K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy tìm phép so sánh trong câu ca dao sau:

Qua cầu ngả nón trông cầu

Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu

Qua đình nhả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

k cho mk nha

28 tháng 4 2020

Theo mình nghĩ thì chỉ có cặp từ Bao nhiêu....bấy nhiêu thôi!

Bạn tham khảo 

I. Dàn Ý Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em (Thời gian, địa điểm diễn ra buổi chào cờ).


2. Thân bài

- Tả bao quát quang cảnh, không khí buổi chào cờ:
+ Sân trường sạch sẽ, những hàng ghế đỏ ngay ngắn thẳng hàng
+ Khán đài trang nghiêm: Có bục phát biểu, có tượng Bác Hồ, quốc kỳ, lẵng hoa.
+ Học sinh mặc áo đồng phục quàng khăn đỏ, đội mũ ca nô

- Tả các nghi thức của buổi lễ chào cờ
+ Tập trung và báo cáo sĩ số
+ Nghi lễ chào cờ: Đánh trống, hát quốc ca
+ Thầy hiệu trưởng tổng kết tuần
+ Thầy hiệu phó triển khai công việc tuần mới

- Một số chương trình văn nghệ chủ điểm tuần: hát, múa, đóng kịch


3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần


II. Bài Văn Mẫu Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, mẫu số 1:

Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.

Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.

Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.

31 tháng 8 2021

I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học

2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...

II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.

Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.

Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.

Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.

Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.

Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.

Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:                                Cha lại dắt con đi trên cát mịn                                Ánh nắng chảy đầy vai                                Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời                                 " Cha mượn cho con cách buồm trắng nhé                                 Để con đi....."a. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau ?b.Em...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

                                Cha lại dắt con đi trên cát mịn

                                Ánh nắng chảy đầy vai

                                Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

                                 " Cha mượn cho con cách buồm trắng nhé

                                 Để con đi....."

a. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau ?

b.Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn thơ trên? Hãy viết một đoạn văn ( 15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về điều đó.

Câu 2. Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu, là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:

         Ra thế

         Lượm ơi.

và lại có khổ thơ chỉ có một câu

           Lượm ơi còn không

Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả.

Câu 3. Suy nghĩ của em về nội dung mẫu chuyện sau:

Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới - người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe:"Không biết ai đã để trước cửa nhà tôi một thùng quần áo cũ." Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui " Chúc mừng ông. Thật là tuyệt." Ông lão mù nói " Tuyệt thật. Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần quần áo cũ đó."

1
5 tháng 5 2020

a. Điệp từ "cha - con" lặp lại nhấn mạnh đối tượng giao tiếp và câu chuyện của hai cha con.

2. Câu có cấu tạo đặc biệt để bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những đau thương, mất mát của Lượm.

3. Tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.

- Sự lạc quan của những người ở trong nghịch cảnh.

Câu 2: Khi muốn nghiên cứu cây thông, người ta thường lấy mẫu vật như thế nào? A. Lấy cả cây                                    B. Lấy lá      C. Lấy cành mang cơ quan sinh sản  D. Lấy cành mang hoa Câu 3: Hai loại nón của cây thông là:  A. Nón đơn tính và nón lưỡng tính             B. Nón lưỡng tính và nón cái C. Nón đơn tính và nón cái                        D. Nón đực và nón cái Câu 4:...
Đọc tiếp

Câu 2: Khi muốn nghiên cứu cây thông, người ta thường lấy mẫu vật như thế nào? 

A. Lấy cả cây                                    B. Lấy lá      

C. Lấy cành mang cơ quan sinh sản  D. Lấy cành mang hoa 

Câu 3: Hai loại nón của cây thông là:  

A. Nón đơn tính và nón lưỡng tính             B. Nón lưỡng tính và nón cái 

C. Nón đơn tính và nón cái                        D. Nón đực và nón cái 

Câu 4: Trong các cây sau đây, cây nào không phải là cây Hạt trần: 

A. Cây hoàng đàn          B. Cây bạch đàn 

C. Cây bụt mọc              D. Cây kim giao 

3
27 tháng 4 2020

Câu 2: Khi muốn nghiên cứu cây thông, người ta thường lấy mẫu vật như thế nào? 

A. Lấy cả cây                                        B. Lấy lá      

C. Lấy cành mang cơ quan sinh sản    D. Lấy cành mang hoa 

Câu 3: Hai loại nón của cây thông là:  

A. Nón đơn tính và nón lưỡng tính             B. Nón lưỡng tính và nón cái 

C. Nón đơn tính và nón cái                        D. Nón đực và nón cái 

Câu 4: Trong các cây sau đây, cây nào không phải là cây Hạt trần: 

A. Cây hoàng đàn          B. Cây bạch đàn 

C. Cây bụt mọc              D. Cây kim giao 

27 tháng 4 2020

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: B

24 tháng 4 2020

Help me!

22 tháng 4 2020

Trả lời :

a, Tác giả đã so sánh chú bé Lượm loắt choắt như 1 con chim chích. phép so sánh đó nhằm miêu tả điệu bộ ,hình tháng nhỏ bé, phong cách của 1 người lính nhỏ tuổi, qua đó bày tỏ thái độ yêu mến Lượm của tác giả.

b, Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

P/s : Tham khảo đi nhé bạn, nguồn mạng đấy :>

22 tháng 4 2020

TL:

 đã so sánh chú bé Lượm loắt choắt như 1 caon chim chích. phép so sánh đó nhằm miêu tả điệu bộ ,hình tháng nhỏ bé, phong cách của 1 người lính nhỏ tuổi, qua đó bày tỏ thái độ yêu mến Lượm của tác giả.

Tham Khảo

Bài làm

   Văn bản " Dế Mèn phiêu lưu kí " là một tác phẩm kiệt tác, được kết hợp với nhân vật chính là Dế Mèn. Vì Dế Mèn ăn uống rất điều độ và ăn uống chừng mực nên đã trở thành một chàng dế cường tráng. Chú có đôi càng rất to, khỏe và có những chiếc vuốt ở chân cứng và sắc như những lưỡi dao. Để kiểm chứng độ sắc của chiếc vuốt ở chân chú, chú thỉnh thoảng co cẳng rồi đạp phanh phách vào những ngọn cỏ. Ðôi cánh trước kia của chú ngắn hủn hoẳn giống như những chiếc lá nhưng bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi chú vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã non rất vui tai. Lúc Dế Mèn đi bách bộ thì cả người chú rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu của chú dài giống như hai sợi dây cước nhỏ đen và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dế Mèn lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy, cứ chốc chốc, chú lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu rông thật lịch lãm. Vì cậy mày to khỏe mà còn giám khịa cả hàng xóm, bắt nạt những chị lớn hơn. Dế Mèn kiêu căng, tự cho mình là nhất nhưng không vì thế mà hình ảnh chú Dế Mèn bị phai nhòa. Dế Mèn mãi mãi chính là một nhân vật không thể thiếu trong tuổi thơ trẻ con. 

~ Những từ gạch chân là những từ và hình ảnh so sánh. ~

Làm nhanh thế lại copy mạng chứ gì

22 tháng 4 2020

không có quả táo nào

26 tháng 4 2020

Ko có quả táo nào vì cây lê làm sao có táo được

  Tình yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người, nó được thể hiện thật giản đơn qua tình yêu tiếng nói của dân tộc mình. Thầy Ha – men trong truyện buổi học cuối cùng là là một người có tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi vậy, buổi học tiếng Pháp cuối cùng là một ngày quan trọng đối với ông. Hôm ấy, thầy Ha – men mặc chiếc áo khoác xanh, chiếc áo sơ mi xếp nếp và chiếc mũ thêu bằng lụa đen mà thầy chỉ mặc vào những dịp quan trọng. Trong tiết học ấy, thầy giảng bài với tất cả tâm huyết, giọng nói vừa nghiêm nghị lại vừa hiền lành. Thầy không hề quát mắng khi chú bé Phrang mắc lỗi. Thầy tận tình chu đáo chuẩn bị cho học sinh những bản mẫu mới với những con chữ tòn trịa ngợi ca nước Pháp. Người thầy vĩ đại ấy đăm chiêu nhìn mọi thứ xung quanh như muốn khắc sâu hình ảnh của mọi thứ xung quanh vào tâm trí trước khi rời đi. Thầy Ha – men nhợt nhạt khi tiết học dần kết thúc, dường như không còn chút sức lực nào để có thể giảng tiếp khi tiếng chuông kết thúc giờ học vang lên. Toàn bộ nhưng biểu hiện của thầy cho thấy sự đau đớn của một con người yêu nước bị tước đoạt quyền được nói tiếng mẹ đẻ.

22 tháng 4 2020

Bài văn mẫu

   Tình yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người, nó được thể hiện thật giản đơn qua tình yêu tiếng nói của dân tộc mình. Thầy Ha – men trong truyện buổi học cuối cùng là là một người có tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi vậy, buổi học tiếng Pháp cuối cùng là một ngày quan trọng đối với ông. Hôm ấy, thầy Ha – men mặc chiếc áo khoác xanh, chiếc áo sơ mi xếp nếp và chiếc mũ thêu bằng lụa đen mà thầy chỉ mặc vào những dịp quan trọng. Trong tiết học ấy, thầy giảng bài với tất cả tâm huyết, giọng nói vừa nghiêm nghị lại vừa hiền lành. Thầy không hề quát mắng khi chú bé Phrang mắc lỗi. Thầy tận tình chu đáo chuẩn bị cho học sinh những bản mẫu mới với những con chữ tòn trịa ngợi ca nước Pháp. Người thầy vĩ đại ấy đăm chiêu nhìn mọi thứ xung quanh như muốn khắc sâu hình ảnh của mọi thứ xung quanh vào tâm trí trước khi rời đi. Thầy Ha – men nhợt nhạt khi tiết học dần kết thúc, dường như không còn chút sức lực nào để có thể giảng tiếp khi tiếng chuông kết thúc giờ học vang lên. Toàn bộ nhưng biểu hiện của thầy cho thấy sự đau đớn của một con người yêu nước bị tước đoạt quyền được nói tiếng mẹ đẻ.