K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2019

  Lịch Sử Hình Thành Phát Triển Dân Ca Quan Họ

 Với 443 trang viết về lịch sử DCQH của làng Yên mẫn nhưng thực chất là lịch sử DCQH của vùng Kinh bắc với cách tiếp cận hoàn toàn mới; quan điểm cũng hoàn TOÀN MỚI nhưng cũng không hoàn toàn có ý tốt- xấu với các quan điểm khác mà chỉ mang tính xây dựng ( dưới là nội dung sơ khảo lời nói đầu cuốc sách)

     Dân ca quan họ “Bắc Ninh” được phổ biến ở 49 làng mà cộng đồng xác định là làng Quan họ cổ, 44 làng hiện nay thuộc tỉnh Bắc Ninh: Bái Uyên, Duệ Đông, Hạ Giang, Hoài Thị, Hoài trung,Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám (huyện Tiên Du); Tam Sơn, Tiêu (huyện Từ Sơn); Đông Mai, Đông Yên (huyện Yên Phong); Bò Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương ổ, Đẩu Hàn, Điều Thôn, Đông Xá, Đọ Xá, Hòa Đình, Hữu Chấp, Khả Lễ, Khúc Toại, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Niềm Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị Chung, Thị Cầu, Thụ Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên, Vệ An,Viêm Xá, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân ổ, Xuân Viên, Y Na, Yên Mẫn (thành phố Bắc Ninh). Có 05 làng thuộc tỉnh Bắc Giang: Giá Sơn, Hữu Nghi, Nội Ninh, Mai Vũ, Sen Hồ (huyện Việt Yên).
     Ngoài ra ở 13 làng: Đình Cả. Đông Long, Khả Lý Thượng, Núi Hiếu, Mật Ninh, Quang Biểu, Tam Tầng, Thần Chúc, Tiên Lát Hạ, Tiên Lát Thượng, Thổ Hà, Trung Đồng, Vân Cốc (huyện Việt Yên) của tỉnh Bắc Giang, Dân ca quan họ Bắc Ninh cũng được thực hành. Đây là những làng nằm trong vùng lan tỏa của di sản này, nhưng đa số đều có chung nguồng gốc ví dụ như làng Trung Đồng (Bắc giang) có nguồn gốc từ những người làng “Vườn Hồng- Quả cảm” di cư lên. Thực ra làng Quan họ cổ chỉ có 22 làng gốc ví dụ : Yên mẫn;Thụ ninh;Thị Chung;Vệ an chỉ là một làng Quan họ Yên xá cổ xưa

    Dân ca quan họ “Bắc Ninh” là  đối đáp nam nữ. Ca theo điệu cổ không có nhạc đệm Hiện nay đã có câu trả lời chính xác về thời điểm ra đời của Dân ca quan họ trong lịch sử. Đối chiếu lời của các bài quan họ trong sự phát triển của Tiếng Việt, gia phả các dòng họ vùng Kinh bắc có thể xác định rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao vào giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là những người sinh sống chủ yếu trong một vùng lõi khoảng 25 km2, chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước ; làm nghề thủ công và kinh doanh buôn bán,lấy trung tâm là thành Bắc ninh.
   Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực .Quan họ là tinh hoa của nhiều làn diệu Dân ca.
   Trong số các lễ hội làng Quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.

   Từ năm 1954, chính quyền địa phương rất quan tâm đến bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Quan họ. Từ những năm 1960 đã có nhiều nhà nghiên cứu đến các làng Quan họ cổ thu thập nghiên cứu các làn điệu dân ca Quan họ mà nổi bật nhất là công trình của cố nhạc sỹ Hồng Thao. Năm 1962, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị Quan họ lần I/1962. Từ năm 1963 đến 1966, tỉnh Hà Bắc (gồm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang), đã tổ chức 06 hội thảo về Quan họ. Năm 1969, Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thành lập để bảo tồn, phát triển và trình diễn dân ca Quan họ. Tỉnh Hà Bắc thành lập trung tâm văn hóa Quan họ để sưu tầm nghiên cứu nhằm bảo vệ Quan họ. Tỉnh Bắc Ninh trong quyết định số 1357/QĐ-CT ngày 19-11-2003 đã quy hoạch khu đồi Lim (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) thành khu trung tâm lễ hội dân gian, để trình diễn Quan họ. Năm 2004, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh thực hiện dự án bảo tồn làng Quan họ Viêm Xá. Hằng năm, hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang tổ chức hội thi hát đối đáp Quan họ vào mùa xuân để phát hiện những giọng ca mới.…

  Vào lúc 19.55 (giờ Việt Nam, tức 16.55 giờ Abu Dhabi), Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại.Abu Dhabi, thủ đô của Tiểu vương quốc A rập thống nhất, nơi đang diễn ra kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9 – 2/10/2009).

    Hội Lim có lịch sử rất lâu đời, và phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường ca cửa đình Tiên Du, sau là Duệ Đông) được tổ chức vào mùa thu tháng Tám với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú: hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và ca quan họ…, viên quận công Đỗ Nguyên Thụy – người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Theo quy định này, hai thôn Đình Cả, Lộ Bao và xã Xuân Ổ đến đền Cổ Lũng làm lễ nghênh thần về đình Đình Cả, mỗi thôn, xã đem theo một mâm xôi gà, trầu cau, hương nến để cúng tế, rồi ca  cho đến hôm làm lễ tống thần. Năm nào không mở hội thì vẫn duy trì việc tế lễ ở đền Cổ Lũng, còn việc ca  dành vào dịp đại lễ Trung thu. Như vậy, quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu, tháng Tám, với những quy định chung, đồng thời ông cũng chính là người xây dựng bước đầu những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng.

   Những quy định về phát triển, đổi mới hội Lim do quận công Đỗ Nguyên Thụy xây dựng được duy trì trong vòng 40 năm. Vào nửa sau thế kỷ XVIII, cũng chính người làng Đình Cả, tướng công Nguyễn Đình Diễn lại tiếp tục phát triển và đổi mới hội Lim. Ông đã cấp ruộng và tiền cho hàng tổng để chuyển hội hàng tổng từ mùa thu tháng Tám sang hẳn mùa xuân tháng Giêng. Ông cũng bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Vân (tức núi Lim) để xây lăng mộ của mình trên đỉnh núi. Kế đó, bà Mụ Ả, người Nội Duệ Nam, tu ở chùa Hồng Ân (tức chùa Lim) cũng bỏ tiền mua nốt phần còn lại của núi Hồng Vân làm hương hỏa, mở mang chùa Lim và quy định ba năm hàng tổng mở hội một lần tại núi Lim.

     Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, hội Lim không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới. Ngày nay, hội được mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

   Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục ca quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 ngày được (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động gồm cả phần lễ và phần hội. Ông Hiếu Trung hầu chính là người đã tổ chức cho nhiều “ Liền anh, Liền chị” vào phục vụ Triều đình trong các dịp lễ hội, các sự kiện quan trọng..

   Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu.Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các Thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Toàn thể quan viên, hương lão của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Tương truyền rằng: Trong khi tế có nghi thức ca Quan họ thờ thần. Để hát thờ, các bọn Quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng ca vọng vào. Trong khi ca, họ chỉ được ca những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần

   Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội.

    Cũng như nếp xưa để lại, cuốn hút và say mê hơn cả vẫn là các sinh hoạt văn hóa Quan họ-loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc. Ca Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ) Cửa đình, cửa chùa Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông (thị trấn Lim) Đình Cả, Lộ Bao, Duệ Khánh (Nội Duệ); Hoài Thượng, Hoài Trung, Hoài Thị (Liên Bão). Hội Quan họ diễn ra ở trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ – dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng ca Trương Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Các Liền anh khăn xếp áo the, Liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người Quan họ, bằng làn điệu dân ca đạt tới trình độ nghệ thuật cao, là sự hội tụ tuyệt vời của thơ ca nhạc họa nhằm bày tỏ tình yêu trai gái miền Quan họ với đầy đủ trạng thái, cung bậc trong mối giao cảm giữa nam và nữ, giữa con người với vạn vật, thể hiện khát vọng vươn tới cuộc sống với sự thủy chung.

      Những làn điệu Quan họ được truyền giữ từ bao đời, qua bao kỳ hội luôn làm say lòng người bởi vẻ mặn nồng, nghĩa tình, e ấp từ lời từ điệu và càng đằm thắm hơn qua chất giọng đặc trưng của Liền anh, Liền chị .  Mùa xuân năm 1768 tức năm cảnh hưng thứ 29 ( âl là năm cảnh hưng thứ 28 ) sau khi có cuộc họp của sứ thần Bắc quốc Nguyễn Đức cùng các xã trưởng Huyên; Khoan;Triển; Đệ gi dấu ấn đầu tiên gọi hát Đúm, hát Hội là ca Quan họ. Gia phả họ Nguyễn tôn vùng Kinh bắc lần đầu tiên dùng từ “ Quan họ” để gọi các “ Liền anh, Liền chị” cũng là những người trong họ tộc và thông gia là “Bọn Quan họ”.Thực ra hát Quan họ lúc đầu chỉ có đàn ông mà chủ yếu là những người lính hát khi nhớ quê , khi vui mừng thắng trận , khi nhớ người thân của mình. Ca Quan họ chính là sự đúc kết từ hát Hội, hát Đúm pha trộn với hát Trống quân, hát Ví dặm , hát Xoan, hát Chèo, hát ca Trù mà thành . Xưa tại các lễ hội các các nghệ nhân hát đủ các loại hình trên, do đặc thù vùng lõi Kinh bắc , trung tâm là thành Bắc ninh cả ngàn năm là vùng trọng yếu chiến sự, là phòng tuyến đặc biệt quan trọng chống giặc phương bắc nên cũng không có gì lạ có rất nhiều binh lính ở các vùng khác nhau của đất nước về đây trấn thủ và chọn làm nơi sinh sống, họ tới mang theo những nét văn hóa đặc thù của miền quê mình. Cứ như vậy qua nhiều thế hệ đúc kết thành một nét văn hóa Kinh bắc chung trong đó Dân ca Quan họ là một nét văn hóa rất đặc biệt , nó thể hiện tính dân tộc không thể bị đồng hóa đây chính là nét độc đáo của Quan họ vượt lên trên tất cả những loại hình hát dân ca khác và có sức lan tỏa, thuyết phục đến tận ngày nay .

   Tục kết bọn , kết Chạ cũng hình thành phát triển theo các nghi thức khác nhau bắt đầu từ mùa xuân, tết Nguyên Đán năm 1768 cũng như gắn liền với hương ước cấm “Liền anh, Liền chị” kết nghĩa phu thê

   Có nhiều người thắc mắc tại sao hai làng chỉ cách nhau một cái bờ ao mà một bên ca Quan họ rất hay mà bên kia không mảy may yêu thích , không một chút hứng thú với Quan họ điều này cũng rất dễ hiểu như đã nói ở trên. Một trại, ấp xưa khi khi các quan binh có công trạng được triều đình ban phát ruộng đất lập làng xã thì thân nhân , gia quyến cũng chỉ có vài ba gia đình sống theo kiểu tam đại đồng đường nhiều lắm cũng chỉ trên dưới trăm nhân khẩu nhưng nếu tính đến nay sau khoảng 300 trăm năm có những họ từ một cụ tổ nay con cháu nội ngoại đang sinh sống lên tới trên dưới 20.000 người. Người ca Quan họ có một đặc thù đa vùng miền vì vậy người chính gốc lâu đời hơn, sinh sống thuần túy một nơi thường không hát quan họ được.

  Khi xưa người ca Quan họ gọi là Liền anh, Liền chị cũng nhờ công lao của cụ Hiếu Trung Hầu vùng Nội Duệ- Cầu Lim đưa Quan họ vào chốn cung đình mà tôn vinh loại hình văn hóa này đến đỉnh cao. Từ năm 1803 – 1805 nhiều lần quan chức triều đình và vua Gia Long được thưởng thức Dân ca Quan họ , có nhiều Liền anh, Liền chị vào tận cung đình Huế phục vụ nhà vua vì vậy quan viên vùng Nội Duệ rất được lòng vua chúa nhà Nguyễn  đây chính là nguồn động lực phát triển rất mạnh dân ca Quan họ vùng lõi Kinh bắc sau những năm 1805. Cũng vì cảm nhận được những nét đặc biệt của dân ca Quan họ mà vua Gia Long rất quan tâm phát triển dân ca Quan họ , ông cũng lắng nghe giải thích từ “ Liền anh, Liền chị” mà từ đó không bắt lỗi phạm úy rồi ra chiếu chỉ khi phục vụ nhà vua gọi “Liền anh, Liền chị” là Anh hai Chị hai ( có thể gọi theo thứ bậc tiếp theo như Anh ba Chị ba..) như vậy từ Anh hai, Chị hai có từ năm 1805.

  Trải qua 9 đời chúa và 12 đời vua họ Nguyễn những sự tích Quan họ hay nói cách khác sự phát triển hình thành dân ca Quan họ gắn liền với sự thăng trầm và biết bao biến cố, dấu ấn lịch sử của họ Nguyễn, trong đó có dấu ấn không nhỏ của dòng họ Nguyễn Tôn vùng Kinh bắc.

  Vào đầu thời kỳ của vị vua cuối cùng của Việt Nam , thời vua Bảo Đại có một trào lưu rất nhiều công tử đất Hà thành và Phú xuân ( Huế) về hội Lim thưởng thức Quan họ cũng như thể hiện kiến thức, văn hóa nghệ thuật được học hành đến nơi đến chốn nhưng cũng “phá phách” chứng tỏ dân chơi chốn thành thị hào hoa phong nhã, lãng tử nhà giàu dẫn tới có nhiều câu quan họ mới ra đời từ đây.

    Như vậy có thể lấy năm 1920 và những năm sau là nguồn xuất phát những làn điệu dân ca Quan họ mới kế tục và cùng phát triển với các làn điệu dân ca Quan họ cổ một cách ngoạn mục.

    Đến hẹn lại lên, cứ ngày mồng 6 tháng Hai âm lịch, du khách thập phương lại đổ về làng Diềm (xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) để dự lễ hội Thủy tổ Quan họ. Lễ hội vừa tưởng nhớ đến công lao của bà Thủy tổ – người đã sáng lập ra "Quan họ"?, vừa là nơi để con cháu, người xa xứ tìm về để nhớ nguồn cội.Tương truyền Đức Vua Bà chính là người đã sáng lập ra những làn điệu Quan họ ấm lòng người

    Mưa xuân tháng Hai lất phất hòa vào tiếng trống hội rộn ràng như giục bước chân du khách tìm về với lễ hội. Cũng giống như mọi lễ hội làng quê vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc, Hội Diềm vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc, không hổ danh là cái nôi Quan họ lâu đời. Ngoài ao làng nơi có đền Cùng, giếng Ngọc đâu đâu trong các gian nhà ngõ hẻm đều véo von những làn Quan họ cổ da diết tâm hồn kẻ ở người đi. Mưa xuân, gió lạnh không ngăn cản được những người con quê hương về đây trao nhau câu Quan họ. Người già, trẻ nhỏ không ai bảo ai, gác hết công việc rộn ràng bước chân về đền bà Thủy tổ. Có đến đây mới thầy tình yêu Quan họ mãnh liệt và trường tồn, ngấm trong lời trao duyên, trong chén nước ấm trà của người làng Diềm (nay là làng Viêm Xá).

    Một không gian linh thiêng được tái hiện để tưởng nhớ những công lao mà bà Thủy tổ để lại cho làng. Cụ ông cụ bà mặc áo gấm linh thiêng, các liền anh liền chị khăn xếp áo the chỉnh tề. Tương truyền răng, Đức Vua Bà là con gái Hùng Vương, đến tuổi cập kê nhưng không lấy chồng mà xin phép vua cha đi chu du thiên hạ. Khi bà vừa ra khỏi thành, có cơn mưa lớn bất ngờ cuốn phăng bà và các tì nữ  đến Ấp Viêm Trang ( thôn Viêm Xá ngày nay). Tại đây bà đã cho dân làng khai khẩn đất hoang, dựng vợ gả chồng và dạy họ những làn điệu "quan họ"?. Để tưởng nhớ công lao ấy, cứ vào buổi sáng khai hội mọi người lại diễn lại tích “Bà Chúa phát lệnh mở hội xuân”, mong bà cho mưa thuận gió hòa, vật thịnh dân an. Lễ rước kiệu diễn ra uy nghiêm, do hàng trăm người dân trong làng tham gia, xuất phát ở đền Vua Bà sang đình làng, đến đền Cùng rồi quay lại đền Vua Bà. Làng Diềm là nơi duy nhất trong số 49 làng Quan họ gốc của vùng Kinh Bắc có đền thờ Thủy tổ Quan họ. Tiếng quan họ vang lên suốt lễ hội, những liền anh liền chị tình tứ trao làn điệu duyên dáng và cảm ơn sự yêu mến của du khách .Từ những người con của làng cho đến những du khách thập phương đều say đắm trong không gian hữu tình. Thưởng thức những cung bậc “ vang – rền – rền – nảy” và cảm nhận sự mến mỏi của người dân làm du khách cứ lưu luyến bước chân chẳng muốn rời. Lễ hội tôn vinh Đức Vua Bà không chỉ gói gọn trong làng Quan họ Viêm Xá mà đã trở thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương Kinh Bắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” rất đáng trân trọng trong truyền thống dân tộc… Trẩy hội làng Diềm có thể ví như một cuộc hành hương về với cội nguồn làng Việt cổ, nơi đó mọi lo toan trần tục tạm lắng xuống cho những thanh âm trong trẻo của Quan họ vấn vít tâm hồn.

    Thực ra nơi đây có đền thờ Bà thủy tổ có công khai khẩn đất hoang giúp dân làng có cuộc sống sung túc, đầy đủ, Bà hẳn là người hát hay, có trí tuệ hơn người thường mỗi khi mở hội Xuân cầu cho mưa thuận gió hòa, vật thịnh dân an mọi người dân được bà dậy cho hát Hội, hát Đúm .Người có công tôn vinh dân ca Quan họ là cụ Hiếu Trung Hầu vùng Nội duệ - Cầu lim . Dân làng Yên xá có công đặt tên, đặt lệ cho dân ca Quan họ , với câu đồng dao “ Hội làng lim, Tổ làng Diềm, Gốc làng Yên xá” mấy có ai tận tường, hiểu rõ.

3 tháng 5 2019

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Quan họ có từ thế kỷ 17, bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xóm. Về mặt sáng tạo nghệ thuật dân ca Quan họ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca. Bắc Ninh có 44 làng Quan họ gốc, đến nay còn gần 30 làng duy trì được lối chơi văn hóa Quan họ.
Quan họ là một làn điệu, một loại hình dân ca đặc sắc, một lối hát giao duyên nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ – Việt Nam mà tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc.

đây là những gì em tìm hiểu dc

Chim nói chung và chim bồ câu nói riêng là loài động vật có xương sống và hoạt động tích cực trong đời sống cá thể, đòi hỏi sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể phải diễn ra ổn định. Nếu nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp hoặc quá cao thì các protein, enzyme trong cơ thể bị biến tính và gây ảnh hưởng tới sự chuyển hoá vật chất và năng lượng đã nêu
=> Nhiệt độ trong cơ thể chim phải ổn định
Vậy chim là động vật hằng nhiệt.

 

Bài làm

Chim nói chung và chim bồ câu nói riêng là loài động vật có xương sống và hoạt động tích cực trong đời sống cá thể, đòi hỏi sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể phải diễn ra ổn định. Nếu nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp hoặc quá cao thì các protein, enzyme trong cơ thể bị biến tính và gây ảnh hưởng tới sự chuyển hoá vật chất và năng lượng đã nêu
=> Nhiệt độ trong cơ thể chim phải ổn định
Vậy chim là động vật hằng nhiệt.

# Học tốt #

Bạn vào link này tham khảo 

https:// h.vn/hoi-dap/question/ 29855.html

OK ^^

# USAS - 12 # 

3 tháng 5 2019

bn ơi trong sgk GDCD có đó 

cái phần nhiệm vụ của quốc hội +chính phủ đó bn

cứ lần ra là có nhé bn 

- Quốc hội Việt Nam là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính: Lập hiến, Lập pháp

- Chính phủ : Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

=> Cơ quán ko có vị trí ngang nhau . Vì Chính Phủ trong đời sống của nhân dân nắm bắt và chịu trách nghiệm và cũng là nhà nước cao nhất của một đất nước . Còn quốc hội chỉ là một đám người làm việc cho xây dựng , bảo vệ Tổ Quốc lên kế hoạch trung ương và thi hành công vụ

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà...
Đọc tiếp

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)

0
16 tháng 11 2021

Tớ cũng thấy thế nhưng để tớ nghĩ đã

28 tháng 1 2022

bn nói ng khác thì đc nhưng bn cx đang đăng linh tinh đấy , nhớ đọc lại trc khi gửi câu hỏi nhé

Câu tục ngữ đã nói về sự trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. “Đi một ngày đàng” tức là đi trải nghiệm, khám phá, là quãng thời gian mà chúng ta đi đây đi đó tìm hiểu những điều xung quanh. “Học một sàng khôn” là tích lũy được kinh nghiệm, bài học, tìm hiểu được những điều hay, cái mới. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, với cách nói nhân quả, một bài học đạo lý đã được gửi gắm đến con cháu muôn đời: Con người ta cần đi đây đi đó, cần trải nghiệm những cái hay cái mới thì mới có thể tích lũy được những kinh nghiệm sống, những bài học hay và quý giá.

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau. 

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ. 

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

b2:

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.

b3:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau. 

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ. 

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống

2 tháng 5 2019

1. Là con rùa

2. Cọ xát

Chắc v

2 tháng 5 2019

-rùa

-chớp,sấm sét

2 tháng 5 2019

trả lời:

kim là 1 cái được làm từ sắt, sắt là để làm kim, nhưng người ta dùng công ngheej hiện đại làm kim chứ ko ai rảnh háng mà mài và phí sắt

nhưng nếu kiên trì thì lâu đến đâu cũng mài xong cái kim (rảnh háng) ý nói kiên trì ắt thành công

2 tháng 5 2019

nghĩa đen là khi ta cố gắng mài một thanh sắt thì thanh sắt đó có thể chở thành một cây kim

nghĩa bóng là ta cố gắng hết sức mình không vấp ngã để đạt được thành tích mình muốn có trong tương lai

Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất

1.

Con trâu là đầu cơ nghiệp


Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp

2.

Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn


Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.

3.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.


Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.

4.

Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc


Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.

5.

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
 

Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.

6.

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt


Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )

7.

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.


Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là "ao chuôm đầy nước".

8.

Gió thổi là đổi trời.


Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.

9.

Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.


Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.

10.

Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to


Loài kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa. độ ẩm môi trường lớn, nên độ ẩm dưới đất sẽ rất cao. Vì thế, loài kiến phải đi tránh những không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. Do kinh nghiệm quan sát, ông cha ta kết luận và tạo thành câu ca dao này

11.

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.


Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, có nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, đặc biệt nó là là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa 

12.

Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo
Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.


Đây là 2 câu thơ cho thấy kinh nghiệm nuôi lợn của ông cha ta, 2 câu thơ lột tả thực sự cách nuôi heo làm sao để béo tốt.

13.

Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa


Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè.

14.

Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.


Ông bà ta thường dựa vào Trăng quầng, trăng tán để đự báo thời tiết. Tuy nhiên, hiện tượng tán và quần có thể xảy ra cùng một lúc chứ không phải là không đội trời chung.

15

Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.


Giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ. Giờ Mùi từ 13 giờ dến 15 giờ. Một kinh nghiệm về thời tiết.

16.

Muốn cho lúa nảy bông to 
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều


Ý muốn nhắn nhủ người trồng lúa cần phải cày sâu và bón phân nhiều và đầy đủ thì cây lúa mới tươi tốt.

17.

Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật


Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:

18.

Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa


Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu bọ, chim chóc, loài vật... là những hiện tượng, qua đó nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ có giá trị thực tiễn to lớn. Dự báo thời tiết của dân gian rất phong phú

19.

Rét tháng ba, bà già chết cóng


Câu tục ngữ này được truyền lại với quan niệm là tháng 3 âm lịch (thường tương đương với tháng 4 dương lịch), trong lịch sử đã xảy ra những đợt rét vào thời kỳ này.

20.

Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.


“Ráng” là đám mây phản chiếu ánh mặt trời về buổi sáng hay buổi chiều, thường có màu sắc rất thắm, đẹp và nên thơ. Nhìn ráng mây người ta có thể đoán ra thời tiết theo câu tục ngữ