K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xà cừ hay sọ khỉ là một loại cây thuộc Họ Xoan (Meliaceae). ... Lá chét hình trái xoan dài, đầu gần trơn có mũi lồi ngắn, đuôi nêm, lá thường có kích thước dài 6-12cm, rộng 3-5cm. Hoa mọc ở nách lá. Đặc tính sinh học của câyCây ưa sáng nên mọc rất nhanh, dễ trồng và hạt nẳy mầm rất khoẻ, tái sinh hạt và chồi đều mạnh.

Thân cây bàng có màu nâu, nhẵn, thân mọc cao mới bắt đầu phát nhánh cành. Lá cây bàng to có hình chiếc thìa, đầu tròn, mặt trên lá nhẵn mặt dưới lá bàng có lông màu hung nhạt phiến lá dài khoảng 20-30cm, rộng 10-13cm. Lá cây có màu xanh đậm, lá non có màu xanh cốm đẹp mắt, lá mọc dày sát nhau.

đây là sinh bạn nên vào học 24 nhé chúc bạn học tốt

24 tháng 5 2019

cuồn cuộn, đồng đúc, dạ dạ, vâng vâng

19 tháng 5 2019

Trả lời nha

19 tháng 5 2019
stttên cây thườngọinơi mọcmôi trường sống(địa hình ,đất đai,nắng gió,độ ẩm,...)đặc điểm hình thái của cây (thân, lá ,hoa quả,...)nhóm thực vậtnhận xét
1Tảo nướcchưa có rễ thân lábậc thấp 
2

Rêu

ẩm ướtẩm ướtrễ giả thân lá nhỏbậc cao 
3Rau bợnướcnướccó rễ thân lábậc cao 
4

Dương xỉ

cạncạnsinh sản bằng bào tửbậc cao 
5Thôngcạncạnsinh sản bằng nónbậc cao
19 tháng 5 2019

5+5=10

15+15=30

6+4=10

72+28=100

90+10=100

HOK TỐT

19 tháng 5 2019

5 + 5 = 10

15 + 15 = 30

6 + 4 = 10

72 + 28 = 100

90 + 10 = 100

19 tháng 5 2019

Từng đàn / rủ nhau lặng lẽ bay đi.

    CN                 VN

- Đây là câu miêu tả. Đặc điểm hình thức cho biết điều đó : Chủ ngữ đứng trước vị ngữ.

19 tháng 5 2019

theo mình thì hình như :

CN:từng đàn 

VN:rủ nhau lặng lẽ bay đi

Đây là câu miêu tả vì chủ ngữ đứng trược vị ngữ

Bn fan BTS ak mk cũng fan BTS nek kb nha

19 tháng 5 2019

hk cần bn khoe, cần bn làm văn ồ kí

18 tháng 5 2019

#)Trả lời :

Vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta không ai khác ngoài Bác Hồ. Người là danh nhân văn hóa thế giới khiến ai ai cũng phải nghiêng mình. Người đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng tác phẩm giá trị. Và bản tuyên ngôn độc lập là một trong số đó.
Tác phẩm được soạn thảo vào ngày 26 tháng 8 năm 1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, bác đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn có kết cấu ba phần: cơ sở pháp lý – cơ sở thực tế – khẳng định.
Bản tuyên ngôn mở đầu bằng cách trích dẫn những lời bất hủ của "tuyên ngôn độc lập mĩ" và "tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của pháp. Cả hai bản tuyên ngôn này đều đề cập đến quyền tự do, quyền sống, quyền bình đẳng của con người. Người trân trọng, đề cao những lời lẽ trong hai văn bản này. Người khẳng định: "đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Bởi đây là thành quả của những cuộc cách mạng tháng Tám tiến bộ và chân lí mang đầy tính nhân văn của nhân loại. Nhà văn đấu tranh cho quyền của con người. Từ hai bản tuyên ngôn Bác đã vận dụng sáng tạo. Từ quyền của con người, Bác nâng lên quyền của cả dân tộc. Tầm nhìn sâu rộng của Bác đã tạo nên một lời khẳng định đanh thép: "Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Việc trích dẫn hai văn bản này có tác dụng rất lớn. Nó như một cách "gậy ông đập lưng ông", đập tan mọi luận điệu xảo trá của kẻ thù, tố cáo tội ác của chúng. Đồng thời bằng cách này, Bác đã đặt tuyên ngôn của Việt Nam sánh vai với tuyên ngôn Pháp và Mỹ và khơi dậy mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Kết thúc phần mở đầu là câu khẳng định: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".
Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn không gì khác ngoài tội ác của bọn thực dân và lập trường chính nghĩa của ta. Để tố cáo bộ mặt thối nát của thực dân Pháp, Bác dùng một câu vừa khẳng định, phủ định. Bác đã lật ngược lại vấn đề: "thế mà hơn 80 năm nay". Bác đã vạch trần luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, giáng đòn phủ đầu về phía chúng. Tội ác của bọn thực dân được vạch trần trên các khía cạnh: chính trị-văn hóa, kinh tế. "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man, lập ra ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc, chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu; thi hành chính sách ngu dân; dùng rượu cồn thuốc phiện để làm cho nòi giống ta suy nhược. Thực dân Pháp nói đến An Nam để khai hóa, văn minh, tự do, bình đẳng, bác ái nhưng ngược lại. Tất cả những tội ác trên đã cho thấy sự bịp bợm, dối trá của bọn chúng. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đã đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Để thấy được tội ác chồng chất của bọn chúng, Người đã sử dụng phương pháo lặp cấu trúc cú pháp kết hợp liệt kê. Lời văn đanh thép của Người thể hiện rõ sự căm hờn khiến cho người đọc, người nghe dấy lên lòng căm thù ghê gớm. Đặc biệt là hình ảnh "tắm cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu". Hình ảnh này có sức gợi hình gợi cảm hết sức mạnh mẽ. Nhưng tội ác của chúng chưa phải là hết. Trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Mùa thu năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp đã "quì gối đầu hàng". Từ đó nhân dân ta lại chịu hai tầng xiềng xích Pháp – Nhật khiến từ Quảng Trị tới Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Chúng còn thẳng tay đàn áp, khủng bố Việt Minh ta. Tội ác của chúng đã khiến dân ta khốn khỏi cùng cực.
Ta có lập trường chính nghĩa của ta. Đồng bào ta vẫn giữ một thái độ nhân đạo và khoan hồng. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân ta cả nước nổi dậy giành chính quyền. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị, dân ta đã đánh đổ mấy tầng xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Với giọng điệu nhanh dồn dập, sử dụng nhiều từ khẳng định: "sự thật là…", Người đã thành công trong việc khẳng định ta chính nghĩa, Pháp phi nghĩa, ta có độc lập tự do là tất yếu.
Phần cuối của bản tuyên ngôn là lời tuyên bố. Lời tuyên bố này là với Pháp, với Đồng minh, với nhân dân Việt Nam và Thế giới. Đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững độc lập tự do của nhân dân ta: "toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy."
Cũng giống như Bình ngô đại cáo và Nam quốc sơn hà, bản Tuyên ngôn độc lập là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta.

     #~Will~be~Pens~#
 

18 tháng 5 2019

Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Đây được nhiều người xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ X và Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428.

 

Trả lời :

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, cũng như bao gia đình Việt Nam khác, gia đình tôi lại gói những chiếc bánh chưng xanh để cúng tổ tiên. Đó là một phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc ta.

Tôi nhớ nhất cảm giác đêm 29 Tết được ngồi quay quần bên nồi bánh chưng trên bếp lửa hồng cùng gia đình rồi lặng yên nghe mẹ đọc sự tích Bánh chưng, bánh giầy. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành, chăm chỉ cứ hiện lên rõ nét trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo. Đôi chân tôi như bước theo câu chuyện về chiếc bánh chưng mẹ vừa kể.

Tôi lang thang trên những cánh đồng ngạt ngào hương lúa. Phía xa xa là những triền khoai lang xanh rờn. Bỗng tôi thấy một anh nông dân đang cặm cụi nhặt từng ngọn cỏ trên ruộng lúa. Tôi thấy gương mặt anh có nét gì đó rất quen thuộc. Đúng rồi, đó chính là hoàng tử Lang Liêu trong sự tích Bách chưng, bánh giầy. Tôi bước lại gần và hỏi:

- Em chào anh Lang Liêu! Sao anh lại ở đây ạ?

Anh nông dân dừng tay làm, nhìn tôi mỉm cười và nói:

- Chào em gái! Lẽ ra anh phải em điều đó chứ!

Tôi chợt hiểu và giới thiệu:

- Dạ, em là Mai Thùy. Năm nay, em học lớp 6 trường THCS Quang Minh. Ngày mai, lớp em có tiết văn học về Bánh chưng, bánh giầy. Thế mà hôm nay em lại được gặp anh, thật là vui quá!

Nghe nhắc đến chuyện bánh chưng, bánh giầy, anh nông dân có vể trầm ngâm. Còn tôi thì rất háo hức vì đây là một cơ hội hiếm có để được nghe chính hoàng tử Lang Liêu kể chuyện cho nghe. Đoán được suy nghĩ của tôi, hoàng tử Lang Liêu mỉm cười, nói:

- Em có muốn anh kể cho em nghe về cuộc thi tài kén vua của phụ vương anh không?

Tôi thích thú:

- Có ạ! Anh kể cho em nghe đi!

Lang Liêu bắt đầu kể, giọng anh như trầm xuống:

- Anh sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ anh không được vua yêu chiều như những vương phi khác nên khi mẹ sinh ra anh, chỉ có hai mẹ con quấn quýt bên nhau. Chẳng bao lâu, bà mất sớm, để lại anh một mình côi cút. Từ đó, anh chăm chỉ với ruộng đồng, khoai lúa.  Ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc, anh đã đến tuổi trưởng thành. Ngày ngày, anh vui với công việc đồng ánh của mình, chẳng dám mong đến công danh, bổng lộc của triều đình. Một hôm, khi đang lúi húi vun mấy khóm khoai trước nhá, bỗng anh nhận được lệnh vua cha gọi vào chầu.

- Thế anh có lo lắng không? – Tôi vội hỏi.

Lang Liêu chậm rãi trả lời:

- Anh cũng cảm thấy hơi lo lắng vì lâu rồi không vào triều, biết đâu phụ vương giận hoặc đau yếu. Bới vậy, sau khi nhận được lệnh, anh vội vã thay quần áo vào chầu phụ vương. Trên đường đến đó, anh đã nghe nói vua cha thấy mình già yếu nên muốn tìn một người nối ngôi, chỉ cần người đó có tài có đức chứ không nhất thiết là con trưởng hay con thứ. Khi anh đến nơi, các anh trai của anh đã ở đó. Thấy các con đã về tựu đông đủ, vua cha nói: “Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta ta sẽ truyền ngôi cho người ấy ngôi báu để tiếp tục trị vì đất nước”.

Nghe đến đây, tôi lại buột miệng hỏi:

- Chắc anh lo lắng lắm khi nhận được tin này bởi anh rất nghèo, đâu có những thứ quý giá dâng lên vua cha!

Lang Liêu nhìn tôi gật đầu và kể tiếp:

- Sau khi nghe lời vua cha phán truyền, các anh trai của anh rất vui mừng vì họ có biết bao ngọc ngà, châu báu. Còn anh nhìn khắp nhà chỉ thấy toàn lúa, sắn, khoai, không có thứ gì là giá trị cả, biết lấy gì để dâng lên Tiên Vương. Thực ra, anh cũng không có ý tranh giành ngôi báu nhưng anh cũng muốn làm đẹp lòng phụ vương. Suốt mấy ngày sau đó, anh mất ăn mất ngủ vì nghĩ đến món quà sẽ dâng lên phụ vương. Lòng anh ngổn ngang trăm mối. Nếu đi mua đồ quý như các anh của mình thì anh không có tiền. Còn nếu dâng lên khoai và sắn thì chắc chắn phụ vương sẽ buồn lòng vì những thứ tầm thường đó. Một đêm, sau một hồi trằn trọc suy nghĩ, anh ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, anh thấy một vị thần hiện lên mách rằng: “Hãy lấy chính những sản phẩm mà con làm ra để dân gleen Tiên Vương”. Anh chợt tỉnh giấc và cảm thấy rất sung sướng. Ngay sáng hôm đó, anh bắt tay vào làm bánh như lời Thần báo mộng. Anh tìm thứ gạo nếp ngon nhất đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong xanh gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ. Anh nghĩ cần phải làm thêm một loại bánh nữa. Vậy là anh đổ gạo rồi đem giã nhuyễn và nặn thành hình tròn. Bánh hình tròn biểu tượng cho trời, bánh hình vuông biểu tượng cho đất. Đến ngày lễ Tiên Vương, anh đem hai loại bánh đó vào cung. Nhìn chồng bánh bằng lúa gạo của anh, không ít người xem thường khi đặt cạnh những món sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các lang. Nhưng anh không thấy ngại ngùng gì vì anh chỉ mong đẹp lòng tổ tiên bằng chính tấm lòng thành của mình. Tất cả các lễ vật được bày ra trước mặt đức vua, ai ai cũng hồi hộp hi vọng vua cha chọn lễ vật của mình. Vua cha lần lượt tới trước lễ vật của các lang rồi xem xét hoặc nhấm nháp từng món ăn nhưng gương mặt Người vẫn không biểu thị một thái độ gì. Có lẽ Người vẫn chưa ưng ý một lễ vật nào cả. Nhiều người đã tỏ ra thất vọng khi thấy vua cha lướt món ăn của mình rất nhanh. Hai loại bánh của anh được đặt ở sau cùng. Khi đứng bên mâm bánh của anh, vua cha dừng hẳn, chăm chú nhìn. Có lẽ Người thấy ngạc nhiên vì mâm bánh của anh khác hẳn các món sơn hào, hải vị khác. Sauk hi nhìn ngắm, Người liền cầm từng chiếc bánh lên tỏ vẻ thích thú, bỗng Người cất tiếng hỏi: “chiếc bánh này làm bằng gì hả Lang Liêu?” Anh bẩm: “Thưa phụ vương! Hai loại bánh này được làm từ gạo. Đây là những sản phẩm do chính tay con làm nên đấy ạ!”. Ánh mắt cha nhìn anh trìu mến. Anh cảm thấy thật hạnh phúc. Sau đó, anh giới thiệu cách làm cũng như ý nghĩa của từng loại bánh. Vua cha vô cùng kinh ngạc và vui vẻ. Người liền lệnh cho cắt bánh mời tất mọi người cùng ăn. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha nói: “Trong tất cả các món lễ vật dâng lên Tiên Vương hôm nay, ta ưng ý nhất là món bánh của Lang Liêu. Nó vừa mang ý nghĩa là biểu tượng của đất trời, của sự no đủ, đoàn kết, vừa thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của một người con. Do vậy, ta quyết định chọn Lang Liêu là người thừa kế ngôi vị”.

Tôi thích thú nghe câu chuyện Lang Liêu vừa kể và cảm thấy vô cùng khâm phục, kính trọng anh. Nhưng tôi ngạc ngiên vì thấy Lang Liêu chẳng khác gì một anh nông dân cả. Đọc được suy nghĩ của tôi, Lang Liêu cười lớn và nói:

- Hôm nay ta vi hành về thôn quê để dạy dân cách cấy cày, chăm sóc lúa khoai.

Nói xong, Lang Liêu liền tạm biệt tôi để đi ra phía ngoài xa kia, ở đó, bà con nông dân đang đợi anh. Vừa nói, anh vừa bước đi rất nhanh. Tôi liền gọi với theo:

- Anh Lang Liêu! Anh Lang Liêu! Cho em đi cùng với!

Vừa lúc đó, tôi tỉnh giấc và thấy mẹ đang ngồi bên cạnh lay tôi dậy chuẩn bị đón giao thừa. Mẹ hỏi:

- Con vừa ngủ mơ đúng không? Mẹ thấy con ú ớ gọi ai đó.

Tôi dụi mắt tỉnh giấc. Tôi đã có một giấc mơ thật đẹp. Thấy tôi vẫn mủm mỉm cười, mẹ liền bảo:

- Con chuẩn bị đón giao thừa và khai bút đầu năm cho may mắn nhé!

Tôi tới trước bàn thờ tổ tiên và chắp tay lạy thật thành kính. Mùi nhanh trầm thoang thoảng quyên với mùi bánh chưng xanh thơm phức làm thấy thật thiêng liêng và ấm áp làm sao. Tôi trở lại bàn học nắn nót viết những nét chữ khai bút đầu xuân bằng giấc mơ tuyệt đẹp này! Dưới nhà, chị tôi đang ngân nga bài thơ:

Gạo nếp ngon đồng bằng

Lá dong tươi trên núi

Đậu xanh nơi bãi sông

Tiêu thơm vùng đảo nổi

Bao miền quê tụ hội

Trong khoanh bánh mịn màng

Năm cũ và năm mới

Buộc nhau bằng sợ gang

Đã qua mấy nghìn năm

Bánh vẫn rền vẫn dẻo

Lòng người con chí hiếu

Bay thơm cả đất trời ….

#Thiên_Hy

19 tháng 5 2019
Tôi nhớ nhất cảm giác đêm 29 Tết được ngồi quay quần bên nồi bánh chưng trên bếp lửa hồng cùng gia đình rồi lặng yên nghe mẹ đọc sự tích Bánh chưng, bánh giầy. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành, chăm chỉ cứ hiện lên rõ nét trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo. Đôi chân tôi như bước theo câu chuyện về chiếc bánh chưng mẹ vừa kể.

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, cũng như bao gia đình Việt Nam khác, gia đình tôi lại gói những chiếc bánh chưng xanh để cúng tổ tiên. Đó là một phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc ta.

Tôi nhớ nhất cảm giác đêm 29 Tết được ngồi quay quần bên nồi bánh chưng trên bếp lửa hồng cùng gia đình rồi lặng yên nghe mẹ đọc sự tích Bánh chưng, bánh giầy. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành, chăm chỉ cứ hiện lên rõ nét trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo. Đôi chân tôi như bước theo câu chuyện về chiếc bánh chưng mẹ vừa kể.

Tôi lang thang trên những cánh đồng ngạt ngào hương lúa. Phía xa xa là những triền khoai lang xanh rờn. Bỗng tôi thấy một anh nông dân đang cặm cụi nhặt từng ngọn cỏ trên ruộng lúa. Tôi thấy gương mặt anh có nét gì đó rất quen thuộc. Đúng rồi, đó chính là hoàng tử Lang Liêu trong sự tích Bách chưng, bánh giầy. Tôi bước lại gần và hỏi:

- Em chào anh Lang Liêu! Sao anh lại ở đây ạ?

Anh nông dân dừng tay làm, nhìn tôi mỉm cười và nói:

- Chào em gái! Lẽ ra anh phải em điều đó chứ!

Tôi chợt hiểu và giới thiệu:

- Dạ, em là Mai Thùy. Năm nay, em học lớp 6 trường THCS Quang Minh. Ngày mai, lớp em có tiết văn học về Bánh chưng, bánh giầy. Thế mà hôm nay em lại được gặp anh, thật là vui quá!

Nghe nhắc đến chuyện bánh chưng, bánh giầy, anh nông dân có vể trầm ngâm. Còn tôi thì rất háo hức vì đây là một cơ hội hiếm có để được nghe chính hoàng tử Lang Liêu kể chuyện cho nghe. Đoán được suy nghĩ của tôi, hoàng tử Lang Liêu mỉm cười, nói:

- Em có muốn anh kể cho em nghe về cuộc thi tài kén vua của phụ vương anh không?

Tôi thích thú:

- Có ạ! Anh kể cho em nghe đi!

Lang Liêu bắt đầu kể, giọng anh như trầm xuống:

- Anh sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ anh không được vua yêu chiều như những vương phi khác nên khi mẹ sinh ra anh, chỉ có hai mẹ con quấn quýt bên nhau. Chẳng bao lâu, bà mất sớm, để lại anh một mình côi cút. Từ đó, anh chăm chỉ với ruộng đồng, khoai lúa.  Ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc, anh đã đến tuổi trưởng thành. Ngày ngày, anh vui với công việc đồng ánh của mình, chẳng dám mong đến công danh, bổng lộc của triều đình. Một hôm, khi đang lúi húi vun mấy khóm khoai trước nhá, bỗng anh nhận được lệnh vua cha gọi vào chầu.

- Thế anh có lo lắng không? – Tôi vội hỏi.

Lang Liêu chậm rãi trả lời:

- Anh cũng cảm thấy hơi lo lắng vì lâu rồi không vào triều, biết đâu phụ vương giận hoặc đau yếu. Bới vậy, sau khi nhận được lệnh, anh vội vã thay quần áo vào chầu phụ vương. Trên đường đến đó, anh đã nghe nói vua cha thấy mình già yếu nên muốn tìn một người nối ngôi, chỉ cần người đó có tài có đức chứ không nhất thiết là con trưởng hay con thứ. Khi anh đến nơi, các anh trai của anh đã ở đó. Thấy các con đã về tựu đông đủ, vua cha nói: “Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta ta sẽ truyền ngôi cho người ấy ngôi báu để tiếp tục trị vì đất nước”.

Nghe đến đây, tôi lại buột miệng hỏi:

- Chắc anh lo lắng lắm khi nhận được tin này bởi anh rất nghèo, đâu có những thứ quý giá dâng lên vua cha!

Lang Liêu nhìn tôi gật đầu và kể tiếp:

- Sau khi nghe lời vua cha phán truyền, các anh trai của anh rất vui mừng vì họ có biết bao ngọc ngà, châu báu. Còn anh nhìn khắp nhà chỉ thấy toàn lúa, sắn, khoai, không có thứ gì là giá trị cả, biết lấy gì để dâng lên Tiên Vương. Thực ra, anh cũng không có ý tranh giành ngôi báu nhưng anh cũng muốn làm đẹp lòng phụ vương. Suốt mấy ngày sau đó, anh mất ăn mất ngủ vì nghĩ đến món quà sẽ dâng lên phụ vương. Lòng anh ngổn ngang trăm mối. Nếu đi mua đồ quý như các anh của mình thì anh không có tiền. Còn nếu dâng lên khoai và sắn thì chắc chắn phụ vương sẽ buồn lòng vì những thứ tầm thường đó. Một đêm, sau một hồi trằn trọc suy nghĩ, anh ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, anh thấy một vị thần hiện lên mách rằng: “Hãy lấy chính những sản phẩm mà con làm ra để dân gleen Tiên Vương”. Anh chợt tỉnh giấc và cảm thấy rất sung sướng. Ngay sáng hôm đó, anh bắt tay vào làm bánh như lời Thần báo mộng. Anh tìm thứ gạo nếp ngon nhất đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong xanh gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ. Anh nghĩ cần phải làm thêm một loại bánh nữa. Vậy là anh đổ gạo rồi đem giã nhuyễn và nặn thành hình tròn. Bánh hình tròn biểu tượng cho trời, bánh hình vuông biểu tượng cho đất. Đến ngày lễ Tiên Vương, anh đem hai loại bánh đó vào cung. Nhìn chồng bánh bằng lúa gạo của anh, không ít người xem thường khi đặt cạnh những món sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các lang. Nhưng anh không thấy ngại ngùng gì vì anh chỉ mong đẹp lòng tổ tiên bằng chính tấm lòng thành của mình. Tất cả các lễ vật được bày ra trước mặt đức vua, ai ai cũng hồi hộp hi vọng vua cha chọn lễ vật của mình. Vua cha lần lượt tới trước lễ vật của các lang rồi xem xét hoặc nhấm nháp từng món ăn nhưng gương mặt Người vẫn không biểu thị một thái độ gì. Có lẽ Người vẫn chưa ưng ý một lễ vật nào cả. Nhiều người đã tỏ ra thất vọng khi thấy vua cha lướt món ăn của mình rất nhanh. Hai loại bánh của anh được đặt ở sau cùng. Khi đứng bên mâm bánh của anh, vua cha dừng hẳn, chăm chú nhìn. Có lẽ Người thấy ngạc nhiên vì mâm bánh của anh khác hẳn các món sơn hào, hải vị khác. Sauk hi nhìn ngắm, Người liền cầm từng chiếc bánh lên tỏ vẻ thích thú, bỗng Người cất tiếng hỏi: “chiếc bánh này làm bằng gì hả Lang Liêu?” Anh bẩm: “Thưa phụ vương! Hai loại bánh này được làm từ gạo. Đây là những sản phẩm do chính tay con làm nên đấy ạ!”. Ánh mắt cha nhìn anh trìu mến. Anh cảm thấy thật hạnh phúc. Sau đó, anh giới thiệu cách làm cũng như ý nghĩa của từng loại bánh. Vua cha vô cùng kinh ngạc và vui vẻ. Người liền lệnh cho cắt bánh mời tất mọi người cùng ăn. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha nói: “Trong tất cả các món lễ vật dâng lên Tiên Vương hôm nay, ta ưng ý nhất là món bánh của Lang Liêu. Nó vừa mang ý nghĩa là biểu tượng của đất trời, của sự no đủ, đoàn kết, vừa thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của một người con. Do vậy, ta quyết định chọn Lang Liêu là người thừa kế ngôi vị”.

Tôi thích thú nghe câu chuyện Lang Liêu vừa kể và cảm thấy vô cùng khâm phục, kính trọng anh. Nhưng tôi ngạc ngiên vì thấy Lang Liêu chẳng khác gì một anh nông dân cả. Đọc được suy nghĩ của tôi, Lang Liêu cười lớn và nói:

- Hôm nay ta vi hành về thôn quê để dạy dân cách cấy cày, chăm sóc lúa khoai.

Nói xong, Lang Liêu liền tạm biệt tôi để đi ra phía ngoài xa kia, ở đó, bà con nông dân đang đợi anh. Vừa nói, anh vừa bước đi rất nhanh. Tôi liền gọi với theo:

- Anh Lang Liêu! Anh Lang Liêu! Cho em đi cùng với!

Vừa lúc đó, tôi tỉnh giấc và thấy mẹ đang ngồi bên cạnh lay tôi dậy chuẩn bị đón giao thừa. Mẹ hỏi:

- Con vừa ngủ mơ đúng không? Mẹ thấy con ú ớ gọi ai đó.

Tôi dụi mắt tỉnh giấc. Tôi đã có một giấc mơ thật đẹp. Thấy tôi vẫn mủm mỉm cười, mẹ liền bảo:

- Con chuẩn bị đón giao thừa và khai bút đầu năm cho may mắn nhé!

Tôi tới trước bàn thờ tổ tiên và chắp tay lạy thật thành kính. Mùi nhanh trầm thoang thoảng quyên với mùi bánh chưng xanh thơm phức làm thấy thật thiêng liêng và ấm áp làm sao. Tôi trở lại bàn học nắn nót viết những nét chữ khai bút đầu xuân bằng giấc mơ tuyệt đẹp này! Dưới nhà, chị tôi đang ngân nga bài thơ:

Gạo nếp ngon đồng bằng

Lá dong tươi trên núi

Đậu xanh nơi bãi sông

Tiêu thơm vùng đảo nổi

Bao miền quê tụ hội

Trong khoanh bánh mịn màng

Năm cũ và năm mới

Buộc nhau bằng sợ gang

Đã qua mấy nghìn năm

Bánh vẫn rền vẫn dẻo

Lòng người con chí hiếu

Bay thơm cả đất trời ….