K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2018

Chuyến đi thăm quan Ao Vua vừa qua đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và thích thú trong chuyến đi ấy. Tạo hóa thật khéo sắp đặt cho nơi đây một cảnh quan hùng vĩ vừa có núi non vừa có sông nước. Phong cảnh thật hữu tình biết mấy. Nó đem đến cho em những giây phút thanh thản cho tâm hồn. 
Thấm thoát đã 4 giờ chiều. Chúng em cùng các thầy cô lên xe trở về ngôi trường thân yêu của mình. 
Qua chuyến đi này em cảm thấy gắn bó hơn với bạn bè, thầy cô và thêm yêu mái trường Kinh Bắc. Em còn được biết nhiều hơn về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và Đức Thánh Tản Viên. Nhờ đó em thấy thêm yêu quê hương đất nước, thêm tự hào về truyền thống của cha ông ta.

hok tốt

4 tháng 3 2018

Cho giàn ý nha , vì ko có thgian

Trong đoạn văn các em nên trả lời được các câu hỏi:

Địa chỉ các em đã đi tham quan ở đâu?

Môi trường, cảnh vật xung quanh đó như thế nào?

Môi trường có bị ô nhiễm hay không?

Em có thích địa điểm du lịch, tham quan đó hay không?

4 tháng 3 2018

 Nghỉ hè năm trước em được đi tắm biển Bà Rịa Vũng Tàu. Bình minh mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ, từ từ đội nước nhô lên. Những tia nắng màu vàng tinh nghịch nhảy múa trên đầu ngọn sóng. Mặt biển như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch, rộng mênh mông. Xa xa, từng đoàn thuyền nối nhau vượt sóng. cánh chim hải âu chập chờn như đùa với sóng. Sóng vỗ bờ oàm oạp, tung bọt trắng xóa, nối nhau xô bờ cát. Bãi cát thoai thoải, rộng và rất đông người vui chơi, tắm biển. Những rặng dừa xanh rì rào gió thổi cùng với sóng biển như bản hòa tấu hùng vĩ. Khi chiều tà thấp thoáng những ánh đèn của đoàn thuyền đánh cá như muôn vàn vì sao lấp lánh trên mặt biển. Biển là một bức tranh thiên nhiên đẹp vô cùng. Biển mang đến cho em nhiều khám phá lí thú. Em rất yêu biển

4 tháng 3 2018

 Đêm trăng biển đẹp lắm. Sóng biển lao xao tràn lên bãi cát. Sóng biển rì rầm vỗ vào chân đảo. Gió êm biển lặng như một tấm gương trong xanh óng ánh muôn ngàn trăng sao. Phía xa kia là đảo Cát Bà mờ xanh, là đảo Hòn Dấu lập lòe ngọn hải đăng, là đồi thông xanh biếc ở bãi biển Đồ Sơn. Từ một làng, chài em say mê ngắm trăng ngắm biển. Gió mát quá. Một tiếng chim từ trời cao vọng đến... Con chim lạc đàn hốt hoảng kêu lên trong màn sương đêm. Càng về khuya, biển càng ru êm đềm, biển ca hát.

 

4 tháng 3 2018

Trả lời

1/ 114

2/ văn 

3/ nghiêng

~Hok tốt~

4 tháng 3 2018

1. 114

2. văn

3. xe nghiêng

4 tháng 3 2018

1. Đó là Ngư Trường.

2. Cần câu uốn "cong" lưỡi sóng.

3. Loài tôm đó là Tôm Rảo.

4 tháng 3 2018

1.ngư trường

2.cong

3.tôm rảo

2 tháng 3 2018

Chuyện kể một cậu bé chăn cừu, hàng ngày cậu bé làm công việc của mình là thả đàn cừu lên thảo nguyên kia để chúng ăn cỏ, đến tối thì lại cùng đàn cừu trở về. Nhưng, vì buồn chán nên cậu bé thường xuyên trêu đùa mọi người bằng cách hô to lên rằng đàn cừu của mình bị hổ tấn công. Tưởng rằng có hổ xuất hiện thật, mọi người đều hô hào nhau người cầm gậy, người cầm cuốc lên đuổi hổ, nhưng khi lên đến nơi, không có con hổ nào cả, còn cậu bé thì cười một cách khoái trá. Trò đùa của cậu bé lừa được mọi người một lần, hai lần rồi ba lần. Và lần này, khi hổ xuất hiện thật, cậu bé gắng sức gọi thật to nhưng ngỡ là trò đùa như bao lần khác nên không ai xuất hiện cả. Kết quả là cừu của cậu bé bị hổ vồ mất. Qua câu chuyện này chúng ta thấy phần nào tác hại của việc nói dối, và trong cuộc sống của mình cũng vậy, lời nói dối mang ý nghĩa tiêu cực và rất có hại cho con người.

Nói dối là những lời nói không thật lòng, những câu chuyện hư cấu mà người nói cố tình hoặc vô ý nói ra. Nhưng dù là vô tình hay cố ý thì những lời nói dối này mang lại rất nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến người nghe mà trực tiếp nhất, đó chính ảnh hưởng đến tính cách của người nói, quan trọng hơn là ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của những người thường xuyên nói dối. Đối với những lời nói dối vô tình thì người nói ra chúng hoàn toàn không có chủ đích từ trước, khi giao tiếp vì bí chuyện hay muốn tránh né một điều gì đấy có thể vô tình nói ra.

Những lời nói dối này khi sử dụng một lần hai lần thì người khác có thể tin tưởng nó là sự thật, mang lại sự khoái trá cho người nói, mang lại sự thỏa mãn nhất thời. Nhưng, hậu quả sâu sa mà nó để lại thì người nói lại chưa thể cảm nhận được ngay, trước hết nói dối nhiều sẽ trở thành một thói quen khó bỏ, để trong mọi tình huống đều có thể nói ra. Nhưng “cái kim” trong bọc lâu ngày cũng có ngày lòi ra, người đối diện sẽ dần dần lắng nghe và hiểu những lời nói đó là thật lòng hay không. Và khi phát hiện mình bị lừa dối thì người nói mất đi niềm tin vốn có ở họ và rất khó có thể gây lại niềm tin như lúc ban đầu.

Đó là trường hợp những lời nói dối vô tình, không có tác hại gì, chỉ dùng để mua vui, để khoe mẽ hay che đậy một việc tiêu cực nào đó. Dù không gây hại cho người đối diện nhưng một khi đã nói dối bạn sẽ mất đi uy tín của bản thân, cách đánh giá của người khác về mình cũng thay đổi theo hướng tiêu cực, từ đó gây ảnh ưởng xấu đến mối quan hệ với những người xung quanh.
Ở trường hợp khác, mức độ của lời nói dối có thể gây ra những hiểu lầm, thiệt hại cho người khác thì lời nói xấu này thực sự trở thành một trò đùa tai hại. Đó là khi con người dùng những lời nói dối để đánh lừa người khác chỉ vì lợi ích của mình.

2 tháng 3 2018

Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…

Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông đã bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình,

Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta…

Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.

Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:

Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:

–   Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!

Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.

Thằng bé lên tiếng kêu la:

–   Ôi làng nước ơi, chó sói!

Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé Lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.

Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.

Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tính hàng đầu, ai cũng phải có nó. 

Nếu đúng và có lý cho tui 1 k nha 

2 tháng 3 2018

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. 
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

2 tháng 3 2018

Hoài Thanh viết: " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có "

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:

   Trước đây em chỉ biết một số các con vật trong thế giới tự nhiên nhưng qua ngòi bút và sự nhào nặn của nhà văn Tô Hoài, em thấy được đời sống xã hội và thế giới nội tâm của Dế Mèn: Khao khát lý tưởng , thích sống một cuộc sống độc lập. Qua tác phẩm: Dế mèn phiêu lưu kí, em càng hiểu rõ hơn tài quan sát và cách miêu tả thế giới loài vật của nhà văn Tô hoài, từ đó giúp em yêu quý hơn MT mik đang sống

học tốt ~~

2 tháng 3 2018

Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ".

Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.

Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.

- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.

Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.

Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".

Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.

Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”.

Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.

Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.

Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.

Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!

2 tháng 3 2018

Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: Tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.

Đoạn trích ''Trong lòng mẹ” là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: Người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được

Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.

"Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..."

Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: "Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: Lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay"

Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ. Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: "Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ".

Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm... Tôi cười dài trong tiếng khóc". Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm. Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.

Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình mẹ giống như cậu bé Hồng: "Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở". Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ.

Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: "Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng". Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.

2 tháng 3 2018

Tác dụng của ống kính camera là để tái tạo lại 1 ảnh thật (real image) nằm trên cảm biến, nếu ống kính là hình vuông, ảnh thu được sẽ méo mó, không đều nhau vì ánh sáng đi qua thấu kính vuông sẽ bị khúc xạ không đều tại 4 góc. Tương tự với các hình khác như chữ nhật, thoi,...

Chỉ có thấu kính tròn, không có góc cạnh, đường biên đều như nhau, làm cho ánh sáng đi qua sẽ không bị tán sắc và đều tập trung vào tâm (focal point). Đây là điều cần thiết vì ảnh vốn là để tái tạo lại hình ảnh của chúng ta một cách thật nhất.

Đầu tiên, cần phải biết ống kính smartphone lại có dạng hình tròn là mục đích để tập trung ánh sáng vào cảm biến, mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất. Chính vì thế, yếu tố quyết định tạo nên hình dạng bức ảnh tròn hay chữ nhật đó chính là cảm biến của thiết bị.

Tại sao camera hình tròn mà chụp ảnh lại ra hình vuông? - Ảnh 1.

Cảm biến là yếu tố quyết định tạo nên hình dạng của bức ảnh.

Khi ống kính sử dụng những cảm biến hình tròn, những bức ảnh cho ra sẽ có hình tròn. Tuy nhiên, cảm biến này sẽ làm cho phần ánh sáng ở phần viền bức ảnh được uốn cong nhiều hơn để có thể lấp đầy phần viền của khung ảnh, do đó những bức ảnh bị biến dạng nếu so với mắt thường.

Tại sao camera hình tròn mà chụp ảnh lại ra hình vuông? - Ảnh 2.

 Cảm biến hình chữ nhật sẽ cho ra những bức ảnh giống với mắt con người nhìn thấy nhất.

Để khắc phục vấn đề này, các nhà sản xuất phải sử dụng cảm biến hình chữ nhật với chức năng cắt bỏ những phần thừa này để giữ lại những bức ảnh có hình dạng tương ứng với tỷ lệ kích thước tối ưu. Do đó, những bức ảnh khi chụp với cảm biến này sẽ giống với mắt của con người quan sát thấy nhất.

Ngoài ra, để sản xuất một cảm biến hình tròn các nhà sản xuất sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn so với cảm biến hình chữ nhật. Bên cạnh đó, hình ảnh dạng tròn sẽ kéo theo rất nhiều thứ khác phải thay đổi để phù hợp với quy chuẩn chung của nó như màn hình hiển thị, máy in hay khổ giấy. Chính vì thế, cảm biến hình chữ nhật sẽ là phù hợp hơn cả.

1 tháng 3 2018

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu