K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2018

Tớ thik Hồ Xuân Hương nhất^^

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục"

14 tháng 3 2018

 tác giả Nguyễn Du

.................

.=)))))))))

14 tháng 3 2018

Sau hơn nửa đời phiêu bạt, nay được trở về dưới mái trường xưa, với tôi, ký ức đẹp nhất, thân thương nhất vẫn là những tháng ngày được ngồi học dưới mái trường phổ thông cấp 3 Kim Anh (nay là trường Trung học phổ thông Kim Anh) thân yêu này.

Tôi là cựu học sinh lớp D khóa 9 niên khóa 1972-1975 do thầy Dũng – cô Mỹ làm chủ nhiệm, sau sáp nhập vào lớp C do thầy No – cô Cúc làm chủ nhiệm (do học kỳ 1 lớp 10 có 4 đợt tuyển quân vào chiến trường đánh Mỹ).

Nhớ mới ngày nào thầy trò còn đào giao thông hào, hầm trú ẩn tránh bom đạn tại thôn Gia Trung khi trường sơ tán và những ngày thầy trò góp sức xây mới và cải tạo trường cũ tại thôn Thạch Lỗi sau khi Hiệp định Pari được ký kết, giờ đây trong ký ức của tôi vẫn đầy ắp những khuôn mặt thầy cô rất trang nghiêm nhưng tận tuỵ và nhân hậu, vẫn còn đây những trò tinh nghịch của bạn bè trong giờ ra chơi và giờ tan học …

50 năm là quãng thời gian không dài so với lịch sử phát triển của dân tộc, nhưng cũng là dài so với cuộc đời mỗi người. 50 năm qua đánh dấu quá trình hình thành, phát triển vượt bậc của trường cấp 3 Kim Anh. Hôm nay, trở lại trường, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay, lớn mạnh của nhà trường. Cơ ngơi khang trang, tiện nghi học tập và giảng dạy tiên tiến, hiện đại; chất lượng giáo dục, đào tạo được khẳng định; tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng cao, có nhiều em đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và thành phố.

Uống nước nhớ nguồn, 50 năm qua vinh dự là học sinh trường cấp 3 Kim Anh, tôi vô cùng tự hào về truyền thống vẻ vang của trường. Từ mái trường thân yêu này, hàng chục nghìn học sinh đã lên đường tới mọi miền Tổ quốc hoặc ra nước ngoài học tập, lao động. Hàng trăm học sinh của nhà trường đã từng gác bút nghiên lên đường nhập ngũ, có nhiều người đã ra đi không trở về và nhiều người bỏ lại một phần máu thịt ngoài mặt trận để tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc. Gương hy sinh của các anh hùng liệt sĩ luôn luôn là tấm gương soi sáng để chúng tôi noi theo suốt cuộc đời. Từ mái trường này, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành, đảm nhiệm nhiều trọng trách trong xã hội, nhưng dù ở đâu, ở cương vị nào, chúng tôi vẫn mãi mãi là học trò của trường cấp 3 Kim Anh.

Tôi cũng như bao bạn bè luôn trân trọng, biết ơn công dạy bảo của thầy cô. Sự thành công của chúng em hôm nay là nhờ thầy cô dạy dỗ, vun đắp và trang bị cho chúng em hành trang để vào đời, đó chính là: tình yêu quê hương, đất nước, là tình cảm trong sáng thời cắp sách tới trường, là lý tưởng sống, nhiệt huyết, lập trường kiên định để tự tin, vững bước trong mọi môi trường sống, kể cả khi ở trời tây hào nhoáng hay nhưng nơi chiến trường gian khổ, ác liệt một mất một còn với địch, trước mọi hiểm nguy hay cạm bẫy, cám dỗ trong bước đường công tác. Chúng em nguyện mãi mãi phát huy truyền thống vẻ vang của trường cấp 3 Kim Anh, phấn đấu không mệt mỏi, đóng góp hết sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mãi mãi xứng đáng là học trò của thầy, cô.

Kính chúc thầy, cô, các bạn, các em, các cháu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc trường ta giữ vững truyền thống, ngày càng phát triển./.

14 tháng 3 2018

Trong không khí tưng bừng của lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Nhật Ngữ Đông Du, cùng với lễ tiễn các bạn sinh viên lên đường sang Nhật du học. Em thật vinh dự vì được là một trong những đại diện các bạn học viên đang học tại trường Đông Du, tham dự buổi lễ kỷ niệm 25 năm thành lập trường. 
Thật xúc động khi nghe Thầy Hiệu Trưởng dặn dò các bạn sinh viên chuẩn bị rời quê hương sang nước bạn học tập, em ghi nhớ nhất câu Thầy nói: “ Học không phải vì bản thân, mà học để phục vụ quê hương, đất nước”. Và thật hãnh diện khi thấy được quy mô rộng lớn, cùng với thâm niên đào tạo của ngôi trường em đang học. Trước đây, em nghĩ đến trường chỉ đê lấy kiến thức tiếng Nhật rồi về, chẳng thấy cần thiết phải gắn bó với điều gì, và hầu như chưa bận tâm đến quá trình phát triển của ngôi trường mình đang học.Nhưng sau khi tham dự lễ kỷ niệm 25 năm em không còn có suy nghĩ đó nữa. Em cảm thấy rất hãnh diện khi học tại Đông Du, và em muốn nói lớn với mọi người mình đang học tại Đông Du.
Trong buổi lễ ấy, em cứ đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Em thật sự bất ngờ khi xem được những tiết mục nhảy, múa của các bạn du học sinh trình diễn. Thật công phu và hoành tráng!!! Để có những tiết mục hoành tráng như vậy, đó quả là một quá trình tập luyện siêng năng và nghiêm túc. Thật ngưỡng mộ các bạn có thể vừa học vừa tập luyện nhưng kết quả học tập luôn tốt. Cảm nhận được điều đó, em cũng thầm cảm phục công lao của các Thầy Cô giáo đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt tất cả những kiến thức trong học tập cũng như những kiến thức cần thiết để các bạn có thể hòa nhập cuộc sống mới nơi xứ lạ.
Hơn cả sự bất ngờ là sự hãnh diện. Điều làm em hãnh diện nhất khi học tại Đông Du là được thấy thành quả đào tạo sinh viên du học của trường. Đó là các anh, chị cựu du học sinh của Đông Du. Sau khi di du học, các anh chị đã làm đúng như lời Thầy Hiệu Trưởng dặn là "...quay về phục vụ nước nhà, đưa đất nước đi lên xứng danh với các cường quốc năm châu...". Các anh chị ở mọi miền đất nước đã tề tựu về trường để cùng nhau nhớ lại những năm tháng đã qua, những lời dặn dò của Thầy Cô, những bon chen trong cuộc sống nơi xứ lạ. Và cuối cùng, sau bao nỗ lực là con đường tương lai tươi sáng với thành công mà các anh chị đang có. Cảm ơn các anh chị đã cho em một động lực mới để cố gắng hơn trong cuộc sống vốn đầy khó khăn và phức tạp này.
Cuối cùng, cho phép em được kính chúc Thầy Hiệu trưởng cùng quý Thầy Cô luôn mạnh khỏe - hạnh phúc, luôn giữ mãi được tình yêu nghề trong trái tim mình. Đồng thời em xin chúc cho trường Đông Du ngày càng phát triển hơn trong sự nghiệp trồng Người. Thêm nữa, tôi xin chúc cho các thế hệ học viên trường Đông Du luôn đoàn kết, yêu thương và thành đạt.

14 tháng 3 2018

điếc = hư tai => hai tư 

đàn chuôt có hai tư con

14 tháng 3 2018

=24 vì điếc là hư tai hư tai là 24

k mk nha

14 tháng 3 2018

câu này khó quá

13 tháng 3 2018

Bài làm

Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong "Năm điều Bác Hồ dạy", Người đã khuyên "Học tập tốt, lao động tốt". Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ?

"Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới, và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên.
Và lí do để chúng ta phải "học tập tốt, lao động tốt" là gì? Đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỡi học sinh, mỗi người dân. "Học tập tốt" ta sẽ đạt được kết quả cao như mong muốn, thầy cô, cha mẹ sẽ tự hào về ta và học tập tốt cũng là một cách để góp phần vào việc nâng cao dân trí. Đất nước muốn giàu mạnh, phát triển thì không thể thiếu "lao động tốt". Thực hiện theo lời Bác "học tập tốt, lao động tốt" là đã góp một phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà. Người cũng đã từng nói : "Non song Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc Năm Châu đc hay không, đó là nhờ công học tập của các cháu". Câu nói đó đã thể hiện rõ một điều : những học sinh chúng ta sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Bởi thế nên chỉ có "học tập tốt, lao động tốt" mới giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào cuộc sống, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Bác Hồ là một tấm gương điển hình cho chúng ta noi theo. Người đã cần cù, chăm chỉ học tập và lao động kiên trì, bền bĩ. Kết quả Người đạt được là một vốn kiến thức to lớn và thành công trong việc giải phóng đất nước.
Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh, hiện đại hay không?
Và nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc.
Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích.


Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân em sẽ cố gắng "học tập tốt, lao động tốt" để không phụ lòng mong mỏi nơi Bác, gia đình và thầy cô.

13 tháng 3 2018

“Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh’. Quả thật là như vậy. Lúc sinh thời, dầu bận trăm công nghìn việc, Bác của chúng ta vẫn không quên quan tâm chăm sóc đến con cháu của mình. Giờ đây tuy Bác không còn nữa, nhưng những lời giáo huấn của Người vẫn còn mãi. Đó là những bài học giáo dục đáng quý cho mỗi chúng ta. Là thiếu niên nhi đồng ai lại không thuộc “Nám điều Bác Hồ dạy”. Trong đó ở điều thứ hai Người dạy “Học tập tốt lao động tốt”.

Lời nói ngắn gọn, nhưng muốn hiểu cho thấu đáo thật không đơn giản chút nào. Ta phải hiểu sao cho đúng và thực hiện thế nào để không phụ lòng mong mỏi của Bác?

“Học tập tốt” trước hết phải được thể hiện ở sự xác định cho mình động cơ, mục đích, học tập đúng đắn. Học tập là để có kiến thức, mở mang trí tuệ, nắm được kiến thức văn hóa, khoa học của nhân loại, để từ đó biết vận dụng mà cải tạo, xây dựng cuộc sống cho bản thân mình và cho xã hội. Bác Hồ cũng đã nói: “Muốn Xây dựng chủ nghĩa xã hội  phải có con người XHCN”. Con người của xã hội mới phải là con người vừa hồng vừa chuyên, nghĩa là phải gồm cả tài và đức. Như vậy tài năng, đạo đức ở đâu mà có? Phải chăng đó là do ta phải "học tập tốt”.  


 

13 tháng 3 2018

Dân tộc ta có một truyền thống đâu tranh chống xâm lược, đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chông Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng làmục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phúc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu



 

13 tháng 3 2018

Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:

Một xin rửa sạch thù nhà

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng..

Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thườrg Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tụi thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Sông núi nước Nam - đã dịch ra tiếng Việt) Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuân thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xúc ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ”

(Hịch tướng sĩ)

Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:

Những trằn trục trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi bồi hồi.

Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.

Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:

Vẫn hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)

Đối với người yêu nước, nhưng dù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lờ bước” thể hiện khí phách của mình:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con.

(Đập đá ở Côn Lôn )

Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để  hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Từ ấy - Tô Hữu)

Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyền Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu... những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn của cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứa nước và luôn mang trong tên một quyết lâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cá mạng còn dang dở:

Một canh... hai canh... lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc  chẳng thành

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)

Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch đấu tranh chống ngoại xâm - cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này to dân trỏ, già, trai, đều hiến dâng sức lực, trí tuệ của mình cho công cu: đấu tranh giữ nước:

Lớp cha trước, lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành.

Và cũng có biết hao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã là cho kẻ thù khiếp sự... như anh Nguyỗn Vãn Trỗi với chín phút cuối cùng của đ anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hù của mình trước cái chết gần kể (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường  dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:

...Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.

Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.

(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)

Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:

Chi Lăng bài học thuở xưa

Người đi thì có, người về thì không.

Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt.

Có thế nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.

13 tháng 3 2018

Năm 1429, Lê Lợi đã xuống chiếu yêu cầu “những người văn võ hào kiệt hoặc bị bỏ sót trầm trệ, không có chức tước, không ai tiến cử, hoặc vì thù hằn mà bị đè nén che giấu thì đến ngay chỗ thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến cử, xét ra thực có tài đức thì tấu trình để cất dùng, không kể là ngụy quan hay là sĩ thứ, lấy tài đức là hơn”(1). Vua mở ra khoa thi minh kinh bác học để chọn người tài giỏi, thông thạo kinh sử, đồng thời bắt các quan văn võ từ tứ phẩm trở xuống phải thi kinh sử. Đến năm 1431, vua lại cho mở khoa thi hoành từ để chọn những người văn hay, học rộng bổ làm quan. 

Bằng những chiếu dụ đó, mặc dù Lê Lợi chưa mở được các khoa thi tiến sĩ nhưng ông đã tập hợp được một tầng lớp nho sĩ trí thức tiến bộ giúp triều đình dựng nước, an dân, ổn định xã hội sau nhiều năm binh lửa chiến tranh. 
Tiếp tục sự nghiệp của vua cha, Lê Thái Tông (1434-1442) đã không ngừng củng cố nhà nước phong kiến mới được hình thành bằng cách tăng cường đào tạo con cháu các quan văn võ từ lục phẩm trở lên, các quan phù đạo, thủ lĩnh ở các phiên trấn thông qua hình thức ưu tiên lập danh sách, cho đến Quốc Tử giám đọc sách chờ tuyển dụng. Cùng với việc sử dụng con em trong gia đình quan lại, quý tộc, vua cũng tổ chức ngay cuộc thi học sinh trong nước, lấy đỗ hơn 1.000 người và chia làm 3 hạng: hạng nhất, nhì được vào Quốc Tử giám tiếp tục học tập, hạng ba cho về học ở các nhà học địa phương, tất cả đều được miễn lao dịch để toàn tâm, toàn ý học tập. Những nho sinh ở các nhà lộ học từ 25 tuổi trở lên mà thi không đỗ phải về quê làm dân thường và chịu mọi lao dịch. Năm 1437, vua cho khảo sát thi viết và tính lấy đỗ 690 người bổ làm thuộc lại các nha môn. Nối theo chí hướng một lòng cầu hiền và hết mực sùng nho, trọng đạo của tiền nhân, Lê Thái Tông vẫn ngày đêm tìm kẻ anh tài, dùng người tuấn kiệt và ông nhấn mạnh muốn có người giỏi trước hết phải chọn người văn học, trong đó lấy khoa mục, thi tuyển làm đầu. 
Sau 10 năm hòa bình, ổn định, vua Lê Thái Tông quyết tâm thúc đẩy việc học hành thi cử vì chỉ có thông qua thi tuyển mới chọn được người thực tài, đó là một nhân tố rất quan trọng giúp nhà vua dựng xây đất nước. Năm 1438, vua cho tổ chức thi hương ở các đạo, năm 1439, thi hội tại sảnh đường kinh đô, ai trúng kỳ thi hội được gọi là tiến sĩ xuất thân (đỗ tiến sĩ được ra làm quan). Vua cũng định lệ 3 năm mở 1 khoa thi. 
Năm 1442, vua mở khoa thi đình tại kinh đô Thăng Long cho những người thi hội đã đỗ 4 trường. Đề thi do nhà vua đích thân ra, ai đỗ kỳ thi này được gọi là tiến sĩ và chia ra 3 bậc. Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ gồm 3 người xuất sắc nhất được vinh danh tam khôi: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân được gọi là hoàng giáp và cuối cùng là đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân được gọi là tiến sĩ. Cách phân cấp này gần giống như dưới thời vua Trần Duệ Tông (1374) nhưng cụ thể, tỉ mỉ hơn, đánh giá trình độ tiến sĩ xác đáng hơn. 
Ở buổi đầu thời Lê sơ, vua tôi chăm lo việc nước, chú trọng việc học hành thi cử, nhiều nhân tài được thể hiện và trọng dụng, tạo ra nền tảng vững vàng cho đất nước phát triển. Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi (1460-1497), việc học hành khoa cử càng được đề cao, nhà nước phong kiến Đại Việt bước vào giai đoạn cực thịnh. 
Nhằm kiểm soát chặt chẽ đạo đức của nho sinh và củng cố lòng trung thành của quan lại với nhà nước phong kiến, năm 1462, vua Lê Thánh Tông đặt ra lệ “bảo kết hương thí” và “cung khai tam đại”. Quy định này yêu cầu các sĩ tử muốn tham dự các kỳ thi phải có sự đảm bảo và cam kết của quan lại địa phương về tư cách của thí sinh, đồng thời mỗi thí sinh phải có một bản khai lý lịch 3 đời. Nếu ai xuất thân trong những gia đình làm nghề cầm ca hát xướng thì không được dự thi. 
Quy chế tuyển chọn từ địa phương này đã chặt chẽ hơn trước và góp phần ổn định trật tự xã hội bởi vì nó đã loại bỏ được những người yếu kém về nhân cách và bắt buộc các gia đình muốn cho con cháu được học hành tấn tới thì phải tự giác chấp hành những quy định của nhà nước và của hương thôn, làng xã. Người nào bị xếp vào loại bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân, điêu toa thì tuy có học vấn, giỏi văn bài cũng không được tham dự các kỳ thi. Tiếc rằng, quy định mang tính tích cực đó của Lê Thánh Tông sau này đã bị các quan lại địa phương lợi dụng để nhũng nhiễu người dân, mặt khác quy định đó cũng thể hiện những hạn chế vì nó đã phân biệt đẳng cấp quá khắt khe, coi thường những người làm nghề ca hát và có nhiều trường hợp ông, cha làm sai mà con con cháu phải gánh tội nên có nhiều nhân tài lỡ mất cơ hội cống hiến cho dân, cho nước.

13 tháng 3 2018

Giáo dục thời Lê Sơ phát triển, vì:

-Nhà Lê luôn đề cao vai trò của giáo dục trong hình thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức.

-Nhà Lê luôn thay đổi và sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học.

-Thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người tài. Tuy nhiên hạn chế những quy định khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.

-Khi nghiên cứu luôn đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.

-Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với thực tế và kết hợp hài hòa lợi ích.

-Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn, mang tính cập nhật.

-Có những chính sách đãi ngộ học tập.

-Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập mọi tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt giáo dục đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình đẳng.

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục. Đồng thời kịp phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

13 tháng 3 2018

Trước tiên, nghĩa chính của câu tục ngữ trên là muốn khuyên nhủ chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, làm nên quả ngọt với bao nhiêu vất vả, mồ hôi, mưa nấng. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muôn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả. “Ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống no ấm, tốt đẹp ngày hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ. Vậy người làm ra thành quả là ai? Trước hết, đó là cha mẹ đã có công sinh thành nuôi dưỡng từ khi ta còn bé con đến lúc ta lớn khôn. Bố mẹ luôn là người dõi theo bước chân chúng ta, an ủi, dìu dắt chúng ta để trở thành những con người tốt xây dựng đất nước mai này. Đó là thầy, cô giáo luôn quan tâm, dạy dỗ, uốn nắn ta nên người và trao cho ta ánh sáng tri thức để mai sau chúng ta có thể hiên ngang sánh vai cùng các bạn học sinh trên toàn thế giới. Đó là những anh bộ đội, những cô gái thanh niên xung phong hi sinh tuổi thanh xuân của mình với bao xương máu để xây dựng đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay, để cho chúng ta tung tăng cắp sách tới trường. Đó còn là những nhà khoa học đã hết sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm nên cuộc sống tốt đẹp mà ngày nay chúng ta được hưởng thụ. Những con người đó dù ở vị trí nào, công việc nào vẫn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước mà những người đã làm nên thành quả đó...

13 tháng 3 2018

 -nghia den: nhac nho chung ta khi an qua, qua ngon, ngot,... ta phai nho den nguoi da trong, cham soc cay do. 
- nghia bong: nhac nho chung ta: khi huong thu bat cu mot thanh qua nao cua gia dinh, xa hoi can phai nho den nhung nguoi da bo cong suc de lam ra no. 
tuong tu nhu cau tuc ngu: Uong nuoc nho nguon! 
Cau tuc ngu nay mang tinh giao duc sau sac!

Chúc học tốt nha!

13 tháng 3 2018

lòng lang dạ thú

ở tỉnh gặp ma , ở quỷ gặp quái , gian tà gặp nhau

ao sâu tốt cá , độc dạ khốn thân