K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3

Câu 1

Trong xã hội hiện đại, giới trẻ phải đối mặt với nhiều cám dỗ như lối sống hưởng thụ, game online, mạng xã hội hay những thói quen tiêu cực. Để vượt qua những cám dỗ và làm chủ bản thân, mỗi người cần có ý thức tự rèn luyện và xây dựng lối sống lành mạnh. Trước hết, cần trang bị cho mình một tư duy vững vàng, biết phân biệt đúng – sai, không chạy theo những thú vui nhất thời. Bên cạnh đó, việc đặt ra mục tiêu rõ ràng cho bản thân sẽ giúp mỗi người có động lực phấn đấu, tránh xa những điều tiêu cực. Ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động bổ ích như đọc sách, thể thao, hoạt động tình nguyện cũng là cách giúp chúng ta rèn luyện bản thân. Quan trọng nhất, mỗi người cần có sự kiểm soát tốt cảm xúc và hành động, không để bị lôi kéo vào những cám dỗ gây hại. Gia đình và nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và giáo dục đạo đức, giúp giới trẻ phát triển theo hướng tích cực. Khi biết làm chủ bản thân, con người sẽ đạt được thành công và sống một cuộc đời ý nghĩa hơn.

Câu 2

Bài thơ "Mẹ ta trả nhớ về không" của Đỗ Trung Quân là một tác phẩm xúc động về tình mẫu tử và nỗi đau khi mẹ già đi, mất dần trí nhớ. Chủ đề chính của bài thơ là sự xót xa, tiếc nuối của người con khi chứng kiến mẹ già yếu, trí nhớ không còn nguyên vẹn. Khi còn trẻ, người con ra đi với niềm vui, để lại mẹ già với nỗi nhớ thương. Nhưng khi trở về, thời gian đã cướp đi ký ức của mẹ, để rồi chính mẹ không còn nhận ra đứa con ruột thịt của mình. Về nghệ thuật, bài thơ có cách diễn đạt giản dị nhưng sâu sắc. Việc sử dụng câu hỏi tu từ "Mẹ ta trả nhớ về không?" làm tăng thêm sự day dứt. Hình ảnh "trả trăm năm lại bụi hồng… rồi đi" gợi lên sự vô thường của kiếp người. Bên cạnh đó, giọng thơ nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm cảm xúc, giúp người đọc cảm nhận rõ rệt nỗi đau của sự lãng quên và tình cảm thiêng liêng của mẹ con. Qua bài thơ, Đỗ Trung Quân không chỉ khắc họa tình mẫu tử mà còn gửi gắm thông điệp về sự trân trọng những khoảnh khắc bên mẹ khi còn có thể. Đây là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn, chạm đến trái tim của người đọc.

Chúc bạn học tốt.

15 tháng 3

Truyện "Cô bé Lọ Lem": Đây là một câu chuyện về một cô gái nghèo khổ nhưng nhân hậu. Sau khi gặp được một bà tiên tốt bụng, cô bé được giúp đỡ và biến hóa thành người đẹp lộng lẫy. Cô đã thu hút được hoàng tử và cuối cùng tìm thấy hạnh phúc. Ý nghĩa của truyện là sự công bằng, lòng tốt sẽ được đền đáp, và tình yêu đích thực sẽ thắng mọi trở ngại.

chúc bạn học tốt


TRÒ CHƠI BỊ MẮT BẮT DÊa. Mục đích Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết.b. Hướng dẫn chơi Tùy theo mỗi vùng miền mà có cách chơi khác nhau. Sau đây là 2 cách chơi bịt mắt bắt dê phổ biến như sau: Cách 1: Cả nhóm cùng oẳn tù tì hoặc...
Đọc tiếp

TRÒ CHƠI BỊ MẮT BẮT DÊ
a. Mục đích
Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết.
b. Hướng dẫn chơi
Tùy theo mỗi vùng miền mà có cách chơi khác nhau. Sau đây là 2 cách chơi bịt mắt bắt dê phổ biến như sau:
Cách 1:
Cả nhóm cùng oẳn tù tì hoặc chọn một người xung phong bịt mắt đi bắt dê, khăn bịt mắt, những người xung quanh đứng thành vòng tròn rộng. Người chơi chạy xung quanh người bịt mắt cho `1đến khi người đó hô đứng lại thì phải đứng lại không được di chuyển, lúc này người bịt mắt đi quanh vòng tròn và bắt một người bất kỳ, người chơi cố tạo ra tiếng động để người bịt mắt mất phương hướng khó phán đoán. Cho đến khi người bịt mắt bắt được và đoán đúng tên một ai đó thì người đó phải thế chỗ cho người bịt mắt. Nếu không bắt được ai lại hô bắt đầu để mọi người di chuyển.
Cách 2
Chọn hai người vào chơi, một người làm dê, một người đi bắt dê. Cả hai cùng đứng trong vòng tròn và bịt bịt mắt, đứng quay lưng vào nhau. Sau đó nghe theo hiệu lệnh người làm dê vừa di chuyển vừa kêu be be để người bắt dê định hình phương hướng và đuổi bắt. Những người đứng xung quanh hò reo tạo không khí sôi động. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.
c. Luật chơi trò bịt mắt bắt dê
- Mắt phải được bịt kín
- Người chơi chỉ được cổ vũ, không được nhắc hoặc mách cho bạn đi bắt dê
- Không được đi ra khỏi vòng tròn
- Nếu trong một thời gian quy định mà không bắt được dê thì coi như bên dê thắng và thay người khác vào chơi.
( In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng , 2014)

A.Giới thiệu cách phán đoán trong trò chơi bịt mắt bắt dê

B.Giới thiệu tác dụng của trò chơi bịt mắt bắt dê

C.Giới thiệu cách chơi trò chơi bịt mắt bắt dê

D.Giới thiệu nguồn gốc của trò chơi bịt mắt bắt dê

1
15 tháng 3

Văn bản trên giới thiệu cách chơi trò chơi Bịt mắt bắt dê.
-> Đáp án A.
#ngophuongloan(chipcuti)
Chúc bạn học tốt hjhj!!

15 tháng 3

Qua chi tiết này, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh rằng những người lương thiện, chăm chỉ và luôn cố gắng thì dù gặp khó khăn gì cũng sẽ được quý nhân giúp đỡ. Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” thể hiện niềm tin, ước vọng của nhân dân lao động xưa, cái thiện luôn chiến thắng cái ác, ở hiền sẽ gặp lành.


15 tháng 3

kì ảo ,huyền bí mang trí tưởng tưởng của tác giả, mik ko biết

15 tháng 3

Hiện thân của nhân vật đó chính là anh Khoai, anh đã được ông Bụt giúp đỡ khi bị phú ông làm khó. Còn với những người độc ác, ích kỷ, luôn toan tính, chỉ biết lợi ích cho bản thân mình như lão phú ông thì trước sau gì cũng gặp quả báo.

15 tháng 3

nhân vật chăm chỉ, và còn có câu thần chú khắc nhập khắc xuất




15 tháng 3

Hồ Hoàn Kiếm, còn gọi là Hồ Gươm, là một trong những địa điểm nổi tiếng và mang đậm giá trị lịch sử của Hà Nội. Hồ nằm ở trung tâm thành phố, được bao quanh bởi những con phố cổ kính, là nơi thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan. Tên gọi "Hoàn Kiếm" có nghĩa là "trả gươm", gắn liền với truyền thuyết về vua Lê Lợi và thanh gươm thần. Theo truyền thuyết, vua Lê Lợi đã dùng gươm thần để đánh thắng quân xâm lược và sau khi chiến thắng, ông trả gươm lại cho rùa thần ở hồ. Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là biểu tượng của lịch sử, mà còn là một không gian thư giãn, nơi người dân có thể đi bộ, tập thể dục hay ngồi ngắm cảnh. Xung quanh hồ có nhiều di tích, trong đó nổi bật nhất là đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc.

15 tháng 3

Tên gọi Hồ Hoàn Kiếm có nguồn gốc từ một truyền thuyết nổi tiếng gắn liền với lịch sử Việt Nam. "Hoàn Kiếm" có nghĩa là "trả gươm", phản ánh câu chuyện về vua Lê Lợi, người đã nhận được một thanh gươm thần từ Rùa Vàng để đánh bại quân xâm lược Minh. Sau khi giành chiến thắng, vua Lê Lợi quay lại hồ để trả thanh gươm cho Rùa Vàng, cũng chính là lúc gươm được hoàn trả, và từ đó hồ mang tên Hoàn Kiếm. Tên gọi này không chỉ thể hiện sự tôn trọng lịch sử mà còn mang đậm yếu tố huyền bí, linh thiêng. Hồ Hoàn Kiếm trở thành biểu tượng của sự chiến thắng và sự bảo vệ của thần linh đối với dân tộc Việt Nam.

trả lời tất cả câu hỏi trong bài