K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tôi chứng minh bằng

 chính là đây

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.

Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào?

"Uống nước" ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa...Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về..."

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể...và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.

8 tháng 5 2019

https://olm.vn/hoi-dap/detail/215667648653.html bạn tham khảo nha!

8 tháng 5 2019

-để ở nhiệt độ thấp 

-Dùng hóa chất

-bảo quản trong bao gói có điều chỉnh khí quyển

.......

Sử dụng vắc xin cần chú ý:
+Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
+ Vắc xin đã pha phải dùng ngay.
+ Sau khi dùng vắc-xin còn thừa phải xử lí theo đúng qui định.
+ Sau khi được tiêm vắc-xin từ 2 đến 3 tuần, vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch.
+ Sau khi tiêm vắc-xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi có dị ứng ( phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời. 

#Hok tot,thi tốt#

HNT

8 tháng 5 2019

Hướng dẫn trả lời
Sử dụng vắc xin cần chú ý:
+Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
+ Vắc xin đã pha phải dùng ngay.
+ Sau khi dùng vắc-xin còn thừa phải xử lí theo đúng qui định.
+ Sau khi được tiêm vắc-xin từ 2 đến 3 tuần, vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch.
+ Sau khi tiêm vắc-xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi có dị ứng ( phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời. 

k nha

câu này mik kt rồi

####

8 tháng 5 2019

Đối nội thì đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong biển máu ,không biết dung hòa các mâu thuẫn mà còn làm cho các mâu thuẫn đó ngày càng trở nên sâu sắc .Đối ngoại thì bành trướng đánh dọa các nước nhỏ ,làm nhân dân càng cơ cực.Đã vậy triều đình lại chỉ lo hưởng lạc xây dựng đền ,đài, thành ,quách,lăng tẩm…Hao người tốn của . 
Trong nội bộ  triều đình không thống nhất. Chủ trương "bế quan tỏa cảng", làm cho tình hình đất nước ngày một bế tắc.

Tk cho tui với.

Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện được viết vào tháng 7 - 1928, được đăng tải trên báo Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1928.

Khúc đê làng X, thuộc phủ X có hai, ba đoạn nước đã rỉ ra ngoài. Trong khi nước sông Nhị Hà cứ dâng lên cao, nên có nguy cơ vỡ đê. Bên ngoài trống dội lên từng hồi, hàng trăm người vật lộn với thiên nhiên từ chiều đến gần một giờ đêm để bảo vệ con đê. Trời thì cứ mưa tầm tã không ngớt, nước sông cứ cuồn cuộn dâng cao, sức người như đã kiệt, thế mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan ngồi chễm chệ uy nghi. Quân lính đứng hầu cạnh nào gãi, nào quạt, nào điếu đóm...Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường để trong khay khảm khói nghi ngút. Quanh sập, có đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để vui chơi tổ tôm. Cảnh tượng này hoàn toàn đối lập với cảnh ngoài đê trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.

Rõ ràng qua hai cảnh được dựng lên ta thấy rằng đây là một viên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của hàng trăm con người. Hắn chỉ biết hưởng thụ sống sung sướng cho bản thân.

Ngoài đê, dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn... lúc mau, lúc khoan thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quan như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quan đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quan có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ.

Thậm chí chúng còn tranh nhau phô bài để quan lớn rõ rằng: Mình vào được nhưng không dám cố ăn kìm. Rằng: mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng đã chìm nổi cho quan ù thông” (thắng liên tiếp 2 ván). Như vậy thì quan làm sao nhớ đến nhiệm vụ của mình được. Hơn nữa trong dinh thì cao, đèn thắp sáng quan làm sao mà dám xuống chỗ sùng sũng bùn lầy đêm tối kia. Cái bọn mà ta gọi là điếu đóm, lau nhau ấy đã rất khéo léo.

Rồi lại ván bài tiếp, quan vừa xơi xong bát yến, vuốt râu rung đùi. Hắn chỉ chăm chăm nhìn vào đĩa đựng bài chờ bốc trúng quân bài để hắn hạ. Bỗng có người khẽ bảo dễ có khi đê vỡ, quan gắt “mặc kệ”. Bên ngoài tiếng người gào thét ầm ĩ, tiếng gà trâu kêu vang tứ phía, một người nhà quê ướt sùng hộc tốc chạy đến bẩm “đê vỡ mất rồi”. Và rồi như không cần suy nghĩ, quan gắt, thoái thác trách nhiệm “ông sẽ cách cổ, bỏ tù”... rồi lại tiếp tục ván bài đang dở. Quan lớn mặc kệ cho đê vỡ, dân chúng chạy loạn, những sinh linh bé nhỏ kia sẽ bị những cơn lũ cuốn đi. Nào là phụ mẫu chi dân, nào là lo cho dân, thương dân. Bộ mặt của bọn quan lại phong kiến hiện rõ hơn bao giờ hết.

Quan có biết đâu sau ván bài ù là lúc nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, cửa nhà, dân chúng kẻ sống thì không có chỗ ở, kẻ chết thì mất xác... Than ôi! Dân còn biết trông cậy vào ai? Truyện ngắn làm ta liên tưởng đến “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan. Con mẹ nuôi là kẻ mất trộm, lên trình quan việc mất trộm, nó không những không trình báo được việc mất trộm còn bị quan ngài Huyện Hinh ăn chặn đồng hào đôi sáng loáng bằng thủ đoạn cực kỳ bẩn thỉu. Con ma Huyện Hinh ăn những đồng tiền xương máu của dân một cách trắng trợn. Còn ở đây, vị quan phụ mẫu thương dân đã bỏ mặc đê vỡ và chối bỏ trách nhiệm.

Sống chết mặc bay - tên của truyện ngắn đã thể hiện sâu sắc bộ mặt tên Quan phụ mẫu vô trách nhiệm với công việc cửa mình, mặc cho dân chúng đối mặt với cái chết còn hắn thì chỉ lo không ù được ván bài, ngài cứ sống chết mặc bay.

Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, chúng coi thường tính mạng nhân dân. Chúng chỉ lo ăn chơi cờ bạc bóc lột dân đen đến tận xương tuỷ.

Qua truyện ngắn này giúp ta cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời khiến ta càng thêm căm ghét và kinh tởm bọn quan lại bỉ ổi vô lương. Chúng là lũ sâu mọt, tham quan mà xã hội thời nào cũng phải thanh lọc. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực thời đại sâu sắc.

8 tháng 5 2019

I. Mở bài

– Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu đầu tiên của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện ngắn được đăng tải trên báo Nam Phong số 18, tháng 12-1918.

– Truyện kể chuyện một quan phụ mẫu ung dung ăn chơi, bài bạc trong cảnh vỡ đểlàm cho nhân dân trên một vùng rộng lớn chìm đắm trong thảm họa. Tác giả đã lên án thói vô trách nhiệm, bộ mặt vô nhân đạo của bọn quan lại trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

– Tên quan phụ mẫu được miêu tả bằng những chi tiết rất hiện thực, có giá trị tố cáo sâu sắc.

II. Thân bài

– Sống sang trọng xa hoa:

+ Đi hộ đê mà mang theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm… trông mà thích mắt.

+ Ăn của ngon vật lạ: yến hấp đường phèn.

– Sống nhàn nhã vương giả:

+ Trong lúc hàng trăm con người đội đất, vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió lướt thướt như chuột lột thì quan phụ mẫu “uy nghi, chễm chệ ngồi” trong đình đèn thắp sáng choang.

+ Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm.

+ Trong lúc trăm họ “gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến” ở trên đê, thì trong đình, quan ngồi trên, nha ngồi dưới, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh…

– Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung:

+ Đê sắp vỡ! “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ!”. Quan lớn ngài ăn, ngài đánh; người hầu, kẻ dạ, kẻ vâng!

+ Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc.

– Sống chết mặc bay:

+ Có người khẽ nói: “dễ có khi đê vỡ”, quan gắt: “mặc kệ!”.

+ Có người nhà quê hốt hoảng chạy vào đình báo “đê vỡ mất rồi!”, quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!…”.

+ Quan sai bọn lính đuổi người nhà quê ra khỏi đình, rồi vẫn thản nhiên đánh bài.

+ Quan vỗ tay xuống sập kêu to, tay xòe bài, miệng cười: “Ù! Thông tôm chi chi nẩy!… Điếu, mày!”.

– Quan sung sướng ù ván bài to khi đê đã vỡ: Cả một miền quê nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết: kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn… lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!

– Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân. Chúng nó chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì “sống chết mặc bay”.

III. Kết bài

– Một lối viết ngắn, sắc sảo. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thế tương phản rất đặc sắc. Câu chuyện đầy kịch tính, thương tâm, giàu giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo.

– Xây dựng thành công nhân vật quan phụ mẫu, mệnh danh là “cha mẹ dân” mà coi tính mạng của dân như rơm rác, “sống chết mặc bay!”. Tên quan phụ mẫu khá điển hình cho sự thối nát của chế độ quan trường thời Pháp thuộc.

– Đâu chỉ có tên quan phụ mẫu thôi nát! Hắn là một trong hàng ngàn hàng vạn bọn quan lại ngày xưa; hắn là sản phẩm, là công cụ đắc lực của chế độ thực dân nửa phong kiến thôi nát.

Tk cho mk đi.

13 tháng 5 2019

- Ngành giun đốt có quan hệ họ hàng gần với ngành giun tròn hơn.

- Cá sấu có quan hệ họ hàng gần với thằn lằn bóng hơn.

- Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn.

cái gì đã nhìu nay còn nhìu thêm còn ít thì ngày càng ít

Mọi người dù k quen bít nhưng hãy yêu thương nhau vì cùng là người 1 nước

mik giải thik hơi dở ha,thông cảm nha

k đi k đi đừng ngại ngùng

8 tháng 5 2019

tùy vào bn đang bị j

bn có thể lên goolge tra xem cách chữa lành vết thương mà mk đang bị

Bài làm

Đa số các vết thương nhỏ, như vết cắt và trầy xước, có thể chữa trị dễ dàng tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn bị thương nặng hơn hay bị nhiễm trùng, bạn cần được chăm sóc y tế để đảm bảo vết thương hồi phục đúng cách.

1. Dùng lực ấn lên vết thương để cầm máu:Rửa sạch tay, sau đó dùng băng hoặc khăn sạch đè mạnh lên vết thương. Rửa tay sẽ ngăn vi khuẩn từ tay sang vết thương. Lực ấn sẽ giúp giảm chảy máu và cầm máu.

 (* Chú ý: Nếu vết thương ở cánh tay, bàn tay, cẳng chân, hay bàn chân, bạn cũng có thể hạn chế chảy máu bằng cách đưa nó lên cao hơn tim. Với cánh tay hoặc bàn tay, bạn có thể giơ lên cao. Với cẳng chân và bàn chân, bạn cần nằm trên giường và kê chân trên một chồng gối. )

2. Làm sạch vết thương. Rửa nó bằng nước sạch. Điều này sẽ loại bỏ vết bẩn và bụi có thể gây nhiễm trùng. Rửa vùng da xung quanh vết thương bằng xà phòng và khăn sạch. Lau khô vết thương và mô xung quanh thật nhẹ.

( * Chú ý: Nếu vòi nước đang chảy không loại bỏ hết mảnh vụn trong vết thương, bạn có thể dùng nhíp gắp chúng ra. Rửa sạch và khử trùng nhíp bằng cồn trước khi chạm vào vết thương. Sau đó nhẹ nhàng gắp mảnh vụn dính trong vết thương. Nếu bạn không thể gắp hết chúng, hãy đến phòng cấp cứu và nhờ bác sĩ giúp. Nếu vết thương có dị vật bám vào, không lấy nó ra. Thay vào đó, hãy đi bác sĩ để có thể loại bỏ nó một cách an toàn mà không gây thêm tổn thương. Không dùng bông gòn lau vết thương vì mẩu bông có thể dính vào đó. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khó lành. )

3. Ngừa nhiễm trùng bằng cách bôi thuốc kháng sinh. Sau khi đã cầm máu và làm sạch vết thương, bôi kem kháng sinh để bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. Bạn có thể mua kem kháng sinh hoặc thuốc bôi như Neosporin hoặc Polysporin không theo đơn tại hiệu thuốc địa phương. Dùng các loại thuốc bôi này trong 1-2 ngày.

( * Chú ý: Luôn đọc và làm theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu bạn đang có thai, hoặc cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.Không dùng chất khử trùng như cồn hay oxy già. Chúng có thể gây hại cho mô và làm nó lâu lành hơn.)

4. Dùng băng băng vết thương lại. Điều này sẽ ngăn vi khuẩn và bụi bẩn bám vào vết thương. Tùy thuộc vào nơi bị thương, một miếng băng keo cá nhân là đủ. Nếu vết thương lớn hơn hoặc gần khớp xương, bạn có thể cần băng bó lại để phần băng được cố định.

( * Chú ý: Không băng quá chặt gây cản trở lưu thông máu.Thay băng thường xuyên ngăn nhiễm trùng. Nếu băng bị ẩm và bẩn, thay băng ngay lập tức.Dùng băng không thấm nước hoặc bọc miếng nhựa mỏng bên ngoài khi bạn đi tắm để giữ nó được khô. )

5. Theo dõi vết thương để đảm bảo nó không bị nhiễm trùng. Nếu có dấu hiệu của nhiễm trùng, đi cấp cứu ngay lập tức. Các dấu hiệu cần theo dõi bao gồm:

  • Cơn đau tăng dần
  • Hơi nóng
  • Sưng
  • Nổi đỏ
  • Vết thương chảy mủ
  • Sốt

# Chúc bạn học tốt # 

Em haxy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:                  Ngày xưa, có 1 em é gái đi tìm thuốc chưa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: " Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ se sống thêm bấy nhiêu năm". Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất...
Đọc tiếp

Em haxy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

 

                 Ngày xưa, có 1 em é gái đi tìm thuốc chưa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: " Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ se sống thêm bấy nhiêu năm". Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh...Ngày nay, cúc vân được dùng để chưa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi.

                                                                                                  (Theo "Almanach người mẹ và phái đẹp", NXB Văn hóa - Thông tin, 1990)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2 : Đoạn văn giải thích điều gì?

Câu 3: Đặt nhan đềcho đoạn văn.

Câu 4 : Theo em, bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn văn là gì? Em se làm thế nào để thực hiện bức thông điệp đó?

 

 

                               Giúp mình nha, mình thi ồi và đây là phần đọc hiểu VB của mình...ai đúng mình cho 3 tk

0