K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tiếng Việt 5- ĐỀ 6Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau: a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc… b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến...
Đọc tiếp

Tiếng Việt 5- ĐỀ 6

Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

 a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc…

 b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời…

Bài 2: Đặt câu với mỗi từ sau:

a) Vui vẻ.

b) Phấn khởi.

c) Bao la.

d) Bát ngát.

g) Mênh mông.

Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với các câu tục ngữ, thành ngữ sau:

a) Gạn đục, khơi trong

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh.

d) Anh em như thể tay chân

 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

4
23 tháng 10 2021

nhiều thế, giết người à. Đặt từng câu  một ở từng câu hỏi á............

Bài 2:

a) Vui vẻ: hôm nay t ko đc vui vẻ

...............................................

b) Phấn khởi : An phấn khởi vì xắp đc đi du lịch

................................................

c) Bát ngát : Cánh đồng bát ngát

..............................................

d) Mênh mông:  Biển cả mệnh mông

................................

23 tháng 10 2021

Bài 3:

 

a)  Gạn đục   khơi   trong

b)  Gần mực thì  đen , gần đàn thì rạng

c)  Ba chìm bảy  nổi  , chín lênh đênh

d)  Anh   em như thể tay chân

Rách  lành đùm bọc dở   hay  đỡ đần

mk lm bài 3 rồi đó, vừa nãy bn TMN.... gì gì đấy, bn lm thiếu ở phần bài 3 là dở  và  hay

~~HT~~

23 tháng 10 2021

2. Phép tu từ so sánh

Tác dụng: Thể hiện công lao của cha mẹ dành cho con rất lớn. Giúp cho câu văn sinh động hấp dẫn hơn

23 tháng 10 2021

3. Câu thơ " cho tròn chứ hiếu mới là đạo con" có nghĩa là làm con phải làm tròn trách nhiệm với cha mẹ. Vì cha,mẹ đã giúp chúng ta rất nhiều vì vậy chúng ta phải có hiếu với họ. Nên con cái phải chăm sóc cha mẹ và có hiếu với họ đặc biệt là họ khi già. Đó chính là đạo conC

23 tháng 10 2021

Chủ quyền dân tộc luôn là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của thời điểm hiện tại mà ngay cả trong những ngày quá khứ xa xưa. “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ông cha.

Về xuất xứ của bài “Sông núi nước Nam” có rất nhiều ghi chép khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung đó là: bài thơ ra đời gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc. Vì có nhiều giả thuyết khác nhau về sự ra đời của tác phẩm nên bài thơ thường được để khuyết danh. “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang hai nội dung lớn: Khẳng định độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó.

Hai câu đầu khẳng định độc lập dân tộc trên cơ sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Trước hết về chủ quyền, Đại Việt là đất nước có chủ quyền riêng, điều này được thể hiện rõ qua cụm từ “Nam đế cư”. Trong phần dịch thơ được dịch là “vua Nam ở”. Ở đây chúng ta cần có sự phân biệt rạch ròi giữa đế và vua, vì đây là hai khái niệm rất khác nhau. “Đế” là duy nhất, toàn quyền, có quyền lực cao nhất; “Vua” thì có nhiều, phụ thuộc vào đế, quyền lực xếp sau đế. Bởi vậy, khi sử dụng chữ đế trong bài đã khẳng định mạnh mẽ quyền của vua Nam với nước Nam, đồng thời khi sử dụng “Nam đế” thì mới sánh ngang hàng với “Bắc đế”, độc lập và không phụ thuộc vào Bắc đế.

Về cương vực lãnh thổ, nước ta có cương vực riêng đã được quy định ở sách trời. Căn cứ vào thiên thư nước ta nằm ở phía nam núi Ngũ Lĩnh thuộc địa phận sao Dực và sao Chẩn. Dựa vào sách trời để khẳng định chủ quyền của đất nước rất phù hợp với tâm lý, niềm tin của con người ngày xưa (tin vào số phận, mệnh trời) bởi vậy càng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Đồng thời sách trời ở đây cũng tương ứng với chân lí khách quan, qua đó tác giả cũng ngầm khẳng định sự độc lập của đất nước ta là chân lý khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan.

Hai câu sau khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta. Trong hai câu thơ này tác giả sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa kinh miệt “nghịch lỗ” – lũ giặc làm điều trái ngược, để gọi những kẻ đi xâm lược. Ngoài ra để vạch trần tính chất phi nghĩa cuộc chiến tranh, tác giả còn đưa ra hình thức câu hỏi “như hà” (cớ sao). Bởi điều chúng làm là phi nghĩa, đi ngược lại chân lý khách quan nên tất yếu sẽ chuốc lại bại vong. Câu thơ cuối vừa có tính chất khẳng định, vừa như là lời răn đe, cảnh báo trước hành động xâm lược của chúng: các người sẽ chuốc lấy bại vong hoàn toàn khi xâm lược Đại Việt.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc và cô đọng. Tác phẩm chỉ có hai mươi tám chữ nhưng lại ẩn chứa những tư tưởng và tình cảm lớn: khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc và nêu lên quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập đó. Ngôn từ cô đọng, giàu sức gợi cảm: nam đế cư, nghịch lỗ, như hà… Kết hợp hài hòa giữa biểu cảm và biểu ý: bài thơ thiên về nghị luận trình bày nhưng ẩn sâu bên trong là những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả. Giọng thơ trang trọng, hào hùng, đầy tự tin.

Bài thơ ngắn gọn, hàm súc mà chưa đựng những tư tưởng tình cảm lớn lao, cao đẹp. Văn bản là bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta về độc lập, chủ quyền của đất nước. Tác phẩm đã tạo niềm tin, sức mạnh chính nghĩa cho nhân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

23 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

Cuối năm 1076, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Dưới quyền thống lĩnh của Thái uý Lí Thường Kiệt, quân Nam chặn giặc tại phòng tuyến sông Cầu, và đến tháng 3 năm 1077, đánh tan quân giặc. Truyền thuyết kể rằng, để khích lệ ý chí chiến đấu của quân ta và làm tan rã tinh thần quân giặc, Lí Thường Kiệt cho đọc bài thơ sau đây giữa đêm khuya trên bờ sông cầu.

Mở đầu là câu thơ khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

(Sông núi nước Nam, vua Nam ở)

Nam quốc là nước Nam, xưng là quốc để xóa sạch ấn tượng bị trị trong thời kì Bắc thuộc. Từ thế kỉ X, Ngô Quyền đã đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, thiết lập một nhà nước độc lập, tự chủ, nhưng bọn phong kiến phương Bắc vẫn xem đất nước ta là một quận, huyện thuộc Trung Quốc, như đã sắc phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương. Cho nên vào. thời Lí, việc xưng Nam quốc, Nam đế có ý nghĩa lịch sử đặc biệt.

Câu thơ nhấn mạnh một chân lí đơn giản, hiển nhiên nhưng đầy chiều sâu lịch sử sau mười thế kỉ đấu tranh của dân tộc ta, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần bình đẳng dân tộc.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Biên giới rõ ràng có ghi tại sách trời.)

Tiệt nhiên là rành rành, có đạo lí chính đáng không thể di dịch được; định phận là danh phận đã được xếp đặt, không thể xáo trộn được. Chủ quyền của vua Nam trên đất nước là việc có ghi sẵn trong sách trời. Thiên thư định phận cho nước Nam có bờ cõi riêng, đó là điều tiệt nhiên, là chân lí hiển nhiên.

Nếu câu thơ đầu nhấn mạnh chân lí do con người quy định, thì câu thứ hai mang tính chất thần linh chủ nghĩa, một niềm tin gần như tuyệt đối trong thời phong kiến, ý thơ như báo trước thế thắng bại giữa ta và địch. Ta sẽ thắng chẳng những do tài sức chính mình, mà còn do ý trời. Địch sẽ bại vì hành động phi nghĩa của chúng.

Chân lí Nam quốc sơn hà được củng cố thêm bằng sức mạnh siêu nhiên thiên thư định phận, nhằm khẳng định niềm tin chiến thắng của ta.

Bài thơ là quyết tâm bảo vệ đất nước, khẳng định thất bại tất yếu của địch:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

(Sao mà bọn giặc lại tới xâm phạm?)

Như hà là làm sao, nghịch là trái ngược, lỗ là bọn mọi rợ. Đây là một câu hỏi bao hàm thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ. Ngạc nhiên vì chúng tự xưng là thiên triều sao lại làm trái mệnh trời; khinh bỉ vì chúng tự phụ là một nước có văn hiến hàng đầu, là Trung Hoa, tinh hoa của mọi dân tộc, sao lại hành động như kẻ mọi rợ, ỷ mạnh hiếp yếu.

Tư thế của ta vững vàng: Ta giữ gìn biên cương, bảo vệ đất nước với đầy đủ danh phận, rõ ràng chính nghĩa. Chúng là giặc, làm trái lòng trời, làm điều càng rõ phản nghịch. Giọng thơ hùng hồn, lời thơ dõng dạc tố cáo dã tâm của giặc, vừa sỉ vả, miệt thị bọn xâm lược với tư thế kẻ bề trên nắm lẽ phải trong tay, mắng bọn ngu xuẩn, tham lam đáng khinh miệt.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Lũ bây hãy xem sẽ ôm lấy thất bại, hư hỏng)

Nhữ đẳng là cùng một lũ bây, khan tức khán là xem, thủ là nhận lấy, bại là hỏng, thua, hư là trông không, không vào đâu cả. Câu thơ là câu trả lời, nhưng không trả lời trực tiếp mà báo trước cho chúng biết số phận thua trận tan tành không manh giáp của chúng.

Câu thơ cuối cùng nối tiếp mạch thơ của ba câu trên. Không thông được chân lí của nhân gian, cũng không hiểu thiên lí của trời đất, dẫn quân xâm lăng nước người, chúng bay rồi chống mắt xem sự bại vong, tan tác một cách nhục nhã.

Bài thơ khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc ta từ nghìn năm trước. Quyền độc lập, tự chủ này được phát triển cụ thể trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (Mỗi bên hùng cứ một phương...), và trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập...)

Truyền thống lịch sử ấy xác định một chân lí: dân tộc ta luôn luôn chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự chủ trên tư thế chính nghĩa. Bọn phong kiến phương Bắc đã mười lăm lần xâm lược nước ta, gần đây là thực dân Pháp rồi đế quốc Mĩ, nhưng cuối cùng chúng cũng thất bại, bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi. Quả thật tinh thần quật khởi chống xâm lược ấy được phát huy từ tinh thần Nam quốc sơn hà Nam đế cư vậy.

a. Các bạn học sinh học bài  trong lớp.

b. Tôi với Huy đi đến nhà Hoàng.

c. Bạn ấy phải nghỉ học  trời mưa to.

e. Chiếc cặp của tôi rất đẹp.

i. Chúng ta cùng đi xem xiếc nhé.

@Cỏ

#Forever

23 tháng 10 2021

thanks nha!!!!

23 tháng 10 2021

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Quê ngoại tôi có một phong tục đáng yêu: Vào đêm rằm tháng Giêng, tất cả các cô gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến Hồ Hàm Nguyệt, một hồ nước đẹp và rộng nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằng hầu hết lời nguyện ước của các cô gái, sau này đều ứng nghiệm.

      Năm nay, chị gái tôi đi học ở xa cũng tròn tuổi trăng rằm. Trước rằm tháng Giêng vài ngày, bà đã cho gọi chị về để hưởng tục lệ linh thiêng này. Đêm thiêng liêng ấy, chị tôi đi rồi, tôi tò mò theo chị để xem. Ra đến cổng, tôi gặp chị Ngàn. Chị Ngàn trạc tuổi như chị tôi. Chị bị mù từ nhỏ nhưng đẹp người đẹp nết. Mái tóc chị dài và óng mượt hiếm thấy. Lúc nào mái tóc ấy cũng thoang thoảng mùi của hoa bưởi, hoa nhài, hoa lan được chị kín đáo gài sau chiếc kẹp tóc. Chị làm bánh, làm mứt ngon nhất làng. Trông thấy chị lần bước ra đường, tôi hiểu chị cũng đi ra hồ như chúng bạn cùng trang lứa. Thương chị, tôi đến bên, dắt chị đi.

      Trên đường đi. tôi hỏi chị:

      - Chị Ngàn ơi, lát nữa chị định ước điều gì? Chị có thể cho em biết được không?

      Chị Ngàn không trả lời tôi. Chị lặng lẽ nghĩ ngợi điều gì đó. Chắc chị cũng sẽ ước như bao cô gái khác: ước sao cho có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chị tuy không lành lặn như những người khác nhưng đẹp người và chăm chỉ, khéo léo như vậy, chị đáng được hưởng hạnh phúc lắm chứ!

      Ánh trăng bát ngát, dịu dàng đậu xuống trần gian. Mặt đất và mọi vật như được nhuộm một màu vàng trong trẻo. Dưới ánh trăng đẹp, tôi nhìn thấy gương mặt chị Ngàn vừa chứa đựng niềm vui thánh thiện, vừa có vẻ gì bí ẩn.

      Chị em tôi ra tới hồ, dù có khá nhiều cô gái cùng tới đây nhưng không khí nơi này vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ. Chị quỳ xuống. Rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ “vốc” làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt. Ánh trăng lung linh hôn lên má, chảy lên tóc chị. Sau đó, chị chắp hai tay trước ngực, nén xúc động nói khẽ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình:

      - Con ước gì... mẹ chị Yên.. bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh.

      Nói xong, chị từ từ đứng dậy, gương mặt rạng rỡ hạnh phúc.

      Tôi nhìn chị ngỡ ngàng: “Cả đời người chỉ được ước một lần, sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm?”

      Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Gần đến nhà, chị Ngàn siết chặt tay tôi, nói:

      - Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái, chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh nặng, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình không còn cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ.

      Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ...

  Quê ngoại tôi có một phong tục đáng yêu: Vào đêm rằm tháng Giêng, tất cả các cô gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến Hồ Hàm Nguyệt, một hồ nước đẹp và rộng nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằng hầu hết lời nguyện ước của các cô gái, sau này đều ứng nghiệm.

      Năm nay, chị gái tôi đi học ở xa cũng tròn tuổi trăng rằm. Trước rằm tháng Giêng vài ngày, bà đã cho gọi chị về để hưởng tục lệ linh thiêng này. Đêm thiêng liêng ấy, chị tôi đi rồi, tôi tò mò theo chị để xem. Ra đến cổng, tôi gặp chị Ngàn. Chị Ngàn trạc tuổi như chị tôi. Chị bị mù từ nhỏ nhưng đẹp người đẹp nết. Trông thấy chị lần bước ra đường, tôi hiểu chị cũng đi ra hồ như chúng bạn cùng trang lứa. Thương chị, tôi đến bên, dắt chị đi.

      Trên đường đi. tôi hỏi chị:

      - Chị Ngàn ơi, lát nữa chị định ước điều gì? Chị có thể cho em biết được không?

      Chị Ngàn không trả lời tôi. Chị lặng lẽ nghĩ ngợi điều gì đó. Chắc chị cũng sẽ ước như bao cô gái khác: ước sao cho có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. 

      Chị em tôi ra tới hồ, dù có khá nhiều cô gái cùng tới đây nhưng không khí nơi này vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ. Chị quỳ xuống. Rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ “vốc” làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt. Ánh trăng lung linh hôn lên má, chảy lên tóc chị. Sau đó, chị chắp hai tay trước ngực, nén xúc động nói khẽ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình:

      - Con ước gì... mẹ chị Yên.. bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh.

      Nói xong, chị từ từ đứng dậy, gương mặt rạng rỡ hạnh phúc.

      Tôi nhìn chị ngỡ ngàng: “Cả đời người chỉ được ước một lần, sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm?”

      Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Gần đến nhà, chị Ngàn siết chặt tay tôi, nói:

      - Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái, chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh nặng, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình không còn cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ.

      Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ...

    

Văn nghị luận là:A. Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.B. Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề...
Đọc tiếp

Văn nghị luận là:

A. Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

B. Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng, thái thộ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lí, còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém gì giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa.

C. Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc , hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự việc, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc và thể hiện một ý nghĩa.

D. Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

1
28 tháng 10 2021

hình như là A