K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2019

Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.

Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, do huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào số khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cố ra đề kiểm tra tim, mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một "Lương y như từ mẫu".

Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đế sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.

12 tháng 2 2019

Bác Hải là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.

Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: "Chào bác Hải, trưa rồi mà vẫn không nghỉ tay à?"

Bác Hải đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác rám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".

Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân, những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.

Bài Mẫu Số 3: Tả Một Người Lao Động Đang Làm Việc, Công Nhân, Nông Dân, Thợ Thủ Công, Bác Sĩ, Y Tá, Cô Giáo, Thầy Giáo

Cánh đồng lúa quê em đã vào mùa thu hoạch các bác nông dân ngày ngày ra đồng gặt lúa, mang về những hạt thóc vàng ươm sau những ngày tháng vất vả.

Từ sáng tinh mơ, các bác nông dân đã ra đồng. Ra đồng các bác rẽ theo các hướng khac nhau, ai về thửa ruộng nhà nấy. Nhìn xa xa, ai cũng giống nhau. Vì mùa này trời rất nắng nên các bác mặc áo dày, đội nón trắng, khuôn mặt trùm kín bằng một chiếc khăn chỉ để lộ đôi mắt. Dụng cụ đã chuẩn bị xong, các bác bắt đầu công việc gặt lúa. Đàn bà lom khom cắt lúa còn đàn ông thì tuốt lúa. Tay trái các bác nâng từng bông lúa, tay phải cầm liềm cắt lúa xoèn xoẹt, đôi bàn tay mềm mại, thoăn thoắt tưởng như các bác đang múa. Từng bước chân nhịp nhàng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Lúa cắt xong được các bác xếp ngay ngắn thành từng đống rất gọn gàng. Lúa được cắt mỗi lúc một nhiều. Tiếng tuốt lúa vang lên rộn ràng cùng nhịp thở của các bác. Các bác đứng dậy vươn vai, quay lại nhìn thành quả lao động của mình. Nét mặt ai cũng vui. Mặt trời lên cao dần, Khi đã thấm mệt, các bác đứng lên nghỉ giải lao, ngồi uống nước đá, ăn vội cái bánh mì mà người nhà mới mang đến. Đâu đó vang lên những lời hát ngọt ngào của các cô gái làm xua đi những mệt nhọc. Sau ít phút giải lao, mọi người lại bắt tay vào việc. Càng về trưa nắng càng gay gắt mọi người ai cũng thấm mệt nhưng tranh thủ làm cho xong công việc. Mồ hôi rơi xuống nghe thánh thót, lưng áo ướt đẫm. Thỉnh thoảng, các bác lấy nón quạt phành phạch xua tan đi cái nắng nóng cứ vô tình chiếu xuống cánh đồng trống trải. Lúa trên ruộng cũng được gặt xong.

Vào mùa gặt, ai cũng bận rộn. Những hạt lúa chắc nịch, vàng ươm đã được đưa về nhà. Các bác nông dân phấn khởi vì vụ mùa bội thu.

12 tháng 2 2019

Hít thở

Mik biết vậy thôi

Thông cảm

12 tháng 2 2019

-không sử dụng những từ viết tắt,viết sai,pha tạp làm hao mòn tiếng việt.

12 tháng 2 2019

-Không quá lạm dụng từ hán việt hay tiếng Anh và các ngôn ngữ khác khi nói.

-Không nói tục,chửi bậy.

-Tự hào vì mình là người Việt Nam, được nói tiếng Việt.

16 tháng 2 2019

Phó từ: cứ

Tác dụng: khẳng dịnh Dế Mèn có ngoại hình cường tráng, khỏe mạnh; nhấn mạnh sức mạnh của nhân vật Dế Mèn

Bạn An nào vậy ? 

12 tháng 2 2019

kb với mình nè k nhé.

Đối với những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trên quê hương thì sẽ không thể nào không có những kí ức tuyệt đẹp gắn liền với dòng sông. Tôi cũng là một trong số những đứa trẻ như thế. Có lẽ tôi có kỉ niệm với dòng sông nhất đó là cảnh buổi chiều trên sông.

Những buổi chiều hè trên dòng sông tôi là đông đúc nhất. Bởi khi ấy lũ trẻ chúng tôi đều được nghĩ họ rủ nhau ra bờ sông chơi. Chúng tôi nghịch cát trên bãi bồi ven sông, xây thành những hình thù kì quặc, rồi ném cát trêu đùa nhau. Những ngày sông cạn lũ chúng tôi rủ nhau đi bắt trai về nấu. Mò dưới những viên đá lớn là những con trai to bự. Chúng tôi còn kháo nhau chọn ra con nào to nhất con nào sẽ có ngọc.

Rồi có cả những ngày chiều chúng tôi đứa nào đứa đấy rủ nhau ra sông tắm. Lúc ấy dòng sông lại ôm chúng tôi vào lòng hiền hòa che chở như một người mẹ ôm ấp con vào lòng. Nước sông mát rượi trong veo như đã được lọc qua một cái bể lớn nào đó. Nhưng có lẽ ấn tượng với tôi nhất chính là những buổi chiều được ngắm hoàng hôn trên sông cùng lũ bạn là Khi ánh hoàng hôn dần buông xuống, những đám mấy xanh nhường chỗ để hoàng hôn xuất hiện. Lúc này dòng sông được nhuốm một màu đỏ cam. Chúng tôi thường kháo nhau lúc ấy là dòng sông máu. Thế rồi chúng tôi cũng chả ai bảo ai chọn cho mình một chỗ để ngồi ngắm dòng sông. Thỉnh thoảng những cơn gió nhẹ thổi làm dòng sông lăn tăn gợn sóng trông thật tuyệt. Màu hơi sáng của hoàng hôn khiến chúng tôi nhận ra những chiếc cano đang trở về bến sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Những chiếc thuyền làm cho dòng sông gợn những cơn sóng mệt mỏi vì dường như dòng sông giờ đây đã thấm mệt. Tiếng những chiếc cano ngày một gần và cuối cùng cũng đã cập bến dường như chúng cũng đã thấm mệt nên nằm yên trên bến mỏi. Đó cũng là lúc những người dân đi mò trai mò ốc mới trở về. Tiếng mọi người cười nói vui vẻ hỏi han nhau xem hôm nay có thu hoạch được nhiều không khiến cho khung cảnh yên tĩnh bỗng sôi động hẳn lên. Tiếng người nói sôi động một lúc rồi cũng tắt dần vọng ở phía xa kia rồi tắt dần trọng im lặng. Những đàn cá lúc này vội vã trở về nhà bơi thật nhanh làm xao động cả một mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp nhất là những đêm trăng sáng . Trăng sáng ngồi tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được những ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc lấp lánh. Gió thổi lồng lộng mát mẻ vô cùng.

Đối với tôi dòng sông là một người bạn dễ thương dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho tôi. Dù có đi đâu xa tôi cũng không thể nào quên được nơi gắn liền với tuổi thơ tôi.

12 tháng 2 2019

Quê hương em có một dòng sông, nó có tên là sông Ti, mỗi buổi chiều em cùng bạn bè chạy lên đê sông bắt sâu, thả diều, ngồi dùng những viên đá nhỏ ném xuống sông.

Dòng sông quê em rất đẹp, rộng, dài và uốn lượn như một con rồng khổng lồ, nước sông không trong được như nước giếng mà có màu đục đục rất lạ. Nước sông chảy hiền hòa, chỉ lăn tăn sóng nhẹ mỗi khi có thuyền bè, ca nô chạy qua.

Sông Ti có từ bao giờ em cũng không biết, bà em kể nó có từ rất lâu rồi, khi bà sinh ra, sông đã có rồi, nó là một nhánh sông nhỏ của sông Hồng rộng lớn, xinh đẹp. Khi đất nước còn có chiến tranh, các ông, các cụ thường bí mật chuyển sung đạn, vũ khí, lương thực qua sông cho các chú bộ đội.

Mỗi chiều bên bờ sông đều có các chú, các bác ngồi câu cá, trò chuyện vui vẻ, mấy anh lớn tuổi ngồi thổi sáo, chăn trâu, sau đó rủ nhau đùa nghịch, bơi lội dưới sông. Các bà, các mẹ thì cuốc đất trồng rau, tưới nước cho hoa màu bên mảnh đất nhỏ cạnh sông, nước tưới cũng là nước sông, tuy màu sắc nước không được trong nhưng lại đặc biệt sạch và tốt cho cây trồng. Mọi loại cây đều mọc lên rất xanh tốt do có đất phù sa sông màu mỡ, giàu dinh dưỡng, nguồn nước tưới dồi dào.

Em và mấy người bạn trong xóm cũng thường xuyên chơi đùa trên đê sông, có khi cùng nhau thả diều, có lúc lại chơi đuổi bắt, đánh chuyền, đánh chắt rất vui vẻ.

Buổi chiều trên dòng sông Ti đặc biệt yên ả và thanh bình. Khi chiều buông, mặt trời bắt đầu lặn sau những rặng tre, ánh dương của chiều tà nhuộm hồng một góc trời dòng sông lại càng trở lên đẹp hơn, từng đám bèo xanh lặng lờ trôi, có một đám nhỏ dạt vào ven bờ. Trên sông cũng có rất nhiều những con thuyền đánh bắt cá qua lại và những con thuyền nhỏ neo đậu gần bờ, tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.

Con sông Ti đã trở nên rất gần gũi, thân thương với mọi người quê hương em, đặc biệt, những sinh hoạt của mọi người quê em lúc chiều tà đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong ngày, đây là một nơi đầy kỉ niệm để nhớ về mỗi khi đi xa.

12 tháng 2 2019

Chỉ mấy thanh niên F.A lâu năm đã từng bị như thế!

Hay và hay!!

12 tháng 2 2019

ko bị FA nha bn ngồi hok nghĩ chế thui

-Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin đó và báo cáo trước lớp-Đoạn thông tin đó gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?Thông tin như sau:Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền văn...
Đọc tiếp

-Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin đó và báo cáo trước lớp

-Đoạn thông tin đó gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?

Thông tin như sau:

Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Người dân Việt với bản lĩnh và sự sáng tạo của mình đã tiếp thu tinh hoa văn hóa của người phương Bắc,cải biến làm phong phú hơn nền văn hóa dân tộc.Nhiều phong tục tập quán được lưu giữ như sử dụng trống đồng trong lễ hội,ăn trầu,nhuộm răng,thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc(An Dương Vương,.....)

Khẳng định người Việt đã thành công trước chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Băc,Giáo sư sử học người Mĩ Tay-lo(chuyên gia nghiên cứu về lịh sử VN)đã viết:"Người VN đã tiếp thu nền văn minh Trung Hoa mà không làm mất bản sắc văn hóa của mình...Người VN không muốn trở thành nô lệ của Trung Quốc và điều đó sẽ ăn sâu vào gốc rễ sự tồn tại liên lạc với họ với tư cách là một quốc gia độc lập có từ thời Văn Lang - Âu Lạc. 

3 tick cho ai đúng và nhanh nhất

0
16 tháng 2 2019

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.


 

Dài vậy bạn!

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộctrong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộctrong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.