K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2024

- Ghi vào giấy những vật dụng cần thiết và mua đúng như vậy, tránh lãng phí 

- Em bỏ tiền mừng tuổi vào nuôi lợn đất.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm | Kết nối tri thức

- Không xin tiền bố mẹ để ăn quà vặt

- Bảo quản tốt dụng cụ học tập

- Không mua những vật dụng không cần thiết.

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác; đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

TT
tran trong
Giáo viên
19 tháng 4 2024

Một số biện pháp giúp tiết kiệm tiền và giải thích lý do vì sao chúng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí:

Tiết kiệm năng lượng:

Lý do: Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như đèn LED, máy lạnh, máy sưởi hiệu quả giúp giảm hóa đơn điện.

Tiết kiệm: Giảm lượng điện tiêu thụ hàng tháng, giảm chi phí điện năng.

Sử dụng nước một cách tiết kiệm:

Lý do: Tiết kiệm nước giúp giảm hóa đơn nước và giảm chi phí vận hành hệ thống cấp nước.

Tiết kiệm: Hạn chế sử dụng nước cho việc rửa chén, giặt đồ, tắm, và sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước.

Hạn chế sử dụng xe hơi:

Lý do: Sử dụng giao thông công cộng hoặc đi bộ, đi xe đạp giúp giảm tiêu hao xăng dầu và tiết kiệm chi phí nhiên liệu.

Tiết kiệm: Giảm chi phí xăng dầu, bảo dưỡng và sửa chữa xe hơi.

Tận dụng các chương trình khuyến mãi và ưu đãi:

Lý do: Sử dụng các phiếu giảm giá, mã giảm giá và chương trình khuyến mãi giúp tiết kiệm chi phí mua sắm hàng hóa và dịch vụ.

Tiết kiệm: Giảm giá trị đơn hàng và chi phí mua sắm.

Tự làm những việc nhỏ tại nhà:

Lý do: Tự làm những việc nhỏ tại nhà như sửa chữa đồ đạc, làm vườn, hoặc nấu ăn giúp tránh chi phí thuê thợ và mua hàng tiêu dùng.

Tiết kiệm: Giảm chi phí sửa chữa và mua sắm hàng tiêu dùng

17 tháng 4 2024

Nếu không ăn muối sẽ trở nên 'ươn', thể hiện  chết lâu ngày, thịt mềm  có mùi hôi. 'Con cãi cha mẹ' chỉ sự phản đối lời dạy bảo của cha mẹ, khiến con trở nên ' hỏng', không thể phát triển thành người có ích.

tick cho mình nha

TT
tran trong
Giáo viên
16 tháng 4 2024

Trong nhịp sống hối hả của chúng ta, có những khoảnh khắc đáng trân trọng không nên bỏ lỡ - những cơ hội để đền ơn, để gửi đi một chút ánh sáng yêu thương vào cuộc sống của người khác. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tạo nên những khoảnh khắc đầy ý nghĩa bằng việc tham gia vào hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta biết bao nhiêu điều tốt lành, từ những người thân yêu, bạn bè đến những người xung quanh chúng ta. Hãy nhớ lại những lúc chúng ta gặp khó khăn và ai đó đã nắm tay chúng ta, những khi buồn bã và ai đó đã đem lại niềm vui cho chúng ta. Đến lúc này, là lúc chúng ta quay lại và trả ơn. Chúng ta không cần phải làm những điều lớn lao hay phức tạp. Những hành động nhỏ như một lời cảm ơn, một nụ cười, hoặc thậm chí chỉ là sự hiểu biết và lắng nghe cũng đều có thể tạo ra sự khác biệt lớn lao trong cuộc sống của người khác. Vậy nên, hãy cùng nhau lan tỏa tinh thần đền ơn đáp nghĩa. Hãy kêu gọi những người thân yêu, bạn bè của bạn tham gia vào hoạt động này. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra một làn sóng lớn, lan rộng từ những hành động nhỏ bé của mỗi người. Hãy đến và tham gia cùng chúng tôi trong các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, để chúng ta cùng nhau làm cho thế giới này trở nên ấm áp hơn, yêu thương hơn và đầy ý nghĩa hơn. Mỗi hành động của bạn đều là một tia sáng, là một bước chạm đến trái tim của người khác. Hãy đến và kết nối với chúng tôi, để chúng ta cùng nhau lan tỏa những giá trị đẹp đẽ nhất của con người - tình yêu và lòng biết ơn. Xin cảm ơn và chúc mọi người được hạnh phúc và an lành!

15 tháng 4 2024

Sống lành mạnh, giản dị, tích cực rèn luyện thể dục, thể thao.

Không uống rượu bia, đua xe, hút thuốc, đánh bạc, sử dụng ma túy, xem hình ảnh, băng đĩa đồi trụy, bạo lực, tham gia vào các hoạt động mại dâm.

Biết tự bảo vệ mình, bạn bè, người thân, không sa vào các tệ nạn xã hội.

Tích cực tham gia các hđ phòng chống tệ nạn xã hội do địa phương, trường tổ chức.

15 tháng 4 2024

Tính p(x)=A(x)+B(X)B Tính nguyên của đa thức A(x)=2X-4

TT
tran trong
Giáo viên
14 tháng 4 2024

Ma túy và rượu bia:

Nguyên nhân: Áp lực xã hội, stress, trauma, hoặc thậm chí là môi trường xã hội bất ổn có thể thúc đẩy người ta sử dụng ma túy hoặc rượu bia để thỏa mãn nhu cầu cảm xúc hoặc trốn tránh thực tế.Hậu quả: Nghiện ngập, tổn thương sức khỏe, mất điều khiển về hành vi, và hậu quả xã hội như tăng cường tội phạm và đe dọa an ninh.

Tội phạm:

Nguyên nhân: Nghèo đói, thiếu giáo dục, và môi trường xã hội bất ổn có thể tạo ra môi trường cho tội phạm phát triển.Hậu quả: Mất an ninh, làm mất niềm tin vào cộng đồng, và gây hậu quả nặng nề cho nạn nhân và xã hội.

Buôn bán người:

Nguyên nhân: Nghèo đói, sự kém giáo dục, và sự tồn tại của mạng lưới tội phạm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán người.Hậu quả: Nạn nhân bị tước đoạt tự do và nhân phẩm, tổn thương tâm lý và thể chất nặng nề, và tạo ra sự phân biệt đối xử.

Bạo lực gia đình:

Nguyên nhân: Stress, tiêu cực trong mối quan hệ, và lạm dụng chất cấm có thể làm gia tăng nguy cơ bạo lực gia đình.Hậu quả: Gây tổn thương tâm lý và thể chất cho nạn nhân, tạo ra chuỗi bạo lực liên tục trong gia đình, và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em.

Ví dụ:

Ma túy và rượu bia: Một sinh viên cảm thấy áp lực học tập nặng nề và không thể chịu đựng được, sau đó bắt đầu sử dụng ma túy để thỏa mãn nhu cầu giảm stress hàng ngày của mình.Tội phạm: Một người thanh niên lớn lên trong một khu vực nghèo đói và thiếu giáo dục trở thành một tên trộm chuyên nghiệp để kiếm tiền sống.Buôn bán người: Một phụ nữ bị lừa bán sang nước khác và buộc làm việc trong điều kiện nô lệ để trả nợ cho gia đình.Bạo lực gia đình: Một người đàn ông sử dụng bạo lực với vợ và con cái sau khi mất kiểm soát do stress công việc và vấn đề tài chính.
12 tháng 4 2024

Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, đồng thời gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội nói chung. Dưới đây là một số loại tệ nạn xã hội và tác hại của chúng:
1. Tệ nạn ma túy:
- Ma túy khiến người dùng mất sức khoẻ, tinh thần bị ảnh hưởng, và có thể bị nhiễm căn bệnh HIV/AIDS không thể điều trị.
- Người nghiện ma túy có thể rơi vào lối sống buông thả, vi phạm pháp luật và phạm tội.
2. Tệ nạn mại dâm:
- Mại dâm là hành vi thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định.
- Đối tượng tham gia tệ nạn mại dâm gồm: người bán dâm, người mua dâm, người chứa mại dâm, người môi giới mại dâm.
- Tệ nạn mại dâm cũng khiến cho người tham gia dễ mắc phải bệnh HIV/AIDS.
3. Tệ nạn cờ bạc:
- Là hình thức tệ nạn xã hội, mà những người mắc tệ nạn lợi dụng mọi hình thức vui chơi giải trí để sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
- Các hình thức của tệ nạn cờ bạc bao gồm đánh bài, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc, tú lơ khơ, và nhiều loại khác.
4. Tệ nạn mê tín dị đoan:
- Gây tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người tham gia.
5.Tệ nạn rượu bia:
- Gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự, an toàn xã hội.
=> Để giảm thiểu tác hại của tệ nạn xã hội, cần tập trung vào việc khắc phục và hạn chế chúng thông qua giáo dục, tuyên truyền, và thực hiện các biện pháp phòng chống.

12 tháng 4 2024

Tệ nạn ma túy: ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đua vào cơ thể sống, có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể. Gây cho người sử dụng nó có sự lệ thuộc về tinh thần và thể chất. Nếu đã nghiện mà ngừng sử dụng thuốc sẽ bị làm cho vật vã, gây nên những phản ứng sinh lý bất lợi, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người nghiện. 

  • Một số loại ma túy: tự nhiên (thuốc phiện, cần sa, côca), chiết xuất từ thảo mộc (côcain, moocphin, heroin, mêcalin...), tổng hợp (amphetamine,...)

Tệ nạn mại dâm: mại dâm là hành vi nhằm thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định. Đối tượng tham gia tệ nạn mại dâm gồm:

  • Người bán dâm,
  • Người mua dâm,
  • Người chứa mại dâm,
  • Người môi giới mại dâm.

Tệ nạn cờ bạc: là một dạng tệ nạn xã hội, mà những người mắc tệ nạn lợi dụng mọi hình thức vui chơi giải trí để sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất. Các hình thức của tệ nạn cờ bạc bao gồm:

  • Đánh bài (đánh chắn, cua cá, cây ba, tổ tôm, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc, tú lơ khơ...),
  • Chơi lô, đề, sòng bạc kiểu casino;
  • Cá độ bóng đá, các môn thể thao khác;
  • Chơi cờ bạc game online;
  • Chọi gà
- Các tệ nạn xã hội khác như nghiện rượu, đua xe trái phép, nghiện chơi game,... 
12 tháng 4 2024

Trong tình huống trên, hành vi của các bạn trong nhóm là đáng lên án và không đúng. Vì:
1. Nhóm bạn cô lập B, nói xấu và ghép ảnh chế giễu:
- Cô lập B: Hành vi cô lập làm B cảm thấy bị bỏ rơi và không được chấp nhận trong nhóm.
- Nói xấu và ghép ảnh chế giễu: Hành vi này không chỉ gây tổn thương tinh thần cho B mà còn tạo ra môi trường không lành mạnh.
2. Nhóm bạn hẹn B ra chỗ mắng và đánh đập:
- Hành vi bạo lực và quấy rối: Đánh đập và mắng chửi là hành vi bạo lực và không chấp nhận được trong bất kỳ tình huống nào.
- Không giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng: Thay vì tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, nhóm bạn đã chọn hành vi bạo lực.

12 tháng 4 2024

- Ko đúng

- Vì như thế là phân biệt giới tính, gây những tổn thương, suy nghĩ tiêu cực cho chị A. Tạo nên cảm giác bị bỏ rơi và không được quan tâm ảnh hưởng đến sức khỏe và tình thần của chị A. Ngoài ra, việc phân biệt giới tính heo quy định của pháp luật thì hành vi đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000, việc phân biệt giới tính cũng giống như bạo lực tinh thần đối với người bị phân biệt.

12 tháng 4 2024

Cách đối xử của ông H đối với chị A không đúng với quy định của pháp luật. Vì:
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cháu:
- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
- Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi hoặc xúc phạm con.
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng cháu thành niên.
2. Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ:
- Con cháu có bổn phận yêu quý kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà.
- Con có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau.
- Nghiêm cấm hành vi xúc phạm cha mẹ, ông bà.

12 tháng 4 2024
Bạo lực học đường: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh FEB 23, 2020

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tinh tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Bạo lực học đường hiện nay đang trở thành điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Hiện tượng bạo lực không hải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xẩy ra liên tục hơn trong các trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…

Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).

Những số liệu đó thực sự trở thành hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và xã hội, cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này.

Do đó việc tuyên truyền về thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.

  1. Khái niệm

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.

  1. Thực trạng

Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

  1. Hậu quả

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.

Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.

Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

* Ảnh hưởng đến gia đình

Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

* Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ trở thành nỗi bất an của phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong sáng.

 

* Ảnh hưởng đến xã hội

Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

  • làm mất trật tự xã hội.
  1. Cách phòng tránh bạo lực học đường:

* Đối với học sinh:

– Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.

– Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

– Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.

– Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

– Học cách kiềm chế cảm súc.

– Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.

* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

– Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.

– Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyeenjj mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.

– Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.

– Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh.

– Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.

* Đối với giáo viên

– Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.

– Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm haowjc tham gia giảng dạy.

– Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.

– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.

– Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.

* Đối với gia đình:

– Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái

– Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
CÁI NÀO BẠN CHÉP DC THÌ CHÉP NHÉ !!!!
CẢM ƠN !!!!!!!!!!!!

 

12 tháng 4 2024
Một số biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

Cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như sau:

(1) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;

(2) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;

(3) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

(4) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

(5) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

TT
tran trong
Giáo viên
10 tháng 4 2024

a. X chưa thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của mình.

- X đã hiểu sai về quyền tự do riêng tư, có thái độ khó chịu khi bố mẹ khuyên và ngăn cản bạn đi gặp người lạ.

- Người lạ quen trên mạng có thể là lừa đảo hoặc dễ dẫn đến những hành vi lừa đào, cướp giật...

- Hành động của bố mẹ bạn X đã thể hiện đúng trách nhiệm của bố mẹ trong việc chăm sóc, quan tâm chỉ bảo con cái.

- Hành động của bạn X là thiếu tôn trọng cha mẹ, chưa thực hiện đúng nghĩa vụ của con cái.

b. Nếu là X, em sẽ hẹn bạn vào 1 dịp khác hoặc mời bạn đến nhà chơi khi có cả bố mẹ ở nhà.