mưa lớn nhưng em vẫn cố gắng đến trường đúng giờ.

Mặc dù đã được cô nhắc nhở nhưng Nam vẫn ham chơi không làm bài tập.

Học tốt nha🤍