K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2018

Chuyện cô Cúc ( Toàn chữ C ) :
Cô Cúc con cụ Cả Cần. Cô cao cao , chân cong cong. Của cải cô chẳng có chi, chừng chục cái chén cổ, cái chày, cái cối, con chó Cún cùng con cu cườm. Cạnh chỗ cha con cô còn có chú Chệt Cụt chân cùng cha con cậu Cường. Chú Chệt cụt chân chắp cái chân cây chạy cồm cộp. Còn cậu Cường coi cũng chì chì. Cậu có cả chục cái chứng chỉ. Cha cậu cố chạy chọt cho cậu chức chủ Chành chi cuộc chợ Cầu Công, cuộc chạy chưa có chi chắc chắn. Cậu cứ chê cha chẳng chửng chạc chi cả, coi chán chết.

Chưa chẳn chín chục cụ Cả Cần cảm cúm chết. Cảnh cô Cúc cơ cực chẳng có chi chôn cất cho cha, Cô Cúc cầm con chó cún cùng con cu cườm cho chú chệt cụt chân. Cảm cảnh cô, chú Chệt cấp cho cô chiếc chiếu, chục cam, cùng con cá chép cho cô cúng cha. Cô Cúc chỏng chảnh chê cam chua , cá chết, chiếu chật chẳng chịu cầm. Chú Chệt cáu, chụp con cu cườm chặt cái cẳng, chụp con chó cún chẹt cái cổ . Chim cùng chó chỉ Còn cục cựa chút chút, cuối cùng chết cả cặp. Có các cụ can, cuối cùng chú Chệt cũng chôn cất cụ Cả cho cô Cúc.

Cậu Cường cảm cô Cúc. Cậu cà chớn chẳng chịu cưới Cô Cúc chán chường chuyện cũ. Cô cần có chồng. Cô chịu cho chú Chệt cụt chân cưới cô. Chưa có con cái chi, chó chị Chín cắn chú Chệt. Cô Cúc cố cấp cứu cho chồng chú Chệt cứ chết. Cô Cúc côi cút cứ chảnh. Cậu Cường chì chiết " chẳng chịu Cường chừ cơ cực cho chừa"

Chuyện Cô Cúc chẳng có chi , các cậu chớ có cười! 
------------------------------------------------------------
Chuyện cô Châu ( Chữ C nốt ) :
Cô Châu, con cưng của cụ Cả Cầu. Cụ Cả có cất cái chòi cạnh cửa Cổ-Chiên. Cứ chiều chiều, cô Châu chạy chơi cùng con chó cò của chị Chín, con của cụ Chúc, cậu của cô Châu.

Cô Châu cỡ chẵn chín, cũng có chút cà-chớn, cô chuyên chơi chuyện cắc-cớ. Cô chọc con chó, cô cầm cái củ cải, cô chìa cho con chó, con chó chồm chồm chực cắn cái củ
cải.

Cô Châu chỉ cù-cưa cú-cứa chơi chứ chẳng chịu cho con chó cắn cái củ cải. Cô Châu cất cao cái củ cải. Cô Châu cất củ cải, con chó cáu, con chó chồm chực cùng cô Châu. Cẩu cùng cực, cuối cùng, con chó cắn cô Châu. Con chó cắn cái cần cổ, cắn cái cùi chỏ cô Châu. Cô Châu chạy, cô cầu cứu: ”cấp cứu, cấp cứu!! chó cắn, chó cắn!!”

Chợt có Cậu Chương câu cá cạnh cái chòi của cô Châu, cậu Chương cấp-cứu; cậu chở cô Châu chạy chữa. Chẳng có cậu Chương cứu, chém chết cô Châu chẳng cùi cái chân chắc cũng cụt cái cùi chỏ.

Cậu Chương, con cuối của Cụ chín Cúc. Cậu Chương chịu chải-chuốt, có chút của cải. Cậu Chương cũng cắc-cớ, cũng có chút cà-chớn, “chịu chơi chứ chẳng chịu chi”. Cậu Chương keo kiết kẹo kéo có chứng chỉ, cậu Chương có cốt cách của các công-chức cao-cấp. Cậu Chương cố chấp, cau-có, chẳng chửng-chạc. Cậu Chương câu cá, cá cắn câu, cậu cười cười, cợt cợt, chừng cá chẳng chịu cắn câu, cậu cáu, cậu chưởi: “cha con cá, cá cà-chớn!”.

Còn cô Châu, cô chưa chồng cũng chẳng có con cái chi. Cô cũng chịu chơi chút chút. Cô cần-cù, chịu cực, cũng chịu chải chuốt. Chính cái cung cách chịu chơi cùng chịu
chải chuốt của cô Châu cảm kích cậu Chương. Cậu Chương cực-kỳ kết cô Châu.

Cứ chiều chiều, cậu Chương kiếm chuyện câu cá chứ cậu chẳng cần cá, cậu cốt cạnh cô Châu, chỉ cần có cô. Cậu cố kiếm cách chài cô Châu. Có cô Châu, cậu Chương cười chúm-chiếm. Cậu Chương cười cùng cô Châu, cô Châu cũng cười cong-cớn cùng cậu Chương, cái
kiểu cười của các cô chịu chơi. Cậu Chương cứ kiếm chuyện con cà con kê cùng cô Châu chứ chẳng chịu chăm chú câu cá. Cô Châu cũng có cảnh cáo cậu Chương. Cậu Chương chỉ cười chứ cậu chẳng care.

Cậu còn chê, cậu cau-có cùng cô Châu: “Chuyện của Chương, Châu chớ có chen, chớ cà chớn, cà cháo, coi chừng Chương chém!”. Chừng cơn cáu cao, cậu còn kêu cô Châu: “cái con... chồn cái!”. Cô Châu cự cậu Chương, cậu Chương càng cau-có cùng cô Châu, cậu Chương chọc cô Châu. Cậu cố kiếm chuyện chim chuột, kiếm cớ chung chạ cùng cô Châu.

Có chiều, chờ cho cô Châu kẹt công chuyện, cậu Chương cầm cái cưa, cưa cái chốt cửa của cái chòi của cô Châu kêu “cà-cót, cà-két”. Cậu Chương cố cạy cửa cái chòi cô Châu. Cậu chen cái chân, chống cái cùi chỏ, cậu Chương cố chui cái cổ cụt của cậu chêm cái cửa, chớ cho cô Châu chạy....
------------------------------------------------------------
Đinh Đại Đoàn ( Chữ Đ ) :
Đêm đó , Đinh Đại Đoàn đồ đạc đâu đó đầy đủ đi đến đầu đường để đón đào điệu đồ đầm đẹp đẽ , đeo đồ đầy đàng , đầy đống , đang đứng đợi Đoàn đằng đèn điện đầu đường . Đoàn đến địa đào điệu đắm đuối , đom đả ( để được điểm 
- Điệp định đi đâu để Đoàn đưa đi 
Đào điệu đỏng đảnh đáp : 
- Điệp đâu định đi đâu đâu . Điệp đứng đợi Đoàn đến đỗi Điệp đói , Đoàn đưa đô đây để Điệp đi đớp đẹp . 
- Được , được đến đây Đoàn đưa . Đoàn đáp đặng đắn đo . Đoàn đoán đào Điệp đang đía Đoàn để đi đàn đúm đâu đó . Đoàn đoán Đoàn đang đụng độ , đương đầu đứa điên điển , đua đòi đủ điễu , Đoàn định đi đường đường đấng đạo đức đứng đắn . Đoàn đâu đần độn đến đỗi đưa đô đại . Đào điệu đoán được điều Đoàn đắn đo , đã đứng đón Đoàn đanh đá : 
- Đi đâu ? để đô đó , đi đâu đi ! Đoàn đánh được Điệp . Điệp để Đoàn đi ! Điệp đeo đai đen đấy ! 
- Đào điệu đứng đó đi đôi đường đẹp đáo để , đoạn đùng đùng đến đè đầu Đoàn , đâu để Đoàn động đậy , đánh Đoàn , đập Đoàn , đá Đoàn , đét đít Đoàn . Đoàn đỡ đòn , đau điếng đổ đom đóm , đành điều đình : 
- Đừng , đừng đừng đánh để Đoàn đưa : 
Đào điệu độc địa đòi : 
- Đưa đây đi , đừng để Điếp đợi , để Điệp đợi Điệp đục đầu Đoàn đó ! Đoàn định đưa , định đừng , định đưa , định đừng . Đào điệu điên đầu , đục đầu Đoàn đồm độp đến đã đời . Đoàn đành đưa đô để đào điệu đừng đánh Đoàn . Được đô đào điệu đếm đếm đoạn đành đoạn đủng đỉnh đi . Đoàn đờ đẫn , đừ đừ đứng đó . Đầu đít đều đau đớn , đồ đạc đã đứt đoạn , đổ đầy đường Đoàn đập đùi đốp đốp , đạp đất đành đành : 
- Đồ ******* đàng , đồ đạp đổ , Đoàn đôi đoạn . Đạo đức đi đâu để đời đầy đồ đểu !! 
Đoàn đã đoán đời Đoàn đều đều đi đến đỉnh đài đỗ đạt ., đoạt được đủ điều đẹp đẽ , đâu định được đời đảo điên đượm đầy đớn đau đến độ đó ! 
Đêm đen đủi , để đào đá đít đó đã đày đọa đời Đoàn , đẩy đưa Đoàn đi đến đường đơn độc đời đời . 
------------------------------------------------------------
Chuyện Cậu Cẩn ( C again ) :
Cậu Cẩn con của cụ Chánh, cháu của cô Cư, cháu của chú Chiến. Cậu Cẩn có con chó cỡ con chồn, cẳng con chó cao cở cẳng con cò, cổ cũn cởn cở cổ con cóc. Cổ con chó cậu cột cái chuông. Cậu cưng con chó cùng cực, con chó cũng cưng cậu. Cứ chiều chiều cậu cõng con chó, cầm chiếc cần câu chăm chỉ câu cá chép cạnh chân cầu cuối cồn cát. Cậu chăm chú canh chừng cước cần câu, chốc chốc cậu cất cao cần câu coi. Con cá chép cắc cớ cắn câu, cậu Cẩn cất cao cần câu, cậu cười. Chốc chốc cả con cá chuối cũng cắn câu. Cậu Cẩn cầm con cá chuối chặt cổ, chìa cho con chó cưng của cậu. Con chó của cậu cắn cổ con cá chuối co cẳng chạy. Cậu Cẩn cất cần câu, cùng các cậu choai choai chơi cờ cạnh cổng chợ.

Chơi cờ chán chê, cậu cõng con chó. cầm con cá chép cậu chuồn. Cậu Cẩn cho con chó của cậu chui chuồng, cậu cầm con cá chép cậu cạo, cậu chặt, cậu cho chảo cậu chiên. Cá chín, cậu Cẩn cùng cụ Chánh chén cá chép chiên chấm cà cuống cùng chuối chát. Con chó cưng của cậu Cẩn cứ chập chờn cửa chuồng chở chực. Cuối cùng cậu Cẩn cho con chó chén cơm chiên cùng chút cá chép. Con chó cạp chén cơm chui chuồng.

Cụ Chánh côi cút, cụ cũng có con chim chích choè cùng cái chuồng chim cáo cạnh, cụ cưng con chim của cụ. Cứ chốc chốc cụ cầm cái chổi chà chống chân, cụ chầm chậm chộp các chú chuồn chuồn chập chờn cạnh cây cam cho con chim của cụ chén. Có chiều, cậu Cẩn cùng các chú choai choai câu cá, câu cua chỗ cống của cậu Cử. Cậu cột con chó cưng của cậu cạnh cửa. Con chó của cậu Cẩn cà chớn cứ chực cắn con chim của cụ Chánh. Cụ Chánh cầm cây chổi chọc con chó, con chó co cẳng chạy. Cụ Chánh cảnh cáo cậu Cẩn, cậu chỉ cười cậu còn cãi cối.

Cũng có chiều cậu Cẩn cần công cán chỗ công cộng. Cậu cũng cột con chó của cậu cạnh cửa chuồng. Cụ Chánh cùng cụ Chẩn chơi cờ. Cụ Chẩn cũng có con chó choai choai, cụ chẳng coi chừng, cụ cột con chó cạnh chỗ con chim của cụ Chánh. Con chó của cụ Chẩn cùng con chó của cậu Cẩn cắc cớ chỉ chờ chực cắn chim của cụ Chánh.

Cụ Chánh cầm cây cố cản, con chó cứ cào cấu, cứ cằn cằn. Chợt con chó của cậu Cẩn chồm cẳng cao cắn cái chuồng chim của cụ Chánh. Con chim chích choè chạy cuống cuồng cầu cứu cụ Chánh. Con chó của cụ Chẩn cắn cụt cánh, con chó của cậu Cẩn chặn cửa cắn chân, cắn cổ con chim. Chim của cụ Chánh cụt cẳng, cụt cánh, cuối cùng chết cứng, chỉ còn cái chân còn cục cựa.

Cụ Chánh cay cú cầm cây cối chục cân cất cao choảng con chó. Con chó của cụ Chẩn cà cuống co cẳng chạy. Cái cối cán cẳng con chó của cậu Cẩn cái “cộp“ chát chúa, con chó cố chạy - cụ Chánh cầm cây cuốc cuốc cổ con chó. Con chó của cậu Cẩn chùn chân. Cuối cùng cụ Chánh chém con chó chết cứng.

Cụ Chánh cùng cụ Chẩn cắt cổ con chó, các cụ cầm chép các cụ cạo, các cụ chất con chó cạo vào chỗ có củi cháy.

Cẳng con chó cong cong, các cụ chờ con chó chín các cụ chặt, các cụ cưa. Cụ Chánh cất cho cậu Cẩn cái cẳng, cái cổ. Còn cả con chó các cụ cho chảo các cụ chiên. Con chó chết các cụ có cớ chè chén. Chó chiên, chả chìa, củ chuối. Chốc chốc các cụ cùng chạm cốc, các cụ cười.

------------------------------------------------------------
Trần Thu Thủy ( Chữ T ):
Trần Thị Thu Thủy tên thật Trần Thị Thỏ, trú tại thôn Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên. Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thường thôi, tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ thù thì, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương! Tới tuổi trăng tròn, Thủy tròn trặn, tươi tắn, trắng trẻo, tay tròn trĩnh, tóc thơm thơm, thật tuyệt!
Thủy tuyệt trần, tôi tả thì thô thiển. Thôi thì tàm tạm thế.
Trai tráng trong thôn Tám, từ trai tơ tới tuổi tứ tuần, từ tuổi tứ tuần tới tuổi thất thập, thoạt trông thấy Thủy, tất thảy tấm tắc trầm trồ:

“Trời! Trắng tựa tuyết!”

“Thon thả thế!”

“Tóc thật thướt tha!”

“Trác tuyệt! Trác tuyệt!”

Trai tơ thổn thức, tứ tuần tơ tưởng, thất thập thẫn thờ. Thấy Thủy thấp thoáng, tất thảy táo tác, thập thà thập thò, thật tội. Tứ tuần thách trai tơ: tán thắng Thủy thì thua tam trâu. Thất thập thách tứ tuần: tán thắng Thủy thì thua tám thúng tiền. Thách thì thách thế thôi, thua Thủy tất tần tật. Thủy tựa thần tiên, trai tráng trong thôn thì thô thiển, tiền tài trắng trơn, thân thế thấp tè, thế thì tán tới trăm tuổi!

Tiếng tăm Thủy truyền trong toàn tỉnh.Thư từ tới tấp tới tay Thủy. Thư thì thủ thỉ tâm tình. Thư thì tranh thủ trình thêm thân thế, tiền tài. Thư thì than thở tức tưởi. Thư thì thêm thơ, thêm tranh, trang trí thật trang trọng... Trong tám tháng trên tám trăm thư, thật thế!

Trai tráng trong tỉnh tìm tới tán tỉnh Thủy tới trăm thằng. Tám thằng thân tôi: Thằng Thịnh, thằng Tâm, thằng Thông, thằng Thìn, thằng Thỉ, thằng Trung, thằng Tuy, thằng Tuấn tán tỉnh tài thế, tí ta tí tởn tới tán Thủy, tốn tiền trăm tiền triệu, tiêu tiền tới trắng tay, thua tiếp tục thua. Tám thằng thất thểu tìm tới tôi than thở:

“Thôi! Tiền thế, tài thế, tập tễnh tới tán Thủy thêm thiệt thòi.”

Tôi thích Thủy, tuy thế tôi tỉnh táo tự thấy: trí tuệ tôi tầm thường, tiền tài thiếu thốn, thân thế tiếng thì to, thực tình thanh thế tổ tiên thôi, thân thế tôi thấp tẹt. Tôi trù tính: thư từ tán tỉnh, trật! Tiền tài: trật! Thân thế: trật. Tổ tiên ta từng truyền tụng: tham thì thâm. Thư từ, thân thế, tiền tài... trật trật trật! Thua thua thua! Thủy thích tinh tế, trung thực, thật thà, thế thôi. Tôi tính toán thật tình tiết: từ thị trấn Tân Tiến tận tụy tới thôn Tám tìm Thủy tâm tình, từ từ, từ từ, tránh trắng trợn, tránh thô thiển, thỉnh thoảng thêm tí tranh, thêm tí thơ tặng Thủy, trời thương trời trợ thủ thì tất thành.

Trời thương tôi thật. Tới thôn Tám, thấy Thủy trơ trọi, thui thủi trên thềm, tôi thích thú thấy tôi tính toán trúng.
Tôi trấn tĩnh, từ từ tiến tới tận thềm, thì thầm:

“Thủy! Tôi tên Trí, Trần Trọng Trí, thầy thuốc Tây...”

“Trần Trọng Trí!”, Thủy trầm trồ, “Thầy thuốc trị tim, trị thận, trị toàn thân thể, tiếng tăm truyền tám tỉnh!Trời, trẻ thế! Trẻ thế!” Thủy tấm ta tấm tắc.

Tôi trùng tên thầy Trí, thầy thuốc thiên tài trên tỉnh. Thủy tưởng thế, thật trúng tủ, trời toàn thương tôi!

Thấy tình thế thật thuận tiện, tôi tiếp tục thủ thỉ:

“Thủy, tôi trốn thầy, trốn thủ trưởng, trốn tránh tất thảy, từ thị trấn Tân Tiến tới tìm Thủy!”

Thủy trao tôi tách trà, thẹn thùng:

“Thủy thật tầm thường, tìm Thủy thật trớ trêu...”

Tôi tíu tít:

“Thủy! Thủy! Thủy tránh tự ti. Thủy thật tuyệt trần, tiếng thơm truyền từ tỉnh Thanh tới tỉnh Thừa Thiên, thật thế!”

“Thầy Trí tưởng thế thôi...”, tiếng Thủy trong trẻo, thánh thót.

Tôi thủng thẳng tán tỉnh, thầm thầm thì thì, tu từ thật tốt, thỉnh thoảng thêm tí thán từ. Thấy Thủy thinh thích, tôi tấn tới, thả từng tiếng thật tha thiết:

“Tháng tư, tôi trông thấy Thủy tha thướt trong thị trấn. Tôi thảng thốt: Trời, tiên từ trên trời tới thị trấn! Từ tháng tư tới tháng tám, tối tối tôi thao thức, trằn trọc. Tâm thần tôi trục trặc, thân thể tiều tụy. Tưởng tượng thấy Thủy trẻ trung, tươi tắn, tôi thổn thức: Thiếu thủ trưởng thì thảnh thơi, thiếu trời thì tổn thọ, thiếu Thủy thì tắc thở! Thủy! Trái tim tôi tràn trề tình thương Thủy. Tôi tìm tới Thủy trao trọn trái tim thật thà, trái tim trong trắng, trái tim thân thương, trái tim trẻ trung, trái tim trung thực... Tôi thề, tôi trao trọn!”

Thấy tôi thề thốt thật tha thiết, thật tận tình, Thủy thấy thương thương, thẹn thò túm tóc thỏn thẻn:

“Thôi thôi, Trí thôi thề thốt...”

Thủy tin tôi, thật tuyệt! Thế thì tôi toàn trúng tủ, thật tuyệt! Tôi từ thủ thỉ tâm tình tiến tới thề thốt trầm trọng, toàn từ to tát:

“Thủy tin tôi, thương tôi thì tôi thôi thề thốt. Thủy thiếu tin tưởng thì tôi tiếp tục thề. Tôi thương Thủy, tha thiết trao trọn tình tôi tới Thủy. Thủy tuyệt tình tôi thì tôi tự tử. Tôi theo Thủy tới trăm tuổi, tôi tuyệt tình Thủy thì tôi tắc tử!”

“Trí!”, Thủy thổn thức, “Thủy tin Trí, thương Trí...”

Tôi trúng to, trúng to!
Trăng tròn tháng tám thấp thoáng trong tre, trời thu tươi tốt, tiếng thu thánh thót. Tôi tấn tới tìm tay Thủy. Tay Thủy trong tay tôi.

“Thủy... Trí thương Thủy, thương tới tận tim...”, tôi thì thầm, từ từ thơm tay Thủy.

Thủy thẽ thọt từng tiếng, từng tiếng thật thương:

“Tính Thủy thật thà, thương thì thương thật. Trí tâm tình thế, Thủy tin. Tất thảy tình thương, Thủy trao trọn. Thủy tin: tình ta thắm thiết!”

Tới tháng thứ tám, tôi trâng tráo tuyệt tình Thủy. Tôi trốn tránh Thủy. Thủy tất tả tìm tôi từ tháng tám tới tháng tư, từ tỉnh Thừa Thiên tới tỉnh Thanh thì thấy tôi. Thủy túm tay tôi tấm tức:

“Trí! Thủy tìm Trí...”

“Tìm tôi? Tôi tiền thì thiếu, tài thì thấp. Tìm tôi thật trớ trêu.”

“Trí!”, Thủy tức tưởi thét to.

Tôi thong thả từng tiếng:

“Tình ta thế thôi. Thương tôi, Thủy tất thiệt thòi.”

“Trí!’’, Thủy thút thít, “Thủy trúng thai...’’

“Trúng thai?’’, Tôi trơ tráo tủm tỉm. “Thông tin thật trơ trẽn!’’

“Trời, thằng tráo trở! Thật tởm!” Thủy tức tối thét.

Thủy tát tôi tới tấp, thụi tôi tứ tung, toàn thân tôi thâm tím. Tóc tai Thủy tơi tả, tay túm tóc tôi, tay thụi trúng thận tôi.

“Thôi!”, Tôi trợn tròng, thét. “Tôi thế thôi, Thủy trách tôi thì trách! Tránh!” Tôi tức tốc thúc Thủy tránh tôi.
Tránh thoát Thủy, tôi túc tắc tới tám tư - Tô Tịch tìm Thanh Trà.

P/s : Nếu có ai đọc ròy thì đừng nói em spam.Em đọc xong lẹo cả cái lưỡi.

10 tháng 2 2018

Chuyện cô Cúc ( Toàn chữ C ) :
Cô Cúc con cụ Cả Cần. Cô cao cao , chân cong cong. Của cải cô chẳng có chi, chừng chục cái chén cổ, cái chày, cái cối, con chó Cún cùng con cu cườm. Cạnh chỗ cha con cô còn có chú Chệt Cụt chân cùng cha con cậu Cường. Chú Chệt cụt chân chắp cái chân cây chạy cồm cộp. Còn cậu Cường coi cũng chì chì. Cậu có cả chục cái chứng chỉ. Cha cậu cố chạy chọt cho cậu chức chủ Chành chi cuộc chợ Cầu Công, cuộc chạy chưa có chi chắc chắn. Cậu cứ chê cha chẳng chửng chạc chi cả, coi chán chết.

Chưa chẳn chín chục cụ Cả Cần cảm cúm chết. Cảnh cô Cúc cơ cực chẳng có chi chôn cất cho cha, Cô Cúc cầm con chó cún cùng con cu cườm cho chú chệt cụt chân. Cảm cảnh cô, chú Chệt cấp cho cô chiếc chiếu, chục cam, cùng con cá chép cho cô cúng cha. Cô Cúc chỏng chảnh chê cam chua , cá chết, chiếu chật chẳng chịu cầm. Chú Chệt cáu, chụp con cu cườm chặt cái cẳng, chụp con chó cún chẹt cái cổ . Chim cùng chó chỉ Còn cục cựa chút chút, cuối cùng chết cả cặp. Có các cụ can, cuối cùng chú Chệt cũng chôn cất cụ Cả cho cô Cúc.

Cậu Cường cảm cô Cúc. Cậu cà chớn chẳng chịu cưới Cô Cúc chán chường chuyện cũ. Cô cần có chồng. Cô chịu cho chú Chệt cụt chân cưới cô. Chưa có con cái chi, chó chị Chín cắn chú Chệt. Cô Cúc cố cấp cứu cho chồng chú Chệt cứ chết. Cô Cúc côi cút cứ chảnh. Cậu Cường chì chiết " chẳng chịu Cường chừ cơ cực cho chừa"

Chuyện Cô Cúc chẳng có chi , các cậu chớ có cười! 

Những câu đố vui về ngày Tết Nguyên Đán1) Vị khách đầu tiên đến nhà mình vào ngày tết được gọi là ......?2) Hoa tượng trưng vào ngày tết cho miền Bắc?3) Hoa tượng trưng cho ngày tết ở miền Nam?4) Sau khi chúc tết, các bạn sẽ nhận được thứ gì? Bằng tiếng Anh nha!5) Tháng hai âm lịch còn có tên gọi khác là gì?6) Tháng mười hai âm lịch còn có tên gọi khác là gì?7) Dương lịch và âm...
Đọc tiếp

Những câu đố vui về ngày Tết Nguyên Đán
1) Vị khách đầu tiên đến nhà mình vào ngày tết được gọi là ......?
2) Hoa tượng trưng vào ngày tết cho miền Bắc?
3) Hoa tượng trưng cho ngày tết ở miền Nam?
4) Sau khi chúc tết, các bạn sẽ nhận được thứ gì? Bằng tiếng Anh nha!
5) Tháng hai âm lịch còn có tên gọi khác là gì?
6) Tháng mười hai âm lịch còn có tên gọi khác là gì?
7) Dương lịch và âm lịch khác nhau như thế nào?
8) Bánh trời, bánh đất có tên gọi khác là gì?
9) Trái gì xanh vỏ đỏ lòng?
10) Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang, hạnh phúc và sức khỏe?
11) Các thầy đồ thường làm gì vào ngày tết?
12) Loại cây đặc trưng cho ngày tết, không có hoa mà cũng không có trái?
13) Trong 12 con giáp, con nào nổi tiếng nhờ phụ nữ? 
14) Anh ngồi đâu em cũng ngồi hầu
Yêu anh em mới mớn trầu cho em?

1
10 tháng 2 2018

1. người xông nhà 

2. hoa đào

3. hoa mai 

4. lì xì . tiếng anh ; lucky money

7. dương lịch là tính theo mặt trời còn âm lichij tính theo mặt trăng 

8. bánh chưng , bánh giầy

9. dưa hấu

10 . ba ông : phúc , lộc , thọ

11 . viết câu đối đỏ 

12. cây nêu

13. con dê 

10 tháng 2 2018

1. vì bánh chưng gợi nhớ đến ngày tết hay ngày tết gợi nhớ đến bánh chưng , bánh giầy . bánh chưng gợi về ký ức tuổi thơ , niềm vui sum họp bên gia đình  . và nguồn gốc của 2 loại bánh này . bánh chưng , bánh giầy - món ăn độc đáo của dân tộc

2. vì những loại cây này biểu tượng cho sự đổi mới phát triển . quất mang lại cát tường 

3. cây mai tượng trưng cho sự quyền quý , cao thượng .

4. cây quất tượng trưng cho sự trù phú , hứa hẹn 1 năm mới đc mùa ăn nên làm ra của gia chủ 

5. cây bông thọ tượng trưng cho sự trong sáng , cao quý : mong cho ông bà , cha mẹ đc trường thọ 

6. tết thường có màu đỏ . ý nghĩa :

- màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc , phù hợp với không khí sum vầy và thiêng liêng . nếu như màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang và thịnh vương , chói lóa lẫn uy nghi thì chỉ cần 1 chút đỏ thôi cũng đủ để vực dậy tinh thần . đó chính là sức mạn vô biên của màu đỏ . chính vì vậy , đỏ đc xem như 1 vị thần may mắn đem bình an , may mắn đến cho tất cả mọi người . 

7. 5 loại tục :

- mua và xin câu đối trước tết 

- mâm ngũ quả  và bàn thờ gia tiên 

- xông nhà 

- đi lế chùa và xin xăm 

- hía lộc đầu xuân , chúc tết , mừng tuổi 

8. 3 vị thần là ; Phúc ,Lộc ,Thọ 

9. một số tên gọi khác như : tết cả , tết ta , tết âm lịch , tét cổ truyền

10. múa lân

 chúc mừng năm mới ^^

9 tháng 2 2018

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu

9 tháng 2 2018

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.

Im wondering hmm..

9 tháng 2 2018

Ngày tết là ngày hiến máu nhân đạo :P 

9 tháng 2 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

hok tốt nhé

9 tháng 2 2018

Quê hương đẹp lắm

Ngày Tết tưng bừng

Như thay áo mới

Tết trên quê hương

Nô nức cảnh chợ

Gian hàng ngày Tết

Bánh,kẹo,mứt ngọt

Xuân đầy ấm áp

Nhà nhà đón tết

Năm mới bình an

An khang thịnh vượng

Vui vẻ đón xuân

Kính chúc sức khỏe

Xuân trọn ước mơ ...

8 tháng 2 2018

I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người

Câu 1 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2

Câu 2 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác

    + Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ

- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo

    + Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng

    + Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.

- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ

    + Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn

    + Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay

b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc

    + Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:

    + Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật

    + Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ

    + Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật

II. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Tả một em bé chừng 4-5 tuổi:

    + Gương mặt bầu bĩnh

    + Mắt tròn đen ngây thơ

    + Miệng chúm chím cười

    + Làn da trắng, mềm mại

    + Chân tay bé xíu,

- Tả một cụ già cao tuổi:

    + Tóc, râu trắng bạc phơ

    + Da nhăn nheo, gương mặt

    + Giọng nói trầm ấm

    + Dáng vẻ lom khom

- Tả cô giáo say sưa giảng bài trên bảng:

    + Gương mặt tươi sáng, thanh thoát

    + Dáng đi uyển chuyển

    + Giọng nói truyền cảm

Bài 2 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi

Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)

    + Tên, tuổi, giới tính của em bé.

Thân bài:

- Miêu tả khái quát:

    + Chiều cao, thân hình

- Tả chi tiết:

    + Miêu tả gương mặt

    + Đầu tròn, mái tóc thưa

    + Đôi mắt tròn, sáng

    + Miệng hay cười

- Tả hoạt động của em bé

    + Em bé thường hay hát, múa

    + Em bé thích được khen

    + Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà

    + Hay nhõng nhẹo

Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.

Bài 3 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Nếu được viết, em sẽ thêm vào chỗ trống các từ:

    - Tôm luộc, than nóng

    - Ông tượng, ông tướng

→ Miêu tả ông cản ngữ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật

8 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đọc 3 văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2.

Câu 2 (trang 46 ngữ văn 6 tập 2):

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp

Mùa đông là mùa của những cái rét thấu xương thấu thịt và quê hương chính là nơi để em có thể sống và là khoảng không gian em cảm thấy ấm áp hơn nhiều so với những vùng đất khác, hình ảnh của quê hương em trong mùa đông giá lạnh cũng có những ấn tượng rất mạnh mẽ trong mỗi con người.

Mùa đông khiến cho con người có cảm giác lạnh lẽo và cô đơn, chính vì vậy mỗi người luôn luôn mong muốn trở về với gia đình để bơt đi cái lạnh lẽo đó, gia đình chính là nơi sởi ấm tâm hồn của họ một cách có ý nghĩa và giá trị nhất, mỗi người chúng ta đều cảm nhận được điều đó qua những cái nhìn mới mẻ và niềm tin của mỗi người dành cho đều rất chân thành và da diết. Trên quê hương em mùa đông được lộ ra rất sinh động, đó là những hình ảnh mang đậm giá trị của dân tộc, mùa đông hình ảnh những cây cối đã rụng hết lá tất cả đều trở nên tàn tạ sau mùa thu rụng lá, cảnh vật xung quanh dường như đang bị thay đổi, khác với mùa xuân là mùa của cây trái đâm chồi nảy lộc, mùa đông lại là mùa của những hình ảnh cây cối bị rụng lạ và rất xác xơ, điều đó không làm cho quê hương em nó bớt đi phần sinh động và gần gũi, tuy cảnh vật có những sự tàn phai nhưng con người nơi đây vẫn rất tran chứa tình yêu thương, những tình cảm yêu thương gắn bó đến vô bờ bến của mỗi người, những hình ảnh thể hiện những tình cảm sinh động và mang lại những hình ảnh giá trị và ý nghĩa nhất.

Mùa đông lạnh buốt làm cho mỗi người đều có cảm giác cô đơn nhưng đối với vùng quê nơi em sinh sống lại có những hình ảnh rất gần gũi và bình dị, những đứa trẻ chăn trâu trên những cánh đồng rộng lớn, những cuộc chạy nhạy vui đùa của lũ bạn đã để lại cho em những cảm nhận sâu sắc và mang nhiều ý nghĩa nhất, hình ảnh về một quê hương đậm đà giá trị và hình ảnh mạnh mẽ của những cảm xúc riêng và vô cùng khó diễn tả, cảm xúc đó thể hiện mạnh mẽ, hình ảnh rất đậm đà cảm xúc và giá trị của tất cả các con người, niềm yêu thương đó mang lại những hình ảnh cảm xúc và có niềm tin to lớn đối với con người, những hình ảnh mang đậm giá trị quê hương. Em rất có cảm xúc tốt đối với quê hương với những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống của mình, những hình ảnh đó đã thể hiện được những tình cảm chân thành và gần gũi nhất, tình cảm của con người dành cho nhau nó là những tình cảm chân thành và có giá trị rất lớn, những hình ảnh để lại giá trị cho cuộc sống của em đó là nhìn những đám bạn vui đùa bên nhau, trong cảnh mùa đông lạnh giá.

8 tháng 2 2018

Mùa đông lạnh giá đã về, con người cũng như cảnh vật giường như co mình lại để chống lại cái lạnh giá của mùa đông. Mùa đông đến làm thay đổi mọi cảnh sắc và con người trên quê hương em. Hôm nay đã vào giữa mùa đông, trời rất lạnh, không khí trong làng cũng khác hẳn ngày thường.

Mùa đông, bầu trời thường u ám, hiếm có ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời. Buổi sáng hôm nay, sương muối phủ khắp cành cây, bãi cỏ. Gió lùa hơi nước vào tận nhà, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước song một màu lam thẩm. 

Trong xóm làng, mọi người đang í ới gọi nhau. Đâu đó, văng vẳng tiếng chim non dáo dác gọi bầy, vài chiếc lá vàng lìa cành phất phơ trong gió. Những cây cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn cảnh héo tàn của mùa đông rét buốt. Có những cây bị gãy sau những cơn gió lớn, dòng nhựa trong cây dạt dào tuôn chảy. Hơi thở của đất trời dường như nặng nề, hơi nước từ sông bốc lên một mùi nồng ngai ngái của phù sa, đất mới. Trên các mái rơm mái xịt, nước mưa đọng lại đang thổn thức, tí tách rơi… 

Nếu thời tiết không lạnh giá, cả xóm làng sẽ âm vang tiếng cười đùa của lũ trẻ, của những người nông dân đang làm việc. Trời lạnh giá con đường làng chỉ lác đác người qua lại. Ngoài ngõ xóm, mọi người nói chuyện rầm rì, họ bàn bạc cho vụ đông xuân sắp đến. Trên các bờ ao, vài bác nông dân đang tháo nước, be bờ, có người xách thùng đi bắt cá rô rạch nước, đi móc con da dưới vệ sông… Họ bất chấp thời tiết khắc nghiệt của buổi sáng mùa đông đang bao phủ. 

Buổi trưa thời tiết ấm hơn, cũng đến giờ mọi người đi làm về. Người và cuốc xẻng, trâu, bò lục tục dồn lên mấy con đường về làng. Cánh đồng một màu trắng xóa của nước đã được cải tạo, cày, bừa. Dười làn nước lạnh giá như vậy, mọi người vẫn hăng say làm việc. Họ quả là những người nông dân cần cù chịu khó, nhờ tinh thần hăng say lao động của những người nông dân mà chúng ta có lúa gạo để ăn. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng hạt lúa hạt gạo, vì nó là sương máu của những người lao động.

Khi chiều xuống, nhà nhà lại ngồi quanh đống lửa, nấu cơm, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Dưới sông, từ sau khúc quanh co vắng lặng, tiếng cá quẫy tũng toẵng trên những mạn thuyền, tiếng lanh canh của những chiếc xuồng nan đang kéo lưới. Màu tối lan dần từ dưới mặt sông, ngã dài trên bãi cát rồi đổ vào thôn xóm. Bóng tối như bức màn nhung, mờ đen, phủ dần lên mọi vật. Mảng sáng của ánh ngày đã dần dần nhường chỗ cho màn đêm. Đường làng thật vắng, một vài tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, vẻ thăm dò, chờ đợi… 

Những chú dế con bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm thức ăn, nó rón rén từng bước rồi tung tăng trên thảm cỏ, chúng thưởng thức lá non và uống sương đêm. Có đôi ánh đom đóm chấp chới trong màn đêm tĩnh mịch. Nhà nhà đều đóng cửa sớm. Gió vẫn lùa và mưa vẫn rả rích ngoài hiên. 

Mùa đông thật lạnh lẽo, nhưng người dân quê tôi vẫn gồng mình lên trước cái lạnh giá để làm việc, họ vẫn dầm mưa dãi nắng để làm ra của cải, xây dựng quê hương. Những cánh đồng màu vẫn mơn mởn tươi tốt, hứa hẹn một mùa bội thu. Thật đáng tự hào về quê hương tươi đẹp, đáng tự hào về những người con của quê hương.

7 tháng 2 2018

Trên bàn học của tôi có một chiếc đèn bàn. Chiếc đèn này có đế tròn làm bằng sắt, khá nặng, sơn màu đen bóng. Cần đèn là thanh kim loại tròn không gỉ, cao chừng 40cm. Chụp đèn hình loa bằng kim loại mỏng sơn màu xanh lá cây ở phía ngoài và màu trắng ở bên trong. Bóng đèn được gắn trong chụp đèn. Mỗi tối, tôi cắm dây điện vào ổ là chiếc đèn lại sáng lên.Đèn đã giúp tôi học bài và làm những công việc cần thiết. Đèn bàn như người bạn thân thiết của tôi.  

7 tháng 2 2018

Là con ruồi nha bn

Tk mk

Đề bài: Miêu tả phiên chợ Tết quê em

a) Mở bài Giới thiệu vài dòng về phiên chợ quê em.

Đối với tôi kỉ niệm tuổi thơ là những buổi sáng tinh mơ mẹ đi chợ Tết và mang về những món quà đầy ý nghĩa, kỉ niệm là không khí rộn ràng của những ngày giáp tết ở phiên chợ quê.

b) Thân bài

* Tả bao quát

Nhà tôi ở cách chợ không xa. Chợ hoạt động từ tờ mờ sáng đến tận sáu giờ đêm. Buổi sáng ngày 30 Tết đã bắt đầu khi chú gà trống cất tiếng gáy vang, mẹ và tôi bắt đầu đi chợ sắm sửa quần áo, đồ dùng cho ngày Tết sắp đến.

Ông mặt trời vẫn còn chìm trong giấc ngủ say, cây cối khẽ trở mình thức dậy, sương đêm vẫn còn long lanh. Phiên chợ nhộn nhịp trên miền quê thanh bình đã thực sự bắt đầu.

* Tả chi tiết

– Người người kéo nhau đi mua sắm cho những ngày Xuân. Ai nấy đều mặc những bộ quần áo gọn gàng, đủ sắc màu.

– Tiếng người nói, tiếng bàn tán ở các gian hàng làm cho phiên chợ thêm phần đông vui. Mới bước vào chợ trước mặt tôi đã hiện ra một gian hàng bán những bộ quần áo Tết.

– Sang hàng hoa, những bông hoa tươi thắm đang khoe sắc rực rỡ, tưng bừng như chào đón một mùa Xuân mới tốt lành. Các loại hoa đều có những nét đẹp riêng của chúng:

+ Nàng hoa mai như một nàng công chúa.

+ Chị đào tươi thắm đang đọ sắc.

+ Bông huệ trắng lung linh hòa vào nắng sớm.

+ Mấy cô vạn thọ đỏ rực trong nắng sớm.

Đến với gian hàng bán bánh kẹo, những viên kẹo với đủ hình thù và màu sắc lộng lẫy như cuốn lấy tâm trí tôi.Những chiếc bánh ngọt như mở lời chào đón với những vị khách kính mến, vị ngọt quyến rũ.

c) Kết bài

Nêu lên cảm nghĩ bản thân về phiên chợ Tết hôm đó.

Cũng như mọi năm ngày Tết thực sự đã về rồi, trong phiên chợ Tết ai nấy đều háo hức và chào đón một mùa xuân mới của đất trời đang lan tỏa khắp mọi nơi. Tôi lại thêm một tuổi mới và nhiều kỉ niệm với phiên chợ Tết quê hương.

7 tháng 2 2018

HOME

VĂN HỌC

Dàn Ý Tả Quang Cảnh Phiên Chợ Tết Theo Tưởng Tượng Của Em (Lớp 6)

VĂN HỌC

Dàn ý tả quang cảnh phiên chợ Tết theo tưởng tượng của em (Lớp 6)

Tháng Chín 7, 2017

Đề bài: Miêu tả phiên chợ Tết quê em

a) Mở bài Giới thiệu vài dòng về phiên chợ quê em.

Đối với tôi kỉ niệm tuổi thơ là những buổi sáng tinh mơ mẹ đi chợ Tết và mang về những món quà đầy ý nghĩa, kỉ niệm là không khí rộn ràng của những ngày giáp tết ở phiên chợ quê.

b) Thân bài

* Tả bao quát

Nhà tôi ở cách chợ không xa. Chợ hoạt động từ tờ mờ sáng đến tận sáu giờ đêm. Buổi sáng ngày 30 Tết đã bắt đầu khi chú gà trống cất tiếng gáy vang, mẹ và tôi bắt đầu đi chợ sắm sửa quần áo, đồ dùng cho ngày Tết sắp đến.

Ông mặt trời vẫn còn chìm trong giấc ngủ say, cây cối khẽ trở mình thức dậy, sương đêm vẫn còn long lanh. Phiên chợ nhộn nhịp trên miền quê thanh bình đã thực sự bắt đầu.

* Tả chi tiết

– Người người kéo nhau đi mua sắm cho những ngày Xuân. Ai nấy đều mặc những bộ quần áo gọn gàng, đủ sắc màu.

– Tiếng người nói, tiếng bàn tán ở các gian hàng làm cho phiên chợ thêm phần đông vui. Mới bước vào chợ trước mặt tôi đã hiện ra một gian hàng bán những bộ quần áo Tết.

– Sang hàng hoa, những bông hoa tươi thắm đang khoe sắc rực rỡ, tưng bừng như chào đón một mùa Xuân mới tốt lành. Các loại hoa đều có những nét đẹp riêng của chúng:

+ Nàng hoa mai như một nàng công chúa.

+ Chị đào tươi thắm đang đọ sắc.

+ Bông huệ trắng lung linh hòa vào nắng sớm.

+ Mấy cô vạn thọ đỏ rực trong nắng sớm.

Đến với gian hàng bán bánh kẹo, những viên kẹo với đủ hình thù và màu sắc lộng lẫy như cuốn lấy tâm trí tôi.Những chiếc bánh ngọt như mở lời chào đón với những vị khách kính mến, vị ngọt quyến rũ.

c) Kết bài

Nêu lên cảm nghĩ bản thân về phiên chợ Tết hôm đó.

Cũng như mọi năm ngày Tết thực sự đã về rồi, trong phiên chợ Tết ai nấy đều háo hức và chào đón một mùa xuân mới của đất trời đang lan tỏa khắp mọi nơi. Tôi lại thêm một tuổi mới và nhiều kỉ niệm với phiên chợ Tết quê hương