K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2021

Hình ảnh "Vầng trăng" xuyên suốt 5 khổ thơ và trở thành hình tượng "Ánh trăng " ở khổ thơ cuối, tạo nên sự ám ảnh, khắc sâu ý tưởng, suy tư, tạo "độ xoáy" cho tứ thơ. Ý nghía của hình tượng:

- Là biểu tượng đẹp đẽ của một thời gian lao, đầy tình nghĩa mà những người lính - trong đó có nhà thơ - từng gắn bó, yêu thương.

- Là biểu tượng sâu sắc về sự bao dung, độ lượng; sự thủy chung, nghĩa tình – vốn là phẩm chất của đất nước, nhân dân bình dị, sắt son.

- Là biểu tượng giàu tính triết lí về sự bất diệt, vĩnh cửu của thiên nhiên mang dấu ấn tâm tư con người.

3 tháng 6 2021

Tại sao lại thế bạn

31 tháng 12 2019

Cả bài thơ chỉ có: Chữ cái đầu khổ viết hoa và duy nhất 1 dấu phẩy, 1 dấu chấm kết bài.

=> Khiến cho các câu thơ liền mạch, dòng cảm xúc triền miên hơn. Tăng yếu tố tự sự cho bài thơ, biến bài thơ thành một câu chuyện nhỏ, một lời tâm tình.

13 tháng 11 2016

Bài Cảnh khuya

Câu thơ thứ 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” => trăng, cổ thụ, hoa ba vật thể cách nhau nghìn trùng cao, thấp, lớn bé, cũng rất khác nhau vậy mà vẫn “lồng” vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau họa nên bức tranh tuyệt mĩ. Bức tranh ấy do thiên nhiên vẽ ra hay chính do tài năng và cảm nhận tinh tế của tác giả Hồ Chí Minh tạo dựng?... Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để tạo dựng thành một bức tranh lung linh sống động.

 

26 tháng 5 2019

- Không gian được miêu tả trong bài thơ

     + Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.

     + Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.

 + Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân

→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống

- Cách miêu tả:

     + Không miêu tả chi tiết cụ thể

     + Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật

- Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:

     + Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên

     + Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần

Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế

     + Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.

Sự khác nhau:

     + “Người khách” ghé thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn)

     + “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình

1 Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?2. Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?3. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn...
Đọc tiếp

1 Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

2. Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?

3. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

  4 .Chỉ ra các điểm chung  và riêng của 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

5. Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.

Giúp tôi với, làm ơn

 

1
10 tháng 11 2021

Bạn toàn học những bài giảm tải nhỉ :)))

4 tháng 2 2018

- Tình hình giáo dục thời Trần:

    + Thời Trần, Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

    + Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công, Các làng xã có trường tư.

    + Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

- Nhận xét: Tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn thời Lý, thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng. Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy, sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý.

15 tháng 5 2021

Tham khảo:

* Tình hình giáo dục thời Trần:

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.

- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

* Nhận xét:

- So với thời Lý, tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn. Thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng: Định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần, quy định chọn tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì thi Đình.

- Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý: “điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điểm mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy…”

15 tháng 5 2021

TK# nguồn: https://loigiaihay.com/em-hay-trinh-bay-vai-net-ve-tinh-hinh-giao-duc-thoi-tran-em-co-nhan-xet-gi-ve-tinh-hinh-do-c82a38406.html

* Tình hình giáo dục thời Trần:

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.

- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

* Nhận xét:

- So với thời Lý, tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn. Thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng: Định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần, quy định chọn tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì thi Đình.

- Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý: “điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điểm mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy…”

3 tháng 5 2017

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.