qua bài thơ dặn con em thấy người cha là người như thế nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tìm phó từ và giải thích nghĩa , ý nghĩa mà chúng biểu thị trong bài thơ "Dặn con" - Trần Nhuận Minh


Truyện ngắn "Trở về" của Thạch Lam không chỉ ghi dấu ấn bởi phong cách viết giàu chất trữ tình mà còn chứa đựng bài học nhân văn sâu sắc. Đoạn trích tràn đầy cảm xúc, tập trung miêu tả cuộc trở về thăm mẹ của nhân vật Tâm - một câu chuyện thấm đẫm tình cảm gia đình nhưng lại chất chứa những khoảng cách và vô cảm.
Ngay từ đầu đoạn trích, tác giả đã khéo léo xây dựng bối cảnh làng quê nghèo nàn, với căn nhà cũ kĩ, mái gianh xơ xác, như một sự phản chiếu chân thực về cuộc sống của người mẹ già. Bà là hiện thân của sự hy sinh thầm lặng, suốt đời tần tảo vì con, nhưng đổi lại, bà chỉ nhận được sự xa cách, lạnh lùng từ người con trai. Cuộc gặp gỡ đầy xúc động khi “bà cụ ứa nước mắt” nhận ra con trai, càng khiến người đọc chạnh lòng bởi niềm vui của bà không được trọn vẹn. Thái độ của Tâm - cộc lốc, hời hợt - dường như vô tình giẫm lên lòng yêu thương chân thành của người mẹ già.
Đoạn trích nhấn mạnh vào sự đối lập trong cảm xúc của hai nhân vật chính: bà mẹ và Tâm. Người mẹ, dù đã già nua và yếu đuối, vẫn luôn dành sự ân cần chăm sóc, lo lắng cho con. Những câu hỏi như “Năm ngoái bác Cả lên tỉnh bảo cậu ốm, tôi lo quá…” là biểu hiện rõ nét của tình mẫu tử ấm áp. Trái ngược với đó, Tâm chỉ trả lời qua loa, lãnh đạm và không mảy may để tâm đến những gì mẹ nói. Sự thờ ơ của anh là minh chứng cho những giá trị bị mai một nơi con người sống trong nhịp sống vội vã của thành phố.
Hình ảnh nhân vật Tâm còn được khắc họa rõ hơn qua hành động vội vã rời đi, mang theo vẻ tự mãn khi để lại số tiền cho mẹ. Tiền bạc, dẫu lớn lao, không thể bù đắp cho tình cảm đã bị rạn nứt, càng khiến nỗi cô đơn của bà mẹ thêm rõ ràng. Chi tiết “bà cụ run run đỡ lấy gói bạc, rơm rớm nước mắt” đã nói lên tất cả sự đau lòng và bất lực của một người mẹ đối với đứa con trai xa cách cả về tình cảm lẫn tâm hồn.
Bút pháp trữ tình của Thạch Lam trong đoạn trích này được thể hiện qua những hình ảnh tinh tế, giàu sức gợi. Tác giả không cần dùng những lời lẽ hoa mỹ, mà chỉ qua những chi tiết giản dị như tiếng guốc thong thả hay sự ẩm thấp của căn nhà, đã dựng lên một bức tranh chân thực về cuộc sống khó khăn, cô quạnh của bà mẹ già. Đồng thời, cảm giác lạnh lẽo thấm vào người nhân vật Tâm cũng là một ẩn dụ, gợi sự lạnh nhạt, vô cảm trong mối quan hệ mẹ con.
Qua đoạn trích, Thạch Lam gửi gắm một thông điệp nhân văn sâu sắc: Tình yêu thương gia đình là giá trị thiêng liêng, không thể thay thế bằng tiền bạc hay vật chất. Những người con, dù đi xa đến đâu, cũng không nên quên đi nguồn cội, nơi có những bàn tay luôn chờ đợi và trái tim luôn mong nhớ. Tác phẩm khơi dậy trong lòng người đọc sự đồng cảm với bà mẹ già và nhắc nhở về trách nhiệm của con người.

Đoạn thơ gợi lên một thông điệp sâu sắc về giá trị của thời gian và tình cảm gia đình. Lời thơ như lời nhắn nhủ, khơi dậy ý thức trân trọng từng khoảnh khắc bên người thân, đặc biệt là mẹ - biểu tượng của tình yêu vô điều kiện. Câu thơ “Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết” như nhắc nhở chúng ta đừng để những cơ hội yêu thương vuột qua. Cuộc đời vốn dĩ “rất mau qua,” mùa thu của thời gian chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi, và tình cảm gia đình cần được vun đắp trước khi những điều quý giá trở thành quá khứ. Hình ảnh “Tuyết ngập trời... mà chả thấy ai thưa” là biểu tượng của sự mất mát và nuối tiếc, khi ta nhận ra đã quá muộn để bày tỏ yêu thương. Thông qua đó, đoạn thơ không chỉ khắc họa sự vô thường của cuộc đời mà còn nhấn mạnh sự cần thiết của việc sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn trong hiện tại. Nó thức tỉnh mỗi người, đặc biệt trong guồng quay vội vã của cuộc sống, hãy dành thời gian cho những giá trị cốt lõi - gia đình và những người ta yêu quyys.

ĐÂY LÀ BÀI LÀM CỦA EM Ạ
CÂU 1 : Thể loại của đoạn trích trên là truyện dài
CÂU 2 : Ngôi kể của truyện là : ngôi thứ nhất
CÂU 3 : Chủ đề của vb là tình yêu gia đình
CÂU 4 : - Những từ địa phương là :" đậu phộng" , " rau om " , " bí đỏ".
- Những từ ngữ toàn dân tương ứng : đậu phộng = lạc , rau om = ngò om , bí đỏ = bí ngô
CÂU 5 : Chi tiết trong câu hỏi trên gợi lại cho em tình cảm thương sót , yêu thương mẹ của nhân vật tôi bất lực trước mắt vì nhìn thấy mẹ buồn nhưng ko thể làm gì đc.
CÂU 6 : BÀI LÀM
Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Nó giống như ngọn đèn chiếu sáng tâm hồn con người giữa đêm dài tăm tối. Những người thân trong gia đình luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Họ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng ta giữa cuộc đời nhiều giông bão. Nhờ có tình cảm gia đình, con người được sống trong hạnh phúc, được phát triển một cách toàn diện và chắc chắn trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, những người phải sống trong một gia đình bất hạnh thường sẽ gặp lại những chấn thương về tinh thần. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải phải bảo vệ tình cảm gia đình.
bài thơ nào v