K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nội dung : tiếng gà trưa đã gọi về những kì niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu . Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước .

Ý nghĩa của Tiếng gà trưatrong Tiếng gà trưa, tại sao viết về tình cảm bà cháu nhưng lại đặt nhan đề là tiếng gà trưa?
1 tháng 1 2019

từ ghép có nghĩa là 2 tiếng tách ra không bị mờ nghĩa

có 2 loại từ ghép

đống nghĩa hoàn toàn là nghĩa giống nhau

câu này mk ko bt

ko chắc chắn

đúng k mk nhoa

1 tháng 1 2019

Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Có 2 loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt với nhau về sắc thái nghĩa.

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa nghĩa nhau.

Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau hoặc không liên quan gì với nhau.

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp.

Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?

Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!

Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.

Tết chính là thời khắc của niềm vui sum họp, thuận lợi nhất trong năm để gia đình đoàn tụ. Đối với người Việt Nam, không được sum họp với những người thân yêu vào dịp Xuân về quả là một nỗi buồn không sao tả xiết. Vì cuộc sống, vì kế sinh nhai, vì công ăn việc làm, nhiều người phải xa quê hương, xa gia đình, xa những người thân yêu, nhưng khi Tết đến, họ đều hướng mắt về quê cha đất tổ, hướng về quê hương Việt Nam thân yêu, hướng về gia đình và cố gắng hết sức có thể để được đoàn tụ trong ngày đầu năm, vì niềm hạnh phúc lớn lao nhất đối với một gia đình chính là sự đoàn kết yêu thương nhau. Cảnh cha me, con cái, anh chị em sum vầy, đoàn tụ, quây quần bên nhau, sống với nhau trong những ngày Tết quả là một niềm hạnh phúc vô biên mà mọi người đều mơ ước và cố gắng thực hiện, như lời Thánh Vịnh 133:“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau” (Tv 133,1)

31 tháng 12 2018

Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau:

- Con: háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ

- Mẹ: trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

31 tháng 12 2018

Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau:

- Con: háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ

- Mẹ: trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

* Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ, trích dẫn nhận định.

* Giải thích:Vì Đây là 1 cụm từ khó hiểu

- Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.

* Chứng minh:

Qua hai luận điểm cơ bản sau:

1. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ

- Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại.

- Là sự say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng

+ Trong bài Cảnh khuya: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có thần bậc, giao hòa quấn quýt.

+ Trong bài Rằm tháng giêng: Vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân.

HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm

-> Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.

2. Cốt cách chiến sĩ

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước:

+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. (HS lấy dẫn chứng, phân tích, làm rõ luận điểm)

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:

+ Cả hai bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung

+ Thể hiện ở những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tâm hồn Người vẫn hướng lòng mình về vẻ đẹp đêm trăng.

+ Đêm trăng rằm tháng giêng đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, phong thái bình tĩnh ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

+ Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng -> Vẻ đẹp của tạo vật còn là một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

* Đánh giá: Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ

Kết lại:KĐ lại vấn đề

 dùng các từ đồng âm: xuân, thu, đông. Phân tích giá trị:- Xuân là tên người, ngoài ra gợi đến mùa xuân, thu chỉ cá thu và gợi đến mùa thu, đông chỉ tính chất của chợ (nhiều người đồng thời gợi đến mùa đông.- Cách dùng từ gợi sự hóm hỉnh, óc hài hước của người xưa.
31 tháng 12 2018

chữ lammf là làm nha

31 tháng 12 2018

23+15+126275 =126313

còn câu kia mik ko hiểu bạn viết lại cho mình nhé 

Soạn bài: Con Rồng cháu Tiên

Bố cục:

   - Phần 1 (Từ đầu ... Long Trang): giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.

   - Phần 2 (tiếp ... lên đường): việc sinh con và chia con.

   - Phần 3 (còn lại): việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc dân tộc Việt.

Tóm tắt:

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi rồng, một lần lên cạn diệt yêu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ họ Thần Nông. Sau đó, Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân vốn quen dưới nước, đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi theo cha xuống biển, hẹn khó khăn giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua, hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc nước Việt bây giờ.

31 tháng 12 2018

tinh trung thuc giup chung ta ren luẻn duoc than the va sau nay giup ich cho xa hoi

31 tháng 12 2018

Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn… Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng… những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân… Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hon và hơn nữa.