K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2

a, Một cô bé bán diêm nhà nghèo đang dở dẫm trong bóng tối

Danh từ: cô bé, diêm, nhà nghèo, bóng tối

Cụm động từ: đang dở dẫm

Cụm tính từ: nghèo

b, Suốt cả ngày em không bán được bao viên nào

Danh từ: ngày, bao viên

Cụm động từ: không bán được

c, Sáng hôm sau Tuyết vẫn phủ kín mặt đất

Danh từ: sáng, tuyết, mặt đất

Cụm động từ: phủ kín

d, Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa

Danh từ: giá rét, đêm giao thừa

Cụm động từ: đã chết

e, Tuy nhiên em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào mang về nhất định cha em sẽ đánh em

Danh từ: nhà, bao diêm, đồng xu

Cụm động từ: không thể nào về, không bán được, không ai bố thí, sẽ đánh

13 tháng 2

Bạn ơi cụm mà

(4 điểm) Đọc văn bản sau:     Cha tôi thế hệ 5X, chớm già. Sinh năm Canh Dần, theo tuổi bà mụ, tính đến nay cha vừa tròn năm mươi chín tuổi. Hơn nửa thế kỷ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà. Cha tôi lấy vợ muộn và lại muộn đường con cái bởi đi chinh chiến hết miền Nam rồi sang Campuchia đến năm 1989 mới về nước, sau ở lì Tây Nguyên thỉnh...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

    Cha tôi thế hệ 5X, chớm già. Sinh năm Canh Dần, theo tuổi bà mụ, tính đến nay cha vừa tròn năm mươi chín tuổi. Hơn nửa thế kỷ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà. Cha tôi lấy vợ muộn và lại muộn đường con cái bởi đi chinh chiến hết miền Nam rồi sang Campuchia đến năm 1989 mới về nước, sau ở lì Tây Nguyên thỉnh thoảng mới về nhà.

    Cha tôi đọc báo, nghe đài, xem ti vi. Ông càng lo cho tôi, đứa con trai độc nhất. Nó mà dây vào nghiện hút thì không những đời nó tàn mà cả nhà khổ, ông sẽ mất con. Lúc nào, cha tôi cũng cảm thấy bất ổn. Đi ra đường thì sợ tai nạn giao thông, về nhà thì chỉ sợ con hư hỏng, sợ vợ làm ăn đổ bể... Suốt cả đời, cha tôi quen rèn luyện người khác, quen chăm lo người khác nên nó ngấm vào máu, thành thuộc tính cố hữu rồi.

    Tuy có ca thán về cha, nhưng chị Mai thương cha vô cùng. Cái dạo chị mới năm sáu tuổi, cha về phép. Một cái khung xe đạp, một con búp bê tóc vàng, vài mảnh vải cho vợ con; vậy mà cả nhà vẫn đầm ấm, hạnh phúc, vui vẻ. Cha rất quý con gái. Ngày ấy, gia đình tôi chưa chuyển lên Hà Nội ở. Chiều chiều, cha tôi dẫn con gái đi dọc triền đê nhìn đồng quê sông nước. Hình ảnh cha vận sắc phục nhà binh, đeo quân hàm đỏ chói, bàn tay to dầy thô dắt đứa con gái nhỏ bé lích chích đi tha thẩn, nhàn hạ, thanh bình trên triền đê đầy hoa cỏ may cứ đi theo chị tôi suốt tuổi thơ đến bây giờ. Nhưng, ám ảnh, sợ hãi nhất là khi cha khoác ba lô trả phép. Ngày ấy, bên chiến trường Campuchia đánh bọn Pôn Pốt vẫn đang ác liệt. Cha phải đi, bên ấy có nhiều việc đang chờ. Con gái và cha vừa ấm hơi, quen nhau thì cha đã ra đi. Cha không muốn mẹ đưa ra tận ga tàu, cha sợ những giọt nước mắt sụt sùi. Mẹ và chị tôi tiễn chân cha ra đầu làng. Cha âu yếm nhìn vợ, rồi ôm hôn con gái, cha bảo mẹ tôi: “Em và con về đi.”. Cha thả con gái xuống và quay lưng rảo bước, những bước chân dài đạp trên đá mạt rào rạo, vội vã, thỉnh thoảng quay lại vẫy vẫy tay. Bỗng chị tôi khóc thét lên và cùn cụt chạy theo cha. Cha tôi quay lại ôm choàng lấy con gái. Nước mắt chị tôi nhoen nhoét vào gương mặt dãi dầu từng trải của cha. Mẹ tôi bảo: “Hay anh ở lại, mai hãy đi.”. Cha tôi bảo: “Em đừng buồn. Anh mà ở lại thì anh không đi được nữa. Thôi nào con, cho bố đi nào.”. Cha chuyền tay trao con gái cho vợ rồi quay gót. Lần này, bước chân ông quả quyết, thật nhanh, không ngoái đầu nhìn lại. Mẹ và chị tôi thầm thũi khóc nhìn bóng cha tôi cứ xa dần, mờ dần.

(Trích Cha Tôi, Sương Nguyệt Minh, theo https://isach.info/story.php)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo ngôi kể nào?

Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp và lời người kể chuyện trong những câu văn sau:

Cha tôi bảo: “Em đừng buồn. Anh mà ở lại thì anh không đi được nữa. Thôi nào con, cho bố đi nào”.

Cha chuyền tay trao con gái cho vợ rồi quay gót.

Câu 3. Câu văn “Lần này, bước chân ông quả quyết, thật nhanh, không ngoái đầu nhìn lại.” cho em cảm nhận gì về người cha trong đoạn trích?

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau.

     Lúc nào, cha tôi cũng cảm thấy bất ổn. Đi ra đường thì sợ tai nạn giao thông, về nhà thì chỉ sợ con hư hỏng, sợ vợ làm ăn đổ bể... Suốt cả đời, cha tôi quen rèn luyện người khác, quen chăm lo người khác nên nó ngấm vào máu, thành thuộc tính cố hữu rồi.

Câu 5. Qua lời kể của nhân vật “tôi” về cách giáo dục của người cha - một người quân nhân, với những đứa con, anh/chị có đồng tình với cách giáo dục đó trong hành trình phát triển và trưởng thành của mỗi người hay không?

1
21 tháng 2

ĐỌC HIỂU 4,0 1 Người kể chuyện xưng “tôi” là dấu hiệu để xác định ngôi kể số một của đoạn trích. 0,5 2 Câu chuyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật xưng “tôi” (người con trai) 0,5 3 -Nhấn mạnh được những lo lắng, phiền muộn của người cha và thể hiện được rằng người cha chăm lo cho gia đình - Tăng tính biêủ đạt, tính hấp dẫn cho lời văn Mỗi ý ghi 0,5 điểm 1.0 4 Nêu cảm xúc của các người con về người cha - Người em: khó chịu với cha vì bắt đi ngủ sớm, cảm thấy cha nghiêm khắc với con trai, không có kỷ niệm ấu thơ nào với cha. - Người chị: ca thán vì sự nghiêm khắc và tính kỷ luật của cha, thương cha vô cùng vì được chiều chuộng.. 1,0 5 Học sinh trình bày quan điểm của bản thân – Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình (0,25 điểm) – Lý giải về quan điểm bản thân (0,5 điểm) – Bài học bản thân, bài học liên hệ (0,25 điểm) 1,0 II VIẾT 1 Viết đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh người cha qua cảm nhận của người kể xưng“tôi”(người con) trong đoạn trích. 2.0 a.Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn.Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích hình ảnh người cha qua cảm nhận của người kể xưng“tôi”(người con) trong đoạn trích. 0,25 c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo những nội dung sau: - Người cha thể hiện sự nghiêm khắc với con cái, có tính kỷ luật, kiên nhẫn …( đi ngủ sớm, gọi con dậy sớm tập thể dục, nghiêm khắc với con trai, nhẹ nhàng với con gái…) (0,25 điểm) - Người cha có lòng yêu thương sâu sắc đối với gia đình, bảo vệ, lo lắng cho con trong độ tuổi trưởng thành, mang trong mình những mâu thuẫn và khó khăn trong cuộc sống “Ông càng lo cho tôi, đứa con trai độc nhất. Nó mà dây vào nghiện hút thì không những đời nó tàn mà cả nhà khổ, ông sẽ mất con. Lúc nào, cha tôi 1,0 4 cũng cảm thấy bất ổn. Đi ra đường thì sợ tai nạn giao thông, về nhà thì chỉ sợ con hư hỏng, sợ vợ làm ăn đổ bể…”(0,5 điểm) - Qua lời kể của người con với ngôn từ giản dị, ngôi kể số 1, điểm nhìn bên trong, giọng điệu khách quan đã cho thấy người cha, một quân nhân nguyên tắc nhưng rất giàu tình thương với gia đình.(0,25 điểm) d. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 2 Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về việc xác lập mục tiêu trong cuộc sống. 4.0 a.Bảo đảm bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 500) chữ của bài văn. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Trình bày suy nghĩ về việc xác lập mục tiêu trong cuộc sống. 0,5 c.Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng, trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: *Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. Nêu quan điểm của người viết về vấn đề đó.(0,25 điểm) *Thân bài - Giải thích: Mục tiêu là những điều mà chúng ta mong muốn có được trong một khoảng thời gian nhất định.(0,5 điểm) - Phân tích: + Đặt ra mục tiêu là việc quan trọng bởi mỗi người đều không ngừng nghỉ để đạt được vị trí mình mong muốn, từ đó có suy nghĩ và hành động phù hợp, cần thiết.(0,25 điểm) +Cần có những điều kiện và giải pháp để thực hiện và đạt được mục tiêu như: hiểu rõ điểm mạnh- yếu của bản thân, trang bị kiến thức, kỹ năng, thời gian, sức khỏe….(0,5 điểm) -Bình luận: + Xác lập mục tiêu là việc thiết yếu, có ý nghĩa lớn giúp mỗi người có động lực phát triển bản thân.(0,5 điểm) + Ngược lại nếu không xác lập mục tiêu dễ dẫn đến chông chênh, mất phương hướng trước cuộc sống(0,25 điểm) *Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề, liên hệ với đời sống 2,5 5 thực tại, rút ra bài học cho bản thân.(0,25 điểm) Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đao đức và pháp luật d. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện

(4 điểm) Đọc văn bản sau:     Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

    Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời... Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn... Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư?

(Theo Nam Cao, Đời thừa)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2. Trong đoạn trích, sự cẩu thả trong văn chương sẽ tạo nên những tác phẩm như thế nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán.”

Câu 4. Nhân vật Hộ trong đoạn trích là người thế nào?

Câu 5. Em có đồng ý với ý kiến “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có...” không? Vì sao?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:      (Lược phần đầu: Dì Diệu và chú Đức lấy nhau nhiều năm nhưng không có con vì việc cắt khối u buồng trứng đã khiến dì không thể tự sinh con. Dì bàn với chú Đức tìm người mang thai hộ. Chị Lành gánh nước thuê vì hoàn cảnh ngặt nghèo nên nhận lời giúp chú dì.)      Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe:      -...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

     (Lược phần đầu: Dì Diệu và chú Đức lấy nhau nhiều năm nhưng không có con vì việc cắt khối u buồng trứng đã khiến dì không thể tự sinh con. Dì bàn với chú Đức tìm người mang thai hộ. Chị Lành gánh nước thuê vì hoàn cảnh ngặt nghèo nên nhận lời giúp chú dì.)

     Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe:

     - Nó đạp rồi, chị Diệu, nó đạp đây nè…

     Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở một sinh linh sống trong mình, để được thèm tới cùng món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẩy đạp trong bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được: cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình đã làm một việc đúng không.

     Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến. Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa... Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu.

(Trích Làm mẹ, Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ)

Chú thích:

- Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau, là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Giọng văn đậm chất Nam Bộ, kể về những cuộc đời éo le. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào tác phẩm, thấm đẫm tình của làng, tình của đất, của những con người chân chất hồn hậu.

- Tác phẩm Làm mẹ viết về nỗi bất hạnh của dì Diệu khi bị mất đi thiên chức làm mẹ. Qua đây nhà văn bộc lộ sự thấu cảm với tình mẫu tử của những người mẹ như dì Diệu, chị Lành.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản.

Câu 2. Hình tượng trung tâm của văn bản là gì?

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu văn sau và nêu tác dụng của nó.

Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu.

Câu 4. Em có cảm nhận gì về nhân vật dì Diệu?

Câu 5. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3 - 5 câu) nói về một bài học sâu sắc mà em rút ra được sau khi đọc văn bản.

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:        Nghe lời khuyên nhủ thong dong, Đành lòng Sinh mới quyết lòng hồi trang(1).        Rạng ra gửi đến xuân đường(2), Thúc ông cũng vội giục chàng ninh gia(3).        Tiễn đưa một chén quan hà(4), Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình(5).        Sông Tần(6) một dải xanh xanh, Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan(7).        Cầm tay dài ngắn thở than, Chia phôi...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

       Nghe lời khuyên nhủ thong dong,
Đành lòng Sinh mới quyết lòng hồi trang(1).
       Rạng ra gửi đến xuân đường(2),
Thúc ông cũng vội giục chàng ninh gia(3).
       Tiễn đưa một chén quan hà(4),
Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình(5).
       Sông Tần(6) một dải xanh xanh,
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan(7).
       Cầm tay dài ngắn thở than,
Chia phôi ngừng chén, hợp tan nghẹn lời.
       Nàng rằng: "Non nước xa khơi,
Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.
       Dễ lòa yếm thắm, trôn kim,
Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng(8)!
       Đôi ta chút nghĩa đèo bòng(9),
Đến nhà, trước liệu nói sòng(10) cho minh.
       Dù khi sóng gió bất bình,
Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi.
       Hơn điều giấu ngược giấu xuôi,
Lại mang những việc tày trời đến sau.
       Thương nhau xin nhớ lời nhau,
Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy!
       Chén đưa nhớ bữa hôm nay,
Chén mừng xin đợi bữa này năm sau!"
       Người lên ngựa, kẻ chia bào(11),
Rừng phong(12), thu đã nhuốm màu quan san(13).
       Dặm hồng(14) bụi cuốn chinh an(15),
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
       Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
       Vầng trăng ai xẻ làm đôi?
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

          (Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, trang 120 - 122)

Vị trí đoạn trích: Sau khi thành thân, Thúy Kiều khuyên Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư - vợ cả, để trình bày về việc chàng đã cưới vợ lẽ. Đoạn trích trên tái hiện khung cảnh tiễn biệt giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều.

Chú thích:

(1) Hồi trang: Về quê.

(2) Xuân đường: Người cha.

(3) Ninh gia: Về thăm nhà.

(4) Chén quan hà: Chén rượu tiễn biệt.

(5) Xuân đình: Nơi sum họp, vui vẻ. Cao đình: Nơi từ biệt nhau (xuất phát từ câu thơ cổ: Cao đình tương biệt xứ, nghĩa là chỗ từ biệt nhau ở cao đình).

(6) Sông Tần: Sông ở đất Tần Xuyên, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

(7) Dương Quan: Tên một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc.

(8) Dễ lòa ... khó lòng: Việc Thúc Sinh lấy Thúy Kiều làm vợ lẽ không thể nào giấu kín được.

(9) Đèo bòng: Vương vít tình duyên.

(10) Nói sòng: Nói thẳng, không quanh co, giấu giếm.

(11) Chia bào: Thường khi li biệt người ta hay nắm lấy áo nhau, thể hiện tình cảm quyến luyến.

(12) Phong: Một loại cây, đến mùa thu thì sắc lá hóa đỏ.

(13) Quan san: Quan ải, núi non, thường chỉ sự xa xôi, cách trở.

(14) Dặm hồng: Dặm đường đi giữa bụi hồng.

(15) Chinh an: Việc đi đường xa.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Văn bản thuộc thể loại nào?

Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi?
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Câu 4. Cảm hứng chủ đạo trong văn bản là gì? Từ đó, em hãy đề xuất một nhan đề cho văn bản này.

Câu 5. Thúy Kiều đã dặn dò với Thúc Sinh những gì? Những lời dặn dò đó cho thấy Thúy Kiều là người phụ nữ như thế nào?

1
(4 điểm) Đọc văn bản sau:         Lầu xanh mới rủ trướng đào, Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người.         Biết bao bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.         Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.         Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa.         Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

        Lầu xanh mới rủ trướng đào,
Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người.
        Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
        Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
        Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
        Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
        Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
        Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
        Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
        Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
        Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
        Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1991)

Vị trí đoạn trích: Khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến nhà chứa của Tú Bà, Kiều đã quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ, nhưng cuối cùng nàng đã rơi vào bẫy của Tú Bà và buộc phải ra tiếp khách. Đoạn trích trên diễn tả tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra phép đối được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.

Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp trong dòng thơ "Giật mình, mình lại thương mình xót xa".

Câu 4. Nêu cách hiểu của em về hai dòng thơ sau.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Câu 5. Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:         Sè sè nấm đất bên đàng, Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.         Rằng: “Sao trong tiết thanh minh, Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”         Vương Quan mới dẫn gần xa: “Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi(1).         Nổi danh tài sắc một thì, Xôn xao ngoài cửa, hiếm gì yến anh.         Phận hồng nhan có mong manh(2), Nửa chừng xuân, thoắt...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

        Sè sè nấm đất bên đàng,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
        Rằng: “Sao trong tiết thanh minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”
        Vương Quan mới dẫn gần xa:
“Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi(1).
        Nổi danh tài sắc một thì,
Xôn xao ngoài cửa, hiếm gì yến anh.
        Phận hồng nhan có mong manh(2),
Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương(3).
        Có người khách ở viễn phương,
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi.
        Thuyền tình(4) vừa ghé tới nơi,
Thì đà trâm gãy, bình rơi(5) bao giờ.
        Buồng không lạnh ngắt như tờ,
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.
        Khóc than khôn xiết sự tình,
Khéo vô duyên bấy là mình với ta.
        Đã không duyên trước chăng mà,
Thì chi chút ước gọi là duyên sau.
        Sắm sanh nếp tử(6) xe châu(7),
Vùi nông một nấm(8), mặc dầu cỏ hoa.
        Trải bao thỏ lặn, ác tà(9),
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm!"
        Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa(10):
        "Đau đớn thay, phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."

                              (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Chú thích:

(1) Ca nhi: Gái hát, cũng như ta nói ả đào.

(2) Phận hồng nhan có mong manh: Ý nói số phận mong manh của người con gái đẹp.

(3) Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương: Ý nói đang giữa tuổi xuân thì người đẹp chết.

(4) Thuyền tình: Người khách viễn phương đến tìm Đạm Tiên.

(5) Trâm gãy, bình rơi: Ý nói người đã chết, lấy ý tứ từ câu thơ Đường: Nhất phiến tình chu phương đáo ngạn / Bình trâm hoa chiết dĩ đa thì (Một lá thuyền tình vừa tới bến / Bình rơi hoa gãy đã từ lâu).

(6) Nếp tử: Áo quan làm bằng gỗ tử.

(7) Xe châu: Linh xa có treo rèm châu, ý nói linh xa lịch sự sang trọng.

(8) Vùi nông một nấm: Ý chỉ một nấm mồ thấp, sát mặt đất.

(9) Thỏ lặn, ác tà: Thỏ đại diện cho Mặt Trăng, ác là con quạ, cùng nghĩa với chữ "ô", chỉ Mặt Trời.

(10) Châu sa: Ý chỉ nước mắt rơi xuống. Sách xưa chép rằng: Xưa có giống người ở giữa biển gọi là Giao nhân – một thứ cá hình người. Giống người này khóc thì nước mắt đọng lại, kết thành hạt ngọc.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra một điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Sè sè nấm đất bên đàng,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.

Câu 4. Nhận xét về hệ thống từ láy được tác giả sử dụng trong văn bản.

Câu 5. Trước hoàn cảnh của Đạm Tiên, Thúy Kiều đã có tâm trạng, cảm xúc gì? Điều này cho thấy Thúy Kiều là người con gái như thế nào?

0
13 tháng 2

Olm chào em. Để đổi mật khẩu, em làm theo hướng dẫn dưới đây em nhé.

Bước 1: Đăng nhập tài khoảng bằng máy tính.

Bước 2: Chỉ vào tên hiển thị góc phải phía trên màn hình máy tính.

Bước 3: Chọn mục thông tin

Bước 4: Chọn mục mật khẩu chỗ có biểu tượng quyển sổ và cái bút.

Bước 5: Nhập mật khẩu cũ

Bước 6: Nhập mật khẩu mới

Trên đây là quy trình đổi mật khẩu trên Olm, em nhé.

Cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm.


12 tháng 2

tk

Đợi mãi không thấy cá vàng bơi lên, ông lão chèo thuyền ngược trở về. Sóng gió bão bùng đã qua đi. Biển xanh trở lại hiền hoà. Ông lão chèo thuyền mà lòng chất chứa bao nỗi ưu tư. Không biết có nên trở lại ngôi nhà ấy nữa không? Nó giờ đây đâu còn là ngôi nhà của mình nữa.

Và người ở trong ngôi nhà ấy cũng đâu phải là người vợ đói khổ năm xưa của mình. Nhưng không biết quỷ thần xui khiến thế nào mà đôi chân lão vẫn đưa lão về mảnh đất ngày xưa.

Nhưng, chuyện gì đang xảy ra thế này? Tất cả đã biến đi đâu? Tại sao không còn ai nữa? Mụ vợ của ta đâu? Trước mắt ông lão không phải là một cung điện nguy nga có Long Vương đang ngự giữa hàng trăm lính canh như lão nghĩ. Kì lạ thay! Trước mặt ông là khung cảnh cũ. Mái lều lụp xụp, rách nát và siêu vẹo đứng bên cạnh chiếc máng lợn đã sứt mẻ cả hai đầu. Xa xa ngoài kia vẫn còn cây sào nơi lão vắt chiếc lưới đã vá chằng vá đụp. Chưa hiểu chuyện gì, lão gọi to:

- Bẩm Long Vương! Lão già khốn khổ đã trở về!

- Không thấy có tiếng trả lời, lão lại tiếp:

- Thưa nữ hoàng!

-…

- Thưa nhất phẩm phu nhân!

- Bà lão ơi! Tôi đã trở về rồi!

Vẫn không có tiếng trả lời. Lão già vội bước vào trong. Không thấy có ai. Nhìn quanh lão thấy trên bàn có một mảnh giấy với những nét chữ nguệch ngoạc được viết vội vàng. Lão mang ra soi dưới nắng và bắt đầu đánh vần từng nét chữ:

“Ông lão ơi! Tôi có lỗi với ông nhiều lắm! Không ngờ bao năm sống khổ sở với nhau tôi còn chịu được mà giờ đây tôi lại thế này! Lòng tham của tôi quá lớn đến biển sâu cĩng phải kinh hoàng. Tôi không còn mặt mũi nào nhìn ông nữa. Chào ông! tôi đi!”

Tờ giấy trên tay ông lão từ từ rơi xuống. Nơi góc mắt lão hình như ươn ướt. Lão ngồi thụp xuống, đôi mắt xa xăm nhìn sâu vào biển cả. Đầu lão tê dại, miên man. Lão ngồi đó suốt một ngày đêm. Nhưng rồi lão bật dậy, quay mũi thuyền lão lạira khơi.

- Cá vàng ơi! Cá vàng ơi! Đời này ta không dám quên ơn cá. Mụ vợ nhà ta đã biết lỗi rồi. Ta xin cá hãy đưa mụ trở về với ta. Ta hứa từ nay sẽ không bao giờ làm phiền cá nữa. Cá vàng nhìn lão rồi lặng lẽ lặn xuống biển sâu. Lão buồn bã, thất vọng trở về. Nhưng vừa đặt chân lên bờ cát, thì…

Ai đang đứng trước mặt lão thế này? Vẫn bộ quần áo rách tươm, đầu không quấn khăn chân đi đất. Khuôn mặt nhăn nhúm, gầy sọp đi. Dù tóc đã bạc hơn, lão vẫn nhận ra, đó chính là vợ lão. Vợ chồng gặp nhau trong lặng im và nước mắt. rồi họ cùng đi về căn lều rách nát nhưng đã gắn bó với họ suốt mấy chục năm qua. Và ngoài kia gió đại dương thổi vào mát rượi và biển xanh vỗ sóng êm đềm.