K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2019

Học tập! Đây chính là một hành trình dài của cuộc đời mỗi con người. Học tập giúp chúng ta có thêm kkiến thức, tích lũy được nhiều điều hay, có ích để áp dụng vào cuộc sống quang ta. Học tập cũng đưa chúng ta đến những chân trời mới, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống này. Chúng ta không chhỉ học từ thầy cô giáo trên trường lớp mà chúng ta còn có thể học từ bạn bè, từ chính những người thân trong gia đình mình. Chỉ có một con đường dẫn đến thành công đó chính là học tập. Không chỉ học mỗi kiến thức trong sách vở. Học cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách giải quyết khod khăn trong cuộc sống cũng là rất cần thiết. Như ông cha ta đã nói:"học ăn, học nói, học gói, học mơ" hay như lời dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh "học, học nữa, học mãi", ta thấy được việc học tập thật sự rất quan trọng. Học tập không phải là chuyện một sớm một chiều mà là chuyện cả đời của con người. Để hoàn thiện bản thân, để góp sức đưa đất nước đi lên, chúng ta phải không ngừng học tập và học tập sẽ đưa chúng ta đến với thành công

Đoạn văn tả mùa xuân:
.Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống,khát khao đã về rồi . Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non,lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân.Trong các vòm cây,kẽ lá,những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân,rộn rã.Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt,tươi vui lạ thường.Trên nền trời,cánh én chao liệng vu vơ,từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi,vui mừng.Ôi!thật là đẹp.Tất cả thật là đẹp.
Đoạn văn tả quê hương:
Ôi!quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng,giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê.Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

12 tháng 11 2021
  • Ông làng La, bà làng Chảy
  • Nam Xang đồng hẹp, bãi dài
    Ăn cơm thì ít, ăn khoai thì nhiều
    Ăn thừa lại đổ vào niêu
    Lấy vung đậy lại, đến chiều lại ăn
  • Ai về thăm đất Nam Hà
    Mà xem con khỉ có nhà bê tông
    Khỉ ơi khỉ có biết không
    Ta đây là chủ mà không có nhà
  • Thịt gà nhất vị làng Sông
    Phao câu ba lá nó trồng tốt tươi
    Cái da vàng ưởi vàng ươi
    Cái thịt nó xé mềm tơi nhũn nhùn
  • Ai ơi về đất Liễu Đôi
    Không thạo võ nghệ thì ngồi mà xem
  • Cầu Không thì lắm vịt con
    Đại Hoàng chuối ngự, ai buôn cũng lời
  • Chợ Quế Sơn những ấm cùng nồi
    Chè ngon Do Lễ, củi đồi Khả Phong
  • Ai về Thọ Lão hát chèo
    Có thương lấy phận nàng Kiều thì thương
  • Nhất đẹp là gái làng Cầu
    Khéo ăn khéo mặc, khéo hầu mẹ cha
  • Bao giờ cho đất Quan Nha
    Thành ra quan cả thì ta lấy mình
  • Lụa Nga Khê, đũi Chi Long
    Hương nan Nam Xá, trầu không Đại Hoàng
  • Mây giăng trên ngọn non Vồng
    Em nhớ thương chồng đứng bến Châu Giang
    Bến Châu Giang thuyền ngang sóng ngược
    Đỉnh non Vồng mây trước mây sau
    Ai về có nhớ lời nhau?
  • Núi Đọi ai đắp mà cao?
    Ngã ba sông Lệnh ai đào mà sâu?
    Khen ai khéo bắt cầu Châu
    Khéo bắc cầu Hầu cho cả đường quan
  • Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
    Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa
    Giữa chợ lại có đền thờ
    Dưới sông nước chảy, đò đưa dập dìu
  • Duy Tiên đồng bãi mai rùa
    Ăn hạt thóc mùa tát nước quanh năm
11 tháng 1 2019

xây tường gồ ghề,kéo rèm che

Câu 1: Đại diện nào của ngành Động vật nguyên sinh trong quá trình dinh dưỡng xuất hiện enzim tiêu hóa?

A. Trùng kiết lị.     B. Trùng giày.      C. Trùng roi.       D. Trùng biến hình.

Câu 2: Trùng roi xanh hô hấp bằng cách nào?

A. Qua không bào co bóp và qua màng tế bào.

B. Nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.

C. Qua không bào tiêu hóa.

D. Qua không bào co bóp.

Câu 3: Trùng roi thường sống ở đâu?

A. Trong các cơ thể động vật.

B. Trong các cơ thể thực vật.

C. Trong nước ao, hồ, đầm, ruộng và các vũng nước mưa.

D. Trong nước biển.

Câu 4: Chân giả của trùng biến hình được tạo thành nhờ:

A. Không bào co bóp.         B. Không bòa tiêu hóa.

C. Nhân.                   D. Chất nguyên sinh.

Câu 5: Trùng roi xanh di chuyển bằng cách nào?

A. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển.

B. Không bào co bóp hút và thải nước tạo áp lực cho cơ thể di chuyển.

C. Không bào co bóp và điểm mắt giúp cơ thể di chuyển.

D. Cơ thể uốn lượn tạo áp lực để di chuyển.

Câu 6: Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có:

1. Nhân.

2. Hạt diệp lục.

3. Hạt dự trữ.

4. Màng cơ thể.

5. Không bào co bóp.

6. Điểm mắt.

7. Roi.

A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.         B. 1, 3, 5, 7.

C. 5, 6, 7.                 D. 1, 2, 3, 4.

Câu 7: Cách nuôi cấy trùng roi và trùng giày như thế nào?

1. Nguyên liệu nuôi là rơm khô, thân và rễ bèo Nhật Bản, cỏ tươi.

2. Chặt cỏ nguyên liệu thành các đoạn 2-3cm, cho vào bình có nước mưa (dùng nan găm cho nguyên liệu không nổi lên).

3. 4-5 ngày có trùng roi và trùng giày.

4. 4-5 ngày đầu lớp váng có trùng roi.

5. 5-7 ngày tiếp theo mới có trùng giày.

A. 2           B. 1, 2.         C. 1, 2, 4, 5.            D. 1, 2, 3.

Câu 8: Trùng sốt rét có đặc điểm:

A. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi.

B. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi.

C. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột.

D. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi.

Câu 9: Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm nào?

A. Có chân giả rất ngắn.

B. Chỉ ăn hồng cầu.

C. Thích nghi cao với đời sống kí sinh.

D. Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả rất ngắn, thích nghi cao với đời sống kí sinh.

Câu 10: Trùng roi xanh di chuyển nhờ:

A. Lông bơi.     B. Roi bơi.      C. Không có cơ quan di chuyển.    D. Chân giả.

Câu 11: Điểm mắt của trùng roi có màu:

A. Đỏ.          B. Nâu.         C. Xanh lục.         D. Đen.

Câu 12: Trùng giày sinh sản theo những cách nào?

A. Phân đôi và tiếp hợp.          B. Tiếp hợp.

C. Phân đôi.                    D. Phân nhiều.

Câu 13: Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ:

A. Diệp lục, roi, điểm mắt.          B. Roi, điểm mắt.

C. Roi, diệp lục.                  D. Diệp lục, điểm mắt.

Câu 14: Quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng biến hình là quá trình tiêu hoá:

A. Vừa nội bào vừa ngoại bào.

B. Nội bào.

C. Ngoại bào.

D. Nội bào hoặc ngoại bào tuỳ từng giai đoạn phát triển.

Câu 15: Trong cơ thể muỗi Anophen, trùng sốt rét sinh sản bằng hình thức:

A. Nảy chồi.           B. Sinh sản sinh dưỡng.

C. Phân đôi.          D. Sinh sản hữu tính.

Câu 16: Trùng biến hình có đặc điểm:

A. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi.

B. Di chuyển bằng chân giả, sống phổ biến ở biển.

C. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi.

D. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột.

Câu 17: Động vật nguyên sinh kí sinh có các đặc điểm:

1. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển.

2. Dinh dưỡng kiểu hoại sinh.

3. Dinh dưỡng kiểu động vật.

4. Sinh sản hữu tính với tốc độ rất nhanh.

5. Sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh.

A. 1, 2, 5.         B. 1, 3, 5.          C. 1, 2, 4.          D. 1, 3, 4.

Câu 18: Cơ quan di chuyển của Động vật nguyên sinh sống kí sinh:

A. Là roi bơi.             B. Thường tiêu giảm.

C. Là chân giả.           D. Là lông bơi.

Câu 19: Động vật nguyên sinh tự do có những đặc điểm gì đặc trưng?

1. Cơ quan di chuyển phát triển nhanh.

2. Dinh dưỡng kiểu động vật.

3. Dinh dưỡng kiểu thực vật.

4. Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.

A. 1, 3, 4.        B. 1, 4.           C. 1, 2, 4.           D. 1, 2.

Câu 20: Cơ thể trùng roi có cấu tạo:

A. Tập đoàn đơn bào.

B. Đa bào.

C. Đơn bào.

D. Đơn bào hay tập đoàn đơn bào tuỳ giai đoạn.

ĐÁP ÁN

1. B

2. B

3. C

4. D

5. A

6. A

7. C

8. D

9. D

10. B

11. A

12 A

13. B

14. B

15. D

16. C

17. A

18. B

19. C

20. C

10 tháng 1 2019

đấm họ

giết họ

hoặc nghe lời

hok tốt nhé

tk nhé

10 tháng 1 2019

người đó là một người nói nhiều và đáng ghét

10 tháng 1 2019
1Con người quý giá hơn tiền bạcĐề cao giá trị con ngườiRăn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân
2Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con ngườiPhải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con ngườiRèn dũa con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức
3Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lươngTrong hoàn cảnh khó khăn, cần giữ nhân cách tốt đẹpRăn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn.
4Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mựcCần phải học các hành vi ứng xử văn hóaHọc cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người.
5Cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảoCoi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dụcKhuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô

- Cọp dữ Mông Dương.Nước độc Hà Tu.
Ra đây bụng ỏng,mặt phù chân sâu.
( Hà Tu là vùng mỏ ở tỉnh Quảng Ninh.Chứng chân sâu đi kèm với bệnh sốt rét thấy ở vùng Quảng Ninh và ở nhiều nơi khác là chứng lở loét nổi tiếng vì khó trị nên mới được gọi là chứng sâu Quảng ).
- Hồng Gai có núi Bài Thơ
Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên.
- Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát
Huyện Hoành Bồ đồi cát mênh mông
Ai ơi, đứng lại mà trông
Kìa khe nước độc, nọ ông hùm già
Việc gì mà rủ nhau ra
Làm ăn cực khổ nghĩ mà tủi thân
- Cái cân có quỷ có ma
Gạo vào một lối, gạo ra một đường
Thẻ tôi ba mươi sáu kí rõ ràng
Về nhà khảo lại chỉ còn mười lô.
( Ca dao vùng mỏ )
( Cái cân cân gạo của bọn nhà thầu đất mỏ )
- Bảo không đi không biết Bàng Gianh
Đi ra cái áo một manh không còn
Bảo không đi không biết Hồng Gai
Đi ra cái khố một phai mà về.
( Ca dao vùng mỏ )
( Các địa danh thuộc tỉnh Quảng Ninh, tên các mỏ than ).

10 tháng 1 2019

bạn ơi còn giải thích tại sao em thích nữa cơ