K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mùa xuân đã sắp trở về bên chúng ta sau một thời gian dài xa cách. Lòng người ai cũng phơi niềm vui nhưng cũng thấm điểm những nỗi lo âu sao cho phải chuẩn bị một cái tết thật sung túc cho gia đình và gười thân của mình. (Trên những cành), từng đàn chim đang líu lo ca hót báo trước một mùa tràn đây sức sống cho thiên nhiên cây cỏ. (Trong từng gia đình), không khí đón xuân toát lên một sự ấm áp đến khó tả và rồi ....... (đêm giao thừa đã đến) Bùm! .... Bùm! ....Chéo 

24 tháng 2 2021

 LAM SAO

cO LAM MOI CO AN

Đọc đoạn văn sau:Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày.                                                                                                                     ( Tinh thần yêu nước...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày.

                                                                                                                     ( Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)

Có bạn cho rằng các câu văn: “ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng cókhi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” trong đoạn văn trên là câu rút gọn

Em có đồng ý với ý kiến của bạn không. Vì sao?

Ai lm đc thì giúp mk vs

 

1
6 tháng 2 2018

Em đồng ý với ý kiến của bạn . Vì trong câu là chỉ chung tinh thần yêu nước của toàn dân ta - có khi đc trưng bày trong tủ kính , trong bình pha leerox ràng , dễ thấy . Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương , trong hòm 

~ Học tốt ~

6 tháng 2 2018

a+ b) Câu đặc biệt: - Nhà ông X: tác dụng xác định nơi chốn.

                          - Buổi tối: tác dụng xác định thời gian.

                          - Một chiếc đèn măng sông và một bộ bàn ghế: tác dụng  Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

           

6 tháng 2 2018

Xuân! Xuân đến thật rồi.  Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.

Trạng ngữ : Trong vườn
Câu đặc biệt :  Xuân !
Câu rút gọn : Ôi ! thật là đẹp.

tk mk nha bn

6 tháng 2 2018

Đoạn văn tả mùa xuân:
Xuân! Xuân đến thật rồi.  Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.

Trạng ngữ : Trong vườn
Câu đặc biệt :  Xuân !
Câu rút gọn : Ôi ! thật là đẹp.

6 tháng 2 2018

Con sông quê tôi chảy qua giữa hai cánh đồng làng.

Đây chỉ là một dòng sông nhỏ, tách ra từ con sông lớn. Quanh năm bốn mùa, màu nuowsc sông có thể khác nhau, nhưng bao giờ cũng đậm chất phù sa. Đó chính là màu của sự phì nhiêu màu mỡ mà dòng sông đã đem đến cho những cánh đồng.

Không biết dòng sông đã từng sùng sục chảy siết ở tận nơi đâu, chứ khi qua làng tôi, trôi em ả lạ lùng. Nếu không có những làn sóng lăn tăn, vào những buổi chiều hè, ta có thể nghĩ đó là một tấm gương lớn tráng bạc cho những đám mây soi bóng. Nhưng chính những làn song nhỏ ấy đã tạo cho dòng sông một nét đẹp, chúng tạo ra ánh lấp lánh không ngừng đưới ánh nắng chiều.

Người làng tôi đi qua sông bằng đò ngang, bến đò ở chỗ cuối con đường rộng. Ở đó, dưới bóng mát của một cây dừa cổ thụ, người chèo đò thường che mặt trong bóng chiếc nón lá, nằm nghỉ khi vắng khách. Đó cũng là chỗ cho khách qua đò ngồi lại khi chưa gặp chuyến đò sang. Đò thường đông khách vào lúc sáng sớm và buổi chiều. Những lúc ấy, con đò phải qua qua lại lại liên tục, chuyến nào cũng đầy người, chen chúc đủ màu áo, nhấ là màu áo rực rỡ của các cô gái làng, màu áo trắng và khăn quàng đỏ của học sinh đi học. Dòng sông râm ran tiếng cười, chuyện trò, trải rộng khắp bốn bề.

Người chèo đò là một ông cụ đã ngót sáu mươi nhưng trông còn cường tráng và nhanh nhẹn. Cụ đẩy mạnh mái chèo, tạo nên những xoáy nước tròn sâu, đẩy con đò về phía tước, làm những ngọn sóng bị cắt ngang, tóe ra những tia bụi nước. Cụ là người chèo đò có trách nhiệm, coi nghề chở đò không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là công việc giúp đời, nên khi ai có việc cần kíp, dẫu lúc đêm khuya, gà gáy, cụ cũng vui vẻ chèo chống mà không đồi hỏi gì.

Buổi chiều về trên bến sông thật vui. Ấy chính là lúc trẻ con trong làng tụ họp. Chúng bơi lội, reo hò, bày các trò chơi, làm ầm vang cả một quãng sông. Đối với những nhà gần bờ sông thì đây là nơi giặt giũ. Các chị, các bà vừa làm vừa trò chuyện về việc nhà cửa, đồng áng.

Mỗi khi có việc gì đi xa làng, nghĩ đến làng là tôi nghĩ đến dòng sông, cứ như nó chính là cái tạo nên làng tôi vậy. Mai sau, hẳn làng tôi sẽ đổi khác; dòng sông, bến đò sẽ khác. Nhưng làm sao tôi quên được cái không khí êm đềm, thú vị trên dòng sông hôm nay?

Tả một dòng sông hùng vĩ và thơ mộng theo quan sát hoặc tưởng tượng của em

Bài làm

Hà Nội quê em có con sông Hồng đỏ nặng phù sa. Dù có đi đâu, em vẫn nhớ về sông Hồng.

Con sông Hồng chay qua lòng Hà Nội. Sông chảy giữa những bãi mía, bãi ngô, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non, phải chăng vì thế mà có tên là sông Hồng?

Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông gắn với thời thơ ấu của em. Em và sông như hai người bạn thân thiết. Mỗi buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Tàu thuyền đi lại tấp nập như mắc cửi. Hai bên bờ sông, cỏ còn ướt sương đêm, mà các bà, các chị xã viên đã ra ruộng tỉa bắp, hái dâu.

Buổi trưa, trẻ con rủ nhau ra bơi lội vùng vẫy như những chú cá hep. Cuối hè, nước sông thường lên cao và đục ngầu. Đó là màu phù sa, gợi một mùa bội thu sắp tới.

Em nhớ có một nhà thơ đã ví Hà Nội như một cô gái mặc áo đỏ sông Hồng. Sự so sánh đó thật đẹp và hợp lí. Sông Hồng hùng vĩ, thơ mộng mãi mãi là hình ảnh đẹp của quê hương em. Em quý sông Hồng.

k mik nha ! 

30 tháng 3 2018

Cảm ơn bạn 

6 tháng 2 2018

khi đi thi có 1 điều mà e lo nhất......đó chính là........ngội cạnh nhưng thàng hok ngu,0 hỏi đc 1 câu mà toàn bị nó hỏi,thế mới cay,ai bị giống mjk thì k mjk nha

6 tháng 2 2018

 Truyện "Mẹ hiền dạy con"

5 tháng 2 2018

Những bài văn xúc động về tình mẫu tử - Giáo dục - Zing.vn

Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.
Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.

Giải thích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.
Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.
Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.

Tham khao:

I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về quê
Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.

Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.

Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.

Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.

Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ản xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.

Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.

Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương

5 tháng 2 2018

* Những điểm cần ghi nhớ khi lập dàn ý bài văn mẫu Tả bà nội yêu quý và đáng kính của em, cụ thể gồm:

- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

- Ngoại hình của bà nội em có điểm nào nổi bật?

- Những việc làm của bà nội để lại ấn tượng sâu sắc trong em?

- Tình cảm của bà nội em đối với các thành viên trong gia đình?

- Tình cảm của em đối với bà nội của em?

__________***__________

Chi tiết Dàn ý bài văn mẫu Tả bà nội yêu quý và đáng kính của em được chúng tôi giới thiệu cụ thể như sau:

A. MẪU DÀN Ý TẢ VỀ BÀ NỘI YÊU QUÝ CỦA EM

1. Phần Mở bài

- Gia đình em là một gia đình lớn, gồm: ông bà nội, ba má, cô út và hai chị em em.

- Có thể nói, bà nội em là người “đứng mũi, chịu sào” trong việc lo toan vun vén và sắp xếp mọi hoạt động trong nhà.

- Em yêu quý và kính trọng bà nội em vô cùng.

Dàn ý bài văn mẫu Tả bà nội yêu quý và đáng kính của em

2. Phần Thân bài

a). Miêu tả ngoại hình

- Năm nay, bà nội em năm mươi chín tuổi. Bà nội đã nghĩ hưu được 4 năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, nội em là giáo viên bậc Tiểu học.

- Tuy lớn tuổi nhưng trông bà nội em vẫn rất trẻ. Ai cũng nói nội em chỉ khoảng 50 tuổi là cùng. Nội em có khuôn mặt trái xoan, có sống mũi dọc dừa, đôi mắt to, lông mày đậm hơi cong tự nhiên.

- Nội em ăn mặc giản dị nhưng rất nềm nở. Nội em toàn chọn những màu hơi tối như tím than, xanh đương đậm, tím đậm. Có lẽ da nội trắng nên mặc những màu đó, bà nội càng trẻ, càng đẹp hơn.

- Khi còn di dạy học, nội em thường đi giầy màu đen hoặc nâu. Khi ở nhà, bà nội em đi đôi dép nhựa màu đen.

b). Miêu tả hoạt dộng

- Từ ngày nghỉ hưu, suốt ngày bà nội em chẳng chịu nghỉ ngơi mà lúc nào cùng luôn tay.

- Buổi sáng, nếu mẹ em đi làm ca thì bà nội là người lo mọi công việc của một người nội trợ như quét dọn, nấu nướng, giặt giũ...

- Đi học về, hôm nào em cũng có cơm ngon, canh ngọt.

- Khi làm hết mọi việc trong gia đình, Nội lại nghĩ ra nhiều món ăn mới. Nội ghi ghi, chép chép cách nấu để ngày chủ nhật liền đó thế nào cả nhà củng có một bữa ăn với những món ăn rất ngon bà nội đã tự sáng chế ra.

- Thương bà nội vất vả, em luôn tranh thủ thời gian để giúp nội những việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, đánh ấm chén,...

Bà nội em sống rất nghĩa tình và tốt bụng. Bà con lối xóm luôn lấy bà nội em ra làm tấm gương để dạy bảo con cháu.

- Với em, bà nội còn là nơi em gửi gắm niềm vui, nỗi buồn. Có những chuyện em không thể tâm sự được với mẹ nhưng lại có thể nói với bà. Những lúc ấy, bà nội em quả thực là điểm tựa tinh thần vững chắc cho em.

3. Phần Kết bài

- Em rất yêu quý và kính trọng bà nội của mình.

- Em sẽ rất hiểu thảo với bà nội để bà vui, bà sống lâu trăm tuổi.

__________***__________

B. BÀI TẬP LÀM VĂN THAM KHẢO TẢ VỀ BÀ NỘI YÊU QUÝ CỦA EM

Gia đình em là một gia đình lớn, gồm: ông bà nội, ba má, cô út và hai chị em em. Em nhỏ nhất nhà nên trong nhà, ai cũng quan tâm và chăm lo cho em nhiều lắm. Có thể nói, bà nội em là người “đứng mũi, chịu sào” trong việc lo toan vun vén và sắp xếp mọi hoạt động trong nhà và cũng là người gần gũi và quan tâm đến em nhiều nhất. Em yêu quý và kính trọng nội em vô cùng.

Năm nay, bà nội em năm mươi chín tuổi. Bà nội đã nghỉ hưu được bốn năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, nội em là giáo viên bậc Tiểu học gần nhà. Khi chưa nghỉ hưu, nội em rất trẻ và rất đẹp. Năm ấy, nội năm lăm tuổi mà chưa ai đến nhà nói đúng tuổi nội. Bà nội đứng bên cạnh mẹ em, trông như hai chị em. Chắng ai nghĩ đó lại là mẹ chồng với nàng dâu. Năm nay, bà nội 59 tuổi. Tuy lớn tuổi nhưng trông bà nội em vẫn rất trẻ. Ai cũng nói nội em chỉ khoảng 50 tuổi là cùng. Nội em có khuôn mặt trái xoan, có sông mũi dọc dừa, đôi mắt to, lông mày đậm hơi cong tự nhiên, không tỉa tót nên rất đẹp. Bà nội em ăn mặc giản dị nhưng rất nền nã. Nội em toàn chọn những màu hơi tối như tím than, xanh dương đậm, tím đậm. Có lẽ da nội trắng nên mặc những màu đó, bà nội càng trẻ, càng đẹp hơn. Khi còn đi dạy học, nội em thường đi giầy màu đen hoặc nâu. Khi ở nhà, bà nội em đi đôi dép lê màu đen hoặc trắng.

Từ ngày nghỉ hưu, suốt ngày bà nội em chẳng chịu nghỉ ngơi mà lúc nào cũng luôn tay. Có thể nói, nội em là người của công việc. Buổi sáng, nếu mẹ em đi làm ca thì bà nội là người lo mọi công việc của một người nội trợ như quét dọn, nấu nướng, giặt giũ.... Vì thế, đi học về, hôm nào em cùng có sẵn cơm ngon, canh ngọt. Khi làm hết mọi việc trong gia đình, bà nội lại nghĩ ra nhiều món ăn mới. Nội ghi ghi, chép chép cách nấu để ngày chủ nhật liền đó thế nào cả nhà cũng có một bữa ăn với những món ăn rất ngon bà nội đã tự sáng chế ra. Thương bà nội vất vả, em luôn tranh thủ thời gian để giúp nội những việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, đánh ấm chén,...

Bà nội em sống rất nghĩa tình và tốt bụng. Bà con lối xóm ai cũng nể trọng bà và luôn lấy bà nội em ra làm tấm gương để dạy bảo con cháu.

Với em, bà nội còn là nơi em gửi gắm niềm vui, nỗi bụồn. Có những chuyện em không thể tâm sự được vợi mẹ nhưng lại có thể nói với bà. Những lúc ấy, bà nội em quả thực là điểm tựa tinh thần vững chắc cho em.

Nội em đúng là người phụ nữ có vẻ đẹp truyền thống. Nội đẹp về ngoại hình, đẹp về tâm hồn và cũng rất đẹp trong những việc làm. Em vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà nội của em. Em sẽ luôn chăm học, chăm làm, hiếu thảo với bà nội để bà vui, bà sống lâu trăm tuồi cùng con cháu.

_____________Hết_____________