kể lại một lần em cảm thấy đau đớn nhất mong các bạn chia sẻ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Viết bài văn thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến - mẫu 1
Lễ chào cờ đầu tuần là một hoạt động không thể thiếu tại các trường học trên khắp nước ta. Đây chính là dịp để thầy Hiệu trưởng triển khai công tác trong tuần tới tất cả thầy cô và học sinh.
Vào sáng thứ hai hàng tuần, sau khi kết thúc giờ truy bài, học sinh sẽ cầm theo ghế nhựa và đi xuống sân trường tập trung. Các bạn lần lượt xếp ghế vào vị trí cố định của lớp mình. Lớp trưởng, lớp phó học tập có nhiệm vụ quản lớp, yêu cầu giữ trật tự và kiểm tra trang phục.
Buổi lễ chào cờ chính thức bắt đầu vào lúc 7h15. Thầy phụ trách Đội là người phụ trách tổ chức hoạt động chào cờ. Trước hết, thầy đề nghị toàn bộ thầy cô, học sinh ổn định vị trí, chỉnh trang lại quần áo, đầu tóc. Sau đó, thầy hô to "Nghiêm" rồi đến "Chào cờ, chào!". Lúc này, nhạc Quốc ca vang lên. Học sinh bên dưới sẽ giơ tay phải lên trán để chào và đồng thanh hát vang bài "Tiến quân ca". Hết nhạc, thầy phụ trách thông báo "Thôi! Mời tất cảKhông giống như các giờ tập trung khác, bầu không khí của buổi lễ chào cờ thường rất nghiêm trang. Ai nấy đều tỏ ra nghiêm túc, cẩn thận. Sau khi hát xong Quốc ca, mọi người sẽ ngồi xuống ghế và nghe bạn Liên đội trưởng lên đọc xếp hạng điểm nề nếp của từng lớp trong tuần vừa qua. Tiếp đến là thầy Hiệu trưởng lên nhận xét, quán triệt và dặn dò một vài nội dung cần chú ý. Thầy thường thông báo về các cuộc thi thể thao, văn nghệ hay văn hóa đáng chú ý. Đồng thời, nhắn nhủ, động viên học trò cần nỗ lực, chăm chỉ học tập hơn.
Buổi lễ chào cờ kết thúc bằng lời nhắc nhở đến từ thầy phụ trách Đội. Thầy nhấn mạnh về các công tác nề nấp cần chấp hành theo đúng quy định như: mặc đúng đồng phục, sơ vin khi đến trường, đeo khăn quàng đỏ, vệ sinh lớp học,... Sau cùng, trước khi trở lại lớp học, tất cả học sinh phải thu dọn giấy rác quanh chỗ ngồi của mình.
Ba mươi sáu tuần học tại trường là ba mươi sáu lễ chào cờ khác nhau. Mỗi lần tham gia tiết học này, em lại thấy xúc động, tự hào khi được hát vang "Tiến quân ca" - "Bài quốc ca hào hùng nhất thế giới". thầy cô và các bạn học sinh ngồi về vị trí.".
Bài văn thuyết minh về sự kiện tham gia lễ hội hoa Đà Lạt
Vào cuối tháng 12 năm 2023, tôi đã có cơ hội tham gia Lễ hội hoa Đà Lạt, một sự kiện nổi bật diễn ra hàng năm tại thành phố ngàn hoa. Đây không chỉ là dịp để người dân địa phương thể hiện tình yêu với hoa mà còn thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi trong nước và quốc tế.
1. Thời gian và địa điểm: Lễ hội hoa Đà Lạt năm 2023 diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng 12, tại nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố, nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm và các công viên lớn như Công viên Yersin và Quảng trường Lâm Viên.
2. Các hoạt động chính: Trong lễ hội, có rất nhiều hoạt động thú vị diễn ra. Một trong những điểm nhấn nổi bật là cuộc thi "Hoa đẹp Đà Lạt", nơi các nghệ nhân và người trồng hoa từ khắp nơi đến tham gia. Các loại hoa được trưng bày rất đa dạng, từ hoa hồng, hoa cẩm tú cầu đến hoa lan, mỗi loại đều mang đến vẻ đẹp riêng biệt.
Ngoài ra, còn có các chương trình biểu diễn nghệ thuật, như múa lân, hát dân ca và các tiết mục âm nhạc hiện đại, tạo không khí vui tươi, náo nhiệt cho lễ hội. Tôi còn tham gia vào các buổi workshop hướng dẫn làm hoa nghệ thuật, nơi tôi được trải nghiệm cảm giác tự tay tạo ra những sản phẩm từ hoa tươi.
3. Không khí lễ hội: Không khí tại lễ hội rất sôi động và vui vẻ. Mọi người từ trẻ em đến người lớn đều háo hức tham gia các hoạt động, chụp hình bên những giỏ hoa rực rỡ. Đặc biệt, những cơn gió lạnh của Đà Lạt càng làm cho không khí thêm phần trong lành và dễ chịu. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được hòa mình vào sự kiện này, cùng với bạn bè và gia đình tạo nên những kỷ niệm đẹp.
4. Ý nghĩa của sự kiện: Lễ hội hoa không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là dịp để mọi người giao lưu, kết nối và hiểu thêm về văn hóa của Đà Lạt. Qua đó, tôi nhận thấy rằng việc bảo tồn và phát triển các loại hoa cũng là một phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của vùng đất này.
Kết luận: Lễ hội hoa Đà Lạt 2023 đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc và kỷ niệm đáng nhớ. Đây là một sự kiện tuyệt vời không chỉ cho người dân Đà Lạt mà còn cho du khách gần xa, góp phần quảng bá hình ảnh của thành phố hoa xinh đẹp và thân thiện này. Tôi rất mong chờ được tham gia nhiều lễ hội hoa như vậy trong tương lai.

Cô em gái là một cô bé có tài năng hội họa, là một cô bé đáng yêu, đặc biệt là rất yêu quý anh trai mình. Tính cách nhân hậu, lòng độ lượng của cô bé đặc biệt khiến em cảm mến, sự độ lượng ấy đã giúp người anh nhận ra cái sai của mình.

Tóm tắt truyện "Chiếc gươm thần của Lê Lợi"
Ngày xưa, khi giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống lại quân xâm lược. Một hôm, Lê Thận – một người dân chài – kéo lưới ba lần đều bắt được một thanh gươm lạ. Ông mang về nhà cất giữ.
Sau đó, Lê Thận gia nhập nghĩa quân và trong một lần Lê Lợi đến nhà ông, thanh gươm bỗng phát sáng. Khi cầm lên, Lê Lợi thấy trên lưỡi gươm có khắc chữ "Thuận Thiên" (nghĩa là "theo ý trời"). Sau đó, Lê Lợi còn tìm được một vỏ gươm vừa khớp với thanh gươm, chứng tỏ đó là bảo kiếm trời ban.
Nhờ có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng mạnh, chiến đấu dũng cảm và giành nhiều thắng lợi. Cuối cùng, họ đánh bại quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước.
Một hôm, khi Lê Lợi dạo thuyền trên hồ Lục Thủy (nay là hồ Hoàn Kiếm), Rùa Vàng trồi lên mặt nước và xin lại gươm thần. Hiểu rằng sứ mệnh của gươm đã hoàn thành, Lê Lợi trao trả thanh gươm. Rùa Vàng ngậm lấy gươm và lặn xuống hồ. Từ đó, hồ được gọi là hồ Hoàn Kiếm (hồ Trả Gươm).

Hình ảnh Bác Hồ trong năm khổ thơ đầu bài "Đêm nay Bác không ngủ" hiện lên thật gần gũi, giản dị nhưng cũng vô cùng cao đẹp. Giữa đêm rừng lạnh giá, khi mọi người đã say giấc, Bác vẫn thức canh cho bộ đội ngủ yên. Tấm lòng bao la, tình yêu thương sâu sắc của Bác dành cho chiến sĩ thể hiện qua từng hành động nhỏ: nhẹ nhàng đi dém chăn, lo lắng vì sương lạnh có thể làm họ cảm lạnh. Dù bản thân đã già yếu và cũng cần nghỉ ngơi, Bác vẫn quên mình vì đồng đội, vì cuộc kháng chiến. Qua đó, hình ảnh Bác hiện lên như một người cha già kính yêu, luôn dành trọn trái tim cho những người lính, làm nổi bật phẩm chất cao đẹp và tấm lòng nhân ái bao la của Người.
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ do ông sáng tác vào thời kì kháng chiến chống Pháp năm 1951 đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân đất Việt. Hình ảnh Bác thức trắng suốt đêm không ngủ vì dân công đã để lại trong em sự cảm phục và kính mến dành cho Bác. Bác vì thương những người hoạt động cách mạng nước Việt mà đã bỏ đi giấc ngủ của mình. Còn về phần anh đội viên, anh hết mức nằng nặc Bác ngủ nhưng Bác lại không đi. Thay vào đó, Bác lại động viên anh đi ngủ để mai còn đánh giặc. Người đọc có thể thấy được tình cảm yêu nước thương dân, cống hiến vì cách mạng của Bác là vô bờ bến. Bác là một người cha vĩ đại của toàn thể nhân dân Việt Nam. Hình ảnh ân cần như một người cha của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ này. Qua đó, em có thể cảm nhận được tình cảm sâu sắc, yêu thương đất nước, công dân, cách mạng của Bác Hồ. Bài thơ còn cho em hiểu thêm về sự biết ơn, trân trọng và cả vui sướng của nhân dân ta khi được làm việc cùng Bác.

Trải nghiệm sẽ đem đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Bởi vậy, em luôn trân trọng những trải nghiệm mà mình có. Đặc biệt nhất là những trải nghiệm cùng với bạn bè.
Nghỉ hè, em và Minh Phương đã đăng kí tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh của trường. Phương là người bạn cùng lớp mà em mới quen. Nhưng cả hai đã trở nên thân thiết như những người bạn thân. Chúng em đã có cùng nhau trải qua nhiều trải nghiệm thú vị. Trong đó, em nhớ nhất là buổi sinh hoạt đầu tiên của các thành viên trong câu lạc bộ.
Buổi sáng hôm đấy, em dậy thật sớm. Sau khi chuẩn bị xong, em sang rủ Minh Phương. Cả hai cùng đạp xe đến trường. Chúng em cất xe, rồi đến phòng học của câu lạc bộ.
Chào đón chúng em là cô Thu – chủ nhiệm của câu lạc bộ. Cô cũng là giáo viên dạy chúng em môn Tiếng Anh ở trường. Ngoài ra, một số anh chị khóa trên là thành viên của câu lạc bộ cũng đã có mặt. Em và Phương tìm chỗ ngồi.
Khoảng tám giờ, buổi sinh hoạt đầu tiên của câu lạc bộ bắt đầu. Đầu tiên, cô Thu đã giới thiệu đôi nét về bản thân, về câu lạc bộ. Sau đó, các anh chị khóa trên đã biểu diễn một tiết mục văn nghệ để chào mừng chúng em – những thành viên mới. Bài hát được biểu diễn là “ Trouble Is A Friend” – một bài hát tiếng Anh mà em rất thích.
Kết thúc phần chào hỏi, các thành viên trong câu lạc bộ đã có thời gian để làm quen với nhau. Mỗi thành viên sẽ tự giới thiệu đôi nét về bản thân bằng tiếng Anh. Tiếp đến, cô Thu đã tổ chức nhiều trò chơi thú vị. Em và Minh Phương đã xung phong tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Mỗi đội thi đấu sẽ bốc thăm để nhận được một chủ đề, chúng em sẽ phải tìm các từ vựng tiếng Anh có liên quan đến chủ đề đó. Thời gian thi đấu sẽ là năm phút. Đội của em đã bốc thăm được chủ đề hoa quả. Em và Minh Phương đã nghĩ và viết được khá nhiều từ vựng. Kết quả chung cuộc, chúng em đã về nhì.
Buổi sinh hoạt kết thúc rất vui vẻ. Em và Minh Phương cũng đã có thêm trải nghiệm thú vị. Cả hai thống nhất sẽ tiếp tục tham gia câu lạc bộ. Chúng em cũng trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn.
Quả là một trải nghiệm đáng nhớ và ý nghĩa. Nhờ vậy, em đã hiểu thêm về người bạn của mình. Em cũng tự hứa với bản thân sẽ trân trọng tình bạn này.

Trường học giống như ngôi nhà thứ hai của học sinh. Và kỉ niệm mà tôi còn nhớ mãi là về ngày đầu tiên đi học. Tối hôm trước, tôi được mẹ chuẩn bị đầy đủ cho đồ dùng học tập. Sáng hôm sau, tôi thức dậy từ lúc sáu giờ. Tôi đánh răng rửa mặt, ăn sáng và mặc bộ đồng phục mới. Vì bố mẹ bận đi làm sớm nên ông nội sẽ đưa tôi đến trường. Đúng bảy giờ, ông đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp quen thuộc. Trên đường đi, tôi cảm thầy vừa hân hoan, vừa lo lắng. Hôm nay, ngôi trường Tiểu học thật đẹp đẽ. Từ phía ngoài đường nhìn vào đã thấy chiếc cổng trường rất to, phía trên cao là bảng tên trường. Trường gồm ba dãy được xây dựng theo kiểu hình chữ U quen thuộc. Mỗi dãy nhà đều có ba tầng. Từ cổng trường đi thẳng vào là dãy nhà hiệu bộ, phía hai bên là các phòng học của chúng tôi. Các dãy nhà đều được sơn màu vàng và có mái tôn đỏ. Tôi được ông nội dắt tay đưa vào lớp học. Theo sau ông, tôi cảm thấy háo hức lại lo lắng. Lớp học của tôi nằm ở tầng một, gần cầu thang. Cô giáo chủ nhiệm đã đứng ở cửa lớp để đón chúng tôi. Đến nơi, tôi nép sau lưng ông mà không dám bước vào. Nhờ có sự động viên của ông mà tôi đã dũng cảm hơn. Buổi học diễn ra vui vẻ, thú vị làm sao! Buổi chiều, ông nội đến đón tôi về. Tôi háo hức kể cho ông nghe về ngày đầu đi học. Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đã trở thành một kí ức đẹp đẽ đối với tôi. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vui vẻ khi nhớ về kỉ niệm này.
Chúc bạn học tốt
Trường học giống như ngôi nhà thứ hai của học sinh. Và kỉ niệm mà tôi còn nhớ mãi là về ngày đầu tiên đi học. Tối hôm trước, tôi được mẹ chuẩn bị đầy đủ cho đồ dùng học tập. Sáng hôm sau, tôi thức dậy từ lúc sáu giờ. Tôi đánh răng rửa mặt, ăn sáng và mặc bộ đồng phục mới. Vì bố mẹ bận đi làm sớm nên ông nội sẽ đưa tôi đến trường. Đúng bảy giờ, ông đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp quen thuộc. Trên đường đi, tôi cảm thầy vừa hân hoan, vừa lo lắng. Hôm nay, ngôi trường Tiểu học thật đẹp đẽ. Từ phía ngoài đường nhìn vào đã thấy chiếc cổng trường rất to, phía trên cao là bảng tên trường. Trường gồm ba dãy được xây dựng theo kiểu hình chữ U quen thuộc. Mỗi dãy nhà đều có ba tầng. Từ cổng trường đi thẳng vào là dãy nhà hiệu bộ, phía hai bên là các phòng học của chúng tôi. Các dãy nhà đều được sơn màu vàng và có mái tôn đỏ. Tôi được ông nội dắt tay đưa vào lớp học. Theo sau ông, tôi cảm thấy háo hức lại lo lắng. Lớp học của tôi nằm ở tầng một, gần cầu thang. Cô giáo chủ nhiệm đã đứng ở cửa lớp để đón chúng tôi. Đến nơi, tôi nép sau lưng ông mà không dám bước vào. Nhờ có sự động viên của ông mà tôi đã dũng cảm hơn. Buổi học diễn ra vui vẻ, thú vị làm sao! Buổi chiều, ông nội đến đón tôi về. Tôi háo hức kể cho ông nghe về ngày đầu đi học. Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đã trở thành một kí ức đẹp đẽ đối với tôi. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vui vẻ khi nhớ về kỉ niệm này.

câu chuyện nói về những con người ích kỉ, chỉ khư khư nghĩ cho mình. câu chuyện cũng nêu lên bài học rằng: cần cống hiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để mình trở nên có ích và tỏa sáng
Sibiđi
Lần tui thấy daudon nhất là chiatayngyeu