K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Help me!Đọc văn bản sau & trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:                                            QUA ĐÈO NGANG                                   Bước tới đèo ngang bóng xế tà,                      Câu hỏi:                                   Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.                              1. Bài thơ đc sáng tác theo thể thơ nào?                                   Lom khom dưới núi, tiều vài chú,                         2....
Đọc tiếp

Help me!

Đọc văn bản sau & trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

                                            QUA ĐÈO NGANG

                                   Bước tới đèo ngang bóng xế tà,                      Câu hỏi:

                                   Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.                              1. Bài thơ đc sáng tác theo thể thơ nào?

                                   Lom khom dưới núi, tiều vài chú,                         2. Tìm các từ láy (.) bài thơ.

                                   Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.                         3. Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì?   

                                   Nhớ nc đau lòng, con quốc quốc,                     

                                   Dừng chân đứng lại, trời, non, nc,

                                   Một mảnh tình riêng, ta với ta.

                                                              Bà Huyện Thanh Quan

0
4 tháng 12 2018

quan hệ từ:đã,vừa,với

19 tháng 11 2021

ủa vậy thành ngữ đâu

4 tháng 12 2018

Các loài châu chấu di chuyển thành bầy là một số loài châu chấu râu ngắn trong họ Acrididae, đôi khi tạo thành các bầy rất lớn; chúng di chuyển theo cách thức có sự phối hợp (nhiều hay ít) và có chúng di chuyển tới đâu thì cây cối tại đó bị hủy diệt rất nhiều. Vì thế những loài này có hai pha: đơn độc và sống thành bầy. Chúng có khả năng thay đổi màu sắc và hành vi khi mật độ quần thể là lớn và có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho cây trồng. Các loài này bao gồm Schistocerca gregaria, Locusta migratoria ở châu Phi và Trung Đông, Schistocerca piceifrons ở Trung Mỹ. Các loài châu chấu khác bị coi là loài gây hại (mặc dù không thay đổi màu sắc khi tạo thành bầy) còn có các loài trong chi Melanoplus (như M. bivittatus, M. femurrubrum và M. differentialis) và Camnula pellucida ở Bắc Mỹ; Brachystola magna và Sphenarium purpurascens ở miền bắc và miền trung Mexico; hay các loài trong chi Rhammatocerus ở Nam Mỹ.

4 tháng 12 2018

@Đạt Hoàng , liên quan ??

về ý nghĩa sinh học thì google :Việc châu chấu thích hoạt động thành đàn có quan hệ rất lớn đến thói quen đẻ trứng. Đến mùa giao phối, châu chấu lựa chọn vị trí đẻ trứng tương đối nghiêm khắc, thích hợp nhất là môi trường có chất đất cứng, có độ ẩm tương đối và có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Trên những cánh đồng rộng lớn, khu vực có thể đáp ứng các tiêu chuẩn này tương đối ít, do vậy, châu chấu thường tập trung đẻ trứng hàng loạt trên một phạm vi không lớn lắm. Thêm vào đó, trong khu vực nhỏ này, chênh lệch độ ẩm là rất ít, khiến cho trứng nở đồng loạt, đến mức châu chấu non vừa chào đời đã hình thành thói quen sống cùng nhau, đi theo nhau

Bài làm

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Trẻ thì đi vắng chợ thời xa

Ao sâu nước cả khôn chài cá

Ruộng vườn rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa và mới nụ

Bầu vừa rụng rốn mướp đươm hoa

Đầu trò tiếp khách trầu không có

Khách đến chơi đây ta với ta.

- Quan hệ từ trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " là từ " thì "

# Chúc bạn học tốt #

4 tháng 12 2018
1.2. Đọc - hiểu văn bảna. Câu thơ đầu: Giới thiệu sự việc

"Đã bấy lâu nay, bác tới nhà"

  • "Đã bấy lâu nay": chỉ thời gian đã qua lâu rồi
  • "Bác tới nhà": chỉ sự việc bạn đến thăm
    • Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với cuộc sống
    • Giọng điệu vội vã, chân thành, cởi mở.
    • Dấu (,) tách hai câu thơ làm 2 vế như 1 lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào.

→ Câu thơ tự nhiên như một lời chào

  • Cách xưng hô "bác" thể hiện sự thân tình, gần gũi và tôn trọng bạn bè.

→ Quan hệ chủ và khách rất thân mật.

⇒ Niềm vui bất ngờ, tỏ ý trân trọng quý mến bạn.

b.  Sáu câu thơ giữa: Hoàn cảnh tiếp đãi bạn
  • Hoàn cảnh
    • Trẻ đi vắng
    • Chợ – xa
    • Ao sâu nước cả – khôn chài cá
    • Vườn rộng, rào thưa – khó đuổi gà
    • Cải – chửa ra bông
    • Cà – mới nụ
    • Bầu – vừa rụng rốn
    • Mướp – đương hoa
    • Trầu – không có → Lễ nghi tiếp khách tối thiểu cũng không có.

→ Đó là sự thật về hoàn cảnh, thiếu thốn về vật chất.

  • Nghệ thuật:  Lối nói hóm hỉnh, đùa vui

⇒ Cường điệu cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn của mình.

=> Trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin ở sự cao cả của tình bạn.

c. Câu thơ cuối: Tình bạn giữa hai người

 "Bác đến chơi đây ta với ta"

  • "Ta": chủ  nhà (tác giả)
  • "Ta": khách (bạn)

→ Chủ và khách không còn khoảng cách, chỉ còn "ta với ta" hai người đã là một.

⇒ Gắn bó hòa hợp, vui vẻ.

⇒ Tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, chân thành vượt lên trên vật chất tầm thường.

  • Tổng kết
    • Nghệ thuật
      • Phép đối, nói quá, liệt kê, ngôn ngữ giản dị
    • Nội dung
      • Cảm xúc chân thành tự nhiên về tình bạn gắn bó thủy chung son sắc.
  • Ghi nhớ: SGK/ 105
4 tháng 12 2018

Trong mỗi người đều có một niềm đam mê cho riêng mình và với tôi đó là đọc sách. Đọc sách mang lại những tri thức cho con người. Sách còn giúp tôi thư giãn sau những giờ học hành mệt mỏi. Tôi có rất nhiều loại sách như: sách văn học, sách tìm hiểu tri thức khoa học, sách địa lí – lịch sử… Hễ khi nào có dịp đi nhà sách thì tôi luôn chọn cho mình những cuốn sách bổ ích với bản thân. Tôi luôn trân trọng giữ gìn cẩn thận những cuốn sách đó.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
5 tháng 12 2018

a. Câu mắc lỗi diễn đạt. Nếu dùng từ "qua" thì câu sẽ không có chủ ngữ, vị ngữ mà chỉ có trạng ngữ.

Sửa: Bài thơ tiếng gà trưa cho ta thấy vẻ đẹp tần tảo, chắt chiu của bà.

b. Đoạn văn:

   Bài thơ tiếng gà trưa cho ta thấy vẻ đẹp tần tảo, chắt chiu của bà. Người chiến sĩ trên đường hành quân, nghe tiếng gà trưa mà bao kí ức tuổi thơ ùa về. Hình ảnh bà gắn bó với từng kí ức, về đàn gà. Bà chăm chút đàn gà để cuối năm cháu có quần áo mới. Hình ảnh "Tay bà khum soi trứng/ Dành từ quả chắt chiu" đã cho thấy sự tần tảo của bà. Hình ảnh "Ôi cái quần chéo go..." cho thấy niềm vui, sự hạnh phúc của cháu khi được sắm sửa quần áo mới. Việc miêu tả những hình ảnh bình dị này đã cho thấy bà đã làm thay nhiệm vụ của một người mẹ: bà là chỗ dựa, là gia đình, nâng đỡ tuổi thơ của cháu trong những năm tháng chiến tranh. Khổ thơ cuối bài: "Cháu chiến đấu hôm nay/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ" cũng cho thấy tình cảm của hai bà cháu dành cho nhau. Bà chính là điểm tựa, là động lực để cháu vững tay súng chiến đấu. Như vậy, bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh không chỉ tái hiện những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ mà còn làm nổi bật hình tượng người bà tần tảo và tình cảm bà cháu sâu sắc trong chiến tranh.

4 tháng 12 2018

Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

4 tháng 12 2018
Giúp mình với. Cảm ơn các bạn nhiều😆😆😆😆😆😆
4 tháng 12 2018

đường Xích đạo của Trái đất là 40076 km.

muốn tính thời gian dựa vào vận tốc và quãng đường ta có công thức (học hồi lớp 5 rùi nha, đừng có ai quên đó)

thời gian = quãng đường : vận tốc

trong đó:

quãng đường=40076 km

vận tốc=450 km/h

thời gian=?

từ đó, ta có:  40076 : 450 = 89,0577... (giờ)

người đó đi hết số ngày là: 89,0577..:24= 3,710...

=> Vậy người đó đi trong 3 ngày và còn dư 1 ít thời gian

(đùa thui chứ em mới hok lớp 6 à)

Nêu khó khăn củasản xuất nông nghiệp ở Châu Phi

4 tháng 12 2018

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

4 tháng 12 2018

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”