K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2022

Từ phức : ở trường, cô giáo, bạn bè , thân thiết, anh em, mái trường

22 tháng 1 2022

Gia đình của em có bốn thành viên: bố, mẹ, em và em trai. Bố của em năm nay bốn mươi tuổi. Công việc của bố là bác sĩ. Còn mẹ em là một giáo viên tiểu học. Mẹ rất dịu dàng, lại đảm đang. Em đang là học sinh lớp hai. Môn học mà em thích nhất là Tiếng Việt và Tiếng Anh. Thành viên cuối cùng là em Bi. Em mới được tám tháng tuổi. Em rất ngoan ngoãn, đáng yêu. Em rất yêu thương mọi người trong gia đình của mình.

/HT\

22 tháng 1 2022

Gia đình em gồm năm người. Đó là bà, bố mẹ em, bé An và em. Bà em đã già, mái tóc bạc phơ. Bố em năm nay ba mươi hai tuổi. Bố là thợ mỏ, hay đi công tác xa. Mẹ em gần ba mươi tuổi. Mẹ thường làm việc ở cơ quan. Bố mẹ và bà rất yêu thương em. Bé An học mẫu giáo. Em là học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Kim Đồng. Em thấy gia đình em thật hòa thuận và yêu quý nhau. Em rất yêu gia đình em.

22 tháng 1 2022

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muốn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

22 tháng 1 2022

Mẹ giàu con có, mẹ khó con không , nghĩa là  : Mẹ giàu để của cho conmẹ nghèo dù muốn cho con cũng không có gì mà cho; bố mẹ giàu con cái  điều kiện sống đầy đủ, tử tế, bố mẹ nghèo con cái chịu thiệt thòi.

Mẹ nghoảnh đi đi con dại, mẹ ngoảnh lại con khôn , nghĩa là  :Người mẹ quan tâm đến con cái thì con cái ngoan ngoãn nên người; mẹ lơ là, bỏ rơi, không quan tâm đến thì con cái khờ dại, hư hỏng.

22 tháng 1 2022

ko bt đúng ko nx

22 tháng 1 2022

1 : Trò chơi oẳn tù tì

2. Biển khổ ( chắc thế chứ ko bít :))) )

3. Cây tre

4. Con sông

5. Quả đấm

6. ( chịu )

HT

22 tháng 1 2022

kéo, búa, bao:))

Cho khổ thơ :Rừng mơ ôm lấy núiMây trắng đọng thành hoaGió chiều đông gờn gợnHương bay gần bay xa.a) Những động từ nào góp phần miêu tả cho vẻ đẹp của rừng mơ thêm sinh động?..............................................................................................................................................b) Tìm các từ đồng nghĩa với từ “đọng” trong khổ thơ...
Đọc tiếp

Cho khổ thơ :

Rừng mơ ôm lấy núi

Mây trắng đọng thành hoa

Gió chiều đông gờn gợn

Hương bay gần bay xa.

a) Những động từ nào góp phần miêu tả cho vẻ đẹp của rừng mơ thêm sinh động?

..............................................................................................................................................

b) Tìm các từ đồng nghĩa với từ “đọng” trong khổ thơ trên:

..............................................................................................................................................

c) Đặt một câu có từ “đọng”:

..............................................................................................................................................

d) Hình ảnh nhân hoá trong đoạn thơ trên có gì hay?

............................................................................................................................................................................................................................................................................................

0