K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2018

Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.
Vào mùa Xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa Xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, lúc lỉu trông rất đẹp mắt.
Mùa Thu, là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.
Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn, không như các giống bưởi khác, khoảng tháng 8 đã chín. Nên vào dịp Trung Thu, người ta thường ăn các loại bưởi khác.
Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu. Khi trẩy hết bưởi, ông nội thường rủ em ra vườn quét vôi cho từng gốc cây. Ông bảo, để năm sau bưởi ra nhiều quả hơn, và không bị sâu gốc.
Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.
 

14 tháng 3 2018


Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc lỉu quả chín. Cây hoa hồng toả hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chum quả chín… Nhưng em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi được ông trồng hơn 20 năm. Cây cao gần 2m. Thân cây không to lắm chỉ bằng bắp chân người lớn. Thân cây màu rêu xám, không sần sùi và nhiều u bướu như cây bàng. Rễ cây to, bám chắc vào đất, hút dinh dưỡng từ đất nuôi cây. Từ thân cây chia ra thành ba cành lớn chắc chắn như những cánh tay của lực sĩ cử tạ. Ba cành lớn ấy lại phân ra thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Lá cây to bằng bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Hoa bưởi nhỏ, màu trắng ngọc, mọc thành từng chum. Mùa xuân hoa nở thơm ngát cả khu vườn. Khi hoa bưởi rụng đi, những quả bưởi sẽ thay thế. Quả bưởi tròn, da trơn nhẵn được nâng đỡ cẩn thận. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại.

Cây bưởi có rất nhiều ích lợi khác nhau. Hoa bưởi thơm ngát thường được dung để ướp chè. Ông ngoại em hay ướp chè với hoa bưởi ủ trong lá sen. Nước chè được ướp bằng hoa bưởi uống vừa thơm vừa ngọt. Vào những ngày Rằm Tháng Tám, quả bưởi được mang đi thắp hương cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên. Hay những dịp Tết thì quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Các bà các mẹ lấy vỏ bưởi phơi khô để gội đầu. Tóc sau khi được gội bằng vỏ bưởi vừa óng mượt, chắc khoẻ lại vừa thơm thoang thoảng mùi bưởi.

Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn,… Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó.

Mỗi mùa hoa nở em lại có dịp cùng ông ngoại đi hái hoa về ướp chè, được cảm nhận mùi hương thơm ngát của hoa bưởi. Em rất thích cảm giác ấy và thấy yêu cây bưởi vô cùng.

Tích cho mk nha !!!!~~

14 tháng 3 2018

Áo dài ra đời từ rất lâu, nó đã trải qua các thời kì cải biến để đạt đến độ thẩm mĩ như ngày nay. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được người phụ nữ mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Sau đó, nó được biến thành áo ngũ thân để các cô, các bà mặc trong lễ hội mùa xuân.

Đến thời chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, Vũ Vương Nguyền Phúc Khoát ban hành sắc dụ về y phục, thì chiếc áo dài có cổ đứng ngắn tay, cứa ống tay rộng hoặc hẹp, hai bên nách trở xuống khâu kín, không xẻ tà. Từ đó, áo dài được cải tiến theo nhiều kiểu, ngày một trở nên xinh đẹp, thướt tha.

Áo dài được may bằng nhiều chất liệu như gấm, nhung, lụa tơ tằm. Hiện nay, các nhà thiết kế y phục đã sáng tạo ra nhiều kiểu áo dài tân thời, cố áo cài khuy. Khuy áo là hạt cườm, hạt ngọc, cúc bấm. Tay áo dài không có cầu vai, may liền với cổ áo giống như áo bà ba xẻ tà. Chính đặc điểm này khiến việc sinh hoạt của ngực phụ nữ được dễ dàng, đồng thời tạo dáng thanh thoát, yểu điệu, thướt tha.

Áo dài có hai tà chính: tà áo trước và tà áo sau. Đây là phần được các nhà thiết kế thời trang cách điệu nhiều nhất. Khi thì dùng chất liệu vải voan, khi thì được kết cườm, ngọc óng ánh. Áo dài thường đi đôi với quần thụng. Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài xẻ tà cùng với quần thụng trắng bởi nó tạo nên vẻ đài các trang nhã. Hiện nay, áo dài có nhiều hoa văn khác nhau, mang đậm bản sắc dân tộc Có thể là những đoá hoa như hoa hồng, hoa lan, búp huệ. Có thể là hoa thuỷ tiên. Cũng có thể là nhiều loại hoa rực rỡ, đủ màu sắc gợi lên dáng yêu kiều, đài các, quý phái của các cô thiếu nữ, thanh nữ.

Giêng hai, bước vào hội xuân, trên mọi nẻo đường quê Kinh Bắc, xứ Đông xứ Đoài... ta bắt gặp các bà, các cụ trong bộ áo quần dài bằng lụa nâu, vai khoa; túi đi đến chùa lễ Phật. Hội chùa Hương, hội Gióng, hội chùa Dâu, hội Lim,... từng đoàn thiếu nữ, thanh nữ thướt tha trong bộ áo dài tuyệt đẹp. Trong các lề chào cờ, các ngày lễ được tổ chức ở sân trường, nhất là các trường Trung học phổ thông hàng nghìn nữ sinh và cô giáo trong chiếc áo dài trắng, quần trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trinh trắng của thế hệ tuổi xuân.

Aó dài thường được mặc trong những nghi lễ trang trọng của quốc gia, hay trong những ngày tựu trường, tổng kết, ngày trao bằng,…Mỗi cô gái luôn gắn liền với áo dài như thế. Và áo dài còn được đưa ra để giới thiệu cho bạn bè bốn phương, trở thành trang phục được rất nhiều người nước ngoài yêu thích. Nhắc đến Việt Nam, họ luôn nhớ đến hình ảnh cô gái mặc trên mình tà áo dài, đi thướt tha, một vẻ đẹp kiêu sa nhưng mộc mạc.

Aó dài còn gắn liền với những tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ. Là chủ để bất tận mà ai cũng muốn được khai thác. Trong những bài hát cũng có hình ảnh áo dài phẩng phất. Tà áo dài được biến hóa, trở nên những màu sắc riêng, nhưng vẫn đẹp, vẫn duyên dáng, thầm kín.

Áo dài gắn liền với nhiều truyền thống là một biểu tượng độc đáo của văn hóa Việt Nam. Ngày nay với sự đa dạng về trang phục cách tân như váy, đầm, áo xẻ,….được giới trẻ đón nhận rất nhiều nhưng áo dài vẫn là một phần không thể thiếu đối với con gái Việt nói riêng và truyền thống của người dân Việt Nam nói chung.

Áo dài- mang theo những phong cách riêng và đặc biệt của người Việt, đang đi đến mọi nơi để lại dấu ấn cho đất nước. Vì thế chúng ta cần gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp mãi mãi của chiếc áo dài Việt Nam.



Nguồn: https://vanmauphothong.com/ta-ve-ao-dai-viet-nam/#ixzz59jJJk4MT

14 tháng 3 2018

Đất nước của chúng ta đang tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy rất cần có những người tài. Học sinh chúng ta cũng như tất cả những người dân Việt càng ngày phải có nhiều hiểu biết, trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì vậy học là điều rất cần thiết với chúng ta để nâng cao trình độ, kĩ năng đáp ứng cho cuộc sống sau này. Lê-nin có câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy học là gì? 'Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm hiểu biết, trình độ khoa học, kĩ thuật về mọi mặt, giúp chúng ta tăng thêm khả năng hiểu biết của mình. Học ở đây không phải chỉ đến trường mới học, mà ngay từ nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay chăm sóc của gia đình chưa được đến trường, cha mẹ đã dạy ta học nói, học đi, học ăn, học cư xử trong đời sống thông thường. Khi được đến trường, chúng ta được học kiến thức khoa học và xã hội, học một cách toàn diện cả tài cả đức theo chương trình của nhà trường dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo. Ngoài ra, chúng ta còn có thể học hỏi thêm ở bạn nếu không hiểu, học những cái hay của bạn để bổ sung cho chỗ thiếu sót
của mình và học ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta còn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm trên sách, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, học ở những người lao động xung quanh mình, trong cộng đồng của mình. Bên cạnh đó ta cần phải chú ý việc học toàn diện, không học lệch, học lí thuyết đi đôi với thực hành, vận dụng vào đời sống để nắm chắc bài học hơn. Còn “học nữa” là học hết trình độ này lại đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Những con người ham học thì họ không bao giò' thỏa mãn với chính mình mà luôn chăm chỉ học suốt cuộc đời của mình nhằm nâng cao trình độ hiểu biết. Cũng giốngnhư hôm nay chúng ta học xong vấn đề này thì không nên dừng lại mà ngày mai lại chuyển sang kiến thức khác mới hơn, hay hơn. Cũng giốngnhư học hết lớp 12, ta học tiếp lên đại học, cao học và hơn nữa... Mỗi lần nâng một mức học như thế, con người sẽ trưởng thành và được trang bị đầy đủ, toàn diện đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội, sau này sẽ tự nuôi sông được bản thân mình, giúp đỡ gia đình và đóng góp cho xã hội. Nhất là khi chúng ta còn trẻ, có sức khỏe, trí nhớ tốt thì phải chăm chỉ học tập. Còn “học mãi” là học liên tục, không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt. Đó là những người ham học, lúc nào cũng cảm thấy mình còn chưa đủ hiểu biết, luôn đòi hỏi phải nâng cao trí tuệ, nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy đã qua tuổi học, họ đã già, đầu óc không còn được minh mẫn như trước nữa nhưng họ vẫn tiếp tục vừa tham gia công tác, vừa học, vừa làm việc và rút ra những kinh nghiệm quý báu cũng là học. Như vậy, học là vô tận, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi điều, nó giúp cho con người chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn, nâng cao năng suất công việc. Trong lời dạy của Lê-nin có ba vế ngắt làm ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”, “mãi”, điệp từ “học" được nhắc lại ba lần. Lời nói của Lê-nin rất đúng với thực tế, chí nghĩa, chí tình. Những con người thực hiện đúng lời dạy của Lê-nin thường là những người tài giỏi, nổi tiếng, có sự nghiệp rạng rỡ và hết lòng cống hiến cho dân, cho nước.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết đó là vì chính bản thân chúng ta. Nếu không đi học chúng ta sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này. Kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Có học chúng ta mới có được việc làm tốt để nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, hạnh phúc hơn. Bác Hồ đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy, nếu con cháu chúng ta chăm chỉ học tập, rèn luyện thì đó sẽ là những nhân tố tích cực xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, đất nước ta sẽ không thua kém gì các nước khác trên thế giới. Một đất nước no ấm, hạnh phúc thì mỗi gia đình, bản thân chúng ta sẽ được sông đầy đủ, hạnh phúc hơn. Vả lại, kiến thức của loài người là một kho tàng khổng lồ, thế giới càng ngày càng phát triển, mỗi ngày đều có thêm nhiều sáng tạo, tìm tòi, phát minh hơn. Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật càng tiến lên, sự đòi hỏi của xã hội ngày càng tăng, ta không học, không thể làm việc được, không theo kịp bước tiến của thời đại. Đến lúc đó, chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước xã hội, cộng đồng. Hơn thế nữa, hiếu học là một truyền thống tốt đẹp mà từ bao đời nay, ông cha chúng ta đã truyền lại cho con cháu. Không chăm chỉ học tập sẽ đi ngược với truyền thông, đạo lí tốt đẹp đó. Việc học trở thành một vấn đề rất cần thiết, cấp bách với chúng ta nên ta cần chăm chỉ học tập cho tốt.

Ngày xưa, ông cha ta rất coi trọng việc học nên thường răn dạy con cháu phải học tập cho tốt. Trong xã hội xưa có Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo, đêm đến vì không có đèn học nên ông đã phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học. Hay là nhân vật Trạng Nồi cũng là một chàng thư sinh nghèo khó, không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ Trạng nguyên và vẫn không quên công ơn tốt bụng của người hàng xóm đó.

Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ có rất nhiều các bạn nhỏ phải lặn lội trong mưa bom bão đạn của giặc để đến trường. cuộc sống tuy có khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn chăm chỉ học tập. Không ít những người trong họ đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ góp phần xây dựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp, văn minh và hiện đang nắm trọng trách quan trọng trong bộ máy nhà nước ta.

Trong thời đại ngày nay, xã hội ta cũng xuất hiện nhiều tấm gương sáng về lòng ham học. Những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa phải trèo đèo, lội suối qua những quãng đường dài để đến học ở những lớp học nghèo nàn, đơn sơ dựng tạm. Ấy vậy mà trong số họ xuất hiện bao bạn nhỏ là học sinh giỏi vượt khó, không thua kém bất kì bạn học sinh nào. Hay như những bạn nhỏ vừa học vừa làm thêm để lấy tiền nuôi sống bản thân, chi phí cho việc học. Họ đều là những con người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thôn, nhưng học tập vẫn chăm chỉ, cần mẫn, có những thành tích cao, tốt đẹp.

Trong văn học phải kể đến nhân vật Mã Lương ở truyện Cây bút thần - một tấm gương về lòng ham học và học thành tài. Vậy học tập góp phần rất quan trọng tới công việc, tương lai sau này của chúng ta nên cần phải học tập thật tốt.

Vậy muôn thực hiện lời dạy của Lê-nin ta phải làm gì? Chúng ta phải tự tìm lấy những cái thích thú, say mê trong học tập và phải luôn sáng tạo trong việc họ. c của mình để học tốt hơn. Bên cạnh đó, để học tốt, chúng ta còn rất cần đến nghị lực, quyết tâm học tập. Trong giờ học, ta cần phải chăm chỉ lắng nghe lời giảng của thầy giáo, nắm chắc bài học, học thêm ở bạn bè, lắng nghe thông tin đại chúng, sách báo. Ngoài ra chúng ta cần học tập trong cuộc sống, tìm tòi, sáng tạo thêm để học cho tốt. Học phải đi đôi với thực hành, học toàn diện.

Câu nói trên của Lê-nin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều, không được ngừng nghỉ để rồi sẽ phục vụ cho công việc sau này của mình. Học là rất quan trọng, vì nhờ có học, có kiến thức mới giúp chúng ta làm được việc, nuôi sông bản thân, gia đình và xây dựng đất nước. Bản thân ta sẽ luôn cố gắng để học tập thật tốt để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Hãy đừng bao giờ quên lời dạy của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi! ”.

14 tháng 3 2018

Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.

14 tháng 3 2018

Bạn thân là người cùng mình chia sẻ nỗi vui,buồn của mình

14 tháng 3 2018

Sau khi mò mẫm ở một số nguồn tài liệu, tôi đã tự đút kết, một số định nghĩa bạn thân từ các trang wed, mạng xã hội:

Bạn thân là người đã chơi với mình 1 thời gian và hiểu khá rõ về mình, biết mình thích gì ghét gì, biết rõ thói quen của mình, thậm chí biết cả thời gian biểu hàng ngày của mình.

Bạn thân là người luôn đứng về phía mình, luôn bênh vực mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào mặc dù mình có sai lòi mắt ra đi chăng nữa.

Bạn thân là người mình muốn dành thời gian cho họ nhiều hơn những người bạn xã giao bình thường khác, muốn đi ăn với họ, muốn đi chơi với họ, thậm chí chỉ là lượn lờ thôi cũng muốn đi với họ.

Bạn thân là người luôn nhiệt tình quan tâm đến mình, sẵn sàng mua đồ ăn cho mình khi mình ốm, sẵn sàng đến chơi tá lả với mình khi mình bị đau chân không ra được khỏi nhà.

Learn More

Nhưng rồi, liệu tình bạn ấy sẽ kéo dài mãi mãi chứ?

Có ai dám đánh cược rằng, cái tình bạn gắn mác "bạn thân" ấy sẽ vĩnh hằng mãi theo thời gian mà không bị bất cứ gì ngăn cản.

Ở cái thời cấp hai, cấp ba hay ở một thời điểm nào đấy. Ta sẽ có bạn thân, hoặc một đám bạn thân, luôn ở bên nhau, cùng nhau chia vui, sẽ buồn. Tất cả như chẳng có gì xa cách.

Rồi đến lúc chuẩn bị ra trường, đám bạn thân ấy ôm nhau khóc, khóc thê lương, tự nói với nhau sẽ luôn giữ liên lạc, luôn dành thời gian cho nhau, mỗi tuần mỗi tháng sẽ hẹn gặp nhau.

Một tuần, một tháng, một năm, hai năm, hay cả tuổi thanh xuân lúc đó. Mọi thứ dần phai nhòa.

Họ quá bận cho cuộc sống riêng của họ. Đến mỗi lần hẹn, liệu sẽ còn đông đủ như xưa không, khi đứa bận đi học, đứa bận rộn kiếm tiền cho cuộc sống, đứa phải đi ăn với bạn của nó vì đã lỡ hứa trước đó.

Chỉ một câu hỏi rằng: Mọi thứ liệu có còn nguyên vẹn không.

Có khi muốn viết một bình luận cho bức ảnh cô bạn thân để trêu, viết thật dài rồi lại xóa, vì cảm thấy mình vô duyên quá.

Có khi muốn gửi tin nhắn hỏi xem cuộc sống họ ổn không, có còn nhớ gì đến mình không. Nhưng rồi nhìn thấy xung quanh họ có quá nhiều người quan tâm, chắc hẳn họ quên mình mất rồi.

Dù là tình yêu, tình bạn hay bất kì mối quan hệ nào, sẽ củng có lúc phai nhòa, có lúc chia xa. Vậy nên hãy trân trọng nó ở lúc có thể, hãy thương nhau một cách thật lòng, quan tâm nhau, cùng bên cạnh nhau, đừng nghĩ quá nhiều chuyện tương lai sẽ ra sao, chỉ cần hôm nay và ngày mai, chúng ta sẽ là bạn thân, dù là ở một thời điểm nào trong tương lai, bạn thân của mình sẽ trở thành bạn thân của người ta..Sau khi mò mẫm ở một số nguồn tài liệu, tôi đã tự đút kết, một số định nghĩa bạn thân từ các trang wed, mạng xã hội:

Bạn thân là người đã chơi với mình 1 thời gian và hiểu khá rõ về mình, biết mình thích gì ghét gì, biết rõ thói quen của mình, thậm chí biết cả thời gian biểu hàng ngày của mình.

Bạn thân là người luôn đứng về phía mình, luôn bênh vực mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào mặc dù mình có sai lòi mắt ra đi chăng nữa.

Bạn thân là người mình muốn dành thời gian cho họ nhiều hơn những người bạn xã giao bình thường khác, muốn đi ăn với họ, muốn đi chơi với họ, thậm chí chỉ là lượn lờ thôi cũng muốn đi với họ.

Bạn thân là người luôn nhiệt tình quan tâm đến mình, sẵn sàng mua đồ ăn cho mình khi mình ốm, sẵn sàng đến chơi tá lả với mình khi mình bị đau chân không ra được khỏi nhà.

Learn More

Nhưng rồi, liệu tình bạn ấy sẽ kéo dài mãi mãi chứ?

Có ai dám đánh cược rằng, cái tình bạn gắn mác "bạn thân" ấy sẽ vĩnh hằng mãi theo thời gian mà không bị bất cứ gì ngăn cản.

Ở cái thời cấp hai, cấp ba hay ở một thời điểm nào đấy. Ta sẽ có bạn thân, hoặc một đám bạn thân, luôn ở bên nhau, cùng nhau chia vui, sẽ buồn. Tất cả như chẳng có gì xa cách.

Rồi đến lúc chuẩn bị ra trường, đám bạn thân ấy ôm nhau khóc, khóc thê lương, tự nói với nhau sẽ luôn giữ liên lạc, luôn dành thời gian cho nhau, mỗi tuần mỗi tháng sẽ hẹn gặp nhau.

Một tuần, một tháng, một năm, hai năm, hay cả tuổi thanh xuân lúc đó. Mọi thứ dần phai nhòa.

Họ quá bận cho cuộc sống riêng của họ. Đến mỗi lần hẹn, liệu sẽ còn đông đủ như xưa không, khi đứa bận đi học, đứa bận rộn kiếm tiền cho cuộc sống, đứa phải đi ăn với bạn của nó vì đã lỡ hứa trước đó.

Chỉ một câu hỏi rằng: Mọi thứ liệu có còn nguyên vẹn không.

Có khi muốn viết một bình luận cho bức ảnh cô bạn thân để trêu, viết thật dài rồi lại xóa, vì cảm thấy mình vô duyên quá.

Có khi muốn gửi tin nhắn hỏi xem cuộc sống họ ổn không, có còn nhớ gì đến mình không. Nhưng rồi nhìn thấy xung quanh họ có quá nhiều người quan tâm, chắc hẳn họ quên mình mất rồi.

Dù là tình yêu, tình bạn hay bất kì mối quan hệ nào, sẽ củng có lúc phai nhòa, có lúc chia xa. Vậy nên hãy trân trọng nó ở lúc có thể, hãy thương nhau một cách thật lòng, quan tâm nhau, cùng bên cạnh nhau, đừng nghĩ quá nhiều chuyện tương lai sẽ ra sao, chỉ cần hôm nay và ngày mai, chúng ta sẽ là bạn thân, dù là ở một thời điểm nào trong tương lai, bạn thân của mình sẽ trở thành bạn thân của người ta..

14 tháng 3 2018

Ghi nhớ chính là nội dung có ở trong sách Ngữ Văn 7 nha bn !

14 tháng 3 2018

câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim khuyên chúng ta phải biết kiên nhẫn kiên trì  chịu khó thì việc gì cũng thành công.

như chiếc thanh sắt cũng vậy nếu chúng ta biết kiên trì thì thanh sắt này sẽ nhỏ dần và sẽ trở thành một chiếc kim thôi

k mình nhé

14 tháng 3 2018

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗlực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được mộtcây kim như vậy thì thật là khó.Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyềnthống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà,nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm.

Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn,chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ,thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.

Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.

Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà vănnổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.

Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, baohàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫnnại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làmnên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trởngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằngnhững việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoantrò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!

14 tháng 3 2018

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.

14 tháng 3 2018

Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.

14 tháng 3 2018

Mik nè bn !

14 tháng 3 2018

Có mình nè , nhưng mai mốt đừng đăng lên , dễ bị mọi người là lắm đó , nhớ nha 

15 tháng 3 2018

-Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ": Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Bác. Là bài học về tấm gương của Bác.

-Bài "Ý nghĩa văn chương": Thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.