K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

Nhân ngày hai mươi tháng mười một, ngày nhà giáo Việt Nam, trường em đã long trọng tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm nhằm tri ân công ơn của thầy cô đối với các thế hệ học trò. Chúng em đã chuẩn bị những bó hồng tươi thắm, những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất dành cho thầy cô nhân ngày lễ đặc biệt này. Cũng trong ngày 20/11 chúng em được chứng kiến tấm lòng yêu thương, trân trọng của các anh chị đã ra trường dành cho mái trường và thầy cô giáo cũ của mình.

Vào buổi sáng ngày 20/11 chúng em vô cùng náo nức, nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ mít tinh, có lớp đảm nhận nhiệm vụ bày biện, tổ chức cho buổi lễ, lớp thì phân công nhau trực nhật để không gian sân trường trang trang, đẹp đẽ nhất. Cũng có lớp tập dượt lại những tiết mục văn nghệ để chuẩn bị biểu diễn cho lễ kỉ niệm sắp tới.

Mọi người đều vô cùng nhộn nhịp với công việc của riêng mình. Khi buổi lễ bắt đầu, chúng em được nghe lời diễn văn đầy ý nghĩa của thầy hiệu trưởng về ý nghĩa của nghề giáo và ngày kỉ niệm 20/11. Sau đó những tiết mục văn nghệ cũng được diễn ra một cách suôn sẻ với giải nhất thuộc về anh chị lớp 5A.

Sau lễ mít tinh, chúng em thu gọn bàn ghế vào thì thấy những anh chị đã ra trường nhiều năm trước trở về trường và tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm. Các anh chị đều dành cho thầy cô giáo cũ của mình tấm lòng thương yêu chân thành, vì vậy mà dù đã ra trường thì anh chị cũng vẫn thu xếp thời gian để về thăm lại mái trường xưa, thăm lại thầy cô và nói những lời tri ân công lao đầy sâu sắc.

Hình ảnh của các anh chị khiến cho em vô cùng cảm động, đó chính là tinh thần tôn sư trọng đạo mà thầy cô vẫn thường dạy cho chúng em trong những giờ học đạo đức. Đó cũng chính là những đức tính tốt, những tấm gương đẹp để cho chúng em học tập và noi theo.

~~~

Nguồn: https://vndoc.com/ke-chuyen-lop-5-ke-lai-mot-cau-chuyen-noi-ve-truyen-thong-ton-su-trong-dao/download

Bạn tham khảo nha.

13 tháng 3 2018

Vua Nghiêu trị vì thiên hạ, giúp cho đất nước thanh bình, hiền tài được trọng dụng, nhân tài ở khắp mọi nơi. Nhưng ông vẫn lo mai một nhân tài, nên thường xuyên đi vào núi sâu để cầu hiền học đạo.

Một lần, vua Nghiêu đi đến núi Vương Ốc và nghe thấy có tiếng đọc sách văng vẳng ở trong rừng. Đi theo tiếng đọc vua tìm đến một ngôi nhà tranh thấy một đứa trẻ đang ngồi đọc sách. Vua Nghiêu thấy cậu bé đang đọc một cuốn sách kinh điển về đạo đức liền hỏi: “Cậu bé còn nhỏ tuổi thế mà đã có thể đọc hiểu được cuốn sách sâu sắc này hay sao?” Cậu bé đáp: “Từ đầu cháu cũng không hiểu lắm, nhưng được Sư phụ giảng nên cháu dần dần hiểu ra.” Vua Nghiêu nói: “Sư phụ của cậu là ai, tên họ là gì? Có đang ở đây không?” Cậu bé đáp: “Sư phụ của cháu họ Doãn tên Thọ, đi ra ngoài hái thuốc chưa về.” Vua Nghiêu lại hỏi: “Vậy sư phụ của cháu khi nào về?” Câu bé trả lời: “Cái này rất khó nói, có khi một tháng cũng có khi mười mấy ngày.” Vua Nghiêu thấy trong phòng toàn là sách, đa số đều là sách về đạo đức, còn có sách về thiên văn, vua nghĩ Doãn Thọ hẳn là một bậc cao nhân.

Trưa ngày hôm sau, vua Nghiêu lại sai tùy tùng chuẩn bị lễ vật, đến nhà Doãn Thọ, nhưng Doãn Thọ vẫn chưa về, còn cậu bé vẫn đang đọc sách, liền nói với cậu bé: “Ta muốn gặp thầy của cháu mà chưa có cơ hội. Nay vì việc ở kinh thành nên ta phải về ngay, phiền cháu chuyển lễ vật đến cho thầy. Mùa xuân năm sau ta sẽ lại đến.” Cậu bé nói: “Hôm qua cháu đã nghe hàng xóm nói ngài là Thiên tử, sư phụ cháu vốn ít giao thiệp với quý nhân, những lễ vật này cháu không dám nhận, xin ngài mang về cho.” Vua Nghiêu đành phải mang lễ vật về, tùy tùng đều cho rằng đứa trẻ này thật là vô lễ, vua Nghiêu nói: “Trẫm lại rất thích sự ngây thơ của cậu bé, quả là đứa trẻ hiếm hoi trên thế gian, không hổ là đệ tử của bậc cao nhân.”

Sau khi trở về vua Nghiêu kể lại câu chuyện của Doãn Thọ, trong đó có hai vị lịch quan là em vua đều nói Doãn Thọ quả là bậc đạo sỹ, vốn muốn tiến cử ông với vua, nhưng biết rằng ông ở ẩn không muốn ra làm quan nên không tiến cử nữa. Vua Nghiêu nói: “Trẫm nghĩ từ xưa đến nay các tiên đế đều cầu học bậc thánh hiền, như Hoàng Đế học Đại Điên, Chuyên Húc Đế học Lạc Đồ, Hoàng Khảo học Xích Tùng Tử. Doãn tiên sinh đạo đức cao siêu lại cao đạo không muốn ra làm quan, trẫm sẽ bái làm sư phụ, đến tận nơi học tập. Hai ngươi hãy nhân danh trẫm đến giới thiệu trước rồi trẫm sẽ đến gặp sau.” Hai người tuân lệnh.

Đông qua xuân về, vua Nghiêu cùng hai người anh em đi đến núi Vương Ốc, khi nhìn thấy ngôi lều tranh của Doãn Thọ từ xa, vua Nghiêu đã cho xe dừng lại, ba người cùng đi bộ vào. Đi đến lều tranh thì chỉ thấy đồng tử đang ngồi đọc sách, vua Nghiêu liền hỏi: “Sư phụ đâu?” Đồng tử vội vàng chạy vào bẩm báo. Sau đó, Doãn Thọ đi ra cung kính nói với vua: “Hôm trước thảo dân có việc đi ra ngoài nên ngài đến mà thảo dân không biết để đón tiếp xin ngài thứ lỗi. Thảo dân có nghe đệ tử kể lại ý vua, vô cùng lo lắng. Việc các bậc hoàng đế đi cầu học thời cổ đại là có, nhưng các vị ấy đều là những người thầy có đạo đức học vấn cao siêu hơn người thường, còn thảo dân đây chỉ là một kẻ ở trong núi sâu, học vấn đơn giản, đâu dám nhận là “thầy của vua”. Vua Nghiêu liền trả lời: “Đệ tử thực lòng muốn học, xin thầy giáo đừng từ chối.” Nói rồi vua đi đến bái thầy, Doãn Thọ vội vàng đáp lễ nhưng vẫn từ chối. Một vị lịch quan nói: “Chủ nhân của chúng tôi rất thành tâm, đã trai tịch sạch sẽ trước khi đến, xin tiên sinh đừng từ chối.” Lúc này Doãn Thọ mới đồng ý.

Doãn Thọ mời vua và hai người anh em ngồi xuống nói chuyện, Doãn Thọ giảng về đạo đức và thiên hạ, vua nghe cảm thấy khâm phục vô cùng. Vua Nghiêu nói: “Đệ tử muốn tìm một bậc đại thánh nhân để nhường ngôi vị, và muốn tìm những bậc hiền tài để trợ giúp.” Doãn Thọ nói: “Vua khiêm nhường như vậy, nếu gặp được bậc thánh nhân xuất thế thì quả là hợp với chí nguyện của ngài, đạo đức của ngài là tấm gương cho thiên hạ. Các bậc thánh nhân trong thiên hạ còn có Sào Phủ, Tử Châu Chi Phụ, Y Bạc Tử, Bị Y, Phương Hồi đều là những hiền sỹ chân chính, ẩn cư trong núi, không xuất thế nhân.” Về sau vua Nghiêu đều đến học hỏi những vị hiền sỹ này.

Vua Nghiêu ở trong núi Vương Ốc mười ngày, hàng ngày Doãn Thọ đều giảng cho vua những kinh điển đạo đức, tối đến cùng vua quan sát thiên tượng, giảng về thiên văn, lý của các ngôi sao và dự đoán. Từ đó, vua Nghiêu bất kể đông hè, thường đến học hỏi Doãn Thọ, vua rất cung kính đối với thầy, thường để cho Doãn Thọ ngồi trên còn mình ngồi dưới, hướng mặt về phía Bắc hành lễ cầu giáo.

Doãn Thọ nhiều lần giảng cho vua Nghiêu về đạo đức nhân nghĩa và đạo thanh tịnh vô vi. Vua Nghiêu thực hành rất nghiêm túc, thương yêu dân chúng, cai trị thuận theo thiên ý, khởi xướng đại đạo; định ra pháp luật, nghiêm cấm dối trá; khích lệ người dân phê bình những lỗi lầm của mình; xét xử công minh, trọng dụng hiền tài; nhân từ thương dân, luôn quan tâm đến bách tính muôn dân, trở thành một tấm gương trong việc trị vì đất nước.

“Sử ký” viết: Phẩm chất và tài trí của vua Nghiêu đều rất phi phàm, “kỳ nhân như thiên, kỳ tri như thần” (đức nhân của ngài như trời, trí của ngài như thần). Ông nêu cao tinh thần đạo đức, luôn lắng nghe ý kiến người dân, để lại cho hậu nhân một tấm gương về tinh thần tôn sư trọng đạo.

Sư Văn tôn sư kính học

Vào thời Xuân Thu, Sư Văn từ nhỏ đã lập chí học âm nhạc, khi ông nghe nói Sư Tương đánh đàn khiến cho chim chóc nhảy theo tiếng nhạc, cá nhảy ra khỏi mặt nước để nghe, liền chuẩn bị hành lý đến bái Sư Tương làm thầy.

Sư Tương là một người thầy nổi tiếng nghiêm khắc, không dễ dàng nhận đồ đệ, Sư Văn phải khẩn cầu ba lần, Sư Tương cuối cùng bị cảm động bởi thành ý và quyết tâm của ông nên đã thu ông làm đồ đệ. Sư Tương giảng nhạc lý cho anh, cầm tay dạy cho anh cách chỉnh đàn định âm, nhưng ngón tay của anh cứng nhắc, ba năm sau, cũng không đánh nổi một khúc nhạc hoàn chỉnh. Sư Tương nói với anh: “Con vẫn thiếu ngộ tính, học đàn không đủ chuyên tâm, tốt nhất là đi về đi.”

Sư Văn hối hận tự trách mình: “Con biết, là do con thường hay tâm thủ bất chuyên. Con không phải là không thể chỉnh được thanh, định chuẩn âm, cũng không phải là không biết tấu một nhạc chương hoàn chỉnh, điều con quan tâm không chỉ là âm điệu tiết tấu, điều con thực sự muốn là dùng tiếng đàn để biểu đạt nội tâm mình. Khi con chưa làm cho âm nhạc phát từ nội tâm, rồi cảm ứng đến nhạc cụ, nên tay cũng không thể phối hợp tốt với dây đàn. Xin thầy cho con thêm thời gian xem có thể tiến bộ được không.”

Từ đó, Sư Văn tĩnh tâm lại, chuyên tâm nhất trí, thanh trừ tạp niệm, hàng ngày chăm chỉ học tập, dụng tâm thể ngộ ý tứ mà âm nhạc biểu đạt, không ngừng hoàn thiện tu dưỡng. Một thời gian sau anh lại đến bái kiến Sư Tương, Sư Tương hỏi: “Bây giờ con đánh đàn thế nào rồi?” Sư Văn trả lời: “Đã chạm đến tâm can, xin thầy hãy nghe con đánh một khúc!”

Sư Văn bắt đầu căng dây đánh đàn, đầu tiên anh tấu âm thương thuộc kim âm, một khung cảnh của tháng tám mua thu hiện ra, tiếng đàn mang theo những làn gió thu mát mẻ, cây cỏ đều sắp đến mùa thu hoạch.

Sau mùa thu vàng óng, anh lại tấu một bài âm giác thuộc mộc âm, theo đó dường như có làn gió xuân ấm áp thổi về, hoa cỏ đâm chồi nảy lộc, đó là hình ảnh của một mùa xuân với vạn vật canh tân.

Tiếp đó Sư Văn tấu bài cung vũ thuộc thủy âm, hiện ra trước mắt là một mùa đông lạnh lẽo giữa tháng 11 với tuyết trắng bao phủ, sông hồ đóng băng.

Tiếp theo nữa, anh lại tấu cung chinh thuộc hỏa âm, đại biểu cho nhạc luật của tháng năm, khiến cho người ta cảm nhận thấy sự nắng nóng của một mùa hè rực lửa.

Khi nhạc khúc sắp kết thúc, Sư Văn tấu âm cung đầu tiên trong ngũ âm, kết hợp với thương, giác, vũ, chinh, từ bốn phía đều có gió nam thổi nhè nhẹ, những áng mây lững lờ trôi, dường như có một dòng cam lộ từ trên trời giáng xuống, dòng suối mát từ trong nguồn chảy ra.

Sư Tương nghe xong liền khen rằng: “Tiếng đàn của con quá mỹ miều! Thực sự đưa người ta như đi vào khung cảnh vậy!”

Thái độ học tập của Sư Văn vô cùng nghiêm túc, sau khi thầy giáo giáo huấn rằng trước tiên phải làm được dụng tâm chuyên nhất. Anh đã cảm ngộ được sự cao siêu của nghệ thuật âm nhạc, cái chí của âm nhạc không ở thanh, mà ở “đắc tâm ứng thủ”, nhấn mạnh vào tác dụng chủ đạo của “tâm hồn” trong diễn tấu âm nhạc, “nội đức vu tâm, phương năng ngoại ứng vu khí”. Điển cố thành ngữ “đắc tâm ứng thủ” cũng sinh ra từ đó, miêu tả việc nỗ lực đến nhà thầy học tập, vận dụng nhuần nhuyễn cả bàn tay và trái tim; nó đã trở thành một nguyên tắc học quan trọng trong diễn tấu âm nhạc cổ đại Trung Quốc.

Câu chuyện Sư Văn học đàn đã cho người ta một bài học rằng: Bất cứ việc gì cũng phải dụng tâm, học kỹ nghệ không chỉ là học kỹ thuật bên ngoài, mà còn cần lĩnh ngộ được nội hàm bên trong, hiểu rõ được cái lý, không ngừng đề cao tu dưỡng và ngộ tính, “đắc tâm” đi với “ứng thủ”. Dùng chính tâm, chính niệm để đạt được sự thanh tịnh, thân tâm hòa làm một, đạt đến cảnh giới tương hòa với trời đất.

13 tháng 3 2018

1. Mục đích

- Nhằm phát huy truyền thống vẻ vang của Phụ nữ Thế giới và Phụ nữ Việt Nam với sự đóng góp của các tầng lớp Phụ nữ.

- Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để ôn lại tinh thần quật cường của Phụ nữ Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước, thực hiện quyền bình đẳng trong xã hội, về việc làm đời sống, về lợi ích của lao động phụ nữ Việt Nam. Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện phong trào thi đua phụ nữ "Giỏi việc trường - Đảm việc nhà", giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao trên tinh thần vui khỏe, an toàn, tiết kiệm, thân mật và hiệu quả.

2. Yêu cầu:

Tất cả CB-GV-NV và giáo sinh thực tập đều tham gia tuyệt đối không vắng mặt. Các tổ trưởng quán triệt đến toàn thể ĐVCĐ – LĐ, Trưởng đoàn thực tập quán triệt đến toàn thể các Đ/c trong đoàn thực tập (Công đoàn điểm danh xếp thi đua)

II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

1. Thời gian tổ chức: Lúc.... giờ.....phút, ngày 07/3/2018.

- Địa điểm: Tại trường.........................

- Đối tượng: Toàn thể ĐVCĐ – LĐ trong trường và 24 giáo sinh thực tập.

- Khách mời: Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.

III. CHƯƠNG TRÌNH LỄ KỶ NIỆM – TỔ CHỨC CÁC PHONG TRÀO VUI CHƠI.

1. Phần lễ: Dự họp mặt ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 (tại phòng hội đồng trường 30 phút).

- Giới thiệu chương trình (Đ/c......................... - Bí thư đoàn trường).

- Thông qua truyền thống ngày Quốc tế 8/3 (Đ/c......................... – Chủ tịch công đoàn).

- Báo cáo sơ kết công tác nữ công: Đ/c......................... (Phụ trách nữ công).

- Hướng dẫn thể lệ một số trò chơi dân gian (Đ/c......................... - Bí thư đoàn trường).

2. Phần hội:

- Tổ chức thi trò chơi dân gian cho các ĐVCĐ – LĐ và đoàn thực tập sư phạm.(Đ/c......................... - Bí thư đoàn trường).

3. Gặp mặt:

- Giao lưu với đoàn thực tập dùng bữa cơm thân mật tại nhà xe của trường.

4. Kinh phí:

- Công đoàn phối hợp với nhà trường chi tiền ăn cho ĐVCĐ – LĐ trong trường.

- Riêng giáo sinh thực tập tự đóng góp.

- Công đoàn chuẩn bị các phần quà thi trò chơi dân gian.

5. Ban chỉ đạo và Ban tổ chức:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

.........................

Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường

Trưởng ban - Chỉ đạo chung

2

.........................

Chủ tịch Công đoàn

Phó ban chỉ đạo

3

.........................

P. Hiệu trưởng

Thành viên

4

.........................

P. Chủ tịch Công đoàn

Thành viên

5

.........................

UVBCHCĐ

Thành viên

6

.........................

UVBCHCĐ

Thành viên

7

.........................

UVBCHCĐ

Thành viên

8

.........................

BTĐT

Thành viên

Cùng với 5 tổ trưởng và trưởng đoàn thực tập.

6. Phân công cụ thể:

- Trang trí, dọn dẹp, âm ly loa máy đoàn thanh niên + đoàn thực tập sư phạm + bảo vệ.

- Chỉ đạo phần trò chơi: .........................

- Hỗ trợ phần hậu cần: .........................

- Chuẩn bị kinh phí, tham mưu, đặt cơm: .........................

- Tiếp khách.........................

Trên đây là kế hoạch phối hợp tổ chức sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 của CĐCS trường......................... và là 1 tiêu chí quan trọng trong đánh giá thi đua của các ĐVCĐ – LĐ và hoạt động của đoàn thực tập sư phạm, đề nghị các đồng chí thực hiện nghiêm túc.

Duyệt của chi bộ

Bí thư 

(Đã ký)

.........................

TM. BCH Công đoàn

Chủ tịch 

(Đã ký)

.........................

13 tháng 3 2018

1. Mục đích

- Nhằm phát huy truyền thống vẻ vang của Phụ nữ Thế giới và Phụ nữ Việt Nam với sự đóng góp của các tầng lớp Phụ nữ.

- Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để ôn lại tinh thần quật cường của Phụ nữ Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước, thực hiện quyền bình đẳng trong xã hội, về việc làm đời sống, về lợi ích của lao động phụ nữ Việt Nam. Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện phong trào thi đua phụ nữ "Giỏi việc trường - Đảm việc nhà", giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao trên tinh thần vui khỏe, an toàn, tiết kiệm, thân mật và hiệu quả.

2. Yêu cầu:

Tất cả CB-GV-NV và giáo sinh thực tập đều tham gia tuyệt đối không vắng mặt. Các tổ trưởng quán triệt đến toàn thể ĐVCĐ – LĐ, Trưởng đoàn thực tập quán triệt đến toàn thể các Đ/c trong đoàn thực tập (Công đoàn điểm danh xếp thi đua)

II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

1. Thời gian tổ chức: Lúc.... giờ.....phút, ngày 07/3/2018.

- Địa điểm: Tại trường.........................

- Đối tượng: Toàn thể ĐVCĐ – LĐ trong trường và 24 giáo sinh thực tập.

- Khách mời: Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.

III. CHƯƠNG TRÌNH LỄ KỶ NIỆM – TỔ CHỨC CÁC PHONG TRÀO VUI CHƠI.

1. Phần lễ: Dự họp mặt ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 (tại phòng hội đồng trường 30 phút).

- Giới thiệu chương trình (Đ/c......................... - Bí thư đoàn trường).

- Thông qua truyền thống ngày Quốc tế 8/3 (Đ/c......................... – Chủ tịch công đoàn).

- Báo cáo sơ kết công tác nữ công: Đ/c......................... (Phụ trách nữ công).

- Hướng dẫn thể lệ một số trò chơi dân gian (Đ/c......................... - Bí thư đoàn trường).

2. Phần hội:

- Tổ chức thi trò chơi dân gian cho các ĐVCĐ – LĐ và đoàn thực tập sư phạm.(Đ/c......................... - Bí thư đoàn trường).

3. Gặp mặt:

- Giao lưu với đoàn thực tập dùng bữa cơm thân mật tại nhà xe của trường.

4. Kinh phí:

- Công đoàn phối hợp với nhà trường chi tiền ăn cho ĐVCĐ – LĐ trong trường.

- Riêng giáo sinh thực tập tự đóng góp.

- Công đoàn chuẩn bị các phần quà thi trò chơi dân gian.

5. Ban chỉ đạo và Ban tổ chức:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

.........................

Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường

Trưởng ban - Chỉ đạo chung

2

.........................

Chủ tịch Công đoàn

Phó ban chỉ đạo

3

.........................

P. Hiệu trưởng

Thành viên

4

.........................

P. Chủ tịch Công đoàn

Thành viên

5

.........................

UVBCHCĐ

Thành viên

6

.........................

UVBCHCĐ

Thành viên

7

.........................

UVBCHCĐ

Thành viên

8

.........................

BTĐT

Thành viên

Cùng với 5 tổ trưởng và trưởng đoàn thực tập.

6. Phân công cụ thể:

- Trang trí, dọn dẹp, âm ly loa máy đoàn thanh niên + đoàn thực tập sư phạm + bảo vệ.

- Chỉ đạo phần trò chơi: .........................

- Hỗ trợ phần hậu cần: .........................

- Chuẩn bị kinh phí, tham mưu, đặt cơm: .........................

- Tiếp khách.........................

Trên đây là kế hoạch phối hợp tổ chức sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 của CĐCS trường......................... và là 1 tiêu chí quan trọng trong đánh giá thi đua của các ĐVCĐ – LĐ và hoạt động của đoàn thực tập sư phạm, đề nghị các đồng chí thực hiện nghiêm túc.

13 tháng 3 2018

Anh Định là con bác Thành, một hàng xóm của gia đình tôi. Năm nay, anh lên lớp 11. Thỉnh thoảng có bài tập khó, tôi vẫn thường sang nhà anh nhờ anh hướng dẫn. Anh Định không chỉ là một học sinh xuất sắc, anh còn là một tấm gương sáng để mọi người noi theo. Hè vừa rồi, anh Định về thăm quê ngoại. Vào một buổi chiều, anh trèo lên cây vú sữa của ngoại để hái trái chín giúp ngoại. Bỗng anh nghe tiếng kêu cứu. Từ trên cây, nhìn xuông phía có tiếng kêu, anh thấy một em nhỏ đang chới với trên bến sông, gần nơi anh đang hái vú sữa. Trên bờ có mấy em nhỏ đang khóc om sòm. Anh Định vội trèo xuống và nhanh chạy ra phía có em nhỏ. Anh nhảy ùm xuống sông và bế em nhỏ vào bờ. Cũng may có anh đến kịp nên em nhỏ đã được cứu. Chiều hôm ấy, gia đình em nhỏ sang nhà ngoại anh Định để cảm ơn anh. Anh chỉ cười mà không nói gì. Sau khi anh Định trở về thành phố, gia đình em nhỏ đã viết thư gửi về trường của anh và nói về việc anh đã cứu em nhỏ. Nhà trường tuyên dương anh trong buổi chào cờ đầu tuần.  Từ đó, mẹ tôi thường lấy anh Định ra làm gương cho tôi noi theo. Tôi thầm hứa: tôi sẽ luôn cố gắng học tập tốt, chăm ngoan để cha mẹ, thầy cô vui lòng.

 

13 tháng 3 2018

​Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

13 tháng 3 2018


Mẹ em rất hiền
đẹp hơn cô tiên
mẹ chỉ thương em
thương em nhât nhà.


Giữa buổi trưa hè
trời thì nóng gắt
mẹ em làm việc
đổ hết mồ hôi


Em thương mẹ em
em phải học hành
cố sao cho giỏi
để giúp cho mẹ 


em thương mẹ em 
làm việc mệt nhọc 
mai sau em lớn 
giúp ích cho đời.


mẹ không cho em
những gì em đòi
mà lại cho em
những điều có lợi.


mẹ lả duy nhất
răn dạy được em 
khuyên em học hành
sẽ tốt cho mình


khi mẹ em ốm
mẹ em ráng làm
để cho em học
mẹ ốm nặng hơn


em thương em quý
không ai sánh bằng
mẹ như cô tiên
ban mọi phép lành. 


em quý mẹ em
là người hiền đức
chăm học chăm làm 
là một tấm gương.
 

13 tháng 3 2018

về trg hok dc ko bn 

13 tháng 3 2018

bài thơ 7 chữ này hay đó ^ - ^ 

13 tháng 3 2018

quẩy nào ae ồ ồ dê

13 tháng 3 2018

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

13 tháng 3 2018

Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng, chứa chất biết bao niềm vui, nỗi buồn bên người thầy cô. Tôi cũng vậy, tôi được lớn lên và trưởng thành trong sự ân cần, chăm sóc tận tụy của rất nhiều thầy cô giáo nhưng ấn tượng nhất với tôi là hình ảnh cô Tâm cùng với kỉ niệm khó quên, cô chính là người đã nắm tay tôi nắn nót cho tôi từng nét chữHồi ấy, cô Tâm là chủ nhiệm của lớp 1 E chúng tôi, ngày từ ngày khai giảng đầu tiên, trong ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên của đứa trẻ thơ, tôi đã thấy cô thật hiền hậu trong tà áo dài rực rỡ màu xanh có những bông hoa lốm đốm nhiều màu sắc, cô có dáng người dong dỏng, khuôn mặt có trái xoan với đôi mắt nâu ấm áp luôn nhìn chúng tôi với vẻ thân thương, trìu mến, mái tóc dài mượt đen óng ánh làm nổi bật nước da trắng hồng của cô, sống mũi cô cao với đôi môi trái tim lúc nào cũng đỏ hồng như được xoa lên một lớp son mỏng. Ấn tượng nhất với tôi là nụ cười duyên dáng với hàm răng trắng ngà đều tăm tắp cùng má lúm đồng tiền hiện rõ trên má trái, cô ăn mặc giản dị không diện như các cô giáo khác trong trường  nhưng trong ánh mắt của học trò chúng tôi, cô lúc nào cũng xinh đẹp nhất, tươi trẻ nhất.

13 tháng 3 2018

Dấu hai chấm được viết là " : "

Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

 Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phói hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

P/s:Lớn hơn tuổi và không phải là thánh

13 tháng 3 2018

Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

 Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phói hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

13 tháng 3 2018

Giới thiệu bản thân về tiếng anh:

Hello everybody! My name is ...(tên bạn). I am ...(tuổi) years old. I'm in class ...(lớp bạn học) at ....... ........ School (Trường của bạn).

Nói chung mình ko giỏi phần này lắm

Còn về bài hát hay thì mình biết vài bài, nhưng ko biết bạn thích hay ko.

13 tháng 3 2018

umk bn cứ nói đi bài gì cx được để mk nghe thử

13 tháng 3 2018

a) hình thức văn vần, giàu tính thời sự

b) thuyết phục

c) tưởng nhớ

Đây là mình nghĩ thế, nếu không đúng thì thôi nhé. Bạn nhớ nhé >3

13 tháng 3 2018

nhớ k cho mình nha

13 tháng 3 2018

hôm nay được tấm giấy khen 

về nhà em đã ho hen cả người

3 tháng 5 2018

hôm nay rõ là đen

thế mà mọi người vẫn khen