K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2017

CN: trẻ con, con, ta, 

bạn ơi bạn nói nhận xét cho mình hỏi NX j v

17 tháng 11 2017

bài cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh mà bạn

17 tháng 11 2017

Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7 giờ 30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài " Lời thầy cô " . Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lắng nghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to:”Chơi nữa đi! Chơi nữa đi!”

Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình Và nhân ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ luôn vui vẻ , hạnh phúc bên gia đình , thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống !

^^

Học tốt nha !

16 tháng 11 2017

Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.

Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam". 

Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.

Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.

Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.

Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 8B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 6B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"

Tốp ca lớp 6E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…

Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 6 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 6A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.

Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.

Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.



Read more: http://taplamvan.edu.vn/ke-lai-mot-buoi-dien-van-nghe-cua-hoc-sinh-truong-em-chao-mung-ngay-nha-giao-viet-nam-20-11/#ixzz4ybchV0cI

BÀI THAM KHẢO

CẢM NGHĨ VẾ BÀI ”BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ ” CỦA ĐỖ PHỦ

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ, tự nhiên tôi thấy gần gũi, thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì ngày hôm nay! Ai đã trải qua những

cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bãc trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên xưa nay thật giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần đây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Đỗ Phủ kể đến chuyện trẻ con thôn Nam khinh ông già yếu, nỡ cướp tranh mái nhà của ông rồi chạy vào lũy tre! Có lẽ đó là chuyện thường thấy của nghìn năm trước ở nơi hẻo lánh, và cuộc sống lúc đó nghèo khổ lắm, một ấm tranh lợp nhà cũng tranh cướp của kẻ yếu. Ngày nay tổ chức cứu trợ, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, lá lành đùm lá rách, chắc không ai nỡ tàn nhẫn như trẻ con thời Đỗ Phủ.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm gia sản vôn đã nghèo nàn của nhà thơ!

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước: ước được nhà rộng muôn ngàn gian Cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan!

Ông thương nhất là kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, bởi họ chẳng có gì ngoài chữ nghĩa và tấm lòng lương thiện! Tấm lòng nhà thơ càng đáng quý trọng gấp bội khi ông nói muốn có nhà ngay trước mắt để ấm lòng mọi kẻ sĩ:

Than ôi, bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mát Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

16 tháng 11 2017

Đề thi mỗi trường mỗi khác mà bn.

16 tháng 11 2017

bn hỏi ai cùng trường ý

16 tháng 11 2017

Trong một năm học có rất nhiều ngày chủ điểm nhưng có lẽ ngày chủ điểm ý nghĩa nhất chính là Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong không khí xao động của ngày 20/11, hẳn là không ít các bạn học sinh lại ngồi lại suy ngẫm về thầy cô giáo. Tôi cũng vậy. Vô vàn kí ức lại tràn về không thể tả hết. Tôi quên làm sao được những lúc cô tôi đứng trên bục giảng, giảng bài từng li từng tí. Tôi nhớ làm sao những lúc bụi phấn cứ nhè nhẹ bay bay để rồi lắng lại rơi trên mái tóc yêu thương kia của thầy cô. Lúc ấy, tường chừng như thầy cô già đi nhanh quá. Thật sự, đối với tôi mà nói học ai thì học nhưng học thầy cô là trên hết. Tôi vẫn còn nhớ rõ những bí quyết mà thầy cô dạy, những vườn văn chương thầy cô đưa đến, những công thức thú vị trong toán học dễ dàng như làm bánh. Những kí ức ấy làm sao quên được. Kỉ niệm lúc tôi bị cô đánh hay bị rày và la mắng vì tội ham chơi quên làm bài tập và cả những lúc được cô khen khi đạt loại học sinh giỏi vẫn còn đấy, vẫn in sâu trong trái tim tôi cái bóng gầy gầy, khom khom của thầy cô mỗi sớm mai soạn bài. Ngày 20/11, lòng tôi lại dậy lên một thứ cảm xúc khó tả nhưng tôi biết hẳn rằng cái cảm xúc ấy chính là lòng biết ơn, một sự tôn trong và yêu quý thầy cô-người lái đò tri thức đưa học sinh qua bến bờ thành công.

16 tháng 11 2017

cai do clgt mt dmmm dcmm ra cau kho vai cmnr lan sau ra cau de hon nhe

16 tháng 11 2017

Mk ko thích vì bài thơ không hay ! Bn muốn tham khảo văn thì lên mạng nha

Hãy vào trang wed : evan.edu.vn, loigiaihay.vn, lazi.vn,..................................!!

16 tháng 11 2017

Bài thơ trung đại mà em thích nhất la Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt.Bài thơ âm vang,giọng thơ hào hùng đanh thép.Đã hơn mười thế kỉ trôi qua từ ngày bài thơ được ra đời trong một đêm lịch sử đáng nhớnăm 1077.Tiếng ngâm thơ trong đem trước giờ xuất kích vang lên như một hồi kèn xung trận đã làm nức lòng tướng sĩ ba quân,góp phần làm nên chiến thắng.Và cho đến ngày hôm nay bài thơ ấy vẫn làm nức lòng người bao thế hệ.