K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Vợ người anh hùng      (Lược một đoạn: Anh và chị chia tay khi anh nhập ngũ và kỷ niệm tình yêu bị cuốn trôi sau trận lụt lớn. Chị làm vợ chỉ mươi ngày rồi góa bụa khi chồng hy sinh và được truy tặng danh hiệu Anh hùng. Chị gánh chịu nỗi đau mất chồng, sự xét nét từ dân làng và áp lực giữ danh dự vợ Anh...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Vợ người anh hùng

     (Lược một đoạn: Anh và chị chia tay khi anh nhập ngũ và kỷ niệm tình yêu bị cuốn trôi sau trận lụt lớn. Chị làm vợ chỉ mươi ngày rồi góa bụa khi chồng hy sinh và được truy tặng danh hiệu Anh hùng. Chị gánh chịu nỗi đau mất chồng, sự xét nét từ dân làng và áp lực giữ danh dự vợ Anh hùng. Chị sống lặng lẽ, cô đơn như thế suốt một thời gian dài. Mãi sau này, khi anh Long, bạn của chồng cũ, đến thắp nhang, chị mới cảm thấy chút rung động. Từ đó, chị bắt đầu đối diện với những khao khát hạnh phúc và suy nghĩ về cuộc đời mình.)

     Năm sau thì anh Long hỏi cưới chị...

     Ngay sau đám cưới, anh chị về ở với nhau trên ngôi nhà của chị vì đất này là của mẹ đẻ chị cho chị khi xưa chị đi lấy chồng. Cũng năm ấy chị thôi công tác. Vợ chồng chị lại làm ruộng và hưởng trợ cấp Thượng úy của anh Long. Bao nhiêu nỗi lòng của chị trong căn nhà ngai ngái mùi đàn bà ngày mưa nay biến mất. Chị hạnh phúc ngay trong căn nhà bất hạnh của mình khi tuổi đã ba lăm. Chiến tranh vừa mới qua được vài năm, những hân hoan đợi chờ vỡ òa. Cũng vài năm sau chiến tranh người ta báo tử đông lắm. Sự vui mừng đoàn tụ nói cười, tiếng nhạc lẫn trong tiếng kèn trống hết đám báo tử này đến báo tử khác. Chị thấy mình vừa đau đớn mà cũng vừa hạnh phúc. Hạnh phúc hơn khối người...

     Lấy anh Long, lần đầu tiên chị được chồng tặng hoa vào ngày mồng 8 tháng 3. Chị òa khóc. Thế là cũng có lúc chị được hạnh phúc như người đời. Suốt những năm chị làm Xã đoàn, làm Chấp hành Phụ nữ chỉ lo tổ chức tặng hoa ngày lễ, ngày mít tinh mùng 2 tháng 9, mồng 8 tháng 3 rồi 20 tháng 11, 30 tháng 4... cho người khác. Cứ như thể việc ấy đương nhiên họ được hưởng và chị đương nhiên phải đi tặng họ. Còn với chị đàn ông họ cũng ngại. Cũng hôm ấy chị ôm lấy chồng mà khóc mà nói rằng:

     - Anh ơi, mồng 8 tháng 3 sao em không thấy họ mang hoa vào nghĩa trang tặng những nấm mồ mang tên con gái hả anh?

     Anh Long đớ người ra. Anh nhìn chị, ngượng ngùng trước một người đàn bà hiền lành là vợ mình. Tự dưng anh Long nhớ anh là đảng viên và thấy mình như là người có lỗi với những người phụ nữ đã hiến tuổi xanh của mình ở ngoài mặt trận. Một năm hai năm rồi ba bốn năm năm. Chị mơ hồ nhận ra nỗi buồn của chồng mình. Những nỗi niềm khe khắt dòm ngó của người đời ở một vùng nông thôn đối với chị khi trước thế nào thì nay lại chuyển sang chồng chị. Họ để ý xem anh ăn ở với vợ một người anh hùng ra sao. Họ cứ nghĩ rằng anh luôn núp dưới cái bóng tiếng tăm của vợ. Rằng cái Thượng úy của anh chả là gì với danh xưng một liệt sĩ anh hùng. Quá lắm thì là anh Thượng úy về một cục vì sức khỏe yếu mà thôi.

     Gần bốn mươi mà chị vẫn không thấy có chửa… Anh cho chị biết anh đi khám và biết mình vô sinh vì chất độc da cam từ chiến trường Tây Nguyên mang về. Đêm ấy anh bảo chị:

     - Em còn khả năng có thai thì nên đi lấy chồng hoặc thích ai thì cứ ăn nằm với người ta kiếm đứa con.

     Chị khóc nức nở.

     - Chả gì em cũng đã là vợ một sĩ quan, vợ một anh hùng em sao có thể làm như thế. Em có trách nhiệm với anh cũng như trách nhiệm vợ một người anh hùng chứ anh ơi. Dù em biết nỗi niềm tụng ca có gì đó như giấu trong áo mình một vật nhọn khổ lắm.

     Cả hai người cùng khóc. Hồi lâu anh bảo:

     - Em khổ quá em ạ. Khổ với anh đã đành, em khổ vì cái Anh hùng của chồng em nữa. Nỗi khổ ấy đeo nhũng nhẵng nhẹ nhàng mà quá nặng một đời em. Anh thương em lắm.

     Sau lần ấy chị chủ động cùng anh đến từng nhà các cựu chiến binh trong làng tổ chức hội đồng ngũ, hội chăn trâu, hội cùng đơn vị và lấy nhà mình làm trụ sở sinh hoạt. Anh và chị lại đi tới nhiều xã trong huyện thăm hỏi các bạn bè của chồng cũ chồng mới. Vợ người anh hùng lại sống như một hồi chị làm Bí thư Xã đoàn. Cuộc sống cứ phải vươn về phía trước, đừng ngoái lại sau và chí ít là không dừng bước. Anh chị thấy vui và bè bạn anh chị ngày càng năng đến nhà.

(Nguyễn Trọng Luân, Báo Văn nghệ, số 14/2023)

* Chú thích: Nguyễn Trọng Luân sinh năm 1952 tại Phú Thọ, từng là lính trinh sát trong chiến tranh và sau này là kỹ sư cơ khí. Các sáng tác của ông tập trung vào đề tài chiến tranh và người lính với văn phong chân thực, giàu cảm xúc. Một số tác phầm của ông đã nhận được giải thưởng văn học và được dịch ra tiếng nước ngoài.

Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản có đặc điểm gì?

Câu 3. Trong đoạn trích: “Chị òa khóc. Thế là cũng có lúc chị được hạnh phúc như người đời. Suốt những năm chị làm Xã đoàn, làm Chấp hành Phụ nữ chỉ lo tổ chức tặng hoa ngày lễ, ngày mít tinh mùng 2 tháng 9, mồng 8 tháng 3 rồi 20 tháng 11, 30 tháng 4... cho người khác. Cứ như thể việc ấy đương nhiên họ được hưởng và chị đương nhiên phải đi tặng họ. Còn với chị đàn ông họ cũng ngại.”, tác giả đã sử dụng điểm nhìn của nhân vật nào? Việc sử dụng điểm nhìn ấy có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật?

Câu 4. Phát biểu đề tài, chủ đề của văn bản.

Câu 5. Nội dung của văn bản này là gì?  

0
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc thấu hiểu chính mình.   Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.    CHUYỆN CỦA MẸ                      Nguyễn Ba    mẹ có năm lần chia li    chồng mẹ ra đi    rồi hóa thành ngàn lau    bời bời nơi địa đầu Tây Bắc  ...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc thấu hiểu chính mình.  

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

   CHUYỆN CỦA MẸ

                     Nguyễn Ba

   mẹ có năm lần chia li

   chồng mẹ ra đi
   rồi hóa thành ngàn lau
   bời bời nơi địa đầu Tây Bắc

   đứa trai đầu
   đã thành con sóng nát
   trên dòng Thạch Hãn
   hoàng hôn buông lại táp đỏ trời

   đứa trai thứ hai
   đã băng hết Trường Sơn
   chết gần sát Sài Gòn
   thịt xương nuôi mối vườn cao su Xuân Lộc

   chị gái trước tôi
   là dân công hoả tuyến
   dầm suối làm cây mốc sống
   dẫn xe bộ đội lội ngầm
   tuổi thanh xuân nhiều mộng mơ của chị
   xanh vào vời vợi trong xanh

   tôi là mỏi mòn chờ đợi thứ năm
   may mắn được trở về bên mẹ
   tôi đi về bằng đôi mông đít
   chân của tôi
   đồng đội chôn trên đồi đất Vị Xuyên

   đêm nào cũng lén tôi mẹ khóc
   dù về sau đôi mắt bị loà
   mẹ thương tôi không có đàn bà
   mẹ lo mẹ chết đi
   ai người nước nôi, cơm cháo
   căn nhà tình nghĩa này
   có đủ vững vàng mưa bão
   đèn, lửa xóm giềng
   chẳng ấm nỗi gối chăn

   tôi gắng đùa vui
   mong mẹ chút yên lòng
   mẹ yêu của con ơi
   không chỉ là mẹ của con
   mẹ đã là
   mẹ của non sông đất nước
   cháu chắt của mẹ giờ líu lo
   khắp ba miền Trung, Nam, Bắc
   anh em của con tấp nập mọi miền
   dân tộc mình
   tồn tại đến giờ
   nhờ đùm bọc, yêu thương

   móm mém mẹ cười
   khoé mắt loà khẽ sáng mấy giọt sương...

                                   1-2021

0
phần I đọc hiểu 6 điểmđọc văn bản sau buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.... nhìn ra ngoài sân, sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn...
Đọc tiếp

phần I đọc hiểu 6 điểm

đọc văn bản sau

buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi....

nhìn ra ngoài sân, sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. trơi không u ám toàn một màu trắng đục. những cây lan trong chậu.......

với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị lan hăm hở chạy về lấy áo, sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

câu 1: truyện kể theo ngôi thứ mấy?

câu 2:truyện viết về đề tài gì?

câu 3: qua hai chị em sơn tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với những đứa trẻ trong truyện?

câu 4: chủ đề chính của đoạn trích là gì?

câu 5: theo văn bản, tại sao hai chị em sơn quyết định về nhà lấy áo cho hiên?

câu 6: chi tiết nào trong đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn? vì sao?

phần II viết

từ phần đọc hiểu, hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của đoạn trích trên

0
ôi nghe: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Cho nên người dùng binh giỏi không lấy sự thắng nhỏ mà mừng, không lấy sự thua to mà sợ. Nay các ông lấy tàn tốt vài nghìn, giữ một thành trơ trọi, lương sắp hết và viện chưa thấy đến, chúng lìa lòng mà quân ngày ít đi, cái thế mạnh yếu được thua, có thể ngồi mà tính...
Đọc tiếp

ôi nghe: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Cho nên người dùng binh giỏi không lấy sự thắng nhỏ mà mừng, không lấy sự thua to mà sợ. Nay các ông lấy tàn tốt vài nghìn, giữ một thành trơ trọi, lương sắp hết và viện chưa thấy đến, chúng lìa lòng mà quân ngày ít đi, cái thế mạnh yếu được thua, có thể ngồi mà tính được. Huống hồ nước An Nam binh tướng thì nhiều, tâm lực đều nhau, chiến khí càng tinh, sĩ khí càng mạnh, kẻ sĩ trí mưu, các tướng sĩ vũ dũng, chẳng khác cây rừng rậm rạp, răng lược khít nhau vậy. Các ông có thắng một trận nhỏ cũng không thấy là mạnh; mà ta có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu. (Thư cho Vương Thông, Nguyễn Trãi) Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nguyễn Trãi viết đoạn văn bản trên nhằm mục đích gì ? Chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Huống hồ nước An Nam binh tướng thì nhiều, tâm lực đều nhau, chiến khí càng tinh, sĩ khí càng mạnh, kẻ sĩ trí mưu, các tướng sĩ vũ dũng, chẳng khác cây rừng rậm rạp, răng lược khít nhau vậy.”

0
9 tháng 3

Trong cuộc sống, con người không thể tách rời khỏi cảm xúc. Có ý kiến cho rằng: "Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công", nhưng cũng có người lại khẳng định: "Xã hội không thể phát triển nếu thiếu đi lòng yêu thương". Cá nhân tôi cho rằng, lòng yêu thương và cảm xúc tích cực là yếu tố quan trọng giúp xã hội phát triển bền vững.

Trước hết, cảm xúc không hoàn toàn là kẻ thù của thành công. Ngược lại, nó có thể trở thành động lực thúc đẩy con người vươn lên. Những cảm xúc như niềm vui, sự tự hào, lòng nhiệt huyết giúp chúng ta có thêm động lực để làm việc, sáng tạo và cống hiến. Chẳng hạn, những doanh nhân thành đạt không chỉ dựa vào lý trí mà còn có niềm đam mê, sự kiên trì – những cảm xúc tích cực giúp họ vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, xã hội chỉ có thể phát triển khi con người biết yêu thương, chia sẻ. Lòng yêu thương giúp xây dựng những mối quan hệ bền vững, tạo nên sự gắn kết giữa cá nhân với cộng đồng. Nếu không có lòng yêu thương, xã hội sẽ trở nên vô cảm, thiếu sự đồng hành và hỗ trợ lẫn nhau. Một đất nước muốn phát triển không thể chỉ dựa vào công nghệ hay kinh tế, mà còn cần một nền tảng đạo đức vững chắc, nơi con người biết quan tâm đến nhau.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta để cảm xúc chi phối hoàn toàn. Việc làm chủ cảm xúc vẫn rất quan trọng. Nếu để những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, ghen tị hay tuyệt vọng lấn át, con người sẽ dễ mất kiểm soát, dẫn đến những quyết định sai lầm. Vì vậy, thay vì xem cảm xúc là kẻ thù, chúng ta cần học cách kiểm soát và sử dụng cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ.

Tóm lại, cảm xúc không phải kẻ thù của thành công mà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Quan trọng là chúng ta phải biết cách làm chủ cảm xúc, biến nó thành động lực để phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội. Chỉ khi con người biết cân bằng giữa lý trí và cảm xúc, xã hội mới có thể phát triển một cách toàn diện và bền vững.