K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

    Dường như hầu hết các trường học trên đất nước ta đều tổ chức lễ chào cờ đầu tuần. Đây là một nghi lễ không thể thiếu, nó thể hiện rất nhiều ý nghĩa sâu sắc, không ai có thể chối bỏ điều này. Thế nhưng việc chào cờ trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng để bàn tới. Nó đã, đang diễn ra và xảy ra theo cả hai chiều hướng hoàn toàn trái ngược: tốt và xấu.

    Trang trọng nhưng cũng không phải ai cũng nghiêm túc thực hiện, không phải ai cũng có ý thức giữ trật tự. Nhất là ở phần hát quốc ca.Quốc ca là bài hát được nhà nước quy định dùng để giao tiếp quốc tế hoặc hát vào buổi lễ chào cờ đầu tuần ở tất cả các cơ quan, trường học, công sở trong cả nước. Ta cần hát lớn, rõ và hát một cách hùng hồn, nghiêm trang.Thế nhưng hiện nay, trong lúc chào cờ, nhiều bạn học sinh thản nhiên quay sang nói chuyện với bạn khác, rồi cười, rồi giỡn. Có bạn không chịu hát Quốc ca bài hát mang trong mình tinh thần thiêng liêng bất khuất của dân tộc, thậm chí có bạn còn cố ý xuyên tạc, hát sai lệch lời bài hát đến mức lố bịch để làm trò vui cho các bạn khác lại được một phen khác cười đùa và giỡn.

     Khi hát nhiều người còn cố ý hát nhép, hát sai để xong chuyện. Đây là một thái độ khinh thường đáng coi trách.Những hành động vô ý thức đó không chỉ làm khó chịu những người nghiêm túc khác cũng đang chào cờ, mà còn là sự sỉ nhục to lớn đối với quốc kì Việt Nam, với đất nước Việt Nam, đối với bao nhiêu năm trời đấu tranh gian khổ của nhân dân cho một quốc gia độc lập như hôm nay.

    Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ ý thức học sinh, quy định của nhà trường và lòng yêu nước chưa đủ lớn.Nhiều bậc cha mẹ hiện nay do mải mê lo việc kiếm tiền và xoay vòng trong cái guồng quay của cuộc sống đã quên mất trách nhiệm giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, cái nào là tốt nên làm, hành động nào là xấu không nên làm,…Mặt khác, hoạt động này diễn ra thường xuyên và liên tục nhằm để củng cố và khắc sâu ý nghĩa bài hát quốc ca và hoạt động chào cờ trong trường học, khơi bừng lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Song, nhiều học sinh thiếu ý thức, không nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca. Họ xem thường hoạt động chào cờ.Hãy giáo dục cho giới trẻ lòng yêu nước và thực hiện lòng yêu nước bằng hoạt động hát quốc ca. hãy giáo dục cho giới trẻ biết yêu nước qua những tình yêu nho nhỏ như yêu gia đình, yêu bạn bè, trường lớp, yêu quê hương đất nước và thể hiện tình yêu bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực. Đó mới là biểu hiện tốt đẹp của một con dân nước Việt Nam. 

      

     Buổi chào cờ là khoảng khắc, là thời gian, là phút giây đáng trân trọng nhất của mỗi người, vì vậy không nên phá hỏng nó hay làm nó trở thành một vở kịch nhạt nhẽo, vô nghĩa. Chúng ta hãy kêu gọi họ, những người vẫn chưa có ý thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc chào cờ.

     Vì vậy. mong mọi người hãy chia sẻ những điều này để xã hội ta ngày một văn minh, giàu đẹp. Mỗi học sinh hãy nâng cao ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với xã hội này.

6 tháng 2 2018

Chào cờ là một hành động mà không người dân nào không biết. Đó là một nghi thức trang trọng nhằm thể hiện niềm yêu thương, lòng kiêu hãnh, tự hào khi được là con dân đất Việt, đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh vì đã đổ máu hi sinh để đổi lấy độc lập tự do cho đất nước, để thắm thêm nữa cái màu đỏ oai hùng của lá quốc kì thiêng liêng. Thế nhưng việc chào cờ trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng để bàn tới. Nó đã, đang diễn ra và xảy ra theo cả hai chiều hướng hoàn toàn trái ngược: tốt và xấu.

Quốc ca là bài hát được nhà nước quy định dùng để giao tiếp quốc tế hoặc hát vào buổi lễ chào cờ đầu tuần ở tất cả các cơ quan, trường học, công sở trong cả nước. Quốc ca là một bài hát ca ngợi tinh thần yêu nước, khơi gợi và tán dương truyền thống, lịch sử đấu tranh của một dân tộc. Lời bài hát hùng hồn, nghiêm trang, được thực hiện một cách nghiêm túc đầy trang trọng.

Thế nhưng hiện nay, trong lúc chào cờ, nhiều bạn học sinh thản nhiên quay sang nói chuyện với bạn khác, rồi cười, rồi giỡn. Có bạn không chịu hát Quốc ca bài hát mang trong mình tinh thần thiêng liêng bất khuất của dân tộc, thậm chí có bạn còn cố ý xuyên tạc, hát sai lệch lời bài hát đến mức lố bịch để làm trò vui cho các bạn khác lại được một phen khác cười đùa và giỡn.

Khi đang hát quốc ca một số người còn hát nhép. Không hát theo nhạc. Những hành động vô ý thức đó không chỉ làm khó chịu những người nghiêm túc khác cũng đang chào cờ, mà còn là sự sỉ nhục to lớn đối với quốc kì Việt Nam, với đất nước Việt Nam, đối với bao nhiêu năm trời đấu tranh gian khổ của nhân dân cho một quốc gia độc lập như hôm nay.

Ở một số nơi còn có hiện tượng mở máy cát xét hát Quốc ca khi chào cờ, học sinh chỉ việc đứng nhép miệng theo lời nhạc, hoặc tệ hơn, chỉ cần đứng im trong khi giai điệu hùng dũng của bài Tiến quân ca cất lên. Tất nhiên tiếng hát của cát xét có hay cách mấy thì cũng không sao bằng được tiếng hát cất lên từ trái tim ta, từ tận đáy lòng ta, từ sâu thẳm tâm hồn ta.

Nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực trên có lẽ là do ý thức của chúng ta chưa cao, và lòng yêu nước tồn tại bên trong chúng ta chưa đủ lớn. Nhiều bậc cha mẹ hiện nay do mải mê lo việc kiếm tiền và xoay vòng trong cái guồng quay của cuộc sống đã quên mất trách nhiệm giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, cái nào là tốt nên làm, hành động nào là xấu không nên làm,…

Nhà trường đã giáo dục và rèn luyện học sinh hát quốc ca hết sức nghiêm túc. Mặt khác, hoạt động này diễn ra thường xuyên và liên tục nhằm để củng cố và khắc sâu ý nghĩa bài hát quốc ca và hoạt động chào cờ trong trường học, khơi bừng lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Song, nhiều học sinh thiếu ý thức, không nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca. Họ xem thường hoạt động chào cờ và cố tình không chấp hành hiệu lệnh.

Mỗi gia đình cũng cần phải ý thức giáo dục ý thức nghiêm túc khi chào cờ và hát quốc ca trong trường học và cộng đồng. Hãy giáo dục cho giới trẻ lòng yêu nước và thực hiện lòng yêu nước bằng hoạt động hát quốc ca. hãy giáo dục cho giới trẻ biết yêu nước qua những tình yêu nho nhỏ như yêu gia đình, yêu bạn bè, trường lớp, yêu quê hương đất nước và thể hiện tình yêu ấy bằng những hoạt động thiết thực, cụ thể. Khi đã yêu nước thì ta phải tôn trọng tình yêu đó, phải tôn trọng Quốc kỳ, tôn trọng những buổi sáng chào cờ, tôn trọng việc hát Quốc ca trong những giờ chào cờ ấy. Đó mới là biểu hiện của một con dân nước Việt Nam. 

       

Chào cờ không nghiêm túc làm xấu đi hình ảnh của con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Nếu một người nước ngoài đến Việt Nam và vô tình chứng kiến một buổi lễ chào cờ mà học sinh hát như không hát, hay thậm chí không hát, vừa hát vừa cười đùa, giỡn hớn  Đó là thật vô ý thức.

Buổi chào cờ là khoảng khắc, là thời gian, là phút giây đáng trân trọng nhất của mỗi người, vì vậy không nên phá hỏng nó hay làm nó trở thành một vở kịch nhạt nhẽo, vô nghĩa. Chúng ta hãy kêu gọi họ, những người vẫn chưa có ý thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc chào cờ.

Phải nhìn nhận hát quốc ca là một hoạt động thiêng liêng. Quốc ca là bài hát xuyên suốt đời người. Mỗi học sinh hãy nâng cao ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca để thể hiện trách nhiệm và tình yêu đối với tổ quốc.

16 tháng 12 2023

Sau đây là bài văn nghị luận mình từng viết về sự đố kị ( một thói hư tật xấu của con người trong xã hội ). Bạn tham khảo rồi viết theo ý mình nha:

  Trong “Sapiens- Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đã chia sẻ về “Khoa học và Cách mạng công nghiệp đã đem lại cho nhân loại những quyền lực siêu việt cũng như nguồn năng lượng gần như vô biên”. Nhưng một câu hỏi mà bản thân tôi muốn đặt ra là, việc khám phá ra những nguồn năng lượng vô tận có mở ra trước mắt ta một hạnh phúc vô tận hay lại là những nỗi đau âm ỉ không bao giờ nguôi ngoai? Và đối diện với hiện thực trước mắt, tôi đã nhìn thấy một trong những “nỗi đau” mà thời đại phát triển để lại cho con người đó là tâm bệnh “đố kị”. 

            Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận thậm chí muốn bài trừ, phủ nhận mọi thành công và nỗ lực của người khác. Nó là một loại biến dạng của lòng hiếu thắng theo một cách tiêu cực hơn. Điều gì đã khiến sự đố kỵ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó mỗi ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta? Aristotle cho rằng sự ganh đua thường được cảm nhận bởi người có khuynh hướng xem trọng đạo đức và danh dự, có sự tôn trọng với bản thân và niềm tin rằng họ xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ chưa đạt được. Song trong thời đại công nghiệp 4.0 phương tiện thông tin phát triển đã vô tình trở thành chất xúc tác khiến sự ganh đua ngày càng mạnh mẽ hơn và gieo rắc vào trong suy nghĩ con người mầm mống của sự đố kị. Lối suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”khiến con người biến chất. Điều duy nhất tồn tại trong lí trí của họ là làm sao để trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng kể cả điều đó có dẫm lên “xương máu” của người khác. Một điều tồi tệ hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ hiện nay là xu hướng “con nhà người ta”. Bố mẹ của họ cố gắng tạo nên một hình ảnh “hoàn mĩ” dựa trên thành công của một đứa trẻ khác áp đặt lên đứa con của mình. Sự đố kị ngày càng phổ biến không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài xã hội mà còn từ chính thâm tâm của con người thiếu đi định hướng và mục đích sống đúng đắn. Rất nhiều người tin vào câu nói “Cuộc đời là trường đua dài bất tận, chúng ta phải vượt qua mọi đối thủ để trở thành người chiến thắng”. Nhưng họ lại không nhận ra cuộc đời vốn không phải cuộc đua và cũng không ai ganh đua với ta. Tất cả chỉ là do chủ quan chúng ta luôn muốn vượt lên làm cá thể đứng “nhất” trong một cộng đồng gây ra mà thôi.

        Brian Tracy từng viết như một sẻ chia “Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn đang tạo ra một trường lực tiêu cực đẩy bạn ra xa khỏi những điều bạn cần làm để thành công”. Hiện thực đã chứng minh tính chân xác của câu nói ấy. Khi con người ươm mầm hạt giống xấu không bao giờ có thể ra trái ngọt. Mục đích của người đố kị chính là khao khát muốn hạ bệ người khác, muốn nhìn người khác thất bại lấy đó là chiến lợi phẩm của thành công. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả điều kiện thuận lợi trước mắt để đổi lấy cơ hội khiến người khác đau khổ vì thất bại. Thật đáng tiếc, khi họ không nhận ra rằng trước khi chúng ta ném bùn vào người khác thì chính bản thân ta lại là người dính bùn đầu tiên. Sự đố kị chính là một loại độc dược khiến chúng ta cảm thấy ban đầu rất ngọt ngào nhưng sau cùng lại là đau đớn dằn vặt thấu tâm can. Đơn cử như câu chuyện về Bàng Quyên - vị tướng tài hoa trong thời chiến quốc mang lòng đố kị đến mức tính kế với bạn đồng môn của mình là Tôn Tẫn. Cũng vì chút tâm cơ ấy mà lọt bẫy và chết dưới hàng trăm mũi tên của Tôn Tẫn. 

        Theo Sách khôn ngoan “qua sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đã bước vào thế giới của con người”. Tôi nghĩ đó là cái chết của tâm hồn hoặc cái giá của nó còn đắt hơn thế. Chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện Hera và Aphrodite vì đố kị nhau xem ai là người xinh đẹp nhất mà gây ra cuộc chiến thành Troy mười năm ròng rã. Từ đó ta có thể thấy, đứng trước sự đố kị và ích kỉ mọi giá trị đạo đức đều suy tàn. Tựa như họ mặc kệ tất cả để phần “con” lấn át phần “người”, hành động mà không màng đến tất cả để tư thù cá nhân hủy hoại toàn bộ cơ đồ bao công sức gây dựng trong tích tắc.

        Thậm chí, lòng đố kị có thể khiến ta mù quáng đến mức ganh ghét muốn hủy hoại cả những người thân luôn bên cạnh mình. Chúng ta tồn tại là những “hòn đảo cô độc” để tìm đến bến bờ yêu thương tiến đến xây dựng một cộng đồng bền vững chứ không phải để triệt tiêu những cá nhân khác cũng đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lòng ganh ghét chính là một vách ngăn vô hình khiến chúng ta tự tách biệt với phần còn lại của thế giới. Quỹ thời gian của ta quá ít ỏi để lòng đố kỵ cản bước chúng ta bay cao hơn, xa hơn trên bầu trời tri thức. Vì vậy, loại bỏ tận gốc rễ của lòng đố kỵ là điều chúng ta cần làm. 

       Cuộc đời không phải định nghĩa bằng Iphone, Ipad mà chính là I am ( Tôi là..). Những gì được viết sau I am là những gì ta định nghĩa về bản thân cho người khác thấy. Vì vậy cuộc đua đến thành công thực chất chỉ là cuộc đua của chính mình để vượt lên những góc tối, sự nhỏ nhen ích kỷ vốn có của phần “con” để hướng đến ánh sáng của phần “người” cao quý ( chân-thiện-mỹ). 

17 tháng 3 2022

chịu bạn văn nghị luận thoy để tối cô lan gợi ý cho bạn làm nha 

17 tháng 3 2022

dạaaa mình cảm ơn ạ tại giờ mình cần gấp quá ạ:(

30 tháng 11 2021

giúp mình với

28 tháng 4 2018

ko chép trên mạng viết cho lòi hèo ak

28 tháng 4 2018

uk mk lộn có kb ak

9 tháng 3 2018

Sáng nay, sân trường như tấp nập, nhộn nhịp hẳn lên. Chưa đến giờ đầu tuần mà mọi người đã đến khá đầy đủ. Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng và cặp sách hòa lẫn trong màu sương sớm bàng bạc tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc sặc sỡ. Đây đó trên sân trường từng tốp học sinh tụm năm, tụm ba chuyện trò rôm rả. Dưới những gốc me, phượng vĩ khá đông những bạn gái quây quần thành vòng tròn xem một số bạn đang chơi trò banh đũa. Ở những chỗ tránh nắng, các bạn nam, chia thành từng đôi một chơi trò đá cầu. Một số khác đứng xung quanh vừa quan sát vừa động viên cổ vũ. Thỉnh thoảng, tiếng reo hò rộ lên bởi những đường cầu lắt léo đẹp mắt. Trên hành lang của các lớp học, rải rác từng tốp đang truy bài lẫn nhau. Tại khu vực lễ đài trước cửa phòng Ban Giám hiệu, thầy Tổng Phụ trách Đội đang hướng dẫn lớp trực nhật chuẩn bị hai hàng ghế cho các thầy cô và treo sẵn lá quốc kì lên đỉnh cột, đặt tượng Bác Hồ và bình hoa lên bàn. Tất cả đã chuẩn bị trong tư thế sẵn sàng. Bỗng, một hồi trống từ phòng bảo vệ ngân vang, kéo dài trong không gian như giục giã mọi người nhanh chân về vị trí tập hợp của lớp mình. Mấy phút sau, các khối lớp, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô chủ nhiệm đều đã chỉnh tề đội ngũ. Duy chỉ có khối lớp Một, các thầy cô chủ nhiệm phải vất vả chạy lên, chạy xuống giúp các em đứng vào đúng vị trí của lớp mình. Trên lễ đài, thầy Tổng Phụ trách Đội điều khiển các lớp chỉnh đốn lại đội hình và kiểm tra sĩ số của từng lớp. Vài phút sau, đội hình đã ổn định, thầy trở lại vị trí nơi đặt chiếc micrô và âm li. Ở phía dưới đội hình, tiếng nói chuyện rì rầm vẫn kéo dài râm ran. Sau cái gật đầu của cô hiệu trưởng, thầy Tổng Phụ trách đội cầm chiếc micrô tiến về phía trước, chính giữa đội hình rồi dõng dạc hô to:

– Nghiêm! Không ai bảo ai, tự động nghiêm trang như một người lính trong đội ngũ. Không gian như ngưng đọng lại trong giây phút. Em có cảm giác như lúc này, những cành phượng, cành me xưa nay vốn hay đùa nghịch, giờ cũng lặng im không một cử động. Tiếng loa lại vang lên rành rọt trước lễ đài.

– Hướng về Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chào cờ... Chào! Quốc ca!

Bản nhạc trầm hùng cất lên giữa không gian tưởng như không một tiếng động nhỏ nào, làm cho âm thanh bài ca thêm rộn rã, trang nghiêm và hào hùng. Hàng trăm cặp mắt đăm đắm hướng lên đỉnh cột cờ, nhìn ngọn quốc kì phần phật tung bay trong gió sớm. Bản nhạc kết thúc bằng một âm điệu trầm, ấm ngân dài. Từ hàng đầu của lớp Năm A, bạn Phi Ngân liên đội trưởng từ từ tiến về phía thầy tổng phụ trách Đội, cầm chiếc micrô dõng dạc đọc năm điều Bác Hồ dạy thật nghiêm trang và kính cẩn. Nghi thức chào cờ được kết thúc bằng một chầu trống Đội nghe náo nức và rộn rã lòng người. Phần nội dung sinh hoạt đầu tuần mở đầu bằng báo cáo kết quả của lớp trực do cô Hoàng Lan đọc. Lớp dẫn đầu toàn trường lần này là lớp 5B. Cô mời cả lớp đứng dậy, biểu dương tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỉ luật và sự cố gắng vươn lên trong phong trào thi đua "Gương tốt, việc tốt", lập thành tích chào mừng ngày Hội truyền thống các nhà giáo Việt Nam 20-11. Một tràng pháo tay rộ lên kéo dài không ngớt, mãi đến lúc cô ra hiệu mới thôi. Cuối cùng, cô hiệu trưởng lên nhận xét, nhắc nhở toàn trường một số việc cần thiết trong tuần. Buổi lễ kết thúc trong niềm vui hân hoan phấn khởi. Tiếng trống Đội vang lên như giục giã thôi thúc chúng em, reo vui cùng chúng em trước những thành tích trong tuần đầu của phong trào thi đua.

Ngồi trong phòng học của mình mà không khí buổi chào cờ như còn đọng mãi trong em. Một không khí vừa trầm mặc, trang nghiêm biểu hiện của một niềm tôn kính, lại vừa hào hùng, kiêu hãnh về một dân tộc anh hùng. Ngoài kia, trong các vòm lá xanh um của cây me, cây phượng, mấy chú chim đang nhảy nhót hót ca, hòa cùng với chúng em niềm vui của một buổi học đầu tuần.

24 tháng 9 2018

Bây giờ đã là cuối mùa thu đầu mùa đông, tiết trời se se lạnh. Bầu trời trong vắt không một gợn mây đen. Những tia nắng hiếm hoi tìm cách chiếu xuống sân trường. Hàng cây xào xạt thổi. Gió thổi vi vu. Chim hót líu lo. Tạo ra bức tranh đầy màu sắc. Tốp các bạn nữ ngồi thành nhóm kể chuyện cười với nhau. Nhóm các bạn nam đùa nghịch, đọc báo thật thú vị. Tuy thế nhưng các bạn vẫn không quên chiếc khăn đỏ trên vai. Hôm nay, các thầy cô giáo cũng mặc đẹp hơn mọi ngày. Các cô giáo trong bộ áo dài thướt tha. Thầy giáo mặc bộ comple trông thật bảnh trai. Thầy cô chạy đi chạy lại trên cầu thang để chuẩn bị cho buổi lễ. Dưới sân trường đã tấp nập những hàng ghế xanh, nâu, đỏ. Đội trống trong bộ nghi lễ trắng, đầu đội mũ ca nô cũng đã sẵn sàng. Đúng 7 giờ 30 phút tiếng trống giòn giã báo hiệu buổi lễ chào cờ đã đến. Tượng Bác Hồ đã được mang ra. Như Bác Hồ cũng về dự lễ chào cờ với chúng em. Chúng em nhanh chân vào hàng. Hiệu lệnh Chào cờ! Chào! của cô tổng phụ trách vang lên. Mọi người đứng nghiêm trang đồng thời những búp măng non giơ lên. Tiếng trống Đội nổi lên. Lá cờ Tổ quốc dần dần được kéo lên đỉnh cột. Ai cũng ngước nhìn lá cờ, lòng họ lại rộ lên một cảm xúc khó tả như lá cờ đang nhắc nhở họ nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã đổ máu giành lại độc lập cho đất nước. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa”. Đó chính là lời đầu của bài Quốc ca mà chúng em thường hát. Nó luôn bên em, nhắc nhở em phải học tập chăm chỉ để vun đắp cho Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ”. Đó chính là bài Đội ca. Đội sẽ dìu dắt em trong học tập, kỉ luật và vui chơi theo năm điều Bác Hồ dạy. Nó sẽ giúp em khôn lớn, trưởng thành tiến bộ trong thời kì còn thơ dại. Cả trường im lặng nghe cô tổng phụ trách đọc lời tuyên thệ: “Vì xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Cả trường đồng thanh hô: “Sẵn sàng” như xé tan bầu không khí im lặng. Bây giờ chim vẫn hót líu lo, gió vẫn thổi vi vu, hàng cây xanh rì rào. Cô tổng phụ trách đọc bảng thi đua. Khi nghe lớp mình xếp loại “Tốt”, em rất vui. Thầy hiệu trưởng dặn dò xong, chúng em lần lượt lên lớp.

Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, trường em đều tổ chức một buổi lễ chào cờ. Em rất thích lễ chào cờ này bởi sau mỗi buổi lễ, em thấy như có thêm nhiều năng lượng để bắt đầu một tuần học mới.

Sáng thứ hai là sáng đầu tiên của một tuần học và bởi cần chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ nên chúng em phải đến sớm hơn những ngày khác. Đúng bảy giờ kém mười chúng em đã có mặt tại trường để chuẩn bị ghế và xếp hàng ngay ngắn đợi hồi sống vào lớp vang lên cũng là lúc buổi lễ chào cờ bắt đầu. Thường khi trời mưa thì giờ chào cờ sẽ được hoãn lại còn những hôm trời đẹp, buổi lễ được tổ chức trong niềm hân hoan của cả thiên nhiên và con người. 

Chúng em ngồi dưới sân trường với những hàng được xếp ngay ngắn khiến cho cả sân trường phủ một màu trắng áo học trò và phấp phới khăn quàng đỏ trên vai. Mở đầu buổi lễ là khẩu lệnh: “Chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị làm lễ chào cờ” được bạn liên đội trưởng hô vang dõng dạc sau lời nhắc nhở mọi người đứng đúng đội hình đội ngũ. Tiếng nhạc hùng tráng vang lên và chúng em bắt đầu hát quốc ca tay phải đưa ngang thái dương và đôi mắt luôn hướng về phía lá cờ tổ quốc đỏ tươi đang bay phấp phới trong gió. 

Giây phút ấy trong em chỉ còn lại niềm tự hào và tình cảm không tên dội lên trong lòng về tổ quốc thân yêu. Những lúc ấy em có cảm giác như không chỉ có con người mà ngay cả lùm cây, ghế đá, lớp học cũng đang chìm vào không gian nghiêm trang ấy. Thời gian làm lễ rất nhanh trôi qua và phần thứ hai của buổi lễ cũng quan trọng không kém, phần tổng kết những ưu khuyết điểm trong suốt một tuần học đã qua. Khi ấy là lúc em có thể ngắm toàn cảnh trường mình trong buổi lễ. 

Toàn cảnh sân trường bao trùm một không khí trang nghiêm nhưng không ngột ngạt mà rất dễ chịu. Những cá nhân, tập thể được biểu dương thì phấn khích reo hò, có thêm động lực để phấn đấu và phát huy, còn những lớp bị phê bình lấy đó làm lời nhắc nhở để sửa chữa. Em để ý thấy ngay cả những người bạn học bình thường rất nghịch ngợm thì đều trở nên vô cùng ngoan ngoãn, dễ mến trong những buổi chào cờ như vậy. Các bạn không hay chạy nhảy nô nghịch như mọi ngày mà ngồi rất nghiêm chỉnh lắng nghe những điều cô tổng phụ trách phổ biến trên sân khấu.

Điều làm em thấy thú vị nhất là cuối mỗi buổi chào cờ sẽ có tiết mục văn nghệ do đội văn nghệ của nhà trường biểu diễn. Các tiết mục hay làm cho ai nấy đều cảm thấy có tinh thần hơn cho một ngày mới. Buổi lễ chào cờ kết thúc luôn trong sự hân hoan trên từng nét mặt của mỗi học sinh và khi ấy, em cảm thấy mình như vừa được tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho một tuần học với nhiều những điều mới mẻ và thú vị đang chờ đón.

9 tháng 5 2020

thanks bạn nhìu

12 tháng 11 2021

Không có lòng tự trọng

12 tháng 11 2021

Bạn Q là người thiếu tôn trọng người khác 

20 tháng 10 2021

Q là người không có lòng tự trọng

20 tháng 10 2021

Q là người không có lòng tự trọng

 

29 tháng 10 2021

Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu trọc các bạn ngồi dưới. Điều đó cho thấy Q là người như thế nào?

(0.5 Điểm)

A.Q là người vô duyên.

B.Q là người vô cảm.

C.Q là người không trung thực.

D.Q là người không có lòng tự trọng.