K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

"Mùa thu vọng về" → Nhân hóa mùa thu như một thực thể có thể vọng về, mang theo những yêu thương và kỷ niệm.

Đọc văn bản sau:                   Lúa chín       Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng       Gió nâng tiếng hát chói chang  Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.                   Gặt lúa       Tay nhè nhẹ chút người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng       Dễ rơi là hạt đầu bông Công một nén, của một đồng là đây.      ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

                  Lúa chín

      Đồng chiêm phả nắng lên không

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

      Gió nâng tiếng hát chói chang

 Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

                  Gặt lúa

      Tay nhè nhẹ chút người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng

      Dễ rơi là hạt đầu bông

Công một nén, của một đồng là đây.

                  Tuốt lúa

      Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

      Rơm vò từng búi rối tinh

Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi.

                  Phơi khô

      Nắng non mầm mục mất thôi

Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn

       Nắng già hạt gạo thêm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

                  Quạt sạch

      Cám ơn cơn gió vô tư

Quạt đi vù vù rác rưởi vương rơi

      Hạt nào lép cứ bay thôi

Gió lên cho lúa sáng ngời mặt gương!

(1)    Một bức tranh về mùa gặt ở nông thôn miền Bắc những năm hợp tác hóa nông nghiệp đã được nhà thơ Nguyễn Duy miêu tả bằng những nét không thể lẫn. Một mùa vàng bát ngát với những cánh đồng lúa chín, với cái nắng tháng năm chói chang, với liềm hái và những cánh cò, với tiếng máy tuốt lúa rộn rã đêm trăng,.... Tất cả tạo nên một không khí đầm ấm, thanh bình mà ta đã từng gặp những nơi thôn quê khi mùa gặt đến.

(2)    […] Đây là không gian mùa gặt. Cái nắng gắt gao hình như không phải từ trên trời xuống, mà như ngược lại được "phả" từ cánh đồng lên: đồng lúa rộng quá, màu vàng của lúa chín còn sáng ngợp hơn cả nắng trời, đến nỗi nó làm đảo lộn cả tương quan của tự nhiên trong cảm nhận của con người. Chỉ nội một chữ “phả” đã gợi được không gian và cái nóng hầm hập của thời tiết. Người ta vẫn nói “cánh cò chở nắng”, còn ở đây nhà thơ thấy cánh cò dẫn gió. Hình ảnh có sự khác nhau, nhưng ấn tượng mà nó đem đến chỉ là một: thiên nhiên chợt có hồn trong một cánh cò mải miết bay ngang. Gió đã có hồn, nó nâng tiếng hát hay chính nó là tiếng hát ấy trên vòm cao chói chang? Đến những lưỡi hái cũng sáng lên như những tia chớp nhỏ, cần mẫn “liếm ngang chân trời”. Bốn dòng thơ trong khổ đầu, cứ một dòng gợi ý niệm cao, lại một dòng gợi ý niệm rộng. Sự kết hợp giữa chúng mở ra một không gian rộng lớn và sống động của những ngày mùa gặt hái nơi đồng quê.

(3)    Chưa hết, không gian mùa gặt không chỉ được mở ra trên những cánh đồng ban ngày, nó còn hiện lên ở trong thôn xóm buổi đêm: “Mảnh sân trăng lúa chất đầy/ Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình”. Cái sân nông thôn ngày thường rộng thế, nói “sân trăng” thì còn rộng hơn nữa. Cái rộng rãi, đẹp của ánh trăng ngàn đời nơi thôn dã đã gặp gỡ vẻ đẹp của sự no ấm nơi đây, nhường chỗ cho những đồng lúa chất cao ngồn ngộn một vẻ rất đời thường. Hơn thế nữa, những náo nức của mùa gặt đã đánh thức cả ánh trăng vốn tĩnh lặng; dưới ánh trăng, trong nhịp máy quay rộn ràng, những hạt lúa chín mẩy chảy tràn trông như thể “vàng tuôn”. Câu thơ có vẻ sáo, nhưng bù lại, nó đã thể hiện rất hồn nhiên cái tình cảm của một anh nhà nghèo, xoa tay sung sướng trước những thành quả do mình làm ra.

(4)    Ấy vậy nhưng người nông dân ở nhà thơ Nguyễn Duy lại rất hay “cả nghĩ”. Luôn có hai thái cực song hành trong tình cảm của người ấy. Xôn xao náo nức là thế khi mùa gặt đến, nhưng tự đáy lòng mình, người ấy vẫn đắm xuống trong một tình cảm lo xa. Thành quả ấy, “của một đồng, công một nén là đây”, cho nên mới phải thốt lên: “Tay nhè nhẹ chút, người ơi/ Trông đôi hạt rụng, hạt rơi xót lòng”. Chuyện đời lúa, đời người cứ lẫn vào nhau, đến nỗi nhìn những bó rơm bị vò nát mà cũng thấy “Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi!”. Lại cả những lo xa đã có từ ngàn đời nảy sinh trên luống cày, vẫn cứ còn nung nấu: “Nắng non mầm mục mất thôi/ Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn”.

    […]

(Trần Hòa Bình, Tiếng hát mùa gặt của Nguyễn Duy, Thơ với lời bình, Nhiều tác giả, tập 2, NXB Giáo dục, 1996)

* Trần Hoà Bình (1956 – 2008) sinh ra tại Hà Tây, là nhà báo, nhà thơ. Ông còn là chuyên gia tâm lý sâu sắc và hóm hỉnh với những lời gỡ rối tâm tình giúp độc giả với bút danh Tầm Thư. Trần Hoà Bình là người đàn ông đa tài. Ông viết báo, làm thơ, vẽ, giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm 2, Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Và chỉ với bài thơ Thêm một, Trần Hòa Bình ghi tên mình như một thi sĩ tài hoa trên thi đàn Việt Nam đương đại.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định câu văn nêu luận điểm trong đoạn (3).

Câu 3. Xác định thành phần biệt lập trong những câu sau:

a. Cái nắng gắt gao hình như không phải từ trên trời xuống, mà như ngược lại được "phả" từ cánh đồng lên: đồng lúa rộng quá, màu vàng của lúa chín còn sáng ngợp hơn cả nắng trời, đến nỗi nó làm đảo lộn cả tương quan của tự nhiên trong cảm nhận của con người.

b. Thành quả ấy, “của một đồng, công một nén là đây”, cho nên mới phải thốt lên: “Tay nhè nhẹ chút, người ơi/ Trông đôi hạt rụng, hạt rơi xót lòng”.

Câu 4. Đoạn (2) sử dụng những cách trích dẫn bằng chứng nào? Tác dụng của việc dùng cách trích dẫn ấy là gì?

Câu 5. Các lí lẽ và bằng chứng được dùng trong đoạn (4) có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận điểm của đoạn văn này?

Câu 6. Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật nghị luận của tác giả? Vì sao?

2
18 tháng 3

Câu 1: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Văn bản bàn về vẻ đẹp của mùa gặt ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, đồng thời khắc họa cảm xúc và tâm tư của người nông dân qua các giai đoạn của mùa gặt như gặt lúa, tuốt lúa, phơi khô, và quạt sạch.

Câu 2: Xác định câu văn nêu luận điểm trong đoạn (3). Câu văn nêu luận điểm trong đoạn (3) là: “Không gian mùa gặt không chỉ được mở ra trên những cánh đồng ban ngày, nó còn hiện lên ở trong thôn xóm buổi đêm.”

Câu 3: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau: a. Thành phần biệt lập: “hình như” (thành phần tình thái). b. Thành phần biệt lập: “ấy”, “của một đồng, công một nén là đây” (thành phần tình thái và thành phần giải thích).

Câu 4: Đoạn (2) sử dụng những cách trích dẫn bằng chứng nào? Tác dụng của việc dùng cách trích dẫn ấy là gì?

  • Cách trích dẫn: Đoạn (2) trích dẫn trực tiếp các hình ảnh và từ ngữ tiêu biểu từ bài thơ như “phả từ cánh đồng lên”, “cánh cò dẫn gió”, và “liếm ngang chân trời”.
  • Tác dụng: Việc trích dẫn này làm nổi bật sự sinh động của không gian mùa gặt, đồng thời tăng tính thuyết phục cho luận điểm khi kết hợp phân tích ngôn ngữ giàu hình ảnh của bài thơ.

Câu 5: Các lí lẽ và bằng chứng được dùng trong đoạn (4) có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận điểm của đoạn văn này?

  • Vai trò: Các lí lẽ và bằng chứng trong đoạn (4) làm rõ tính cách “cả nghĩ” của người nông dân. Tâm lý xót xa, lo toan được nhấn mạnh qua các câu thơ trích dẫn như: “Tay nhè nhẹ chút, người ơi” và “Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi!”. Những lí lẽ này không chỉ thể hiện chiều sâu trong cảm xúc của người nông dân mà còn làm nổi bật sự gắn bó giữa đời người và đời lúa, qua đó khẳng định sự cần mẫn và ân cần trong lao động.

Câu 6: Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật nghị luận của tác giả? Vì sao?

  • Điều yêu thích: Em thích nhất cách tác giả phân tích và bình luận dựa trên các hình ảnh và ngôn từ giàu cảm xúc của bài thơ.
  • Lý do: Cách phân tích vừa gần gũi, vừa sâu sắc, giúp người đọc hình dung rõ ràng không gian mùa gặt và cảm nhận được cái hồn của bài thơ cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Tác giả còn kết hợp được cả tình cảm chân thành, tạo nên sự lôi cuốn đặc biệt.
18 tháng 3

Cô tick cho em nhé


Đọc văn bản sau:        Khoe lười Anh em chớ bảo ta lười, Làm việc cho hay phải thức thời. Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí, Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi. Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh, Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi. Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu, Anh em chớ bảo ta lười.                                (Tú Mỡ) Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

       Khoe lười

Anh em chớ bảo ta lười,

Làm việc cho hay phải thức thời.

Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí,

Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi.

Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh,

Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi.

Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu,

Anh em chớ bảo ta lười.

                               (Tú Mỡ)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Đối tượng trào phúng trong bài thơ là ai?

Câu 3. Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ “khoe” trong nhan đề “Khoe lười” của bài thơ.

Câu 4. Chủ đề của bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ để giúp em xác định chủ đề đó.

Câu 5. Phân tích tác dụng của việc kết hợp từ ngữ chỉ thời gian và từ ngữ miêu tả công việc nên làm trong đoạn thơ sau.

     Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí,

     Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi.

     Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh,

     Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi.

Câu 6. Một trong những thông điệp mà bài thơ muốn nhắn nhủ đến bạn đọc đó là không nên có thói xấu trì hoãn công việc trong cuộc sống. Với góc nhìn của một người trẻ, hãy viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu đưa ra giải pháp để loại bỏ thói quen trì hoãn.

0
18 tháng 3

xin loi vi ko noi rõ du sao cung on nhieu

18 tháng 3

Ầy khó hiểu

18 tháng 3

😅Hơi nớ bạn ạ !