các vần và nhịp thơ được thể hiện qua đoạn thơ bão bùng thân bọc lấy thân tay ôm tay nếu che gần nhau thêm thương nhau che chẳng ở riêng lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Sách là người bạn đồng hành tuyệt vời của chúng ta. Mỗi cuốn sách chứa đựng những tri thức vĩ đại mà con người đã chứng minh, không chỉ đầy tính mới mẻ mà còn hết sức hữu ích trong việc học tập và sống đời. Khi đọc sách, bạn sẽ tích lũy thêm kiến thức, khám phá những điều mới lạ. Từng nhân vật, từng câu chuyện sẽ giúp bạn nhận ra và thấu hiểu bản thân hơn. Bên cạnh đó, đọc sách còn giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi khi đối diện với những áp lực cuộc sống. Tâm hồn bạn sẽ được thanh lọc, đầy yêu thương và đồng cảm với những người xung quanh. Hãy dành cho mình thời gian để đọc sách mỗi ngày, bạn sẽ được trang bị những kiến thức hữu ích và sống cuộc đời trọn vẹn hơn.
Học tốt nhaaa

Câu nói này nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống là một chuỗi những trải nghiệm đa dạng, từ hạnh phúc đến đau khổ. Thời gian, với tất cả sự bao dung và khắc nghiệt của nó, sẽ luôn ở đó, và cách mà chúng ta đón nhận và xử lý những trải nghiệm ấy sẽ định hình con người chúng ta trong tương lai. Nó cũng gợi ý rằng hãy sống và trân trọng từng khoảnh khắc, vì thời gian luôn trôi qua, và mỗi dưới những khắc nghiệt hay bao dung đều có giá trị riêng của nó.
Trong câu thơ "năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ", từ "bao dung" mang ý nghĩa ẩn dụ.
- Bao dung thường có nghĩa là rộng lượng, vị tha, sẵn sàng tha thứ và chấp nhận lỗi lầm hay thiếu sót của người khác.
- Trong ngữ cảnh này, "năm tháng bao dung" có thể hiểu là thời gian luôn trôi đi, chứng kiến và dung chứa mọi niềm vui, nỗi buồn, thành công, thất bại của con người. Nó không phán xét mà chỉ lặng lẽ trôi qua, như một người bao dung chấp nhận tất cả.
- Tuy nhiên, đối lập với sự bao dung ấy, thời gian cũng "khắc nghiệt lạ kỳ", bởi nó không dừng lại, không nhân nhượng ai. Thời gian có thể xoa dịu nỗi đau nhưng cũng có thể lấy đi tuổi trẻ, sức khỏe và cơ hội của con người.
Câu thơ tạo ra sự tương phản độc đáo giữa sự dịu dàng, bao dung và tính nghiệt ngã, tàn nhẫn của thời gian, gợi lên triết lý sâu sắc về cuộc đời.

Câu chuyện "Con cáo và chùm nho" là một bài học sâu sắc về cách con người đối mặt với thất bại và sự tự dối lòng. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra được chính là sự trung thực với bản thân. Khi con cáo không thể với tới chùm nho, thay vì thừa nhận sự bất lực của mình, nó lại tự biện minh rằng chùm nho xanh và chua. Điều này cho thấy con người thường có xu hướng tự lừa dối bản thân để tránh khỏi cảm giác thất bại và xấu hổ. Tuy nhiên, sự tự dối lòng này không giúp chúng ta giải quyết vấn đề mà chỉ khiến chúng ta trở nên yếu đuối và thiếu trung thực. Bài học này nhắc nhở em rằng, trong cuộc sống, chúng ta nên dũng cảm đối mặt với thất bại, học hỏi từ những sai lầm và luôn giữ thái độ trung thực với chính mình. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể trưởng thành và đạt được thành công thực sự.

Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay tôi viết từng nét.
Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng tôi tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.
Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: “Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều.” Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: “Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?” Lớp tôi đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: “Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay.” Rồi cô nhìn thẳng em và nói: “Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn.” Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. “Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn.” – Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.
Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, tôi đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.
Cách đây 15 năm, khi tôi còn là một cậu học sinh ngỗ nghịch còn ngồi trên ghế nhà trường. Hồi ấy, cả lớp có hơn bốn mươi học sinh, đa phần đều là những người chăm chỉ, học giỏi. Chỉ riêng tôi và một vài cậu bạn là không thiết tha sách vở, cả ngày chỉ thích trốn học đi chơi game, đi bẻ trộm xoài bên khu tập thể sát trường.
Hồi ấy, tôi bị liệt vào thành phần cá biệt. Cô chủ nhiệm lớp chúng tôi tên Trần Hải Vân, dạy Văn. Cô rất hiền, và chính vì thế mà những đứa học trò như chúng tôi chẳng một ai sợ cô cả. Giờ kiểm tra văn, bao giờ cũng vậy, mở bài, tôi luôn cố gắng viết cẩn thận, những phần sau, chỉ là chép lời bài hát.
Với một đứa chẳng thích học hành, nhất là chúa ghét những áng văn thơ lai láng, để bắt tôi viết cảm nhận về một tác phẩm nào đó, chẳng khác nào cực hình. Vì tôi luôn nghĩ “Ôi dào, đông học trò như vậy, chắc cô cũng chẳng đọc đâu. Chỉ cần viết chữ đèm đẹp, là kiểu gì cũng qua”.
Lần nào trả bài, bài của tôi cũng chỉ được 5. Chưa bao giờ biết đến điểm 6.
Một lần, tôi và mấy cậu bạn rủ nhau trèo tường sang khu tập thể đằng sau trường bẻ trộm xoài. Tôi cởi phắt áo đồng phục, xung phong trèo lên hái, một lũ bạn ở dưới căng áo ra đỡ. Khi trèo xuống, phát hiện ra cái áo bị lôi ra đỡ xoài chính là áo của mình, nhựa xoài dính tèm lem lên cả.
Tôi hằn học, chửi rủa, thì một cậu bạn thách thức: “Tao đầu têu lấy áo mày đây này. Áo cháo lòng mà bày đặt như áo mới”. Máu anh hùng rơm, tôi lao vào đấm cho cậu bạn một cú giáng trời. Cậu bạn lăn ra bất tỉnh. Ngay lập tức, cả lũ nháo nhác rồi chạy về gọi thầy cô, đưa cậu bạn kia đi cấp cứu.
Cú đấm của tôi khiến bạn gãy xương mũi, phải nằm viện điều trị dài ngày, đồng nghĩa việc bị dở dang việc học. Thầy hiệu trưởng khi đó nổi tiếng là một người cương trực, thầy quyết định đưa ra một án kỉ luật để nhớ suốt đời là cho tôi thôi học.
Thầy bảo: “Không thể chấp nhận được một học sinh có thói côn đồ, ngỗ ngược”. Khi đó, dù không thích việc học hành, nhưng tôi ý thức được việc mình bị cho thôi học là một bản án nghiêm trọng thế nào. Tương lai của tôi, dường như đã mù mịt.
Tôi không khóc. Cũng chẳng dám van nài. Vì tôi biết mình là một học sinh luôn nằm trong sổ đen của nhà trường, lời nói của tôi chẳng hề có giá trị.
Thầy hiệu trưởng bảo sẽ triệu tập phụ huynh đến để cùng trao đổi tình hình. Chẳng cần để mọi chuyện phức tạp thêm, cũng chẳng đưa giấy mời cho bố mẹ, tôi tự động thu dọn sách vở và đi về. Từ hôm đó, tôi không đến trường nữa.

Hai khổ thơ trong bài "Mặt trời xanh của tôi" của nhà thơ Nguyễn Viết Bình đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và đầy sức sống. Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với "tiếng thác dội về", "ào ào trận gió", gợi lên một khung cảnh hùng vĩ, dữ dội. Trong khi đó, khung cảnh buổi trưa hè trong rừng cọ lại mang một vẻ đẹp yên bình, tĩnh lặng. Hình ảnh "gối đầu lên thảm cỏ/Nhìn trời xanh, lá che" tạo cảm giác thư thái, dễ chịu. Hai khổ thơ đã cho thấy sự đa dạng của vẻ đẹp thiên nhiên, từ sự ồn ào, náo nhiệt đến sự tĩnh lặng, yên bình. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với quê hương, với những cảnh vật thân thuộc của mình.

