K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2018

Đã có ai là chưa từng dự một ngày tết Trung Thu? Được bố mẹ cho đi chơi, ăn bánh dẻo,bánh nướng, rước đèn phá cỗ rồi cả hát hò, nhảy múa,...? Bao chuyện hay như vậy nhưng tôi chả nhớ, chỉ nhớ mỗi một kỷ niệm Trung Thu mà tôi nhớ nhất cách đây ba năm. Giờ thỉnh thoảng ngồi nhớ lại, tôi vẫn hay ngồi cười một mình.

Trung Thu năm đó, tôi về quê để chơi Trung Thu. Nhưng chả hiểu sao, hôm ấy lại có chuyện khiến cả xóm nhớ mãi. Tối hôm đó, khi chỗ nào cũng thấy trẻ con thì tôi bỗng nghe thấy tiếng một vài đứa trẻ đầu làng cãi nhau. Chả hiểu chuyện gì mà đứa nào cũng nói nặng lời với nhau. 

- Hình như tụi nó đang cãi nhau đứa nào ném bóng bay nước lên nhà bác trưởng xóm đấy!

Cái Nguyên - con nhà bác Hoa lên tiếng. Tôi cũng nghĩ là bác trưởng xóm sẽ không cho qua chuyện này đâu vì năm nào bác cũng nhắc rồi mà! 

- Mày là đứa ném, tao đâu có làm!

Cái thằng Bảo- lớn nhất hội hét lên. Nó năm nay 9 tuổi nhưng đầu gấu thì không ai bằng. Cái dáng nó to béo, mập mạp, đúng cái tuổi ăn tuôỉ lớn. Nhưng mấy thằng khác đâu có chịu thua,thằng nào cũng gân cổ lên cãi y như mấy chú gà chồng vươn cái cổ ra mà gáy. Thằng nào cũng hặm họe nhau, còn đang định đánh nhau thì bác trưởng xóm lên tiếng:

- Anh nào gây ra thì tự giác nhận, không tôi cho vào trại giáo dưỡng bây giờ, sao mà nghịch dại thế. Vừa tốn nước,lại còn nguy hiểm. Vào nhà thì không sao, chẳng may ném trúng vào ông cụ, bà cụ hay đứa nhỏ nào thì sao? Anh nào làm thì nhận đi?

Vậy mà thằng nào thằng này không chịu nhân.thằng này xô thằng kia. Người lớn thì đứng chép miệng, trẻ con thì bàn tán xôn xao, những tiếng cười khúc khích phát ra từ những kẽ tay,... Bỗng, trong đám đong, một thằng bé trạc tuổi thàng Bảo đi ra, đứng trước mặt bác tổ trưởng. Trông nó lo lắng quá, ánh mắt nó đậu hết xuống đất, không dám nhìn thẳng. Tay, chân thì cứ nắm vào nhau, trông đến khổ. Giọng nó cất lên, nghe run run:

- Con xin lỗi bác ạ, con chỉ cầm quả bóng nước chơi, không may quá đà ném thẳng vào nhà bác. Con xin lỗi ạ!

Giọng nó cứ thế yếu dần,nó còn nói điều gì nữa nhưng tôi chả nghe thấy gì, chỉ biết gương mặt bác tổ trưởng dãn ra, đôi lông mày chả còn cau có, gương mặt chẳng còn nét giận dỗi nào, chỉ còn lại một nụ cười tươi trên khuô mặt bác. Bác hiền từ bảo nó:

- Lần sau con phải nói ra sớm, không bác lại đổ oan cho bác khác. Con biết nhận lỗi vậy là ngoan, bác không truy cứu nữa.

Bác nói tiếp:

- Lần này, bác sẽ không truy cứu nữa, nhưng lần sau sẽ truy cho tơí cùng.

Cả bọn trẻ ôm bụng cười. Vậy là đêm Trung Thu vẫn  được tiếp tục. Chúng tôi ăn uống linh đình, nói chuyện rôm rả. Ông Trăng hôm ấy cũng thật hiền, tròn vành vạnh như cái đĩa và ông vẫn đang làm nhiệm vụ của mình, soi sáng tâm hồn chúng tôi trong đêm Trung Thu...

Hok tốt

14 tháng 10 2018

   

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giừa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt tràng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muôn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khởi hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”.

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đạng bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhip trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!

Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

13 tháng 10 2018

phieu gi vay

?

?

?

13 tháng 10 2018

ko

đăng

câu 

hỏi

linh

tinh

nha

 Hãy tưởng tượng mình trong vai Mị Nương và gặp gỡ Thủy Tinh sau 20 năm. Kể lại câu chuyện .

Chào các con! Ta là Mị Nương, chắc các con đã biết đến ta qua câu chuyện liên quan đến Sơn Tinh, Thủy Tinh. Từ ngày theo Sơn Tinh về núi, cuộc sống của ta rất hạnh phúc, duy chỉ có điều nàng năm phu quân của ta vẫn phải vất vả đánh trả Thủy Tinh. Đó quả là một câu chuyện dài, hôm nay ta sẽ kể cho các con nghe tường tận về câu chuyện đó.

Vua Hùng thứ mười tám là phụ vương của ta. Vì ta là con út lại rất biết nghe lời phụ vương nên vua cha yêu chiều ta hết mực. đến tuổi lập gia đình, cha muốn kén cho ta một người chồng xứng đáng để làm chổ nương tựa cho người con yêu dấu của Người. Ngay sau khi biết vua cha có ý đó, rất nhiều người đã đến và cầu hôn với ta. Nhưng phần vì ta không ưng, phần vì họ không thật sự tài giỏi nên phụ vương chưa đồng ý một ai. Một hôm, có hai chàng trai cũng đến thi tài. Mới nhìn ta đã biết đây là những người có tài năng phi thường. Một chàng tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, mặc một bộ quần áo bằng lông thú, nai nịt gọn gàng. Bước chân của chàng uyển chuyển, nhẹ nhàng, dũng mãnh như bước đi của hổ, báo. Chàng tên gọi là Sơn Tinh, đến từ vùng núi Tản Viên. Chàng cúi lạy cha ta rồi xin được trổ tài. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên rừng dãy núi đồi. Tài năng, võ nghệ phi thường của chàng khiến mọi người reo hò, khen ngợi không ngớt. Cha ta có vẻ ưng ý lắm. Chàng thứ hai tên Thủy Tinh, trông có vẻ hơi dữ tợn hơn. Chàng khoác trên mình bộ quần áo lấp lánh được dệt bởi những chiếc vẩy cá rất to, theo sau là những tiếng reo hò của các thần tôm, thần cá. Chàng vung tay gọi gió, hô mưa khiến mọi người được một phen khiếp sợ nhưng cũng rất khâm phục. Vua cha thấy tài năng của hai người ngang nhau, không biết chọn ai bèn hỏi ý kiến ta. Ta vẫn trao quyền kén chồng cho cha nên cũng không bày tỏ ý kiến của mình nhưng thực tâm, ta đã có cảm tình với Sơn Tinh. Vua cha sau khi họp bàn các Lạc hầu, Lạc tướng bèn ra điều kiện:

– Ngày hôm sau, ai mang sính lễ đến trước sẽ được rước Mị Nương về.

Sính lễ người đưa ra thật lạ và quý hiếm, ta cũng chưa từng được thấy bao giờ. Suốt đêm hôm ấy, ta trằn trọc không ngủ được. Không biết ai sẽ là người đến trước? không biết ta sẽ lên rừng hay xuống biển? Càng nghĩ ta càng lo lắng và buồn bã vì sắp phải xa phụ vương của ta.

Đúng như mong ước của ta. Ngày hôm sau, Sơn Tinh mang sính lễ đến trước. Lễ vật bao gồm một trăm ván cơn nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao – mỗi thứ một đôi nhưng xem xét lĩ ta nhận ra một điều đó đều là những sản vật quý hiếm của núi rừng. ta liếc nhìn cha. Phải chăng cha ta ưu ái cho chàng Sơn Tinh nên yêu cầu lễ vật của rừng núi, hay là vì hiểu được tâm tư của con gái? Càng nghỉ ta càng khâm phục và yêu quý cha ta hơn. Sau khi làm lễ xong, ta theo Sơn Tinh về núi. Đoàn rước dâu đi đến đâu, náo nức một vùng đến đấy. đến nữa đường, bỗng nghe một tính thét vang như sóng dậy phía sau. Theo lời bẩm báo của lính hầu, vì đến sau không lấy được ta, Thủy Tinh đã tức giận mà đuổi đánh Sơn Tinh. Khuôn mặt của hắn mới đáng sợ làm sao! Đôi mắt trợn ngược, bộ râu vểnh lên đầy căn giận và liên tục gào thét ra mưa, gió, sấm, chớp làm rung chuyển cả bầu trời, cuốn trôi biết bao nhà cửa. Hắn liên tục thét Sơn Tinh trả lại ta cho hắn. Đoàn người tùy tùng và ta vô cùng khiếp sợ. Giữa lúc ấy Sơn Tinh đã vận dụng hết nội lực của mình dời từng quả núi, bốc từng quả đồi để ngăn cản dòng nước. cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Ngồi trong kiệu, ta lo lắng cho số phận của nhân dân, cho tính mạng của chồng ta và cầu khấn thần phật đem lại chiến thắng cho chàng. Quả nhiên, nước của Thủy Tinh dâng đến đâu thì đồi núi của chồng ta dưng lên đến đấy. Cuộc chiến kéo dài mấy ngày thì Thủy Tinh đuối sức, đành rút quân về.

Từ đó, ấm ức chuyện cũ dẫn đến oán nặng, thù sâu, Thủy Tinh hằng năm vẫn dâng nước đánh chồng ta. Nhân dân còn mãi lưu truyền câu ca:

Núi cao, sông hãy còn đi,

Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.

Sơn Tinh là một người tốt bụng, cứ đến thời điểm này trong năm, chàng lại vắng nhà. Chàng cũng quân lính đánh trả Thủy Tinh để bảo vệ cuộc sống cho nhân dân, mang lại bình yên cho mọi người. Mong cho chàng sẽ chiến thắng Thủy Tinh để cuộc sống luôn được thanh bình, no ấm.

14 tháng 10 2018

https://h.vn/hoi-dap/question/59488.html

https://olm.vn/hoi-dap/question/1070646.html

Tham khảo nha

13 tháng 10 2018

Con cá mè, và cái mè trên mái nhà (rui mè)

13 tháng 10 2018

b) Giặc Mĩ rất là ác. Chúng bắn những người vô tội như trẻ con, người già, phụ nữ. Chúng không tha cho bất kì người nào vì sợ sau đó người đó có thể chiến lại họ. Và cậu bé trong bài thơ rất ảo tưởng sức mạnh. Tưởng máy bay Mĩ là đồ chơi nên cậu đuổi theo. Kết cục là bị bọn chúng bắn chết, nghoẻo ngay tại chỗ. Cậu bé đã chết trong một niềm vinh hạnh - đó chính là được lập một cái bàn thờ!

13 tháng 10 2018

bên trái là thần chập cheng

ở giữa là thần nói dối

bên phải là thần nói thật

Nếu bên trái là thần nói Thật thì ông sẽ luôn nói đúng nên không trả lời bên cạnh ông là thần nói Thật. Nếu ông ngồi giữa là thần nói Thật thì ông sẽ trả lời là: - Ta là thần nói Thật. Vì cả 2 khả năng trên đều không xảy ra nên bên phải là thần nói Thật. Vì ông này luôn nói thật nên ở giữa là thần nói Dối. Từ đó suy ra bên trái là thần Chập cheng.

13 tháng 10 2018

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

Hk tốt

13 tháng 10 2018

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.