K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2018

Suy nghĩ và hành động của mẹ Thủy là sai

27 tháng 4 2018

Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghê đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: "Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!" Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: "Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!". Hoa sầm mặt lại: "Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?". Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: "Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu".

27 tháng 4 2018

Nguyễn Tuân (10/ 7/ 1910 – 28 / 7/1987) ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.  , sở trường về tùy bút và ký, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. 

2 tháng 5 2018

Câu trần thuật. Hành động nói trình bày

14 tháng 5 2019

Câu trần thuật. Hành động nói trình bày

Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường. 
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam. 
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc… 
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. 
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. 
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. 
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

17 tháng 6 2021

Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường. 
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam. 
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc… 
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. 
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. 
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. 
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

26 tháng 4 2018

Là Văn Lang

26 tháng 4 2018

nước Văn Lang

26 tháng 4 2018

Bài làm

Hè vừa qua, em được bố mẹ thưởng cho một chuyến đi chơi đến công viên nước Hồ Tây. Chuyến đi ấy đã để lại rất nhiều ấn tượng với em, đặc biệt là khu vui chơi giải trí với bao kỉ niệm tươi đẹp.

Công viên nước Hồ Tây nằm ở thủ đô Hà Nội, là một quần thể khu vui chơi giải trí khá rộng. Ngay khi mới bước vào, chiếc cổng đã khiến em vô cùng thích thú, nó là hình ảnh được mô phỏng lại từ những lâu đài trong chuyện cổ tích, bước qua đó, em như được đến với một thế giới thần kì với nhiều niềm vui đang chờ đợi phía trước.

Mở ra trước mắt em là một không gian rộng lớn, đầy màu sắc với đủ mọi trò chơi độc đáo. Những âm thanh náo nhiệt của người người qua lại đông đúc hòa với âm thanh trò chơi càng khiến không khí trở nên sôi động. Công viên nước được chia thành nhiều khu, khu trò chơi và khu tắm . Ở khu trò chơi, em được đến với biết bao những thú vui đặc sắc. Từ cỗ xe ngựa xoay tròn rực rỡ ánh đèn, cốc xoay, vòng xoay khổng lồ, sừng sững trên cao,...đến những trò chơi mạo hiểm như tàu lượn hay nhà ma kinh dị thách thức lòng dũng cảm,...Tất cả đều vô cùng lí thú và kích thích. Em cùng gia đình đã chơi trò xe đụng, cả nhà đã có những khoảnh khắc vui vẻ vô cùng.

Khu công viên nước hay chính là khu vực tắm luôn là nơi đông đúc và thu hút người qua lại nhất. Khu được chia làm nhiều bể, có bể cho người lớn, cho trẻ con với những độ sâu thích hợp. Bể nào bể nấy nước trong vắt, mát lạnh, những chiếc đu quay trên bể khiến cho những đứa trẻ bọn em cảm thấy thích thú. Tiếng nước chảy như thác, tiếng hò hét nhau, nô đùa rộn rã. Đặc biệt nhất vẫn là những ống trượt khổng lồ với độ cao khá lớn dành cho những người muốn trải nghiệm cảm giác mạnh từ trên cao. Những ống to nhỏ, dài ngoẵng, đan vào nhau như những con trăn khổng lồ.

Bên cạnh việc vui chơi, em còn được tham gia lễ hội âm nhạc vào buổi tối do công viên tổ chức, thưởng thức những tiết mục ca hát hay và đặc sắc, hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt, tưng bừng. Ngoài ra, em cũng được thưởng thức những chiếc kem mát lạnh, những cốc nước ngọt, nước dừa thơm mát trong công viên. Đến tối muộn, gia đình em ra về sau một chuyến đi chơi nhiều niềm vui, tuy rất tiếc nuối nhưng trong em đã có được biết bao kỉ niệm đẹp về công viên ấy. Chuyến đi đã giúp em có một tinh thần thoải mái hơn, và có thể tận hưởng cái không khí náo nhiệt của mùa hè sôi động

Công viên nước Hồ Tây luôn là một trong những khu vui chơi giải trí mà em yêu thích nhất. Em hy vọng sau này em sẽ có cơ hội được trở lại với khu vui chơi giải trí ấy để lại tiếp tục được tận hưởng cái không khí, không gian sôi nổi, tấp nập nơi đây.

26 tháng 4 2018

Công viên Thủ Lệ là một nơi vui chơi, giải trí thích thú nhất của em. Nhân kỳ nghỉ lễ dài ngày 30-4 và 1-5, một buổi chiều, em được bố mẹ cho đi chơi ở đó, để "xả hơi" trước khi vào kỳ thi cuối cấp tiểu học của em.

Công viên Thủ Lệ có 3 cổng, 2 chính, 1 phụ. Khi qua cổng chính phía Tây, sơn màu xanh rêu, em thấy trước mặt là một đài phun nước. Sau đài phun nước, là khu vui chơi với các trò xe điện đụng, đạp vịt, nhà phao, ném bóng... Mỗi trò chơi đều có cái hấp dẫn riêng của nó. Em thích nhất là trò chơi đạp vịt, vì em có thể vừa ngắm cảnh thiên nhiên, vừa ăn quà vặt trên lưng vịt.

Công viên Thủ Lệ

Đường dẫn vào khu chuồng thú, là những chiếc cầu xây cong cong duyên dáng. Công viên hôm ấy rất đông các em nhỏ và các bạn cùng trang lứa với em. Người người qua lại tham quan rất nhộn nhịp. Từ xa, em đã nghe tiếng gầm vang khắp Công viên của sư tử, của hổ. Những con báo đốm có tốc độ phi thường và leo trèo rất giỏi nơi hoang dã, thì ở đây, lại rất ngoan ngoãn, đủng đỉnh dạo quanh khung chuồng, như muốn làm một màn chào hỏi mọi người. Những chú khỉ vui tính có cử chỉ khéo léo như người, hết tiếp nhận những quả chuối chín từ tay du khách, chia cho các con nhỏ ăn, lại âu yếm nhau, bắt chấy cho nhau, và leo trèo nhanh thoăn thoắt. Thương cho bác voi to đùng nhưng hiền lành quá, để đám côn trùng bắt nạt, quấy nhiễu. Đôi tai to như chiếc quạt và chiếc đuôi mềm dẻo cứ phải vẫy vẫy, quất đi quất lại mà không hết khó chịu. Chiếc vòi mềm mại, khéo léo như đôi tay văng đi, văng lại, thỉnh thoảng hít hít xuống đống cỏ, rồi quấn nắm cỏ vào mồm nhai. Dưới bể có khung lưới sắt kia, là những "người hùng dưới nước" – cá sấu, con bơi dưới nước, con nằm im như đống bê-tông để chìa ra những răng nanh nhọn hoắt trông gớm ghiếc. Qua khu vực thú dữ, đến khu nuôi nhốt thú gậm nhấm. Những chú chuột bạch thì loanh quanh trong một cái thùng kim loại sơn trắng. Mấy chị thỏ rừng chạy nhảy tung tăng với đàn con nhỏ trong sân chuồng thật đáng yêu. Bên kia đường nhỏ trong công viên, mấy chị nai lúc ngơ ngác, lúc cúi xuống từ tốn gặm cỏ, rồi lạnh lùng bỏ đi như đang xấu hổ với ai.

Qua một chiếc cầu để đến khu nuôi gia cầm. Ở đây, em được nghe những âm thanh huyên náo của chim hót, vịt kêu, gà gáy, và cả tiếng mấy chị gà mái gọi trống "tục !" tục !". Đẹp nhất là mấy chị công đang khoe bộ đuôi nhiều màu sắc cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của mình. Những con chim trĩ có chiếc mào đẹp đang nhảy nhót, hót líu lo trên cành.

Thong thả dạo bộ về phía đền Voi Phục, em lại bị cuốn hút bởi mấy bác trung niên đang say mê nặn và bán tò he, với hình thù các con vật, hoa, lá và các đồ chơi khác nhau đủ sắc màu. Em được bố mua cho các nhân vật Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Chư Bát Giới, Yêu quái Bạch Cốt Tinh, tất cả được nặn bằng bột màu khéo léo trông thật đáng yêu.

Trời đã xế chiều, chân em cũng thấm mỏi, được bố mẹ mua cho que kem thơm mùi cốm, mút cho đã khát. Chưa hết que kem, em đã thấy hiện ra ngay trước mắt một chiếc cổng mới xây theo kiểu cổ trước đền Voi Phục, để ra phố Kim Mã. Nhìn từ phố Kim Mã, khung cảnh Công viên Thủ Lệ đẹp đến kì diệu. Mặt hồ nước trong xanh bao quanh một rừng cây xanh ngắt. Mấy "cô" thiên nga trắng điệu đà đang chở từng đôi trai gái trên lưng mình dạo chơi, đón những luồng gió mát. Nắng vàng nhạt hắt trọn lên những tầng cao của tòa nhà Khách sạn Daewoo cũng phản bóng xuống hồ nước, tạo nên một bức tranh đẹp lộng lẫy.

Em rất thích đến Công viên Thủ Lệ, vì mỗi lần đến, là một lần được khám phá bao điều bổ ích và mới lạ trong thế giới thiên nhiên. Em mong sao Công viên Thủ Lệ có nhiều thú hơn, để chúng em và các bạn nhỏ được thăm quan, chiêm ngưỡng. Và mong sao, Thủ Lệ mãi mãi sạch sẽ, xanh tươi, thực sự là "lá phổi" của Thành phố.

26 tháng 4 2018

1.Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

2.Điều kiện tài chính

3.Sự cân bằng chất dinh dương

4.Thay đổi món ăn

P/s :k mình nhak

27 tháng 4 2018

Nguyên nhân của tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình là :

1.Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

2.Điều kiện tài chính

3.Sự cân bằng chất dinh dương

4.Thay đổi món ăn

26 tháng 4 2018

Chùa Keo thuộc thôn Giao Tự tức làng Chè. Trước kia cả làng Chè (Giao Tự) và làng Keo (Giao Tất) đều có chung ngôi chùa nên gọi là chùa Keo.

Chùa được tọa lạc với diện tích trên 10.000m2 được thiết kế theo kiểu kiến trúc nội công ngoại quốc, phía trước là con lộ Thiên Lý (tức đương 181), phía sau là con sông Thiên Đức (tức sông Đuống). Hiện nay chùa vẫn giữ được vẻ cổ kính và là một ngôi chùa cổ ở Hà Nội

Tên Keo bắt nguồn từ nghĩa hai thôn Giao Tự và Giao Tất gắn bó với nhau như Keo Sơn. Làng Chè thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Chùa có tất cả 47 pho tượng Phật, trong đó có nhiều pho tượng mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17 - 18. Trong đó, tượng bà Keo là một tác phẩm nghệ thuật ở thế kỷ 18. Chùa hiện còn giữ lại được 6 tấm bia đá, trong đó bia Hoằng Định 16 (1615), 1 chuông đúc thời Cảnh Thịnh (1794), 1 khánh đồng, 8 đạo sắc phong cùng nhiều đồ thờ tự, nhiều mảng chạm mang phong cách nghệ thuật thời nhà Lê.

Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần trùng tu lớn còn được ghi rõ trên các bia 1611, 1638, 1787... Trong kháng chiến chống Pháp chùa bị hư hại nặng vì bom đạn giặc nên được trùng tu lớn vào năm 1933.

Năm 1993, chùa được công nhận di tích lịch sử - văn hóa.[1]

26 tháng 4 2018

Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Tuy nhiên, theo Thánh tổ thực lục diễn ca lưu giữ ở chùa thì ban đầu chùa Keo có tên gọi là Nghiêm Quang tự, sư tổ của chùa chính là Lý Triều Quốc Sư: Thiền sư Nguyễn Minh Không (pháp hiệu là Không Lộ)[1].

Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.

Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), chính là ngôi chùa Keo đang nói tới ở đây.

Công việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc Lễ (Lại Thị Ngọc Lễ vốn thuộc dòng quyền quý, quê gốc ở làng Quang Lãng, huyện Tống Sơn, xứ Thanh Hoa, cụ tổ là quan huyện thừa Lại Thế Tương. Lại Thị Ngọc Lễ cùng em Lại Thế Nghĩa là con quan Phò mã Lãng quận công Lại Thế Thời, chắt nội Thái tể Khiêm quốc công Lại Thế Khanh, cháu ngoại Thanh Đô vương Trịnh Tráng.), vợ Tuần Thọ hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941... Lần trùng tu năm 1941, có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp.