K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2018

Mùa xuân là mùa mà tôi thích nhất trong năm. Trong vườn, những bác cây đâm chồi nảy lộc. Những cây hoa đào bắt đầu nở những bông hoa hồng nhạt làm cho không khí xuân càng thêm tưng bừng. Những chồi hoa bẽn lẽn nấp sau kẽ lá như những người thiếu nữ xấu hổ, e thẹnNhững em bé mặc những bộ đồ mới, màu sặc sỡ đi du xuân. Chúng cùng theo bố mẹ đi chúc tết ông bà, họ hàng người thân. Mỗi dịp Tết đến, tôi cũng như bao đứa trẻ khác đều thích nhận tiền lì xì. Tôi thích lì xì không phải vì tiền mà lì xì sẽ mang may mắn cho tôi trong năm. Không khí mùa xuân trở nên ấm áp hơn, cái giá lạnh của mùa đông đã dịu bớt. Và tôi lại thêm 1 tuổi mới. Mùa xuân là đẹp phải không nào các bạn!

Hok Tốt!!!

   Mùa xuân là mùa mà tôi thích nhất trong năm. Trong vườn, những bác cây đâm chồi nảy lộc. Những cây hoa đào bắt đầu nở những bông hoa hồng nhạt làm cho không khí xuân càng thêm tưng bừng. Những chồi hoa bẽn lẽn nấp sau kẽ lá như những người thiếu nữ xấu hổ, e thẹn. Những em bé mặc những bộ đồ mới, màu sặc sỡ đi du xuân. Chúng cùng theo bố mẹ đi chúc tết ông bà, họ hàng người thân. Mỗi dịp Tết đến, tôi cũng như bao đứa trẻ khác đều thích nhận tiền lì xì. Tôi thích lì xì không phải vì tiền mà lì xì sẽ mang may mắn cho tôi trong năm. Không khí mùa xuân trở nên ấm áp hơn, cái giá lạnh của mùa đông đã dịu bớt. Và tôi lại thêm 1 tuổi mới. Mùa xuân là đẹp phải không nào các bạn!

phép so sánh là :  Những chồi hoa bẽn lẽn nấp sau kẽ lá như những người thiếu nữ xấu hổ, e thẹn

                                                   hk tốt~


 

2 tháng 8 2018

Song song là hai cửa sổ, hai người ngồi trong hai cửa sổ song song

2 tháng 8 2018

Da đen không vỗ bì bạch

2 tháng 8 2018

Bạn bấm vào caai hình mà gần chữ  M ngược là vẽ đc hình

2 tháng 8 2018

Bạn nhấn vào chèn hình ảnh Vector  rồi sử dụng các công cụ trong đó để vẽ hình nhé!

........  Nhớ k cho mik nhé .........

2 tháng 8 2018

huyen chi la ai

khung thi moi hoi nhu the

2 tháng 8 2018

ik ra chỗ khác mak tán 

thik Huyền Chi vào mak tán 

đừng ns linh tinh ở đây

Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng Lâm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.

Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.

Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.

Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.

Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.

Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quânliền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.

Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.

Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.

Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: “Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! “

Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: “Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!”. Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.

Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.

Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: “Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này”.

Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:

– Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.

Lạc Long Quân nói:

– Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.

Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long

Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.

2 tháng 8 2018

Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng Lâm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.

Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.

Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở củaNgư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.

Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.

Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.

Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.

Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.

Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.

Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: “Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! “ .

Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: “Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!”. Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.

Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.

Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: “Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này”.

Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:

– Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.

Lạc Long Quân nói:

– Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.

Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc LongQuân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.

2 tháng 8 2018

NGÀY 1/6 LÀ NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI!!!

K MK NHA!!!!

2 tháng 8 2018

Là ngày Quốc Tế Thiếu Nhi nha bạn

3 tháng 8 2018

Lên mạng tra

                ^.^                   

3 tháng 8 2018

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

2 tháng 8 2018

Tham khảo nha bạn ( nguồn : choiphongthuy.com )

Bài 1

Đang say sưa trong giấc ngủ, em bị đánh thức bởi tiếng chim líu lo ngoài ban công. Chà! Một ngày mới lại bắt đầu.

Em bước ngay ra khỏi giường, chạy tới mở cửa ban công cho không khí buổi sớm mai ùa vào phòng. Chao ôi! Thật là sảng khoái! Trời đã bắt đầu hửng sáng. Khung cảnh thật êm đềm biết bao. Những giò phong lan sau một đêm tắm sương như tươi tắn hơn, căng tràn nhựa sống. Trong vườn, những cành cây khẽ đu đưa nhẹ nhàng, như lời chào buổi sớm. Mấy chú chim chuyền cành, hót véo von khúc ca bình minh. Những giai điệu rộn rang, réo rắt ấy như truyền cho con người nguồn cảm hứng khởi dồi dào của ngày mới. Dưới sân, chú chó nhỏ chạy quanh, nô đùa một mình.

Đường phố lức này còn khá vắng vẻ, thỉnh thoảng mới có một vài chiếc xe chạy qua. Những chiếc đèn cao áp đã tắt, ánh sáng xanh dịu nhẹ bao trùm khôn gian, gợi một cảm giác mát lành. Không khí thanh vắng. Thỉnh thoảng, vang động tiếng rao của những người bán hàng rong. Tiếng rao của họ vang động khắp không gian. Những tiếng rao này là đặc trưng riêng chỉ có ở buổi sớm nơi thành thị. Trên vỉa hè, các ông, các bà, các cô chú mặc quần áo thể thao đang đi bộ tập thể dục trông thật khỏe khoắn.

Mặt trời lấp ló sau những bụi cây phía đông. Những tia nắng vàng nhẹ nhàng xuyên qua các kẽ lá, khẽ đánh thức vạn vận khỏi giấc ngủ say. Cây lá rì rào thức dậy chào bình minh. Những giọt sương long lanh phản chiếu ánh mặt trời, như hạt ngọc sánh lấp lánh. Những chú chim nhỏ hót líu lo trong những tán cây hai bên đường. Các nhà đã tắt đèn, vội vã chuẩn bị cho một ngày mới với bộn bề công việc. Những hàng ăn sáng bắt đầu nhộn nhịp đón khách. Ánh nắng vàng, êm dịu trải dài, bao phủ khắp nơi. Đường phố sáng bừng, báo hiệu một ngày mới tốt đẹp. Từ các nhà, các ngõ, xe cộ đổ ra đường, tấp nập. Ai cũng vội vã, hối hả. Tiếng còi xe inh ỏi, màu áo trắng đồng phục học sinh chen lẫn màu khăn quàng đỏ, làm cho đường phố buổi mai càng thêm rực rỡ sắc màu.

Buổi sáng ở thành phố thật đẹp. Đó là một trong những thời khắc yên bình hiếm hoi của một ngày nơi đây. Nó như một sự lắng lại để chuẩn bị cho một ngày mới nhộn nhịp, sôi động. Em yêu thành phố, đặc biệt là vào buổi sơm mai trong lành.  

Em hãy viết bài văn tả buổi bình minh trên thành phố nơi em ở.

Bài 2

Một ngày mới bắt đầu.

Mảng thành phố hiện lên trước mắt em biến màu dần trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Tầng tầng, lớp lớp bụi hồng ánh sáng đầ trùm lan khắp không gian như thoa phấn lên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, diễm lệ. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương.

Giây phút kì diệu đã đến. Mặt trời đang mọc. Bầu trời lúc rạng sáng chuyển biến rất nhanh, có thể nhận rõ từng bước một. Phía Đông, sắc trắng đổi dần sang màu hồng phớt. Những tia sáng hình rẻ quạt xuyên thủng lớp mây dày xốp. Ánh sáng ban mai lan tỏa khắp nơi, cảnh vật bừng thức dậy trong làn gió trong lành, mát rượi. Hàng vạn ngôi nhà to nhỏ, cao thấp nhấp nhô dần dân hiện rõ đường nét, sắc màu. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. Hàng cây ven đường ướt sương, lấp lánh dưới ánh mặt trời tinh khiết.

Đường phố bắt đầu huyên náo.

Trên đường, từng đoàn xe tải, xe lam, ba gác máy, hon đa, xe đạp… chở hàng hóa, thực phẩm tỏa về các chợ. Tiếng động cơ ồn ã, tiếng còi xin đường lanh lảnh khuấy động không gian.

Tiếng rao lảnh lót của những hàng quà sáng ngân dài dọc phố: “Ai xôi nóng dây! Bánh mì nóng mới ra lò đây! Bánh tiêu, bánh bò đây…” hòa quyện vào nhau, tạo thành một thứ âm thanh vô cùng quen thuộc.

Trong dòng người ngược xuôi, giữa muôn màu áo của cán bộ, công nhân tới cơ quan, nhà máy, nổi bật lên sắc trắng của đồng phục học sinh đang tấp nập tới trường.

Nhịp điệu thôi thúc, hối hả của cuộc sống công nghiệp hóa ở một thành phố lớn đã cuốn hút mọi người. Gương mặt ai cũng tràn đầy một niềm phấn chấn và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của thành phố được vinh dự mang tên Bác kính yêu.

Em yêu mến và tự hào biết mấy về thành phố Hồ Chí Minh của em!

Học tốt~

2 tháng 8 2018

Bầu trời đang bắt đầu sáng dần khi mặt trời mọc, những con gà đang cất tiếng gáy vang, em nghe đâu đây những tiếng cười, tiếng trò chuyện rôm rả của các cô, các thím nhà hàng xóm trên đường đi ra chợ. Tiếng mẹ gọi ý ới trễ giờ học rồi. Một buổi sáng được bắt đầu như thế đó.

Em bước ra phố đi đến trường. Đường phố vào buổi sáng đông đúc hơn những thời gian khác trong ngày, ai ai cũng ra đường, người đi làm, người thì đi chợ, người thì đưa con đi học,.... bao nhiêu âm thanh được hòa nhịp vào nhau. Đường phố chỗ em không được bằng phẳng, có những đoạn ghồ ghề, có chỗ lồi lõm và cũng có những đoạn đã được rải một lớp đá nhỏ, bởi thế những chiếc xe thường chạy chậm hơn khi qua những đoạn đường này. Mỗi khi xe lớn đi qua cả một khu phố như ngập trong biển bụi. Nhưng mỗi sáng sớm, lại có các bác lái xe phun nước để rửa đường, khiến con phố buổi sáng cũng trong sạch hơn rất nhiều.

Cuộc sống như được nạp đầy năng lượng vào buổi sáng, từng dòng xe nườm nượp chạy qua. Những bạn học sinh tụ tập từng tốp tung tăng đến trường và rôm rả trò truyện trên đường. Lâu lâu bạn còn bắt gặp hình ảnh những bạn nhỏ đang ngủ ngon lành, hay có bạn đang khóc sướt mướt khi mẹ chở đi học. Hay hình ảnh các cụ già đang tập thể dục, những bài dưỡng sinh, yoga,....

Cảnh vật hai bên đường cũng rất đẹp. Những hàng cây bàng xum xuê lá, xen giữa là những cây phượng đang đâm chồi nảy mầm. Mùi hoa sữa đầu đường đang tỏa hương thơm nồng khắp muôn nơi. Từng chú chim nhỏ đang thi nhau hót vang dưới những tán cây. Quán xá cũng đang dần tấp nập hơn. Tiệm sửa xe, hớt tóc, tạp hóa, quán ăn rủ nhau mở cửa. Ngày mới bắt đầu.

Ôi một buổi sáng tràn đầy năng lượng được bắt đầu như thế đó, em yêu quá buổi sáng quê em, yêu con phố ngập tràn âm thanh của con người. Cùng hòa nhịp để bắt đầu một ngày mới tốt đẹp hơn.

2 tháng 8 2018

' Cây bàng ' là chỉ một loại cây cụ thể => từ ghép phân loại

' Cây cối ' là chỉ chung các loại cây => từ ghép tổng hợp

Học tốt~

2 tháng 8 2018

"cây bàng"là danh từ riêng

"cây cối"là danh từ chung

ai thấy đúg thì ủng hộ nha,^_^

2 tháng 8 2018

Nhà vàn Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 quê ở làng Lộc Há (nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội), ông không đến ngay với nghề viết như nhiều nhà văn khác. Trước năm 1945, Ngô Tất Tố từng làm nhiều nghề như dạy học, bốc thuốc, rồi sau đó mới làm báo, viết văn. Trong Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Uỷ ban Giải phóng xã (Lộc Hà). Năm 1946 ông gia nhập Hội Văn hoá Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp; từng là Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở Thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu VII, Thông tin khu VII, Tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc Trung ương... và viết văn. Ông đã là Uỷ viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam (trong Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ I - 1948). Tác phẩm của Ngô Tất Tố sau này được tập hợp trong tuyển tập: Ngô Tất Tố và tác phẩm, gồm 2 tập, do Nhà Xuất bản Văn học ấn hành, 1971 - 1976. Nhà văn đã được nhận hai giải thưởng trong giải thưởng văn nghệ 1949 -1952 của Hội Văn nghệ Việt Nam: Giải ba dịch (Trời hửng, Trước lửa chiến đấu) và giải khuyến khích (vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).

2 tháng 8 2018

Nhắc đến truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời: "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)... ; các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)...

Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996.