K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2019

Giữ vệ sinh là việc chắc ai cũng hiểu và thấy không khó thực hiện. Thế nhưng hiện nay nhiều người (bao gồm cả người lớn lẫn trẻ nhỏ) chẳng những không giữ mà còn đang làm mất vệ sinh bằng sự tùy tiện, vô ý thức đáng kinh ngạc. Ngay giữa Thủ đô hễ có sự kiện tụ họp đông người thì y như rằng rác thải sinh hoạt tràn ngập. Mấy ngày mở tuyến phố đi bộ mới quanh hồ Hoàn Kiếm, công nhân vệ sinh môi trường phải làm liên tục năm ca/ngày, dọn rác 24/24 giờ mà vẫn không xuể. Nhiều khu vực ở Thủ đô, mương thoát nước bị đủ thứ rác thải làm tắc nghẽn, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, vậy mà nhiều người cả dân lẫn “quan” vẫn thấy mình vô can. Thế nên có chuyện “ông Tây dọn rác” (James Joseph Kendall, người Mỹ) tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy hồi tháng 5 vừa qua, mới được Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái trao giải “Việc làm - Vì tình yêu Hà Nội” năm 2016! Là người Hà Nội liệu bạn có nghĩ gì về điều này không?

Suy rộng ra, những người thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng hẳn không thể thật sự biết cách giữ gìn thân thể và ngôi nhà của họ sạch sẽ. Những người đang tâm buôn bán thực phẩm bẩn, đầu độc người tiêu dùng từ từ hoặc ngay lập tức, khó có thể là một nhân cách ngay ngắn, trong sạch. Còn những kẻ dự mưu hay đồng loã trong các “dự án” xả chất thải độc hại, huỷ hoại môi trường sông, biển, đất liền thời gian qua, để lại hậu quả kéo dài nhiều thập kỷ, chắc chắn tâm hồn và đạo đức đã “mất vệ sinh” từ lâu; đã bị ô nhiễm bởi sự tham lam, đen tối dẫn đến tội ác.

Chính vì vậy, “Giữ gìn vệ sinh thật tốt” là tiêu chí rèn luyện rất quan trọng, là một trong những phần cơ bản góp nên đạo đức và nhân cách một con người từ lúc tuổi còn thơ. Việc tưởng nhỏ và dễ thực hiện (vì vậy cũng dễ bị chủ quan, coi nhẹ trong lúc dạy và học) nhưng để duy trì thường xuyên, liên tục trong suốt cả cuộc đời lại không dễ chút nào! Nó phải được gây dựng, giáo dục thường xuyên, bền bỉ mới có thể trở thành thói quen văn minh trong hành xử văn hóa. Thói quen và hành xử này hiện nay đang ở mức khá thấp và tiềm ẩn những hệ luỵ không hề thổi phồng trong tương lai.

24 tháng 5 2019

lòng bác ấm hơn ngọn lửa hồng

13 tháng 5 2019

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

13 tháng 5 2019

Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

13 tháng 5 2019

Con người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt, đó là có thể mở rộng nơi sinh sống hoặc làm thu hẹp nơi sinh sống như :

- Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Âu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.

- Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.

~Study well~

#Seok_Jin#

13 tháng 5 2019

Tầng khí quyeenrthif mình biết.

Nó làm các tia tử ngoại của ánh mặt trời nhưng bây giờ thì con người đã làm ô nhiễm môi trường nên dự đoán đến năm 2030 > 2045 thì tầng khí quyển sẽ suy yếu hoàn toàn.

Còn về độ cao thì người nào thiếu cảm giác mạnh thì sợ độ cao. Và thử thì sẽ bị tim và tử vong.

Lớp vỏ khí thì bao bọc toàn trái đất. ĐÓ Là 1 hệ sinh thái với núi và biển. Hiện tại thì đang có nguy cơ bị suy yếu mạnh.

14 tháng 5 2019
Hình ảnh
14 tháng 5 2019
Xl máy mình bị loạn. Bạn tham khảo ở đây nhé: Con người VN là những người bất khuất. Một lòng một dạ với đất nước dù máu có đổ,nước mắt có rơi. Hàng trăm vị anh hùng đã hi sinh chỉ để dành lại nền độc lập cho tổ quốc. Nói đến những vị anh hùng,em bỗng chợt nhớ đến chú bé lượm. Lượm là một chú bé với thân hình nhỏ bé,đáng yêu. Dáng người thanh mảnh,nhanh nhẹn,đáng yêu mà trong sáng Lượm đã để lại những hình ảnh khó quên trong tâm trí em. Đôi chân nhanh nhẹn uyển chuyển những thao tác thật dứt khoát và mạnh mẽ. Đặc biệt,em(tức lượm) trên đầu lúc nào cũng đội nên một chiếc ca lô theo hướng lệch trông thật dễ mến làm sao. Chú đồng chí nhỏ luôn đeo trên mình cái xắc xinh xinh trên đôi vai gầy gò,bé nhỏ. Dù công việc có hiểm nguy. Dù ngày này qua tháng khác công việc dẫu có nặng nề hơn đi chăng nữa chú bé vẫn yêu nghề và khẳng định mốc son chói lóa của VN. Giữa con đường đất đỏ gồ ghề. Giữa cánh đồng đang vụ đơm bông trải đều màu nắng. Một *chàng chiến sĩ* nhỏ tuổi vẫn hiên ngang lao vun vút qua đầu súng đạn của quân giặc. Chân em chân sáo vắt đôi,miệng em huýt sáo rộn vang cánh đồng. Công việc năm ấy gian nan và hiểm trở lắm,lượm ơi... Lượm lạc quan yêu đời mà chẳng lo sóng gió. Mắt em cười híp lại. Cặp má phúng phính ửng hồng vì cái nắng và vì cái mệt. Lúc ấy,tiếng bom đạn rơi...Lượm ơi có rõ? Chú bé không sợ hiểm chăng? Tay nắm chặt lá thư cấp khẩn,đôi chân lao nhanh như tên bay. Lúc ấy,trên đồng,sau những bông lúa,hình bóng của chiếc mũ ca lô nhấp nhô sau bông lúa chín vàng.... Bỗng,tiếng đạn như dừng lại. Chim như ngừng hót,gió như ngừng thổi. Thôi rồi,Lượm ơi... Khi ấy, cuộc giao tranh giữa sự sống và cái chết. Lượm khuỵu xuống. Tay chú nắm chặt cây bông. Lúa vỗ về như bàn tay mẹ. Tự hỏi tại sao Lượm chạy như bay mà vẫn bị phát hiện?Lượm ơi,còn sống hay đã chết??? Đối với em,đối với con dân VN ta,Lượm là một tấm gương quả cảm cho thế hệ nhi đồng noi theo. (Ko giỏi văn cho lắm nhưng mong sẽ giúp ích cho cậu)
13 tháng 5 2019

m ngáo ak thi xong r mà

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.
Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.
“ Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.
“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc. ”
Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:
“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:
“Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau. ”
Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình. Một nỗi xúc dộngđộtngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được tấm lòng của Bác,khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi niềm cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà con nghĩ đến từng miếng ăn giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.
Ở đoạn kết tác giả viết
“Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ “lẽ thường tình”hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh đạo kính yêu của dân tộc.
Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một vị lãnh tụ hiện lên là một người cha già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam

13 tháng 5 2019

Càng lên cao càng lạnh là đúng nhé bn 

Cứ lên cao 100m , nhiệt độ lại giảm \(0,6^oC\)nhé !

Nếu có bài toán tính độ cao của núi biết nhiệt độ hiện tại ở chân núi thì bn cứ áp dụng vào tính nhé !

13 tháng 5 2019

thấy giáo mk bảo cx có ng khi leo núi rồi đi xuống thì ng đó cnagf lên cao càng lạnh

13 tháng 5 2019

thi tốt nhá !

13 tháng 5 2019

=6

THI TỐT OK