K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2018

a) Sáng chủ nhật , cả nhà em đi dã ngoại .

                                 

b) Ăn cơm chiều xong , chúng tôi bắt đầu làm việc .

c) Khi tiếng trống tan trường vừa dứt , các  bạn học sinh ồ ạt ra về .

25 tháng 4 2018

a, Sáng chủ nhật, trời đổ mưa

b, Ăn cơm chiều xong, em lập tức đi chơi với lũ bạn

c, Khi tiếng trống tan trường vừa dứt, học sinh chạy ra như đàn ong vỡ tổ

25 tháng 4 2018

Đến mùa hoa sen nở rất đẹp nhưng lại có rất nhiều bạn trai 3 - 10 tuổi đứng đái đó, bị các bạn gái sờ chim mà ko xấu hổ

25 tháng 4 2018

ban ........... tre em  ko nen tra loi bay ba nhu vay lam nhieu dien dang

25 tháng 4 2018

a)Gió càng to ( TN ), con thuyền ( Cn ) càng lướt nhanh trên mặt biển ( VN )

b)Thuyền ( CN1  )vừa cập bến ( VN 1 ), bọn trẻ ( CN 2 ) đã xúm lại ( VN 2 )

c)Khi những làn mưa phùn mùa xuân (Cn ) bắt đầu rơi (VN ), trời ( CN )cũng bắt đầu ấm lên (VN)

k mk

25 tháng 4 2018

a,Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển

-----------------   ----------------/---------------------------------------

TN                          CN                           VN

b,Thuyền vừa cập bến, bọn trẻ đã xúm lại

-----------/ -----------------   ---------/ -------------

CN1              VN1              CN2        VN2

c,khi những làn mưa phùn mùa xuân bắt đầu rơi, trờii cũng bắt đầu ấm lên

-----------------------------------------------------------------  -----/ --------------------------

                         TN                                                    CN             VN

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
13 tháng 7 2018

1. Cặp từ trái nghĩa: cười - khóc. Tác dụng: làm nổi bật cảm xúc của nhân vật khi được nghe tiếng đàn của cụ Vi-ta-li.

2. Đoạn văn sử dụng phép liên kết

- Liên kết nội dung: (về chủ đề): cùng nói về việc học đàn và nhận dạy đàn giữa cụ Vi-ta-li và đứa trẻ.

- Liên kết về hình thức:

+ Phép lặp: Có lúc - Có lúc.

- Phép thế: Có muốn học nhạc - Đấy là.

=> Khiến đoạn văn trở nên liên kết chặt chẽ và không bị lặp.

c. Thầy Vi-ta-li gọi nhân vật tôi là đứa trẻ có tâm hồn vì:

Cậu bé có cảm nhận tinh tế và sâu sắc: khi nghe tiếng nhạc hay, cậu biết rung động và nhớ tới mẹ.

25 tháng 4 2018

Nếu ai đó muốn vẽ một bức tranh đẹp về làng quê Việt Nam, hẵn sẽ không quên vài nét chấm phá 
cho một hàng tre, một khóm trúc.Thật vậy, có thể nói ” cây tre ” là biểu trưng cho làng quê Đất Việt, 
từ Bắc chí Nam. 
Kế Môn quê tôi cũng là một làng quê Việt Nam, mà màu xanh của tre hầu như chiếm lĩnh cả thảm 
thực vật. Ở đây tre mọc khắp nơi : tre mọc thành hàng ở hai bên đường Xóm, ngọn tre đan vào nhau 
thành vòm, tre vươn lên từng khóm ở góc vườn, tre ôm ấp mái nhà tranh còn vương vấn khói màu lam. 
Nhớ ngày xưa ai đó đã mở đầu bài tập làm văn tả cảnh bằng câu ” Làng tôi có lũy tre bao bọc…” 
Lũy tre xanh,khóm tre, vòm tre… là những từ nghe thật êm tai, thật gần gủi và mang nhiều âm vang xào 
xạc của tiếng gió … 
Nếu bạn là nhà thơ, thì cảnh trăng lên sau hàng tre thưa một đêm hè gió nhẹ là có cả một bài thơ 
tuyệt vời. Nhưng nếu bạn từng chứng kiến cảnh nhìn lên những ngọn tre già đang cúi rạp mình trong 
giông bão, hẵn sẽ là một nỗi ám ảnh về sức chịu đựng của thiên nhiên. 
Tre là loài thực vật luôn vươn thẳng lên cao và sống thật mạnh mẽ, dù trong điều kiện nghèo nàn 
của thổ nhưỡng như ở dãi đất duyên hải miền Trung. Chỉ cần một gốc tre khiêm tốn lúc ban đầu, qua 
một thời gian ngắn, tre sẽ phát triển thành khóm, và nếu không khống chế,khóm tre sẽ bành trướng 
không ngừng và không giới hạn. Hình ảnh thường thấy nhất là bên cạnh những gốc tre già bạn sẽ thấy 
xuất hiện vài ” búp măng non “.Đó là tính ” kế tục “, một quá trình kế tục không ngừng để vươn lên và phát triển. 
Quê Viêt Nam có nhiều giống tre, nhưng ở làng tôi chỉ có hai loại phổ biến, đó là tre gai và tre tầm 
vông ( dân làng tôi gọi là tre hàng giáo ) . Tre gai có thể cao trên mười mét, thân có nhiều đốt , đường 
kính gốc có thể lên đến 12 cm,cành tre có nhiều gai, lõi tre đặc chứ không rỗng như loại tre lồ ô. Tre 
tầm vông nhỏ hơn, cây cao nhất cũng chỉ đến sáu mét, đ ường kính thân nhỏ chỉ chừng từ năm đến 
sáu cm, đặc biệt rất dễ uốn. 
Măng tre là món thích hợp nhất để xáo với thịt các loài họ chim cũng như gà, vịt. Gà xáo măng, vịt 
xáo măng là món không thể thiếu ở quê tôi trong những bữa cúng giỗ. Đó là món quà đầu tiên của tre 
tặng cho dân làng. 
Nhưng đó chỉ là món quà nhỏ, rất nhỏ. Qùa của cây tre dành cho con người, nhất là người nông 
dân Việt Nam ngày xưa còn lớn hơn gấp bội. 
Ta đều biết trước đây, khi các loại vật liệu xây dựng còn thô sơ và lạc hậu, tre là loại vật liệu chủ 
đạo để xây nên nhà cửa, đặc biệt là ở miền đồng bằng,nơi không có nhiều gỗ từ cây rừng. Từ cột 
nhà cho đến kèo, đòn tay, rui mè đều sử dụng tre gai. Vách cũng đan bằng tre trước khi phủ lên một 
lớp bùn nhào với rơm rạ. Nông dân đều biết, nếu là tre già được ngâm lâu trong bùn, khi đem ra sử 
dụng sẽ là loại ” gỗ ” không còn loại mối mọt nào đục phá được. 
Vì vậy có một thời, người ta đã dùng tre để đóng cọc làm móng ( thay cho cừ tràm như ở miền 
Nam hiện nay ) , thậm chí có nơi còn dùng thân tre như cốt lõi để ép bê-tông đà kiềng cho những 
căn nhà tương đối nhỏ.Chưa kể thời Pháp thuộc, những biệt thự ( mà một số còn tồn tại đến ngày 
nay) thường dùng tre đan trét vôi vữa để làm trần nhà. Trần phẳng và đẹp khiến thoạt nhìn lên có 
người cứ ngỡ đó là trần bê-tông hay thạch cao ngày nay vậy. 
Về nông và ngư cụ, làng Kế Môn quê tôi ngày xưa là làng nông nghiệp chính hiệu, trong đó hạt 
lúa làm nên tất cả. Mà để có hạt lúa hạt gạo,củ khoai,củ sắn thì ngoài sức người, các phương tiện 
sản xuất đóng góp phần chủ lực : gầu tát nước, xuồng nhỏ, các loại thúng, mủng đựng lúa, sàng, dần 
nốn ( hay nia ) đựng gạo,…rỗ,rá, đúa đựng khoai sắn,…tất cả đều làm bằng tre đan. Cả đến đòn xóc, 
đòn gánh để gánh lúa gánh gạo, cho đến cái cán cuốc,cán cào, cán rựa…tất cả đều làm từ cây tre. 
Chưa nói đến cái cối xay lúa mà phần thân phải đan bằng loại tre già. 
Ngoài hạt gạo để chi cho đủ mọi thứ, nhiều lúc còn không đủ, bà con dân làng từ già đến trẻ,còn 
phải tận dụng khai thác các con sông,dòng khe, dòng hói,các đầm, bàu để đánh bắt tôm cá nhằm 
cải thiện bữa ăn hàng ngày. Muốn vậy thì các phương tiện đánh bắt ( ngư cụ ) không thể thiếu : 
chơm ( hay nơm ) để nơm cá, đúa dậm để xúc cá, rồi lờ, oi đựng cá,cả đến cần câu các loại đều 
phải nhờ đến cây tre. 
Đó là chưa kể hết những món linh tinh như cái quạt tre chẳng hạn vân vân và vân vân mà không 
ai có thể kể hết. 

Qủa thật đối với người nông dân Việt Nam ngày xưa, không có gì đa dụng và hữu ích bằng cây 
tre làng. Có thể nói tre là người bạn đã san sẻ khó nhọc với người nông dân một nắng hai sương. 
Người nông dân nói riêng và xã hội nói chung cần phải xem cây tre như là ân nhân của mình vậy. 

Nhưng đó lại là câu chuyện ngày xưa. 
Hơn nửa thế kỷ qua đi đã mang lại nhiều thay đổi. Khoa học tiến bộ đã khai sinh ra nhiều chất 
liệu để thay thế dần cây tre trong xây dựng cũng như trong sản xuất nông ngư nghiệp. Vì thế vai 
trò của cây tre ngày càng giảm đi. Mặt khác, vai trò che chắn,bao bọc của những hàng tre, khóm 
tre,lũy tre đối với làng xóm như những bức tường tự nhiên ngăn gió ngăn bão,che nắng che mưa, 
cũng đang dần dần bị loại bỏ. 
Ngày nay, bước vào trong xóm, hai bên không còn là hai hàng tre sánh đôi và ngọn tre giao nhau 
thành vòm như xưa mà nó đang dần dần được thay thế bằng những hàng rào xi măng cứng nhắc và 
có phần vô cảm. Những con đường làng, đường xóm quê tôi ngày càng tiện dụng nhưng trống trải 
và xa lạ hơn.Không khí mùa hè ngày càng trở nên oi bức trong khi mùa đông gió bấc thì không gian 
ngày càng tê buốt lạnh lẽo. 
Nhiều lúc tôi hình dung đến một ngày nào đó,cảnh quan kiến trúc của làng tôi , theo đà phát triển, 
sẽ mang dáng dấp của một ” thị trấn ” với những dãy ” nhà phố ” bên những con đường không còn 
bóng mát của cây cỏ ! Điều gì sẽ xảy ra ? Chỉ biết có một điều chắc chắn rằng lúc ấy, bóng dáng cây 
tre sẽ chỉ còn lại trong ký ức và hoài niệm của mỗi người với bao tiếc nuối không thể nào nguôi …

25 tháng 4 2018

được chứ nhưng mà đừng đăng câu hỏi lung tung nha! ^.^

25 tháng 4 2018

kb rồi chat vs mk luôn nha

25 tháng 4 2018

Truyền thuyết “Vua Hùng trồng kê ra lúa” 

Một hôm các con gái vua Hùng theo dân đi đánh cá ven sông thấy từng đàn chim bay lượn khắp bãi, nhảy nhót trong đám lau cỏ, khiến các nàng rất vui thích. Có một nàng công chúa, mải ngắm đàn chim, dừng tay quăng lưới, chợt có con chim thả một bông kê rơi trên mái tóc. Công chúa mang bông kê về trình với Vua, Vua mừng, cho là điềm tốt lành, hạt này chim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mỵ nương ra bãi tuốt các bông đó đem về.

Tới mùa xuân, Vua đem các hạt kê ra và phái các công chúa gọi dân đi quải. Nhân dân vui mừng rước Vua ra đồng. Trống mõ đi đầu rồi tới người rước lúa, rước kê. Tới bên sông, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc đất tra lúa và gieo kê trên bãi. Làm xong, Vua cắm một cành tre để chim sợ khỏi ăn hạt. Các Mỵ nương và dân đều làm theo.

25 tháng 4 2018

k mk

Một hôm các con gái vua Hùng theo dân đi đánh cá ven sông thấy từng đàn chim bay lượn khắp bãi, nhảy nhót trong đám lau cỏ, khiến các nàng rất vui thích. Có một nàng công chúa, mải ngắm đàn chim, dừng tay quăng lưới, chợt có con chim thả một bông kê rơi trên mái tóc. Công chúa mang bông kê về trình với Vua, Vua mừng, cho là điềm tốt lành, hạt này chim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mỵ nương ra bãi tuốt các bông đó đem về.

Tới mùa xuân, Vua đem các hạt kê ra và phái các công chúa gọi dân đi quải. Nhân dân vui mừng rước Vua ra đồng. Trống mõ đi đầu rồi tới người rước lúa, rước kê. Tới bên sông, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc đất tra lúa và gieo kê trên bãi. Làm xong, Vua cắm một cành tre để chim sợ khỏi ăn hạt. Các Mỵ nương và dân đều làm theo.

Truyền thuyết “Vua Hùng dạy dân cấy lúa
Thuở xưa, nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ sống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Các vùng đất ven sông hàng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ. Vua Hùng thấy đất ấy tốt mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Vua thấy lúa mọc hoang nhiều mới bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các tràn ruộng có nước.

Lúc đầu dân không biết cấy, tìm hỏi Vua. Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho dân xem. Mọi người làm theo, cấy tới khi mặt trời đứng bóng, Vua cùng mọi người lên gốc đa lớn nghỉ ngơi ăn uống.

Truyền thuyết “hát Xoan

Ngày ấy vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái tâu rằng: Có một người con gái đẹp tên là Quế Hoa, múa giỏi hát hay, ở trong một làng tre xanh gần thành Phong Châu. Nếu đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời, Quế Hoa vâng theo lời triệu đến chầu vợ Vua. Bấy giờ bà đang lên cơn đau dữ dội. Quế Hoa đứng bên giường múa hát. Nàng đẹp lắm: môi đỏ, mắt đen, tóc dài, da trắng, giọng hát trong vắt khi trầm, khi bổng như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, chân dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải xem múa hát, không thấy đau nữa liền sinh được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú. Vua hết sức vui mừng và khen ngợi Quế Hoa, liền truyền cho các Mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy. Vì lúc này nàng Quế Hoa hát chầu Vợ Vua là vào mùa xuân nên các Mỵ nương gọi hát ấy là hát Xuân (hay hát Xoan)”. Sự tích hát Xoan còn được ghi lại trong chuyện kể nối đời của dân làng Cao Mại – Việt Trì với một vài chi tiết khác. Tuy nhiên, thông qua những truyền thuyết này, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào sinh hoạt múa hát đầu xuân của tổ tiên ta. Những “Sinh hoạt văn hoá cơ sở” ấy qua thời gian và sáng tạo, nhận thức thẩm mỹ của con người đã được trau chuốt thêm, làm giàu thêm để ngày hôm nay có được một làn điệu dân ca mà cả nước biết đến.

Truyền thuyết “Bách nghệ khôi hài

“Bách nghệ khôi hài”, một trò vui đầu xuân có gốc từ thời Hùng Vương. Chuyện kể rằng: Mỵ nương Ngọc Hoa sau khi lấy Sơn Tinh, ở núi Tản được ít lâu thì về với bố mẹ ở thành Phong Châu. Ba năm sau vẫn chưa trở lại với chồng, Tản Viên phải về thành Phong Châu xin vua cha cho đón nàng về.

Ngọc Hoa ra khỏi cung điện, tới làng Trẹo thì nhất định không chịu đi nữa, Tản Viên dỗ thế nào cũng không nghe, chỉ cúi đầu, nước mắt chảy ướt má. Ngọc Hoa nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ nơi nàng đã sống không nỡ rời. Tản Viên không biết làm thế nào, mới vào trong thôn tìm người giúp. Dân làng mừng rỡ ra đón Ngọc Hoa, bấy giờ mọi người bầy ra các trò vui, để Ngọc Hoa nguôi lòng thương nhớ. Người thì múa nhảy, người kể chuyện cười. Các cô gái hát với trai làng. Công chúa vui vẻ cười và hát theo, mọi người rước Ngọc Hoa lên kiệu. Đám rước có người già làm kẻ đánh cá, đi săn, lại mang những dụng cụ nhà nông đã hư hỏng, vừa đi vừa nói những câu bông lơn cho công chúa cười. Ngọc Hoa trong lòng vui vẻ cùng với Tản Viên trở về quê chồng…

25 tháng 4 2018

a )danh tu : vang trang , anh trang , khu rung

   dong tu :   toa 

b) danh tu : gio , la cay , dan co , may

   dong tu : thoi , roi, bay

c)danh tu :chuong chua , mat trang

 ko co dong tu nha ban

25 tháng 4 2018

Ly Gia Han: Cảm ơn bạn nhiều nha. À bạn ơi? Cho mình hỏi là từ: "bắt đầu" trong câu b có phải là động từ không ạ?

25 tháng 4 2018

"Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

25 tháng 4 2018

"Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

Nó hơi lạc một tí nhưng mong bạn

29 tháng 4 2018

Vì nơi đây là quê cha đất tổ của tôi nên tôi không thể quên được mảnh đất này. Tuy thời gian đã lùi xa nhưng tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm thời thơ ấu Chẳng những tôi nhớ những món ăn của quê nhà mà tôi còn nhớ cả những đêm liên hoan văn nghệ tràn ngập niềm vui nơi xóm nhỏ Nếu ta không có tình yêu mãnh liệt với quê hương thì ta khó có thể nhớ được những kỉ niệm thờ thơ ấu

12 tháng 5 2020

2922% : 3 + 9927% : 3 = bao nhiêu