K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Truyện cười nè bạn

Ai tìm ra châu Mỹ

Trong giờ địa lý, thầy giáo gọi Hà:

- Em hãy chỉ đâu là châu Mỹ?

- Thưa thầy, đây ạ! – Hà chỉ trên bản đồ.

- Tốt lắm! Nào, thế bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mỹ?

- Thưa thầy, bạn Hà.

Lý do con tới trường

Mẹ: Con trai, dậy thôi, con phải tới trường rồi

Con: Con không muốn tới trường đâu!

Mẹ: Con có thể đưa ra 2 lý do tại sao con không muốn tới trường không?

Con: Được ạ, đó là bọn trẻ ghét con và thầy cô giáo cũng ghét con.

Mẹ: Nhưng mẹ cũng có thể đưa ra 2 lý do mà con phải tới trường.

Con: Vâng, mẹ nói đi.

Mẹ: Thứ nhất, con đã 52 tuổi rồi, và thứ 2 con là hiệu trưởng

Thời facebook

Hai thầy trò ngồi nói chuyện với nhau.

- Em làm bài tập chưa Tí?

- Dạ em đã làm và post lên Facebook rồi. Em đã tag thầy rồi đấy. Thầy vào xem nhớ và comment cho em nhé.

- Tốt lắm. Thầy cũng vừa post bảng điểm của em lên Facebook, cũng đã tag mẹ em rồi. Em nhớ nhắn mẹ xem xong và comment cho thầy nhé.

Thông cảm

Tý vừa khóc mếu máo vừa chạy về nhà, mách với bố:

- Thầy giáo trù dập con quá, bố ạ. Hôm nào thầy cũng gọi con lên trả bài. Thầy cố tình chọn những câu thật khó để con không trả lời được thì thầy phạt. Hôm nay con lại bị phạt cầm tai đứng ở cuối lớp.

- Bố Tý tức lắm. Hôm sau ông ta dẫn Tý, hầm hầm vào gặp thầy: Tôi nghe cháu nó nói thầy trù dập nó ghê lắm. Tại sao thầy lại đối xử với con tôi như vậy?

- Tôi trù dập con ông hồi nào đâu, nhưng ông xem, hôm nào tôi bảo nó lên bảng trả bài, nó cũng không trả lời được, kể cả câu hỏi dễ nhất.

- Tôi lại nghe cháu nó nói thầy toàn chọn câu khó thôi. Đâu, thầy cho tôi một ví dụ xem nào.

- Này nhé, hôm qua tôi hỏi nó tướng Trần Hưng Đạo chết hồi nào mà nó có trả lời được đâu.

- Bố Tý ngẫm nghĩ một lúc, rồi đáp: Thôi, thầy cũng thông cảm cho cháu. Gia đình tôi là gia đình làm ăn buôn bán, lâu lâu coi báo thì xem tin tức chứ ai đi đọc cáo phó làm gì.

Tẩy trắng

Đang trong giờ học Hóa, cô giáo thấy Tí quay ra sau chơi trò gì đó. Cô hỏi:

- “Tí! Em hãy cho cô biết loại axit nào hay được dùng trong việc tẩy trắng ?”

- “Thưa cô, Có rất nhiều loại ạ.”

- “Em hãy cho cô biết đó là những loại nào ?”

- “Thưa cô, ví dụ như là Ô mô, Tide hay Vì dân ạ”

Không phải em!

Để chuẩn bị cho tiết học có đoàn thanh tra của sở Giáo dục xuống kiểm tra tại trường, thầy giáo chuẩn bị và báo với các em học sinh trong lớp.

- Khi thầy hỏi một câu thì tất cả các em đều phải giơ tay lên.

- Nếu em nào biết để trả lời thì giơ thẳng cả 5 ngón tay, ai không biết thì cúp 1 ngón tay để thầy biết.

Khi lớp học diễn ra có cả thanh tra sở, hiệu trưởng nhà trường tham dự. Thầy giáo say sưa giảng bài và đặt câu hỏi cho cả lớp.

Thấy tất cả các em đều giơ tay, Thanh tra sửng sốt vì nghĩ học sinh học quá xuất sắc. Do hồi hộp quên mất quy tắc đã đặt ra, thầy chọn Thanh. Thanh bình tĩnh trả lời:

- Thưa thầy không phải em, em cúp mà!

Đi trễ

Đã vào tiết học, Tí lúc này mới bước vào cổng trường. bác bảo vệ kêu lại và hỏi:

- Tại sao con đi trễ?

- Ước mơ của con là làm thầy hiệu trưởng, Tí trả lời.

- Tôi hỏi tại sao lại đi trễ mà? Bác bảo vệ nghiêm mặt.

- Vậy bác khi nào thấy thầy hiệu trưởng đi sớm chăng????

Ai lấy nỏ thần?

Thầy giáo hỏi học sinh: Ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương?

Cả lớp im lặng. Thầy chỉ một trò:

- Em có biết ai lấy nỏ thần của An Dương Vương không?

- Dạ không phải em - trò sợ sệt đáp

Vừa lúc đó Hiệu trưởng đi qua, thầy giáo đang bực mình liền nói

- Anh xem, học trò bây giờ tệ quá, hỏi ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương mà cũng không biết

Hiệu trưởng gật gù:

- Thôi, anh cứ bảo anh Vương làm báo cáo rồi tôi nói ban giám hiệu xuất quỹ đền cho, đừng làm rùm beng lên để mang tiếng chết!

Dụng cụ y tế

Cô giáo dặn học sinh:

- Ngày mai các em đem tới lớp một đồ dùng có liên quan đến bảo vệ sức khoẻ.

- Hôm sau, nhất loạt các học sinh đều mang mỗi người một đồ vật.

- Tuấn, em đem gì tới?

- Thưa cô, em mang băng gạc dùng để băng vết thương ạ.

- Tốt lắm. Thế còn Tèo, em mang gì nào?

- Thưa cô, lọ ê-te dùng để rửa sạch vết thương ạ.

Đến thầy cũng phải điên

Thầy giáo: Em hãy cho biết Mặt Trăng xa hơn hay Mặt Trời xa hơn?

Trò: Mặt trời xa hơn ạ.

Thầy: Vì sao?

Trò: Vì sao của Khởi My ạ

Thầy: Không, tại sao?

Trò: Tại sao của Ưng Hoàng Phúc ạ!

Thầy: Không, ý thầy là Why đó!

Trò: Why? À! Why của DBSK .

Thầy: Trời ơi, tôi phải làm thế nào ?

Biển

Trong giờ địa lý, thấy Tí ngồi không chú ý bài.

- Cô giáo: Tí! Hãy cho cô biết biển là gì?

- Tí (giật mình): Thưa cô! “Biển” là bài thơ của Xuân Diệu ạ!

- Cô giáo: ?!?

Xe 4 bánh

SV1 gặp bạn là SV2 đang chạy Xe máy đi học.

SV1 : Thời đại ngày nay SV mà còn chạy xe máy đi học.

SV2 ngạc nhiên hỏi lại: Thế mày đi bằng gì.

SV1 : Tao ấy à ? Phải ô tô 4 bánh trở lên mà còn tài xế đưa rước nữa chứ.

SV2 : Vậy à. Mày làm gì mà sang thế. Thế mày đi xe hiệu gì ?

SV1 : Vừa nói vừa co giò chạy "Nào ta cùng đi Buýt"

Chào cô! Bố em

Một học sinh nghỉ học không có lý do.

- Cô giáo hỏi: Tại sao hôm qua em không đi học?

- Thưa cô... vì em bị ốm ạ.

- Chậm nhất là ngày mai em phải đưa cô giấy của bố hoặc mẹ em.

- Vâng, thưa cô.

Hôm sau, học sinh đưa cô giáo tờ giấy có những dòng chữ sau đây: "Thưa cô giáo, con tôi nghỉ học hôm qua vì nó bị ốm. Chào cô. Bố em".

Thi vấn đáp

Một sinh viên phải trả thi trong hội đồng. Giáo sư hỏi:

- Các-mác mất năm nào?

- Các-mác đã mất! Một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến Người!

Cả hội đồng đứng dậy tưởng niệm một phút. Giáo sư hỏi tiếp:

- Lê-nin mất năm nào?

- Lê-nin mất, nhưng sự nghiệp của Người vẫn còn sống mãi. Ðể tưởng nhớ người lãnh đạo vĩ đại của giai cấp Cộng sản, 5 phút mặc niệm bắt đầu.

Cả hội đồng đứng dậy, mặc niệm. Giáo sư thì thầm với hội đồng:

- Thôi cho nó 3 điểm đi, không nó bảo chúng ta hát "Quốc tế ca" thì chẳng có ai ở đây thuộc lời đâu!

Vào bài

Cả lớp đang chờ thầy giảng bài mới.

Thầy: "Thầy có việc bận, cả lớp ta được nghỉ tiết này."

Nghe thầy nói xong, cả lớp sung sướng ra về.

Thầy: "Khoan đã. Các em đã được nghe thông tin nghỉ học. Vậy các em xử lý thông tin đó như thế nào?"

Trò: "Dạ, chúng em sẽ về nhà hoặc đi chơi ạ"

Thầy: "Tốt! Đó chính là một ví dụ về 'Thông tin và xử lý thông tin'. Các em mở vở ra và học bài mới nào!"

Trò: ....

Thầy giáo pro

Thầy giáo bước vào lớp. Quần áo xộc xệch. Mặt hằm hằm. Cả lớp lo lắng. Vào cửa lớp, thầy rút chiếc dép phải ném bay vù xuống góc trái cuối lớp.

Cả lớp sợ. Thầy rút tiếp chiếc dép trái ra ném. Dép bay vèo xuống góc phải của lớp.

Cả lớp run. Tiến lại gần bảng, thầy hỏi:

- Thế nào, các cô, các cậu có sợ không, hả?

- Thưa thầy... sợ, sợ lắm ạ.

- Cả lớp đồng thanh.

- Thế vẫn chưa sợ bằng đại chiến thế giới lần thứ hai. Các em lấy bút, vở ra học bài mới: "Đại chiến Thế Giới lần thứ 2"

Không thể cho

Thầy giáo sau khi dạy cho học trò một bài học về lòng hiếu thảo liền hỏi trò Bi:

- Nếu em có hai cái nhà, ba em không có cái nào, em sẽ làm gì?

- Em sẽ cho ba một cái nhà.

- Giỏi lắm. Nếu em có hai cái xe, ba em không có cái xe nào, em sẽ làm gì?

- Em sẽ cho ba một chiếc.

- Giỏi lắm. Em hiểu rất rõ bài thầy giảng. Một câu hỏi chót: Nếu em để dành được 20.000 đồng, ba em lại không có đồng nào. Vậy em sẽ làm gì?

- Em sẽ không cho ba đồng nào.

- Ủa sao kỳ vậy. Em cho ba cái nhà, cho ba chiếc xe, sao em lại không cho ba đồng nào?

- Thưa thầy, tại vì thật sự em có để dành 20.000 đồng.

Gọi Tên Sự Vật

Giờ kiểm tra, thầy giáo dạy sinh vật đem đến một cái lồng, bên trong đựng đủ loại chim. Thầy lôi ra một con và giấu sau lưng, chỉ để cho học sinh thấy cái đuôi, và hỏi học sinh:

- Đây là chim gì?

- Thưa thầy, chim sáo ạ!

- Không đúng. Đây là chim gõ kiến. Cho em đoán một lần nữa...

Thầy giáo lại lôi ra một con khác và hỏi:

- Con này tên gì?

- Dạ...!

- Học sinh nọ lúng túng.

- Em nghĩ đó là con chào mào ạ!

- Không phải, đây là chim hoạ mi. Em không học bài! Tôi thật buồn phiền phải cho em điểm "Không"! Tên em là gì nhỉ?

- Em đố thầy biết đấy.

Thầy !!!

Số ý nghĩa

Trong một tiết học cô giáo hỏi các học sinh

- “Các em thích con số nào nhất”

- Có nhiều học sinh trả lời với nhiều con số khác nhau

- Riêng Tèo là người trả lời sau cùng

- “Thưa cô: em thích nhất là số 21193″

- Cô giáo hỏi sao em lại thích số đó

- Tèo trả lời “Thưa cô con số đó rất có ý nghĩa”

- “Ý nghĩa gì” Cô giáo hỏi?

- Thưa cô: 21193 có nghĩa là “Nếu 2 người cùng làm chung 1 việc trong 1 giờ thì sau 9 tháng sẽ có một người thứ 3

Vấn đáp lịch sử

Trong một buổi thi vấn đáp Lịch sử:

- Anh hãy cho biết, Lê lợi là ai?

+ Dạ, em không biết.

- Thế anh có biết, Trần Hưng Đạo là ai không?

+ Dạ, em không biết.

- Thôi, nếu anh trả lời được câu này, tôi sẽ cho anh qua, anh có biết Trưng Trắc, Trưng Nhị là ai không?

+ Dạ em cũng không biết.

- Vậy thì mời anh ra, tôi không thể cho anh qua được.

+ Thế thầy có biết Hùng móm, Minh sẹo, Phúc khùng, Dũng cô hồn, là ai không?

- Hả???

+ Thầy có băng của thầy, em cũng có băng của em chứ, thầy đừng đem băng của thầy ra dọa em nhé…..

Từ trái nghĩa

Giờ học tại chức, thầy giáo giảng bài và nói với các em học sinh:

- Các bạn đọc từ trái nghĩa với từ tôi nói nhé!

Học sinh lễ phép:

- Dạ vâng, thưa thầy!

- Đen.

Học sinh đồng thanh:

- Không đen.

- Nóng.

- Không nóng.

Thầy giáo đỏ mặt:

- Không đúng!

- Đúng!

Thầy giáo cáu tiết:

- Im lặng!

Học sinh vẫn khí thế:

- Không im lặng!

Thầy giáo không thể chịu nổi:

- Bọn mày sợ tao không?

Học sinh vẫn ung dung đọc từ trái nghĩa:

- Bọn tao không sợ mày!

- Hả?!

- Không hả!

Thấy giáo tỏ tình

Hôm nay cuối tuần, thầy giáo trẻ hẹn người yêu. Khi hai người thân mật nói chuyện, thầy chủ động:

- Hôm nay anh gặp em để nói về chủ đề tình yêu. Ý tưởng chủ đề là anh rất yêu em. Anh sẽ thổ lộ với em thành ba đoạn. Mỗi đoạn sẽ có phân tích, lập luận để em hiểu hết tình cảm của anh. Kìa, em vẫn nghe anh đấy chứ! Lát nữa anh sẽ chất vấn đấy! Anh sẽ phân tích cụ thể, sẽ có dẫn chứng sinh động. Qua mỗi phần, sẽ có tiểu kết để em nắm các ý chính. Em hiểu chứ!

Cô gái nhẹ nhàng:

- Dạ, "thưa... thầy", em hiểu ạ!

- !?!

"Tôi cũng thế"

Thầy giáo nói:

- Thưa ông, trò Ngốc là một đứa lười không chịu học bài, chỉ chép lại của bạn ngồi bên cạnh.

Người cha hỏi:

- Làm sao thầy biết được?

Thầy giáo đáp:

- Đây, ông cứ coi bài kiểm tra Việt sử này thì rõ. Câu hỏi: Ai chiến thắng quân Thanh ngày mồng năm Tết? Trò Tèo ngồi kế bên trò Ngốc trả lời là: vua Quang Trung, trò Ngốc cũng trả lời y như vậy?

Người cha cãi:

- Nhưng đó là câu trả lời mà các em đã học.

Thầy giáo bình tĩnh nói:

- Mời ông xem câu thứ hai. Câu hỏi: Ai là chồng bà Trưng Trắc? Thì cả hai cùng trả lời là Tô Định.

Người cha lại nói:

- Có thể nó nhớ sai giống nhau.

Thầy giáo nói:

- Nhưng câu thứ ba thì ông nghĩ sao? Câu hỏi: Bình Định Vương lên ngôi ngày nào? Trò Tèo trả lời em không biết. Thế ông biết con ông trả lời sao không? Nó viết vô là: "Tôi cũng thế".

- !!!

Bài văn tủ

Cô giáo cho học sinh tả về con vật mình yêu thích nhất. Cu Bin 7 tuổi về bắt một con rận nghiên cứu và tả rất chi tiết, tất nhiên là cô giáo không hài lòng, Cô bắt cu Bin làm lại bài văn là hãy tả con chó nhà em.

Cu Bin làm bài văn như sau: "Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì ắt phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ....", và chú bắt đầu tả con rận.

Cô giáo đọc bài văn, rất bực mình, liền bắt cu Bin làm lại lần nữa, lần này là tả con cá.

Hôm sau cu Bin nộp bài như sau: "Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận:....".

Cáo phó

Tý vừa khóc mếu máo vừa chạy về nhà, mách với bố: “Thầy giáo toàn trù con, bố ạ. Hôm nào thầy cũng gọi con lên trả bài. Thầy cố tình chọn những câu thật khó để phạt con. Hôm nay con lại bị phạt cầm tai đứng ở cuối lớp”.

Bố Tý tức lắm. Hôm sau ông ta dẫn Tý, hầm hầm vào gặp thầy:

- Tôi nghe cháu nó nói thầy trù cháu ghê lắm. Tại sao thầy lại đối xử với con tôi như vậy?

- Tôi trù con ông hồi nào đâu. Ông thử nghĩ xem, hôm nào tôi bảo nó lên bảng trả bài, nó cũng không trả lời được, kể cả câu hỏi dễ nhất.

- Tôi lại nghe cháu nó nói thầy toàn chọn câu khó thôi. Đâu, thầy cho tôi một ví dụ xem nào.

- Này nhé, hôm qua tôi hỏi nó Trần Hưng Đạo chết hồi nào mà nó có trả lời được đâu.

Bố Tý ngẫm nghĩ một lúc, rồi đáp:

- Thôi, thầy thông cảm cho cháu. Gia đình tôi làm ăn buôn bán, lâu lâu coi báo để xem tin tức chứ làm gì có thời gian mà đọc cáo phó.

Chỉ sai một lỗi

Hai học sinh ngồi nói chuyện với nhau. Một học sinh than thở:

- Cô giáo tao thật không ra gì. Cả bài văn tao viết hay như thế, chỉ vì sai một lỗi chính tả mà cho tao ăn trứng.

- Thế mày viết sai chỗ nào?

- Thay vì viết "cô giáo em say mê trồng người", tao viết nhầm thành "cô giáo em say mê chồng người".

Biết vẽ thế nào?

Để hiểu học trò hơn, cô giáo bảo học sinh vẽ vào một tờ giấy mơ ước mai sau của mình. Khi cô xem, có em vẽ hình máy bay tỏ ý muốn làm phi công, em thì vẽ ống nghe muốn làm bác sĩ… Riêng một em gái để tờ giấy trắng nguyên, cô hỏi:

- Chẳng lẽ lớn lên em không muốn làm gì cả sao?

Em bé băn khoăn đáp:

- Lớn lên em sẽ lấy chồng, nhưng chẳng biết nó hình gì?

8 điểm vẫn bị la

Đang dò xem kết quả điểm thi hết môn học tại chức của mình, người cha chợt reo lên “Ồ! Qua rồi”. Đứa con đang học lớp 2 đứng cạnh bên hỏi:

- Ba ơi! Ba được mấy điểm mà thấy ba mừng quá vậy?

- Ờ, 5 điểm con à!

- Nhưng mấy điểm là cao nhứt?

- Là 10 điểm.

- Vậy mà cũng mừng! Sao hôm qua con được 8 điểm môn toán mà ba lại rầy?!

- !!!

Cửa sổ cứng quá

Trên đường đi học, Tí thường đi chung xe bus với Hồng. Một hôm, Tí lấy hết dũng cảm dúi cho Hồng một mẩu giấy, trên đấy viết:

“Tôi rất thích bạn, nếu bạn đồng ý kết bạn với tôi thì hãy đưa lại mẩu giấy này cho tôi, còn nếu không đồng ý thì hãy vứt nó qua cửa sổ”.

Một lúc sau Hồng chuyển lại mẩu giấy cũ, Tí vui mừng mở ra xem, trên giấy viết: “Cửa sổ cứng quá tôi không thể mở nổi!”

Tình yêu học trò

Học trò ngày nay không chỉ yêu sớm, mà còn yêu… rất sớm.

Năm đó mình học lớp 9, mình có thương một cô nàng học lớp 7. Mình chấp nhận ở lại lớp 2 năm để có thể cùng nàng chung bước đến trường… Nhưng có ngờ đâu… sau 2 năm ở lại lớp… nàng vẫn là học sinh lớp 7.

Bực mình hỏi nàng tại sao, nàng trả lời: “Em xin lỗi, em đã thương một anh học lớp 5″.

Chuyện học trò

Trong lớp học, thày hỏi trò:

- Em đang viết gì vậy?

- Một bức thư cho chính mình ạ!

- Trong đó nói gì?

- Ngày mai em mới có thể biết được điều đó sau khi nhận thư.

- Ngày trước, tôi đã phải đi bộ 10 cây số để đến trường đấy.

- Lẽ ra, thày nên dậy sớm hơn để không bị lỡ chuyến xe bus.

***

- Tại sao những người chỉ huy thường đứng khi đi thuyền?

- Vì nếu ngồi xuống, ông ta sẽ phải chèo như những người khác.

***

Hai học sinh ngồi nói chuyện với nhau. Một học sinh than thở:

- Cô giáo tao thật không ra gì. Cả bài văn tao viết hay như thế, chỉ vì sai một lỗi chính tả mà cho tao ăn trứng.

- Thế mày viết sai chỗ nào?

- Thay vì viết "cô giáo em say mê trồng người", tao viết nhầm thành "cô giáo em say mê chồng người".

Rút hết tiền ra

Trong giờ học môn logic lớp 4, cô giáo đưa ra một tình huống: Có một người đàn ông câu cá trên thuyền giữa sông. Mất thăng bằng nên ông ấy ngã xuống sông và bắt đầu kêu cứu.

Ngừng lại một phút để cho cả lớp nắm được tình huống, cô tiếp:

"Bà vợ trên bờ nghe thấy tiếng kêu cứu của chồng. Biết rằng chồng mình không biết bơi và bản thân mình cũng không biết bơi, xung quanh cũng không có người nào, bà ta liền chạy thẳng đến một ngân hàng gần đó. Theo các em thì bà ấy đến đó để làm gì?"

Một bé gái giơ tay:

"Thưa cô, có phải bà ấy định rút hết tiền ra khỏi ngân hàng không ạ?"

28 tháng 2 2019

Có một anh chồng đã gần già rồi mà còn tham ăn. Thường ngày, vợ đi vắng, đến bữa nấu cơm, hay bỏ thêm gạo để ăn cho no. Thật ra thì cơm bữa cũng thừa. Chị vợ lấy làm lạ, sao gạo thì ít cơm lại nhiều.

Một hôm, chị đi cuốc cỏ. Gần trưa, chị về nấp ở sau nhà. Lúc anh chồng nấu cơm gần sôi liền vào buồng, hai tay bốc hai nắm gạo, rồi đem ra bếp để bỏ thêm vào nồi. Vì hai tay mắc gạo nên không biết làm thế nào để mở vung, loanh quanh một hồi, anh chàng há miệng ngậm vung. Lửa trong bếp đang đỏ rực. Lửa liếm rát
mặt và liếm luôn cả bộ râu.

Ngẫm lại thấy thẹn, anh chàng lên giường, đắp chiếu, nằm rên hừ hừ. Chị vợ hỏi, anh ta bảo bị mệt. Chị giả đem trầu cau đi bói. Một lát trở về, chị thuật lại lời thầy bói: “Thượng tấn hạ tấu, hai tay bốc gấu, miệng ngậm lấy vung, lửa cháy tứ tung, cháy râu quai hết”.

Anh chồng biết ý, mặt đỏ rừ. Từ đó mỗi khi nấu cơm, anh ta không bốc thêm gạo bỏ vào nồi nữa.

Bạn kham khảo link này nhé.

Câu hỏi của Tú Oanh - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

28 tháng 2 2019

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

link: http://thuthuat.taimienphi.vn/hay-ta-lai-hinh-anh-cay-dao-hoac-cay-mai-vang-vao-dip-tet-den-xuan-ve-40083n.aspx

28 tháng 2 2019

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
1 tháng 3 2019

Đoạn thơ sử dụng biện pháp nhân hóa: "thân bọc lấy thân", "tay ôm tay níu" để nói lên một đặc tính của tre - luôn sống thành bụi, không bao giờ sống đơn lẻ. Qua đặc tính này, thể hiện tình đoàn kết, sự gắn bó của cây tre. Nói về đặc tính của tre mà đồng thời cũng là nói về thế giới loài người, nói về phẩm chất của dân tộc Việt Nam: luôn đoàn kết, gắn bó, san sẻ, đùm bọc lẫn nhau.

28 tháng 2 2019

Chín tháng mười ngày
Mẹ nâng niu con
Khi được vuông tròn
Mẹ chăm mẹ bẵm


Tuổi xanh tươi thắm
Đến lúc bạc đầu
Mẹ vẫn lo âu
Con mình bé bỏng


Từng đêm trông ngóng
Con ngủ bình yên
Tiếng nói dịu hiền
Mẹ khuyên con học


Nhận bao khó nhọc
Mẹ bao bọc con
Khôn lớn vẫn còn
Cơm no, áo ấm


Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả


Trời cao hỉ xả
Xin nhận lời con
Để mẹ mãi còn
Bên con mãi mãi


Nội dung : Bài thơ 4 chữ với cách diễn tả công ơn lớn lao của mẹ. Mẹ luôn là người hi sinh tất cả vì con cái, do vậy chúng ta phải hiếu thảo với mẹ của mình . Đặc biệt là phải nghe lời và báo hiếu cha mẹ.

                                                                                          Mưa sông                                                                                 Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối                                                                         Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh                                                                                  Trên đường cát bụi vùng theo gió                                 ...
Đọc tiếp

                                                                                          Mưa sông

                                                                                 Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối 

                                                                        Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh 

                                                                                 Trên đường cát bụi vùng theo gió

                                                                                        Nón mới cô kia lật nửa vành

                                                                                        Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao

                                                                                    Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao 

                                                                                        Đò ngang vội vã chèo vô bến 

                                                                                    Lớp lớp tràn sông đợi sóng trào 

                                                                                       Buồm rơi trơ lại cội tre gầy 

                                                                             Loang loáng chân trời chớp xé mây 

                                                                                    Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác

                                                                                   Mưa gieo hột nặng xuống sông đầy 

                                                                                                                               (Nguyễn Bính)

                 Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế, em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên con sông

                                                     LÀM NHANH GIÚP MÌNH VỚI, MÌNH ĐANG CẦN GẤP, CẢM ƠN NHIỀU NHA!

 

6
28 tháng 2 2019

a. Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 điểm

  • Hiểu và thể hiện tốt phương pháp làm một bài văn miêu tả có sự kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự.
  • Bố cục bài viết chặt chẽ. Văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc chân thành, trong sáng. Biết sử dụng đủ các chi tiết trong bài thơ, nhưng biết lựa chọn một vài chi tiết tiêu biểu để tả kỹ.
  • Trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức.

  • Bài viết giới thiệu về hoàn cảnh diễn ra (địa điểm, thời gian...) cơn mưa mà thực tế HS đã được quan sát... 0,5 điểm
  • Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách hoặc có bố cục lại các chi tiết theo một trình tự nhất định mà không theo trình tự của bài thơ song bài viết đảm bảo các chi tiết sau: 5,5 điểm
    • Gió nổi lên.
    • Mây đen sà thấp xuống sát mặt sông.
    • Cánh buồm căng phồng như muốn rách toang.
    • Nước sông trôi nhanh...
    • Trên đường: Cát bụi vùng lên, chạy theo gió làm cô gái bị lật nửa vành nón...
    • Từ mấy bờ ao, ếch gọi nhau mê mải...
    • Trên bờ ao, cây hoảng hốt lao xao.
    • Dưới sông: Đò ngang vội vã chèo vào bến. Sóng tràn dào dạt trên mặt sông. Chiếc buồm của con thuyền rách tan, trơ lại cột buồm tre gầy chọc vào bầu trời tối sẫm nước mưa.
    • Chân trời, chớp xé loang loáng; một con chim lẻ đàn bay nhớn nhác...
    • Trên mặt sông: mưa gieo nặng hột chi chít, đầy mặt sông...
  • Bộc lộ cảm xúc sau cơn mưa. 0,5 điểm

c. Biểu điểm

  • Điểm 7: Đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên. Bài miêu tả hay, đặc sắc; kết hợp có hiệu quả với yếu tố tự sự và biểu cảm. Sử dụng được những hình ảnh so sánh, liên tưởng,... cùng những suy ngẫm độc đáo, thú vị nhưng cũng hết sức hồn nhiên, trong sáng. Diễn đạt mạch lạc, tự nhiên. Bài viết sạch đẹp, không mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả.
  • Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu của điểm 7 song còn hạn chế ở bố cục, cách trình bài và lỗi văn phạm.
  • Điểm 5 - 4: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Bố cục bài văn chặt chẽ, lời văn miêu tả có sáng tạo, sử dụng được nhiều hình ảnh so sánh, tưởng tượng độc đáo, thú vị. Bộc lộ cảm xúc tốt. Trình bày khá sạch đẹp. Mắc 2 - 3 lỗi diễn đạt hoặc chính tả.
  • Điểm 3: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Song sức viết chưa tốt, miêu tả còn hời hợt, cảm xúc sáo mòn. Còn mắc nhiều lỗi về văn phạm và lỗi chính tả.
  • Điểm 2: Đơn thuần là tả cảnh mùa xuân mà chưa gắn với chủ thể và hoàn cảnh của thể thể như đề yêu cầu (chưa hiểu đề); chưa đáp ứng được các yêu cầu trên
  • Điểm 1: Lạc sang kiểu bài văn tự sự hoặc một dạng bài khác mà không phải là miêu tả. Trình bày quá cẩu thả, sai quá nhiều lỗi chính tả.

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.
Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.
Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.
Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.
Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.
Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.