K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2017

  Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

19 tháng 10 2017

Quê em có dòng sông Đà chảy qua. Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua vùng Tây Bắc rồi đến vùng trung du chính là nơi em đang sinh sống. Đây là dòng sông hùng vĩ với nhiều thác, ghềnh. Vì thế, những đập thủy điện lớn nhất đều được xây dựng trên con sông này, lợi dụng sức chảy mạnh mẽ của dòng sông để tạo ra điện. Vào mùa mưa, dòng sông mang theo mình lượng phù sa khổng lồ. Nước sông đỏ ngàu, chảy xiết vô cùng dù đã được các đập thủy điện giữ lại rất nhiều. Khác hẳn với mùa đông nước trong vắt, dòng sông hiền hòa, nước chảy êm đềm. Nước chảy xiết như thế cuốn theo cả những cây gỗ to. Các tàu thuyền cũng ít đi lại hơn vì khá nguy hiểm. Đê điều cũng phải được củng cố để phòng chống nước dâng cao gây ngập nhà cửa.  Có những ngày mưa, nước sông chảy cuồn cuộn, có cả chỗ nước xoáy rất đáng sợ. Không thể nhìn thấy những bãi cát trắng dài ở trên sông nữa. Sông bây giờ rất sâu và mở rộng ra nhiều. Sóng nước đánh vào bờ y như là sóng biển. Em chỉ dám đứng từ xa để nhìn con sông. Trông nó như một con trăn khổng lồ đang nổi giận, lao đến và đớp lấy con mồi vậy. Là một dòng sông hùng vĩ, vào mùa lũ, sông Đà như chứng tỏ mình có sức mạnh đến nhường nào, có thể cuốn trôi và nuốt chứng mọi thứ. Nếu không được con người chế ngự, chắc hẳn là con sông mùa mưa có thể tàn phá nhiều thứ và gây hậu quả đáng ngờ. Nhưng thật may, con sông mùa lũ vẫn chưa gây ra thiệt hại gì nặng nề cho người dân, mà chỉ là một hiện tượng thiên nhiên hùng vĩ.

19 tháng 10 2017

Sáng sớm, vườn cây hiện lên với một vẻ đẹp lạ thường. Những chị Hồng hãnh diện khoe mình trong nắng sớm. Những chị Cúc đang còn ngái ngủ cũng chợt bừng tỉnh , xòe những cánh hoa bé nhỏ đón lấy những giọt sương sớm. Những anh Chích Chòe thích thú nhảy nhót và cùng tấu lên những bản nhạc vui nhộn làm cả khu vườn như bừng tỉnh trong nắng sớm.
Vườn cây chưa bao giờ đẹp đến vậy.
 

19 tháng 10 2017

những chị hoa hồng đỏ rực khoe sắc thắm.các cô hồng bạch thì lại khoác trên mình áo trắng thanh toát. các cô cậu bé ổi khẽ lung lay theo từng ngọn gió.bạn loa kèn cố vươn mình ra xa ......

19 tháng 10 2017

Vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân sang xâm lược bờ cõi Văn Lang, ta đã bay về trời.
Vừa về tới cổng ta thấy mọi cảnh vật đều rất lạ so với hạ giới. Ngay lúc ấy, ta được vào yết kiến Ngọc Hoàng. Người có hỏi ta:
- ở dưới trần gian con khoẻ chứ? Sinh hoạt ở dưới đó ra sao? Cơm ở trần gian có ngon hơn ở trên này không? Cảnh trí dưới đó ra sao, có đẹp bằng thượng giới- không con?
- Dạ thưa ngài! ở dưới trần gian cảnh sinh hoạt rất vui, cơm con ăn rất ngon vì các món ăn đều rất lạ miệng. Còn cảnh trí ở trần gian thì thật tuyệt thưa ngài. Đúng là “Sơn thuỷ hữu tình” đấy ạ!
- Ô! Thật là tuyệt! Vậy bây giờ con hãy kể chuyện con đánh giặc giúp dân cho ta nghe đi!
- Vâng ạ!
Thế rồi ta bắt đầu kể:
- Thưa ngài! Từ khi ngài sai con xuống trần gian đế làm những việc tốt, con đã đầu thai vào người vợ ông lão có tiếng là phúc đức mà vẫn chưa có con. Song con đã nghĩ ra cách: một hôm con đã đặt một dấu chân rất to ở ngoài đồng để chờ đợi. 
Đúng như mong ước, hôm ấy bà lão đã đi ra đồng, rồi trông thấy vết chân quá to như vậy, thấy lạ, bà bèn đặt chân lên ướm thử xem chân mình thua kém bao nhiêu. Thế là về nhà ít lâu sau bà thụ thai, rồi mười hai tháng sau con đã ra đời. Nhưng đến năm ba tuổi, con vẫn không đi, không đứng, mà cũng chẳng ngồi, cứ đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, lũ giặc Ân tràn sang xâm lược bờ cõi Văn Lang. Thế giặc vô cùng mạnh, đi đến đâu chúng đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải, giết hại dân lành đến đó. Trước tình hình nguy kịch và đau lòng như vậy, nhà vua dưới trần rất lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Khi nghe thấy tiếng loa của sứ giả vang lên ở đầu làng, con bèn ngồi dậy gọi: “Mẹ ơi! Mẹ đi mời sứ giả vào đây cho con.”
Thấy con ngồi được, lại nói được, vợ chồng bà lão vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng khôn xiết và nhanh chóng gọi ngay sứ giả vào. Sứ giả vừa bước vào tới cửa con nói ngay: Ngươi hãy mau mau về bảo với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cái roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả trần gian vô cùng ngạc nhiên, xong đã nhanh chóng về tâu vua. Nhà vua lập tức mời các thợ đúc khéo tay nhất ngày đêm gắng sức làm những thứ mà con dặn. Đồng thời, cũng ngay từ khi gặp sứ giả, con ăn rất khoẻ, lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ con ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Thấy vậy, cả làng liền góp gạo nuôi con. Mong con mau lớn khoẻ để giết giặc cứu nước. Hôm ấy, giặc đến chân núi Trâu, người của nhà vua cũng vừa kịp tới mang đủ những thứ con cần. Con liền ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, rồi mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Con nhảy lên lưng ngựa. Xông ra trận, giặc bị con lấy roi sắt quật ngã túi bụi, hồn bay phách lạc, chúng quay đầu bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau mà chết. Vừa lúc ấy, roi sắt của con bị gãy, lập tức con nhổ những cụm tre bên đường quật tan lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ, đám tàn quân bị con đuối đến chân núi Sóc. Đến đấy, con bèn cởi áo giáp sắt gửi 
lại trần gian rồi một mình cùng ngựa từ từ bay lên trời. Con chỉ thương hai vợ chồng ông bà lão.
Kể đến đây, tôi rất buồn, vẻ mặt buồn hướng xuống trần gian. Thấy thế Ngọc Hoàng hỏi ngay:
- Tại sao con ghi được chiến công lớn như vậy lại không ở lại trần gian để được nhân dân tôn sùng, được nhà vua ban thưởng?
- Thưa ngài! giúp dân là bổn phận của con. Song việc con sẽ lại về trời để sớm mong được nhận việc mới mà Ngài giao cho ạ!
- ồ! Ta rất vui mừng vì con đã có lòng với dân. Bây giờ con hãy đi nghỉ đi, ngày mai ta sẽ ban thưởng cho con.
- Đa tạ Ngọc Hoàng! nhưng con muốn xin ngài một điều ạ?
-Điều gì vậy?
Xin Ngọc Hoàng cho con được một lần nữa xuống thăm lại cha mẹ của con - vợ chồng ông bà lão và xem dân làng còn nhớ và nhận ra con không ạ!
- Việc đó con cứ yên tâm, đã có ta lo. Con cứ nghỉ ngơi. Ta sẽ cho người xuống trần gian thăm cha mẹ con và dân làng thay con.
- Cảm ơn Ngọc Hoàng!
Và thế là Ngọc Hoàng đã sai lính xuống trần gian, và tôi đã được biết rằng nhân dân và nhà vua đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Biết được diều này tôi vô cùng sung sướng.
Hiện nay đền thờ tôi vẫn còn được bảo tồn ở làng Phù Đổng hay còn gọi là làng Gióng. Vào tháng tư hàng năm, để nhớ công ơn của tôi dân làng đã mở hội to lắm. Còn những bụi tre đăng ngà ở Gia Bình chính vì bị ngựa của tôi phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng như vậy, những hồ ao liên tiếp kia cũng chính là do dấu chân ngựa năm xưa của tôi để lại. Năm ấy khi sông trận giết giặc ngựa của tôi hí vang trời, phun lửa và đã thiêu cháy một làng, cho nên sau này hạ giới đã gọi làng đó là- làng Cháy.

 

19 tháng 10 2017

bạn lên mạng ấn đi chắc có đấy

19 tháng 10 2017

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.

- Nguồn: Viết một bài giới thiệu về một vị anh hùng mà em biết rõ - Tiếng Việt Lớp 3 - Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Giải bài tập Tiếng Việt Lớp 3 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục

19 tháng 10 2017

KO BOEETS LÀM À

20 tháng 10 2017

Soạn bài thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Cách xem và phán về voi. - Người thứ nhất : sờ vòi, phán, voi như đỉa. - Người thứ hai : sờ ngà, phán, voi như cái đòn càn. - Người thứ ba : sờ tai, phán, voi như cái quạt thóc. - Người thứ tư : sờ chân, phán, voi như cái cột đình. - Người thứ năm : sờ đuôi, phán, voi như cái chổi xể cùn. Thái độ của các thầy khi phán « thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai ». Câu 2. Năm thầy đã nói rất về mỗi bộ phận của voi. Nhưng sai lầm là chưa biết tổng hợp về các bộ phận ấy để có cách nhìn toàn diện về cả con vật. Câu 3. Bài học : - Phải biết quan sát mọi sự vật ở các bộ phận. - Phải biết tổng hợp để nhìn nhận toàn diện một vấn đề. - Quan sát nhưng phải biết suy luận (nhiều lúc, chỉ cần nhìn vào một bộ phận đặc trưng ta có thể nắm bắt được tất cả sự vật. Người biết suy luận chỉ sờ vào tai voi là có thể biết con voi). II. Luyện tập - Giờ ra chơi, em vừa định mở của phòng học thì bạn Nam ở lớp bên cạnh mở mạnh cụng vào người em. Mặc dù, Nam xin lỗi nhưng em vẫn rất giận. Em gây rối với bạn ấy. Em đã cho rằng Nam là kẻ ưa gây gổ với bạn bè. Mãi cuối năm học, Nam là học sinh xuất sắc lại là người gương mẫu về tư cách tác phong trong quan hệ với bè bạn và thầy cô. Em đã thấy mình hiểu sai. - Có thể đọc lại câu chuyện : « Tôi và Liên » SGK trang 98.

 

20 tháng 10 2017

Câu 1: Hãy nêu các cách thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán về voi như thế nào?

Trả lời:

*  Các cách thầy bói xem voi và phán về voi:

Cách xem voi của năm ông thầy là dùng tay để sờ (vì mắt các thầy đều mù). Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi (vòi, ngà, tai, chân, đuôi), sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế (như con đỉa, như cái đòn càn, như cái quạt, như cái cột nhà, như cái chổi sể cùn), tưởng đó là toàn bộ con voi.

*  Thái dộ của năm ông thày bói khi phán về voi:

-  Cả nàm thầy bói đều phán sai về voi nhưng ai cũng khẳng định chỉ có mình là đúng và phủ nhận ý kiến của người khác. Đó là thái độ chủ quan sai lầm.

-  Cái sai nọ dẫn đến cái sai kia. Cả năm ông không ai chịu ai, thành ra xô xát.

Câu 2: Năm ông thầy bói đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ô chỗ nào?

Trả lời:

Năm ông thầy bói đều sờ voi thật cả và mỗi thầy cũng đã nói đúng một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của voi mà đã tưởng, dã phán đó là toàn bộ con voi. Cả năm thầy đều cùng một cách xem voi phiến diện: dùng bộ phận để nói toàn thể, trong khi cái bộ phận này không thể nói cho cái toàn thể.

Câu 3: Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?

Trả lời:

Bài học rút ra từ truyện:

-    Sự vật, hiện tượng rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ mới biết một mặt, một khía cạnh mà đã cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ sai lầm. Muôn kết luận đúng về sự vật phải xem xét nó một cách toàn diện. Có thế mới tránh được sai lầm của các thầy bói xem voiế

-   Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phù hợp với mục đích xem xét.



 

19 tháng 10 2017

Đây mà là văn à

Bước 1: Đổ đầy nước mắm vào cả 2 ca đong

Bước 2: Đổ nước mắm ở ca đong có GHĐ là  3 lít ra một chiếc chậu hoặc một thứ gì đó đựng được nước mắm cho đến khi số nước mắm ở hai ca đong bằng nhau, số nước đổ ra ngoài chính là 1 lít nước mắm

19 tháng 10 2017

Đầu tiên múc đầy can có GHD là 3 lít.Sau đó đổ số nước mắm đó vào can 2 lít. Can 3 lít còn 1lit nước mắm 

19 tháng 10 2017

Là đề văn bn ko nên giới hạn cảnh đẹp ở đâu nha bn

19 tháng 10 2017

                                                                                  bài làm

Quê hương thân yêu đã gắn liền với tôi từ lúc tôi mới sinh ra đến tận bây giờ,mười một năm,một thời gian dài đối với tôi. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi. Từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng cây lúa trưởng thành, đến bờ đê xanh mướt cỏ kia, bao nhiêu bạn bè, bao nhiêu người thân. Và trong tôi con sông quê hương vẫn là nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Con sông chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ.

Những buổi sáng mùa hè đẹp trời,con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò tiếng hét vang lên. Hai bên bờ,trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh. Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó. Nó phản chiếu bụi râu, từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm. Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài. Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng. Vào mỗi buổi trưa, chúng em lại í ới gọi nhau đi tắm sông. Từng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe. Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả, dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng tôi như muốn cùng chơi đùa, nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy. Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôi thường mang xuồng ra đây để câu cá. Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe ru cho chúng tôi ngủ. Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết.

Yêu biết mấy dòng sông quê tôi, nó thật đẹp và huyền ảo làm sao. Sông ơi! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!

19 tháng 10 2017

Cảnh vật ở bản em đẹp lắm. Vẻ đẹp tự nhiên và giản dị. Con suối nằm ngay cạnh bản. Không biết nó bắt nguồn từ đâu xa lắm, chỉ biết mỗi mùa lũ nước chảy rất xiết. Nhìn từ trên cao con suối như một dải lụa trắng mềm mại uốn quanh. Dải lụa ấy khá rộng với dài. Lòng suối có những hòn đá to màu xám đen, bướng bỉnh nằm trắng ngang. Có những tảng đá rất to nằm ngay bên bờ suối , thỉnh thoảng buổi chiều người trong bản ra đó ngồi hóng gió. Dòng nước trong veo, mát lành thấy rõ những viên đá cuội màu bạc lấp lánh. Lẫn trong đó là lớp cát mịn màng mỗi lần đi lên ta thấy bàn chân êm êm. Vào buổi chiều tà, ánh mặt trời chiếu rọi xuống, con suối lấp lánh như dát vàng. Tiếng nước chảy tạo thành bản nhạc vui tai và hấp dẩn, lúc nào cũng róc rách từ tốn nhưng có lúc chảy rất nhanh. Vào những đêm trăng sáng, gió từ ngoài đồi thổi vào hoà cùng tiếng nước chảy cảm tưởng như đang sống trong thế giới thần tiên. Bên bờ suối là hàng cây xanh mướt. Xa xa, những dãy núi đồi nối đuôi nhau chạy tít tắp. Vẻ đẹp của núi rừng thật hoang sơ nhưng cũng rất hấp dẫn.
 
Con suối là người bạn thân thiết của người dân trong bản. Nó đã gắn bó với bao thế hệ người nơi đây. Cứ chiều chiều, người trong bản lại ra suối lấy nước, giặt giũ... Trẻ con trong làng đi học cũng lội qua con suối này, vì thế nó gần gũi như người bạn...
 
Dù sau này có xa quê nhưng em sẽ không bao giờ quên bản làng của mình cũng như con suối xinh xắn ấy.

19 tháng 10 2017

Nhiên chịu

19 tháng 10 2017

Tháng chín đôi mươi

Tháng mười mồng năm

19 tháng 10 2017

hiền

hi sinh

19 tháng 10 2017

1] hiền

2]nỗ lực

 chúc bn học giỏi