K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2017

I. Mở bài: giới thiệu mẹ
Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ co xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.

II. Thân bài
1. Tả ngoại hình
- Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ
- Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu
- Mắt to tròn và đẹp
- Đôi môi cong mịn
- Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học
- Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp
2. Tả tính tình
- Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực đê nuôi e khôn lơn
- Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến
- Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà
- Mẹ nấu ăn rất ngon
- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
- Yêu thương mọi người xung quanh
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khan và khổ cực
- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

III. Kết bài
- Em rất tự hào về mẹ
- Mẹ là động lực, là nguồn sống của e
- Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho bước đi của em đi đến tương lai

 

"cục vàng sáng chói loá."

Cái đó chỉ là một ví dụ thôi nha~.Còn nhièu ví dụ khác lắm~

19 tháng 10 2017

giup minh voi

19 tháng 10 2017

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp.

Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn.

Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

19 tháng 10 2017

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp.

Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn.

Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

19 tháng 10 2017

Trời đất sinh ra có bốn mùa, nhưng xem ra, ở Việt Nam ta, mùa hè và mùa đông là hai mùa có "tính cách" rõ rệt hơn cả. Chờ đón mùa hè, người ta chờ đón một sự bừng thức, mãnh liệt của cái nắng vàng rực rỡ, của những màu sắc gay gắt đi kèm với những âm thanh ồn ào, náo nhiệt và tâm trạng háo hức của các cô cậu tuổi học trò.

Mùa hè là mùa của hoa rau muống - một loại hoa với màu tím dịu dàng, là hoa của một loại rau rất thường xuất hiện trên bàn ăn của mỗi gia đình người Việt Nam nhưng ít ai để ý. Trong cái oi bức của mùa hè, giữa đầm nước đột ngột nổi lên những đốm tím sáng lấp lánh làm dịu đi không khí bức bối đó. Không dừng ở đó, mùa hè còn có nắng. Ít ai quan tâm đến nắng hè, nhưng nếu chịu để ý, ai cũng sẽ không thể không công nhận rằng nắng hè có rất nhiều điều khác biệt đối với những loại nắng khác. Nắng rất giòn, rất vàng, nắng ngọt như mật ong trải dài trên những hàng cây phượng đỏ chói, những mái nhà, những sân trường vắng và trải đều vào không khí như một cốc siro trên một dĩa bánh nướng. Nắng mùa hè mang một điểm rất đặc biệt, không chỉ vì màu vàng của nó mà còn là vì những cảm nhận nó mang đến cho con người. Cái nắng đó có thể làm cho người ta khó chịu, nhưng cũng có thể làm cho người ta nhớ lại những gì đã qua, nhớ về thời thơ ấu, nhớ về tuổi học trò, nắng hè mang lại những nuối tiếc thoáng qua về một thời trẻ con ngây ngô. Cứ đến mùa hè là học trò lại được ra trường, bước thêm một bước tiến vào đời, rời xa thầy cô, bạn bè.

Cái nắng không chỉ khắc nên những kỷ niệm ấy trong tâm trí mỗi người, mà nó còn khắc vẻ đẹp vàng rụm của mình lên bãi cát biển. Bãi cát đã dài, hút tầm mắt con người rồi, lại còn chói nắng tạo một quang cảnh thật kì vĩ, rực rỡ. Bãi cát chói nắng - chắc nhiều người đã biết, trong cát ẩn chứa rất nhiều những hạt thuỷ tinh, pha lê lấp lánh. Khi bắt nắng, nó sáng rực rỡ lạ thường, tạo nên một độ chói gắt, nhất là cạnh đấy lại có mặt nước lấp lóa, rộng mênh mang cùng phối hợp tạo nên bức tranh bãi dài, sông rộng. Mùa hè quả là một nghệ sĩ, chỉ bằng một màu vàng và vài nét cọ, nó đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, rực rỡ mà ngay cả các họa sĩ đại tài như Shishkin hay Levitan cũng khó mà khắc nên được. Có lẽ cũng vì thế, nhắc đến mùa hè, người ta lại nghĩ đến ngay cái nắng chói chang và bãi biển dài trải đầy màu nắng mật ngọt.

Trong bốn mùa ấy, mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng của mình. Trong khi mùa xuân mang vẻ đẹp dịu dàng vương vấn cái se lạnh của mùa đông vừa qua, mùa hè lại vô cùng nóng bỏng và năng động. Nó là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ, là một bức tranh sống động mà tạo hóa đã vẽ nên. Mùa hè thật không quá nóng bỏng hay khó chịu, nó thực sự là một kiệt tác, là một sản phẩm vô cùng rực rỡ, quý phái và xinh đẹp của đất trời mà Đấng Tối cao đã tạo ra.

19 tháng 10 2017

 Quê em ở vùng đồng bằng. Mùa hè là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa hè đến tự bao giờ mà rực rỡ đến thế!

   Buổi sáng thức dậy, khí trời trong lành, mát mẻ, gió nhẹ thoảng lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng quê như bồng bềnh trong sương sớm. Ở phía Đông, mặt trời sáng rực, to như cái mâm khổng lồ, nấp sau hàng cây phía xa, toả ánh sáng lấp lánh nhiều màu rực rỡ. Mặt trời nhô lên từ từ, trên không, từng đám mây trắng trôi nhè nhẹ. Trên cánh đồng lúa đang thì con gái mơn mởn, ngả đầu vào nhau như trò chuyện. Đến gần trưa, mặt trời đã lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt hơn. Những thửa ruộng lúc bấy giờ trông rộng ra như một tấm thảm xanh dưới ánh mặt trời. Trong các ao, hồ, đầm, hoa rau muống lấp lánh như ngời lên bới ánh nắng tô thêm sắc màu. Màu tím của hoa cũng làm dịu đi cái nắng gay gắt nàyNhững mái nhà ngói đỏ như đỏ hơn dưới ánh nắng hè. Những chùm quả xoan vàng lịm. Cây sấu giờ cũng khoe sắc áo vàng cùng bạn. Hoa phượng khoe sắc thắm một góc trời trên các lối đi, trên cổng trường, góp phần tô them cho cảnh sắc mùa hè thèm rực rỡ. Vào hè, con người không còn cái cảm giác ấm áp của mùa xuân hay cảm giác héo tàn hanh hao sắp bước vào mùa đông.

   Nhìn ra bến sông,  ánh nắng vàng chiếu xuống bãi cát dài chói chang làm hoa mắt. Nhưng nếu cảm nhận sâu sắc và cùng chia sẻ với thiên nhiên thì đó là một hình ảnh độc đáo của mùa hè rực rỡ, không màu sắc nào có thể vẽ nên.



 

19 tháng 10 2017

=3 ơi tk mk nha

19 tháng 10 2017

Lừa tình nhau à :))

19 tháng 10 2017

  Nguyễn Bỉnh Khiêm có một bài thơ Nôm rất hay về tình bạn,bài thơ được ông làm trong dịp nhà bạn có việc vui, ông đến chúc mừng bạn với món quà "mừng nhau một mặt không" bởi vì quà nào cho xứng mối thâm giao? Cái không của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không "mặt của" còn lòng người thì có và nhiều. Ấy là sự chân tình và tấm lòng thơm thảo. Ta bắt gặp nét tương đồng giữa thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến trong quan niệm về tình bạn. Chân thành, mộc mạc và vẫn chan chứa tình cảm, Nguyễn Khuyến nói với bạn mình trong bài thơ Bạn đến chơi nhà:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

 Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình ta với ta. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếpbác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó

19 tháng 10 2017

tự làm hay copy văn mẫu bạn ơi

19 tháng 10 2017

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.



 

20 tháng 10 2017

thank kiu bạn bạn nhiều nhé , nhưng hơi dài bạn ạ chị 10 đến 12 câu thôi!

19 tháng 10 2017

Gia đình em hoàn cảnh khó khăn nên em chưa được đi tham quan các cảnh đẹp trên đất nước. Em chỉ biết được qua tranh ảnh, ti vi, sách báo,… Nhưng em quý biết bao vẻ đẹp giản dị của quê hương em. Đặc biệt là dòng sông với nhiều vẻ đẹp lạ kì.

Con sông là một nhánh của Sông Hồng, chảy qua làng em. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào thiết tha. Nó như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Dòng sông êm đềm, uốn khúc quanh làng em rồi chảy về hướng đông. Buổi sáng, ông mặt trời thức dậy. Lúc này, dòng sông điệu đà mặc chiếc áo hồng duyên dáng. Trời rạng dần, các chiếc thuyền của những người buôn bán chợ nổi đầy ắp hang hóa. Những chiếc thuyền ra sông thả lưới bắt cá. Hai bên bờ sông, từng khóm tre xanh mướt trải dài thành hang. Đầu làng, vài cây dừa chót vót nặng trĩu quả. Khi chợ nổi không còn thì trưa cũng đến mặt sông lặng lẽ, êm ả. Những chiếc tàu lá tre của người tí hon trôi êm đềm. Thỉnh thoảng lại có mọt chú bói cá lao xuống đớp mồi. Hay một con cò lồng trắng như vôi soi bong mình dưới nước.

Em rất yêu thích cảnh sông nước, voocung . Vì nó mang lại hạnh phúc cho em khi nhắm mình trong nước. Dòng sông là biểu tượng của làng em.

19 tháng 10 2017

” Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi… ” . Đó là lời một bài hát rất hay. đúng vậy quê hương em cũng có một dòng sông hiền hoà và thơ mộng. Mỗi khi nhắc đến con sông quê hương, lòng em lại xốn xang một tình yêu quê hương tha thiết. Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ. Những buổi trưa hè nắng đổ xuống mặt sông lấp loá. Dòng sông lúc đó như một tấm gương dài phẳng lặng soi bóng mây trời. Trên mặt sông, một vài chiếc thuyền lá tre tí hon bồng bềnh trôi đi mãi theo dòng nước trong xanh. Thỉnh thoảng lại có một chú bói cá lông xanh biếc hay một chú cò trắng như vôi đậu trên cành tre, mắt lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Có những trưa, lũ trẻ chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Chúng tôi bơi lội, quẫy tòm tõm làm nước bắn tung toé khiến lũ chim cũng phải thảng thốt giật mình, vỗ cánh bay đi. Sông như người mẹ hiền ôm ấp, vuốt ve những đứa trẻ chúng tôi. Sông còn như người bạn tâm tình của tôi. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống mặt sông lại nhuốm màu hồng rực. Đây đó, dưới lòng sông lại vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả một khúc sông. Buổi tối, khi ông trăng tròn vắt ngang qua ngọn tre,soi bóng xuống mặt sông lấp lánh. Mặt sông lại lung linh như được dát vàng, dát bạc.Thật là đẹp! Con sông quê hương từ bao đời nay gắn bó với mỗi người dân quê em. Sông mang dòng nước ngọt lành làm xanh mát những ruộng lúa, hàng cây và làm cho quê hương em thêm giàu đẹp. Em mong ước con sông quê em vẫn mãi giữ được vẻ đẹp như ngày nào. Để sau này, khi em lớn lên, hình ảnh con sông quê yêu dấu, đẹp đẽ còn in mãi trong tâm trí em.

 

19 tháng 10 2017

HOÀNG YẾN VY

a) Đoạn 1:
- Mở đầu: Vào một ngày đẹp trời, năm cô bé Va-li-a lên mười tuổi, được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
- Diễn biến: Chương trình biểu diễn hôm ấy thật phong phú, nhiều tiết mục độc đáo, tiết mục nào cũng đặc sắc cả nhưng chẳng biết vì sao Va-li-a lại thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Em ấn tượng với gương mặt xinh đẹp, dáng vẻ nhanh nhẹn của cô gái. Lớn hơn em mấy tuổi thôi mà cô thật dũng cảm. Trên lưng ngựa, cô diễn viên khả ái này chẳng cần nắm dây cương mà một tay ôm lấy chiếc đàn, còn một tay kia gảy lên những âm thanh náo nức, rộn ràng. Tiếng đàn của cô gái có sức lôi cuốn đặc biệt khiến Va-li-a hết lòng ngưỡng mộ cô.
- Kết thúc: Từ đó lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô - phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.
b) Đoạn 2
- Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.
- Diễn biến: Sáng hôm sau, trong lòng đầy phấn khởi, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc, bày tỏ nguyện vọng của mình. Bác ân cần đưa em đến một chuồng ngựa. Tại đây có một chú ngựa Kim đẹp tuyệt. Bác bước đến vỗ về chú ngựa và quay lại bảo em: “Công việc của cháu giờ đây là chăm sóc chu đáo con ngựa này cho nó ăn uống và quét dọn chuồng trại cho thật sạch sẽ. Được chứ!” Va-li-a hơi lưỡng lự nhưng cuối cùng em vẫn cầm lấy chổi.
- Kết đoạn: Bác giám đốc gật đầu cười bảo em: "Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt. đầu xây từ mặt đất lên." 
c) Đoạn 3
- Mở đầu: Thế là những ngày tiếp đó, ngày nào Va-Li-a cũng đều đặn đến làm việc trong chuồng ngựa.
- Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đèn hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em thấy phấn chấn lên.
- Kết đoạn: Rồi công việc cũng cứ quen dần. Từng ngày, từng ngày, em đã trở nên thân thiết dần với chú ngựa Kim, bạn diễn tương lai của mình.
d) Đoạn 4
- Mở đầu: Thời gian trôi qua. Chẳng mấy chốc cũng đến ngày Va-li-a trở thành một diễn viên thực thụ.
- Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên. vẻ thán phục lộ rõ trên từng gương mặt khán giả.
- Kết đoạn: Kết thúc tiết mục của mình, Va-li-a cúi chào khán giả với gương mặt rạng ngời hạnh phúc, cô sung sướng tuyệt vời khi nhận ra ước mơ thuở nhỏ của mình đã trở thành hiện thực.

P/s : bn tham khảo nha

19 tháng 10 2017

Giáng sinh năm mười một tuổi, Va-li-a được bố mẹ dẫn đi xem xiếc.

 Tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn” do một cô bé trạc tuổi Va-li-a biểu diễn. Cô bé diễn viên xinh xắn, tài giỏi ấy đã thu hút được khán giả, nhất là Va-li-a.

 Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô - phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

 Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

 Ông giám đốc rạp xiếc nhận ngay Va-li-a vào học nghề và giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa. Va-li-a rất ngạc nhiên nhưng cô bé im lặng đồng ý.

 Bác giám đốc gật đầu cười, bảo em: “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên.”.

 Va-li-a bắt đầu học nghề diễn viên bằng việc quét chuồng ngựa và chăm sóc chú ngựa biểu diễn.

 Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.

- Một thời gian sau, cô bé đã quen việc, còn chú ngựa thì xem Va-li-a như một người bạn.

 Sau một thời gian chăm chỉ tập luyện, Va-li-a đã trở thành diễn viên tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”.

 Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên,chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên khuôn mặt từng khán giả.

 Thế là mơ ước trở thành diễn viên xiếc của Va-li-a trở thành hiện thực.

19 tháng 10 2017

Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu, hai ngọn núi tổng hợp cao uy nghi sừng sững đối mặt với một vùng sông nước hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá xanh mướt, những bụi cam thảo nam leo vướng vít cả mặt đường.

Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò:

- Ta đưa các con đến đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta suy nghĩ nung nấu từ mấy chục năm nay.

Vài học trò xì xào:

- Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới phải nung nấu lâu đến thế. Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:

- Điều ta sắp nói với các con không cao như núi Thái Sơn, cũng chẳng xa như biển Bắc Hải mà ở gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con đó.

Tất cả học trò đều im lặng, duy có người trưởng tràng kính cẩn hỏi:

- Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ ở dưới chân...

- Phải, ta muốn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hằng ngày các con vẫn giẫm lên... Chúng chính là một đội quân hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.

Rồi ông từ tốn kể:

- Ngày ấy, giặc Nguyên nhòm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng. Bên cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình còn cắt cử người đôn đốc rèn vũ khí, chuẩn bị voi ngựa, lương thực, thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Khi giáp trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y đã tỏa đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào và Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn các vua Trần xưa. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, bền bỉ, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù mạnh hơn mình hàng chục lần, đông hơn mình hàng trăm lần.

Kể đến đây, Nguyễn Bá Tĩnh chậm rãi nói thêm:

- Ta càng nghĩ càng thêm quí từng ngọn cây, từng sợi cỏ của non sông, gấm vóc tổ tiên để lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có dùng thuốc Nam chữa cho người Nam. Ta nói để các con biết ý nguyện của ta.

Theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc đã được lấy từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc đã được tổng hợp từ phương thuốc dân gian để trị bệnh cứu người.


 

19 tháng 10 2017

Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu, hai ngọn núi tổng hợp cao uy nghi sừng sững đối mặt với một vùng sông nước hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá xanh mướt, những bụi cam thảo nam leo vướng vít cả mặt đường.

Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò:

- Ta đưa các con đến đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta suy nghĩ nung nấu từ mấy chục năm nay.

Vài học trò xì xào:

- Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới phải nung nấu lâu đến thế. Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:

- Điều ta sắp nói với các con không cao như núi Thái Sơn, cũng chẳng xa như biển Bắc Hải mà ở gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con đó.

Tất cả học trò đều im lặng, duy có người trưởng tràng kính cẩn hỏi:

- Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ ở dưới chân...

- Phải, ta muốn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hằng ngày các con vẫn giẫm lên... Chúng chính là một đội quân hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.

Rồi ông từ tốn kể:

- Ngày ấy, giặc Nguyên nhòm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng. Bên cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình còn cắt cử người đôn đốc rèn vũ khí, chuẩn bị voi ngựa, lương thực, thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Khi giáp trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y đã tỏa đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào và Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn các vua Trần xưa. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, bền bỉ, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù mạnh hơn mình hàng chục lần, đông hơn mình hàng trăm lần.

Kể đến đây, Nguyễn Bá Tĩnh chậm rãi nói thêm:

- Ta càng nghĩ càng thêm quí từng ngọn cây, từng sợi cỏ của non sông, gấm vóc tổ tiên để lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có dùng thuốc Nam chữa cho người Nam. Ta nói để các con biết ý nguyện của ta.

Theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc đã được lấy từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc đã được tổng hợp từ phương thuốc dân gian để trị bệnh cứu người.