K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2018

Nếu được tả về một đồ dùng học tập thì không cần phải suy nghĩ gì thêm em sẽ viết ngay về chiếc cặp sách của mình. Đã không biết bao nhiêu lần em được các bạn hỏi về chiếc cặp của mình không chỉ là những bạn học cùng lớp mà đôi khi chỉ là gặp nhau ở sân trường hay trên đường đi học. Chiếc cặp vừa là người bạn lại vừa là niềm kiêu hãnh của em.

Chiếc cặp sách đã là người bạn thân thiết với em trong suốt hơn một năm qua. Có thể hình dung chiếc cặp sách của em là một chiếc ba lô cỡ vừa có gắn một cần kéo và hai bánh xe nhỏ bên dưới giúp em có thể kéo nó một cách nhẹ nhàng trên mặt đất. Chếc cặp của em không khoác lên mình bộ cánh sặc sỡ nhiều màu hay một tấm hình siêu nhân người nhện như hầu hết những chiếc cặp của bạn bè. Chiếc cặp của em chỉ có một màu duy nhất một màu xanh lam đậm. Màu sắc đơn giản nhưng điểm làm cho chiếc cặp của em trở nên thu hút là toàn bộ mặt trước của chiếc cặp, chỉ trừ một ngăn nhỏ phí dưới để dựng hộp bút thì phần còn lại được làm bằng nhựa trong suốt. Ai cũng có thể nhìn thấy toàn bộ những gì mà em đang đựng ở ngăn ngoài cùng này. Toàn bộ sách vở và đồ dùng học tập được em bố trí gọn gàng ở hai ngăn trong. Đồ ăn nhẹ và nước uống được để ở hai ngăn nhỏ bên hông. Riêng ngăn ngoài cùng trong suốt đó em dành để những điều thật đặc biệt. Khi thì những mẫu đồ chơi nhỏ mà tất cả những đứa trẻ như chúng em đều đang săn lùng. Khi thì những bức tranh do chính tay em vẽ mà ai nhìn vào cũng phải khen ngợi. Khi thì những bài kiểm tra mới tinh cô vừa trả trên lớp hay những phần thưởng những phiếu điểm tốt, hoa điểm mười mà em giành được. Cánh sắp xếp như vậy vô tình gây được rất nhiều sự chú ý của bạn bè nhưng điều làm em vui và hạnh phúc nhất chính là thu hút được sự chú ý của mẹ. Mẹ em bận lắm, nhà chỉ có hai mẹ con mà em chỉ có thể gặp mẹ vào buổi sáng và tối hẳn khi chuẩn bị đến giờ ăn tối. Em rất sợ nhỡ như mẹ bận quá mà quên mất mình nên ngày nào khi đi học về vừa về đến cầu thang dẫn nên tầng hai em không mang cặp sách lên mà để nó ngay ở đó. Khi mẹ đi làm về đã thành thói quen mẹ sẽ nhìn chiếc cặp rồi mang nó lên tầng giúp em. Mẹ không cần mở chiếc cặp cũng có thể biết được hôm nay ở trường em đã làm những gì? Và khi trông thấy em đang đợi mẹ trước bàn ăn mẹ dường như quên hết mọi chuyện bên ngoài và quên cả mệt mỏi để khen ngợi và trò chuyện với em. Cứ thế hơn một năm qua chiếc cặp thu hút sự chú ý đã đưa hai mẹ con tới gần nhau hơn. Em cũng luôn cố gắng học tập để không khi nào sự chú ý giảm đi cả. Chiếc cặp là người bạn thân nhất của em, nó dường như hiểu được mọi suy nghĩ của em và không bao giờ làm em thất vọng.

Thoáng cái hơn một năm trôi qua, chiếc cặp đã không còn mới tinh như trước nữa. Nhưng em vẫn rất thích dùng nó. Em hứa sẽ luôn yêu quý và giữ gìn chiếc cặp thật cẩn thận.

20 tháng 3 2018

Trong số những đồ dùng học tạp của em, em thích nhất là chiếc cặp sách. Chiếc cặp đã gán bó với em từ năm lớp Một đến bây giờ. Đó là món quà của ông nội tặng em khi em bắt đâu vào lớp Một.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều cao của cặp bằng gần hai gang tay người lớn, chiều rộng của cặp khoảng hai gang rưỡi, đáy cặp rộng gần một gang tay của em. Chiếc cặp có màu hồng, bên ngoài có hình ba cô công chúa rốt xinh đẹp. Cặp được làm bằng chất giả da. Mỗi lần xoa tay lên một cặp mịn và láng bóng, em thấy thích thú vô cùng. Những đường xung quanh cặp được khâu bằng chỉ hồng, mũi khâu rất đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền màu hồng. Phía trên cặp có một quai xách vừa tay em, được đính chắc chắn bởi hai chiếc đinh tán. Phía sau cặp, hai quai đeo được may to bản, rất chác chắn. Hai bên hông cặp có hai túi nhỏ để đựng đồ rất tiện.

Lần đâu tiên nhìn thấy món quà này, em đã sung sướng đến mức, em đeo luôn vào vai và đứng trước gương để ngắm. Trông em lúc đó rất chững chạc và ra dáng học sinh lớp Một. Em bỏ cặp xuống và khám phá bên trong. Hai chiếc khóa mọ kền sáng loáng, ấn vào nghe âm thanh "Tách! Tách!" rất vui tai. Khi nắp cặp được mở ra, em thấy có ba ngăn rất rộng rãi và được lót bằng vải mềm có in hoa chìm, màu hồng. Em sắp xếp sách vở vào ngăn thứ nhốt. Ngăn thứ hai, em đựng hộp bút, bâng con, hộp màu. Ngăn thứ ba, em dành để đựng phấn viết bảng và giẻ lau.

Hàng ngày, cặp cùng em đến trường, cặp ở yên trong ngăn bàn chăm chú quan sát em học tập. Tối đến, về nhà, em lại lấy sách vở trong đó ra để học bài. Cặp luôn bên em trong suốt bốn năm học vừa qua. Chúng em đã là đôi bạn thân thiết tự bao giờ! Em cũng giữ gìn cặp rất cẩn thận. Cứ đến cuối tuần, em lại lau chùi cặp sạch sẽ. Vi thế, cặp của em vẫn như mới.

Em rất yêu quý người bọn nhỏ của mình! Mỗi lần nhìn thấy cặp, em như thấy hình ảnh của ông nội em. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với tình cảm mà ông đã dành cho em!

20 tháng 3 2018

nếu gặp vào hoàn cảnh đó em sẽ giupd cho họ như cho họ ít tiền hoặc là cho họ mượn ô,áo mưa để họ mặc vào cho khỏi ướt

NHỚ K ĐÚNG CHO MK NHA

20 tháng 3 2018

Xin các bạn,  giúp mình với,  các bạn giỏi văn đâu rồi,  vào viết hoặc gợi ý  cho mình với 😭😯

Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng : cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết vể Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại. 

20 tháng 3 2018

Mỗi con người đều muốn có một bữa cơm gia đình đầm ấm sau một ngày làm việc vất vả, chứa đựng biết bao niềm vui, và tâm huyết của người nấu, và mẹ là người luôn chuẩn bị chu đáo tất cả để gia đình tôi luôn có 1 bữa ăn ngon.

Mẹ rất đảm đang,chu đáo lo mọi việc trong gia đình từ việc nấu nướng đến quần áo,…tất tần tật mọi thứ trong nhà đối với người nội trợ mẹ đều hoàn thành tốt. Mọi món ăn mẹ nấu đều mang sự ngọt ngào cho tôi, thực đơn hằng ngày dựa theo sở thích của mỗi người nên ngày nào cũng được ăn rất đa dạng.

Đi làm về, thay bộ đồ xong là mẹ lao vào bếp. Mẹ đã dạy cho em rất nhiều món ăn từ những món đơn giản nhất rồi đến phúc tạp, và em đã học nấu cơm bằng nồi cơm điện đầu tiên, đó là việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng làm sao để vo gạo sạch rồi lượng nước thế nào cho đủ, đó là cái rất khó, và cuối cùng chỉ cần đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút. Trong khi chờ cơm chín, mẹ lấy thức ăn để trong tủ lạnh đã được mẹ chuẩn bị từ sáng ra và đặt lên bàn bếp. Cách mẹ nấu nướng thật khéo léo, nhìn từ việc mẹ chọn thực phẩm hàng ngày cũng để hiểu mẹ luôn chon một chế độ dinh dưỡng thích hợp cung cấp cho gia đình. Nấu cơm xong mẹ nhặt rau, mẹ nhặt nhanh nhẹn, rau bỏ đi được mẹ cho vào túi rác gọn gàng. Thích nhất là lúc mẹ kho cá, một mùi thơm thật tuyệt. Đĩa thịt kho đậu hủ cùng đĩa cá chiên vàng ươm thơm phức đặt cạnh tô canh canh rau ngót, một mùi thơm lan tỏa xung quanh khiến ai cũng cảm giác muốn ăn liền. Em nhanh nhảu dọn ra để ăn, sắp chén bát ra mời mọi người ra ăn, ai cũng vui vẻ ngồi ăn và khen nức nở món ăn mẹ nấu. Em nhận thấy niềm vui nở trên khuôn mặt mẹ.

Bữa cơm gia đình rất quan trọng đối với mọi người, dù có bận gì đến mấy nhưng khi nào cũng phải có mặt để thưởng thức những mọi ăn mẹ nấu, vì trong đó chứa đựng tất cả những tình thương mà mẹ dành cho cả gia đình, và chăm sóc sức khỏe của từng thành viên,không có mẹ ở nhà bố con tôi cũng chẳng biết nấu gì để ăn, có mẹ nấu cho ăn là tuyệt nhất,tôi luôn mong rằng bố mẹ sống thật tốt, luôn bên cạnh tôi để tôi có thêm động lực hướng tới tương lai tươi sáng.

20 tháng 3 2018

Hàng năm mỗi độ xuân về, tôi lại hồi hộp chờ bữa cơm mẹ nấu vào sáng ngày mùng Một tết. Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà được thưởng thức bữa cơm do chính tay mẹ nấu.

Có thể các bạn sẽ ngạc nhiên vì muốn ăn cơm mẹ nấu lúc nào mà chẳng được, chỉ cần mè nheo một chút mẹ sẽ chiều mình thôi. Nhưng với gia đình tôi thì khác, gần như cả năm nhà chúng tôi mới được ăn cơm mẹ nấu một lần vào ngày mùng một. Và cha tôi thể nào cũng sẽ nói điều gì đó về bữa cơm khiến mẹ tôi phải hét lên, như: “món canh mặn quá!”, “món thịt kho tàu trắng quá, thịt chưa mềm”, “cơm hơi khô!”… Các bạn đừng vội lấy điều đó để đánh giá về mẹ, coi chừng lầm to, bởi mẹ tôi không vì thế mà thiếu đảm đang trong nhà. Mẹ là người phụ nữ “vừa xây nhà, vừa xây tổ ấm”!

Mẹ tôi hiếm khi nấu cơm do quá bận rộn với việc bán tạp hóa tại nhà. Hoặc nếu có nấu, mẹ chỉ phụ “vòng ngoài”, nhặt rau, vo gạo hay đặt cơm. Hầu như cả năm, mẹ chưa bao giờ có thời gian để chăm chút cho một bữa ăn trọn vẹn. Nhìn mẹ tất bật, chúng tôi vừa thương vừa giận. Thương bởi mẹ suốt năm suốt tháng gắn chặt với cái quán, giận bởi vì mẹ không biết thương… mẹ. Chúng tôi chưa bao giờ phát hiện ra mẹ ghiền cái gì ngoài quán tạp hóa đó. Đi đâu mẹ cũng vội về ngay với nó, kể cả những ngày tết, chỉ ngoại trừ buổi sáng mùng 1 hiếm hoi. Thời điểm chị em tôi tốt nghiệp đại học, đứa nào cũng muốn mẹ chia vui, gọi về nói mẹ tranh thủ đi thành phố một ngày, nhưng mẹ nói ngay, không hề suy nghĩ: “đi thì ai coi quán”! Nhiều khi chúng tôi… ganh tỵ cả với cái quán tạp hóa. Vậy mới thấy giá trị bữa cơm mẹ nấu mùng Một tết, chỉ buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi thật sự được thảnh thơi để nấu ăn cho cả nhà.

Những ngày thường nhật, mẹ dậy từ 4g30 sáng để chuẩn bị 5 giờ đi chợ đầu mối cùng với cha tôi, 7 giờ mẹ về, ăn qua quýt một chút rồi lao vào bán lai rai cho đến 22 giờ đêm. Lúc không có khách thì mẹ phân hàng, xếp rau quả và đồ bán lại cho ngay ngắn, không lúc nào ngơi tay. Buổi trưa vắng khách, mẹ vừa nằm võng ngủ… vừa bán hàng. Khách đến gọi là mẹ dậy một cách ngon ơ, đang ăn có khách mẹ tôi cũng đứng lên, đang ngủ có khách gọi cửa mẹ cũng phải dậy bán… “Người ta đến mua hàng lắt nhắt: điếu thuốc lẻ 500 đồng, cục nước đá 1000 đồng, bịch đậu phộng 2000 đồng, không đáng công mình đứng lên ngồi xuống. Nhưng những thứ đó người ta đang cần, không lẽ người ta đã đến quán mà mình không bán?”. Những năm tháng trẻ trâu, tôi không hiểu chuyện bởi đi học đi làm cả tháng trời ở xa về, muốn ăn với mẹ một bữa cơm cho tử tế, cũng không xong vì đang ăn mẹ lại đứng dậy bán hàng. Tôi làm mình làm mẩy: “mẹ thương cái quán hơn con!”, rồi chạy ra đằng sau mà khóc.

Ừ thì khóc, mẹ chẳng bao giờ dỗ. Không chỉ mình tôi mà ba chị em tôi đều như vậy, tủi thân tự khóc rồi tự nín, nhiều lúc yếu lòng lại đi giận cái quán của mẹ. Nhưng hơi sức đâu mà mẹ để tâm dỗ dành chúng tôi. Mẹ đã lo hết cho cái “nồi cơm – manh áo” của gia đình thông qua cái quán tạp hóa này rồi. Thời buổi khó khăn, những năm 90 của thế kỷ trước mà con đứa nào cũng đòi học… đại học. Chúng tôi hạnh phúc nhất là cha mẹ cho chúng tôi toàn quyền lựa chọn ngành nghề mình thích, cha mẹ cứ vờ như vô tâm, tụi bây muốn làm gì thì làm, muốn học ngành nào thì học, cha mẹ lo điều kiện cho tụi bây học được là mừng lắm rồi. Nên chị em tôi tự tìm tòi, tự bảo ban nhau học hành, học những ngành mình yêu thích để khỏi chán mà “bỏ ngang hông!”

Còn chuyện nấu ăn thì khỏi phải bàn, tôi là chị lớn trong nhà nên phải chu toàn tất cả, tôi không nhớ mình biết nấu ăn từ khi nào, nhưng toàn một mình tôi đảm nhiệm. Đi học về, dù trưa trật hay tối mịt, chui vào bếp nấu ăn là nhiệm vụ hàng đầu, nếu trễ quá thì có mẹ tôi phụ lặt rau (vừa lặt rau vừa trông quán), khi tôi đi học xa, thì đến em gái út, em gái út đi học xa luôn thì nhiệm vụ này giao cho cha tôi. Ông vừa là tài xế của bà chủ hàng tạp hóa, vừa làm ở Ủy ban nhân dân phường và kiêm luôn việc nấu ăn. Nhiệm vụ hàng đầu của mẹ tôi vẫn là cái quán! Cái quán ồn ào, cái quán thị phi, cái quán là nguồn nuôi sống của cả gia đình tôi. Tôi ghét nó hay yêu nó cũng không quan trọng! Quan trọng là nó đã khiến mẹ tôi bận suốt cả năm trừ sáng ngày mùng Một tết.

Ngay cả thời khắc gần giao thừa, khi tôi đã sắp bánh trái, hoa rượu lên bàn để hối mẹ vào cúng Tất niên, tôi vẫn còn phát bực… với khách của cái quán ấy. Họ cứ lắt nhắt đến mua hàng: lúc ít rượu, lúc ít giấy tiền vàng bạc, lúc vài lon gạo, lúc ít dầu hôi… vân vân và vân vân… nhà họ hết cái gì họ liền chạy đến cái quán của… mẹ! Nó chỉ thiếu mỗi quần áo và thịt bò là thành cái chợ! Nhưng cũng chính cái quán ấy và sự bận rộn của mẹ, làm cho tôi phải tự biết mọi điều trong cuộc sống. Hình ảnh bươn chải của mẹ đã làm cho tôi trở nên mạnh mẽ khi thất bại, biết mím môi lại lúc khóc, biết tự lau nước mắt mà đứng lên. Tôi học được từ mẹ, ai cũng từ tay trắng mà làm nên, cần kiệm và bền chí thì có cơ nghiệp, dù nhỏ hay lớn thì nó cũng là do chính mình tạo dựng.

20 tháng 3 2018

Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.

Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.

Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.

Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.

Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.

20 tháng 3 2018

CẢM ƠN BẠN

20 tháng 3 2018

   Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.

   Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.

   Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.

   Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

   Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

20 tháng 3 2018

CẢM ƠN BẠN

20 tháng 3 2018

Tả một cây non mới trồng - Hôm nay đã là mùng 4 tết rồi chỉ còn một ngày nữa là đi học.Sáng nay em dậy thật sớm để học bài chuẩn bị cho ngày mai đến lớp. Buổi sáng xuân mới đẹp làm sao. Mưa phùn nhè nhẹ rơi trên mái tóc em, tiết trời không lạnh cóng như mấy hôm trong tết nữa. Khung trời ngoài cửa sổ bỗng trở nên thật rạo rực. Ô kìa! Một cái mầm cây mới mọc.

Thoáng nhìn nó thấp lùn nhỏ tí như cây nấm que mẹ mua ở chợ về chỉ khác là toàn thân nó xanh tuyền, trên đầu nó hai lá mầm vẫn chưa lột khỏi vỏ hạt nên nó có dáng một chú lính chì đội mũ sắt trông thật là ngộ nghĩnh . Hai ba hôm sau nhờ mưa xuân tiếp sức cái mầm cây ấy bật lớn thật nhanh thì ra nó chính là mầm cây phượng. Em liền  bàn với mẹ đưa mầm phượng non lên trồng ở trước cửa nhà để ngày ngày phượng con có thể nhìn thấy phượng mẹ đối diện bên đường, mẹ đồng ý ngay. Thế là em và mẹ  đưa phượng từ của sổ lên sân trước. Vì phượng còn non quá sợ nhỡ có ai đi qua không để ý dẫm bẹp chú nên mẹ và tôi lấy rào cắm xung quanh gốc cây để đánh dấu. Ngày qua ngày phượng đã bắt đầu lớn ban đầu từ hai lá mầm những tàu phượng bắt đầu vườn dài ra như răng lược trên đó những chiếc lá nhỏ li ti như lá me xanh non nhìn mà thích mắt. Thế rồi thấm thoát thời gian trôi đi rất nhanh cây phượng mỗi ngày một lớn, phượng giờ đã cao khoảng một mét hai. Thân phượng nhỏ tí ngày nào giờ đã to bằng ngón chân cái. Lớp vỏ ngoài từ màu xanh non giờ đã dần chuyển sang sẫm màu. Sợ đến mùa mưa này phượng không thể chống đỡ được với gió mẹ tôi đã dùng tre cắm và buộc chặt vào thân phượng để chánh cho phượng khỏi nghiệng ngả. Qua mùa mưa phượng cứng cáp hẳn nhiều cành lá mọc thêm ra phượng giờ đây đã xoè tán  cho bóng mát.Thu sang lá phượng rụng khắp khoảng đất trước sân nhà những chiếc lá nhỏ xíu vàng ươm tạo thành một tấm thảm vàng. Nhìn những lá phượng rơi trong gió em thầm nghĩ rồi một ngày không xa những bông phượng đỏ sẽ nở rực rỡ cả một khoảng trời.

Áp mình vào thân phượng em thầm mơ về một mùa hè rợp trời hoa. Em thầm hứa sẽ chăm chút  mầm phượng này thật tốt để phượng sẽ làm đẹp cho ngôi nhà em.

20 tháng 3 2018

Những ngày còn bé, em ở cùng với ông bà nội. Bà nội em là người rất thích hoa. Bởi vậy, bà thường mua những giống cây non ở chợ về trồng tại góc vườn nhỏ phía trước nhà. Biết bao nhiêu loại hoa đẹp nhưng em thích nhất vẫn là những gốc hoa hồng nhỏ xíu mà bà em thường mua để trồng ở mảnh đất đầu nhà.

Hôm ấy, bà đi chợ về, mang theo một gốc cây nhỏ màu xanh, nhưng bé chỉ bằng ngón tay út của em mà thôi. Quanh thân chỉ có những chiếc gai nhỏ, nhưng các bạn được coi thường những chiếc gai nhỏ ấy nhé. Chúng bảo vệ cả cây hoa khỏi những chú sâu phá hoại. Và khi trưởng thành, trở thành những cây hoa hồng lớn, những chiếc gai ấy trở nên cứng hơn bao giờ hết. Trên thân, những cành hoa nhỏ bằng que tăm vươn ra một cách yếu ớt nâng những chiếc lá non bên mình.

Lá hoa hồng được bao phủ bở một lớp răng cưa mỏng ở bên ngoài. Lá có màu xanh nhạt, nhưng khi lớn hơn thì màu xanh nhạt sẽ chuyển thành màu xanh thẫm hơn và những chiếc răng cưa cũng sắc bén hơn. Bà dỡ cây hoa một cách nhẹ nhàng, cẩn thận ra khỏi túi bóng trắng và gọi ông để ông trồng xuống đất nhà mình. Ông nội bắt đầu cầm lấy cuốc và xới đất ở dưới lên tạo thành một hình lõm vừa phải cho cây trụ vững dưới đất lâu dài.

Sau đó, ông đặt cây non xuống và vun đất xuống, đắp một ụ đất nho nhỏ vào gốc cây. Giúp cho cây càng thêm chắc chắn. Nhiệm vụ của em là tưới nước cho cây để cây nhanh lớn và ra hoa, tỏa hương thơm cho đời. Chỉ sau một tuần được chăm sóc mà cây lớn hẳn. Những chiếc lá trở nên đậm màu hơn, thân cũng cứng cáp hơn. Bà bảo, hoa hồng nhanh lớn lắm, chỉ sau một khoảng thời gian nữa được chăm sóc, cây sẽ lớn và có hoa thơm.

Em rất thích cây hoa hồng của bà. Mỗi lần tưới cây, em lại thầm mong cây nhanh lớn nhanh để em có thể ngắm vẻ đẹp của những bông hoa hồng ngát hương.

20 tháng 3 2018

Bài làm

Tạo hóa sinh ra thiên nhiên, vạn vật và con người ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu. Trong thiên nhiên rộng lớn, có biết bao nhiêu loài cây, loài hoa, mỗi loại lại mang trong mình những vẻ đẹp và giá trị riêng. Cây cối ngoài tác dụng cung cấp oxi cho con người trong quá trình quang hợp thì còn rất nhiều những công dụng khác như làm thuốc chữa bệnh, làm đẹp, làm đồ dùng,…và cây dừa chính là một loại cây mang trong mình tất cả những tác dụng đó.

Cây dừa được trồng chủ yếu ở miền Tây đặc biệt là tỉnh Bến Tre, nhưng ở miền Bắc dừa cũng là một loại cây được trồng phổ biến. Kể đến tác dụng của cây dừa, thì chúng ta phải kể đến tác dụng trên từng bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả,..Từ xa xưa, các cụ thường dùng lá dừa để lợp mái nhà, mái bếp đặc biệt là ở vùng Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, thân dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng. Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ và nó còn được dùng để đánh răng. Đối với cây dừa, bộ phận có nhiều tác dụng nhất và ngày nay được mọi người vô cùng quan tâm đó là quả dừa. Trước kia, các bà, các mẹ dùng gáo dừa để múc nước gội đầu hoặc đồ thủ công mỹ nghệ, dùng xơ dừa để làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền cũng như làm vật liệu lèn và còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn để làm chất độn trong phân bón. Còn bây giờ, các chị chủ yếu dùng nước dừa như một loại nước uống giải khát rất ngon, bổ và lại làm đẹp da. Phần cùi dừa thì dùng để làm các món ăn như thịt kho dừa, hoặc dùng để làm mứt dừa vào các dịp lễ Tết, sẽ hấp dẫn vô cùng. Cùi dừa có vị béo và bùi, trẻ con cũng rất thích được ăn món này. Đặc biệt là các món được chế biến từ cùi dừa như kẹo dừa, thạch dừa,..Tôi nhớ có lần bố tôi bảo nếu bạn nào muốn răng nhanh rụng khi thay răng mà không muốn bị đau thì ăn kẹo dừa, khi đó răng sẽ theo kẹo dừa và bị rụng ra. Đến mùa đông lạnh, được ăn món cơm nóng với thịt kho dừa thơm nức thì thật là tuyệt vời!

 

Cây dừa được biết đến là một loại cây có rất nhiều lợi ích và giá trị. Hiểu được điều đó, tôi thấy yêu thiên nhiên hơn và thêm nâng niu những thứ đang tồn tại xung quanh mình.

20 tháng 3 2018

các bạn chép hết bài ra hay sao chép v, nếu sao chép thì chỉ mik vs

20 tháng 3 2018

MB: -Giới thiệu chung về bé: tuổi, có quan hệ như thế nào với em, trông bé ngộ nghĩnh, đáng yêu thế nào.  
TB: -Tả ngoại hình của bé: vóc dáng, khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, nước da. ( khoảng 10 đến 12 dòng )  
-Tả hoạt động, nét ngộ nghĩnh đáng yêu của bé:  
+Tả 1 hoặc 2 trò chơi mà bé yêu thích. ( hành động tay, chân, vẻ mặt nụ cười )  
+Tả những hoạt động của bé khi bắt chước việc làm của người lớn. ( quét nhà, tạo dáng, làm người mẫu, giả làm siêu nhân,... )  
+Tả vẻ nũng nịu của bé khi muốn đòi quà.  
+Tả bé bắt chước những hành động của em đang học.  
-Tình cảm của em và mọi người dành cho bé.  
KB:-Khẳng định nét đáng yêu của bé, em mong ước gì cho bé trong tương lai. 

MB: -Giới thiệu chung về bé: tuổi, có quan hệ như thế nào với em, trông bé ngộ nghĩnh, đáng yêu thế nào.  
TB: -Tả ngoại hình của bé: vóc dáng, khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, nước da. ( khoảng 10 đến 12 dòng )  
-Tả hoạt động, nét ngộ nghĩnh đáng yêu của bé:  
+Tả 1 hoặc 2 trò chơi mà bé yêu thích. ( hành động tay, chân, vẻ mặt nụ cười )  
+Tả những hoạt động của bé khi bắt chước việc làm của người lớn. ( quét nhà, tạo dáng, làm người mẫu, giả làm siêu nhân,... )  
+Tả vẻ nũng nịu của bé khi muốn đòi quà.  
+Tả bé bắt chước những hành động của em đang học.  
-Tình cảm của em và mọi người dành cho bé.  
KB:-Khẳng định nét đáng yêu của bé, em mong ước gì cho bé trong tương lai. 

20 tháng 3 2018

Sau hai trận thăm dò và thử sức lực lượng phòng thủ của nhà Nguyễn ở Đà Nẵng (Quảng Nam) vào ngày 15 tháng 4 năm 1847 và ngày 26 tháng 9năm 1857, một ủy ban có tên là Commission de la Cochinchine do Nam tước Brenien đứng đầu [2] đã đệ trình và đã được Hoàng đế Napoléon III chấp thuận, chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam. Bởi Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, thuận tiện cho tàu chiến vào ra, lại nằm trên trục đường Bắc – Nam, có thể sang Lào, Căm Bốt và chỉ cách kinh đô Huế khoảng 100km, rất thuận lợi cho việc "đánh nhanh thắng nhanh" của liên quân Pháp - Tây Ban Nha (gọi tắt là liên quân). Ngoài ra, Đà Nẵng còn có cánh đồng Nam – Ngãi để nuôi quân, còn có nhiều giáo sĩ và giáo dân thân Pháp.

Cho nên đánh chiếm được Đà Nẵng, vượt đèo Hải Vân, rồi tấn công Huế; chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực nhất để thực hiện được ý đồ của Pháp và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, phải chờ đến sau Hiệp ước Thiên Tân (28 tháng 6 năm 1858) được ký kết, quân đội Pháp ở Viễn Đông mới có thể rảnh tay chuyển sang mặt trận khác…